Bảng Khảo Sát Các Bến Tàu Trên Địa Bàn Tp. Hồ Chí Minh Của Tác Giả.

thấp, khiến tàu lớn không vào được khi thủy triều lên, gây ảnh hưởng lớn đến việc khai thác tuyến du lịch đường sông lên phía Củ Chi và tỉnh Bình Dương cũng như Đồng Nai. Cầu Bình Lợi có độ tĩnh không thông thuyền là 1,8m nhưng khi triều cường dâng cao thì độ tĩnh không giới hạn ở mức 1-1,2m, điều này gây nhiều khó khăn, trở ngại cho việc điều tiết phương tiện đường thủy.

Theo thống kê của Sở giao thông vận tải, TP. Hồ Chí Minh hiện có khoảng 236 cây cầu các loại bắc qua hệ thống sông, rạch. Trong đó có khoảng 200 cây cầu có tĩnh không thấp hơn 3m, làm hạn chế việc lưu thông của các ghe tàu có tải trọng lớn. Trên dòng kênh Nhiêu Lộc có đến hơn 10 cây cầu (được xây dựng mới vào năm 2002-2003) có tĩnh không thấp 0,5-1m, tàu thuyền không thể qua lại, gây khó khăn cho hoạt động khai thác du lịch đường sông nội đô. [22]

Nhiều tuyến kênh trong lòng Thành Phố cũng có thể khai thác để phát triển giao thông đường thủy và du lịch (các tuyến tham quan nội đô) nhưng tất cả đều vướng bởi cầu quá thấp ví dụ như: cầu Bùi Hữu Nghĩa, cầu Bông trên rạch Thị Nghè, cầu Ngô Tất Tố trên rạch Văn Thánh (quận Bình Thạnh). Các cầu từ phà Bình Khánh xuống Cần Giờ cũng chỉ để giải quyết giao thông đường bộ, khoảng không thông thuyền thấp, tàu lớn không qua được khi thuỷ triều lên, đơn vị lữ hành phải chuyển khách bằng canô, thiệt hại cho doanh nghiệp và gây phiền hà cho du khách. Đây là điểm hạn chế của DLĐS: chỉ có thể tổ chức những đoàn khách nhỏ lẻ trên những cano du lịch khoảng 10 chổ trở xuống, vì vậy giá thành của chương trình sẽ cao gây khó khăn cho những du khách có thu nhập thấp muốn tham gia chương trình này. Độ tĩnh không của các cây cầu bắc qua sông không đảm bảo cho việc lưu thông của tàu thuyền. Tuyến Sài Gòn - Củ Chi, Sài Gòn - Cần Giờ đều bị vướn các cây cầu có độ tĩnh không thấp. Để giải quyết tình trạng trên, các công ty du lịch phải chuyển qua đưa rước hành khách bằng canô dẫn đến việc

chi phí tăng cao do hao tổn chi phí nhiên liệu. Điều đó dẫn đến việc không thể tổ chức các đoàn từ 20 - 30 người, dẫn đến chi phí cho loại hình du lịch đường sông cũng quá cao.

Thời gian phương tiện vận chuyển cũng là yếu tố khiến nhiều du khách nản lòng. Từ bến Bạch Đằng xuống khu du lịch Vàm Sát (Cần Giờ) phải mất 3 giờ đi bằng thuyền lớn và phải chuyển sang đi bằng canô (khoảng 20 phút) mới đến nơi. Điều này ảnh hưởng đến sức khỏe của du khách và ảnh hưởng đến thời gian tham quan tại các điểm đến. Từ đó làm giảm sức hấp dẫn của SPDLĐS này. Hầu hết công ty du lịch tại TP. Hồ Chí Minh thống nhất, để rút ngắn thời gian vận chuyển bằng thuyền, các tour du lịch đường sông nên kết hợp với việc vận chuyển bằng đường bộ ở một số đoạn trên hành trình tour; hoặc đi bằng đường sông, về bằng đường bộ.

Theo thống kê của Sở giao thông vận tải TP. Hồ Chí Minh, hiện nay trên địa bàn Thành Phố có 22 tàu gồm các tàu nhà hàng, tàu du lịch, canô du lịch đang hoạt động tại bến Bạch Đằng, Quận 1. Trong đó, có 11 tàu nhà hàng du lịch từ 1-3 tầng thuộc các công ty kinh doanh vận chuyển khách kết hợp du lịch ngắm cảnh trên sông Sài Gòn.Trong đó, Công ty TNHH Thuyền buồm Đông Dương có nhiều phương tiện nhất (3 tàu). Quy mô loại tàu này cũng đa dạng, từ 1 tầng đến 3 tầng với sức chở từ 25 đến 900 khách. Vật liệu chế tạo tàu nhà hàng du lịch thường bằng gỗ (có phủ lớp composite bên ngoài tăng khả năng chống thấm, kết cấu khung bên trong bằng sắt...) hoặc được đóng hoàn toàn bằng sắt. Hiện nay các tàu nhà hàng, tàu du lịch trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh có nhiều hình dáng, kích thước, số tầng khác nhau và tùy thuộc vào ý tưởng cũng như khả năng tài chính của các công ty du lịch. Điều này góp phần tạo nên sự đa dạng cho các phương tiện vận chuyển và thỏa mãn nhu cầu lựa chọn của du khách. Tuy nhiên, trong đó có nhiều phương tiện không đảm bảo an toàn, thiếu trang thiết bị cứu sinh cho du khách, không có bảng chỉ dẫn hành khách khi gặp sự cố.

TP. Hồ Chí Minh rất thiếu bến tàu phục vụ cho hoạt động du DLĐS. Trong số những bến tàu lớn như Tôn Thất Thuyết, Hiệp An, bến Bình Đông và bến Bạch Đằng thì chỉ có duy nhất bến Bạch Đằng là phục vụ được cho du lịch đường sông. Còn lại những bến khác đều đang trong tình trạng xuống cấp dần nên hầu như không đáp ứng được nhu cầu neo đậu, không đảm bảo an toàn cho du khách.

Bảng 2.8: Bảng khảo sát các bến tàu trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh của tác giả.


Bến tàu

Bến tàu Tôn Thất Thuyết

Bến tàu Bình Đông

Bến tàu Hiệp An

Bến tàu Bạch Đằng

Bến tàu Nhà Rồng

Tình trạng


Xuống cấp


Xuống cấp


Nhỏ

Tốt nhưng đang được di

dời

Tốt nhưng nhỏ

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 132 trang tài liệu này.

Phát triển sản phẩm du lịch đường sông tại Thành Phố Hồ Chí Minh - 8

Theo khảo sát và tìm hiểu trên 3 tuyến: Sài Gòn (bến Bạch Đằng) - Củ Chi - Bình Dương, Sài Gòn - Cần Giờ, Sài Gòn - Đồng Nai, một số điểm đến chưa có cầu đò chắc chắn để tàu thuyền neo đậu khi cập bờ, nếu có cũng chưa đạt yêu cầu. Hệ thống nhà hàng khách sạn và các trạm y tế đáp ứng cho DLĐS còn thiếu, đây cũng là điểm yếu của DLĐS cần phải khắc phục trong tương lai.


Hình 2.5: Một số tàu nhà hàng neo đậu trên sông Sài Gòn

Nguồn: Ảnh chụp của tác giả (9/5/2015)

Theo quy hoạch của Thành Phố, Nhà máy đóng tàu Ba Son cùng các cảng biển như Tân Cảng, cảng Sài Gòn sẽ được di dời khỏi nội ô TP. Hồ Chí Minh. Các vị trí này sẽ xây dựng thành khu trung tâm thương mại, du lịch. Toàn bộ cầu cảng ở Nhà Rồng và Khánh Hội sau khi chuyển đổi công năng sẽ tiếp tục được sử dụng thành cảng hành khách du lịch trên sông và cho tàu chở khách từ Thành Phố đi các tỉnh bằng tuyến đường sông. [14]

2.3.3. Khách du lịch tham gia sản phẩm du lịch đường sông

Việc khai thác SPDLĐS từ lâu đã được UBND TP.Hồ Chí Minh và Sở du ịch quan tâm và chỉ đạo Saigontourist phối hợp với các đơn vị trong ngành du lịch Thành Phố tập trung đẩy mạnh, đặc biệt tiến triển nhanh trong năm 2013, với mục tiêu làm tăng sự hấp dẫn của SPDL tại Thành Phố, thêm lựa chọn thú vị cho du khách. Hiện nay Saigontourist là đơn vị dẫn đầu trong việc xây dựng và phát triển SPDLĐS Thành Phố. Có 5 công ty thành viên của Saigontourist khai thác loại hình du lịch đường sông, gồm: Công ty TNHH MTV dịch vụ lữ hành Saigontourist, làng du lịch Bình Quới, công ty du lịch sinh thái Cần Giờ, công ty cổ phần Fiditour và công ty TNHH MTV du lịch Phú Thọ. Năm công ty này sẽ phụ trách cung cấp các tour DLĐS tại TP.Hồ Chí Minh và các vùng phụ cận đến du khách trong và ngoài nước. Theo tổng công ty Saigontourist thì số lượng khách và doanh thu du lịch của SPDLĐS ngày càng tăng với các lý do: bến bãi ngày càng được đầu tư tốt hơn, phương tiện vận chuyển ngày càng hiện đại, dịch vụ cung ứng ngày càng tốt… Lượng khách du lịch đường sông TP. Hồ Chí Minh qua các năm chủ yếu là những đoàn khách nước ngoài đến từ châu Á, như khách Hàn Quốc, Nhật, Trung Quốc, Đài Loan, Malaysia… Khách vãng lai phần lớn là người dân Thành Phố và một ít là khách châu Âu. Thông thường số khách đoàn của Trung Quốc, Đài Loan hay Malaysia đã được đặt từ các tour do các hãng lữ hành

thiết kế. Tuy nhiên hiện nay du khách châu Âu cũng đang gia tăng do sức hấp dẫn của DLĐS. Các du thuyền luôn đạt công suất phục vụ trung bình đến khoảng 80% trong sức chứa 700 khách. Những ý kiến của du khách sau khi tham gia chuyến du thuyền trên sông Sài Gòn mà tác giả thu thập được:

Anh Lâm hướng dẫn viên du lịch cho biết: “Là khách du lịch qua nhiều năm đưa du khách đi khắp mọi miền đất nước, biết được du khách thường là phấn khích khi trong tour có chương trình đi tàu thuyền với những du thuyền rất lộng lẫy, trang hoàn đẹp mắt. Kết hợp ngắm cảnh thiên nhiên quanh Thành Phố làm cho du khách rất thích thú”.

Chị Bùi Thị Anh Thư nhân viên văn phòng cho biết: “Công việc thường ngày của tôi luôn căng thẳng, phải tiếp xúc với máy tính thường xuyên nên tôi thường chán nản và mệt mỏi, đến cuối tuần tôi và bạn bè hay mua vé đi trên các du thuyền để cảm nhận gió sông Sài Gòn và ngắm Thành Phố lung linh về đêm, qua chuyến đi nó làm cho tôi vô cùng thích thú và vơi bớt đi phần nào những khó khăn vất vả mà công việc hàng ngày. Nó cho tôi cảm nhận như cuộc sống được chậm lại để tôi có thể yêu thương và cảm nhận cuộc sống này nhiều hơn”.

Ms Hana một du khách đến từ Mỹ: “Oh tôi rất thích chuyến đi trên du thuyền này, nó cho tôi một cảm nhận tuyệt vời. Thật là tuyệt khi bạn cùng ngồi với bạn bè ăn tối trên một du thuyền rất đẹp, ánh sáng lung linh. Được di chuyển trên một con sông đẹp và hiền hoà, phong cảnh hai bên bờ thì rất đẹp. Tôi còn được nhìn ngắm Thành Phố của các bạn từ dưới du thuyền nó mới đẹp làm sao. Tuy nhiên vì thời gian còn hạn chế nên tôi không thể tham quan trên tàu được, tôi sẽ về và nói cho mọi người nhà của tôi biết về chuyến du lịch tuyệt vời này. Và chắc chắn tôi sẽ quay lại một lần nữa. Xin chào Việt Nam”.

Bác Đàm Kinh tại quận 5 cho biết: “Tôi và vợ rất thích đến đây vào cuối tuần để vừa có thể ăn uống và ngắm nhìn Thành Phố, hơn hết là được đi trên những chiếc du thuyền chạy trên sông. Nhưng có điều tôi không hài lòng lắm là không khí trên tàu quá ồn ào, các buổi biểu diễn trên tàu đôi khi mang lại quá nhiều phản cảm, khách xung quanh ăn nhậu nói chuyện vô cùng thô tục làm mất đi vẻ đẹp và sự thơ mộng”.

Mặc dù đã đi vào hoạt động được một thời gian, tuy nhiên hiện tại chưa có thống kê cụ thể về lượng khách cũng như doanh thu của SPDLĐS TP. Hồ Chí Minh. Những nhận định dưới đây được đưa ra dựa trên điều tra của tác giả về khách du lịch và công ty du lịch khai thác SPDLĐS.

Bảng 2.9: Thống kê phát và thu phiếu điều tra


STT

Đối tượng

Số đơn vị điều tra

Số phiếu

Phát ra

Thu về hợp lệ

1

Khách du lịch

Nội địa

150

150

135

Quốc tế

50

50

42

2

Công ty lữ hành

6

6

6

3

Tổng

206

206

182

Nguồn: kết quả điều tra tháng 4/2015

* Đối với khách du lịch

Hai đối tượng tiến hành điều tra chính là khách nội địa và khách quốc tế.Qua kết quả điều tra, tác giả đã tổng hợp được mức độ sẵn sàng tham gia SPDLĐS TP.Hồ Chí Minh của du khách, được thể hiện qua bảng tổng hợp dưới đây.

Bảng 2.10: Mức độ sẵn sàng tham gia SPDLĐS TP. Hồ Chí Minh của du khách

Tiêu chí

Khách nội địa

(phiếu)

Khách quốc tế

(phiếu)

Sẵn sàng tham gia SPDLĐS

108(80%)

37(88%)

Độ dài của tuyến DLĐS mà du khách tham gia

- Tuyến tầm ngắn

- Tuyến tầm trung

- Tuyến tầm xa


94(70%)

27(20%)

14(10%)


36(85%)

4(10%)

2(5%)

Hình thức tham gia SPDLĐS

- Qua công ty du lịch

- Tự tổ chức


100%


100%

Mức chi tiêu(1000đ/ngày)

200-300

>300

Giá trị nào hấp dẫn ở SPDLĐS?

- Phong cảnh đẹp

- Thức ăn ngon

- Văn hóa bản địa đặc sắc


81(60%)

40(30%)

14(10%)


23(55%)

10(25%)

9(20%)

Đối tượng đi cùng

- Gia đình

- Bạn bè

- Khác


54(40%)

67(50%)

14(10%)


13(30%)

25(60%)

4(10%)

Chất lượng dịch vụ đánh giá tốt

108(80%)

36(85%)

Nguồn: kết quả điều tra tháng 4/2015

Trong qua trình đi khảo sát và phát phiếu điều tra, khi được hỏi về mức độ sẵn sàng tham gia SPDLĐS thì có trên 80% du khách trong nước, trên 90% du khách quốc tế sẵn sàng tham gia. Đa số đều là những đối tượng khách

ở độ tuổi trung niên vì họ muốn khám phá TP. Hồ Chí Minh từ góc độ khác đó là du lịch bằng đường sông. Không gian mát mẻ, cảnh quan hai bên bờ sông đẹp cùng với những nét đặc trưng của văn hóa địa phương đã làm cho du khách thích thú và muốn được khám phá. Thành phần khách cũng rất đa dạng: đối với du khách trong nước phần lớn là những công chức muốn được thư giãn vào những ngày cuối tuần, đối với du khách nước ngoài chủ yếu là du khách các nước châu Á và châu Âu muốn tìm hiểu cuộc sống của người dân địa phương. Tuyến DLĐS tầm ngắn được đa số du khách trong và ngoài nước lựa chọn, với lý do: thứ nhất du khách không có thời gian nhàn rỗi nhiều, thứ hai là tuyến tầm ngắn có sức hấp dẫn hơn với nhiều chương trình đặc sắc hơn, thứ ba là bến bãi được đầu tư tốt hơn. Đặc biệt là chương trình du ngoạn bằng du thuyền trên sông Sài Gòn vào ban đêm rất thu hút khách du lịch, du khách sẽ lênh đênh trên sông thưởng thúc các món ăn hấp dẫn và các chương trình biểu diễn đặc sắc trên những du thuyền sang trọng. Tuyến tầm trung cũng được lựa chọn tuy nhiên vẫn còn chưa đông do tuyến này di chuyển hơi dài gây mất thời gian và tạo cảm giác mệt mỏi cho du khách. Tuyến tầm xa thì khá hấp dẫn khi điểm đến là các tỉnh miền Tây và nước bạn Campuchia, tuy nhiên cơ sở hạ tầng đặc biệt là các bến bãi chưa được đầu tư tốt gây hạn chế cho việc phát triển tuyến này.

Khi được hỏi về hình thức tổ chức thì 100% du khách đều trả lời là theo tour của công ty du lịch. Những công ty du lịch sẽ kết hợp gửi khách của họ theo tour có sẵn hoặc công ty sẽ tự xây dựng, tổ chức và tìm kiếm nguồn khách. SPDLĐS là SPDL có tính nguy hiểm cao, phải đảm bảo những yêu cầu hết sức khắc khe về độ an toàn. Những phương tiện tham gia lưu thông trên các tuyến sông phải có giấy phép và phải chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của luật đường thủy cho nên du khách khó có thể tự tổ chức được như các loại hình du lịch khác. Qua đó cho thấy các công ty du lịch gửi khách có vai trò quan trọng trong việc quảng bá SPDLĐS. Một mặt họ sẽ làm nổi

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 10/09/2023