Thực Trạng Phát Triển Sản Phẩm Du Lịch Đường Sông Tại Tp. Hồ Chí Minh

Tiểu kết chương 1

Như vậy ở chương 1 tác giả đã nghiên cứu các khái niệm về “du lich đường sông” trên thế giới và Việt Nam để đưa ra khái niệm về “Sản phẩm du lịch đường sông” góp phần làm rõ cơ sở lý luận của sản phẩm du lịch đường sông. Sự phát triển của SPDLĐS chịu sự tác động của các yếu tố: cơ sở hạ tầng vật chất kỹ thuật, điểm đến du lịch và dịch vụ du lịch. Tác giả đã nghiên cứu các điều kiện phát triển cũng như quá trình phát triển của du lịch đường sông trên thế giới và tại Việt Nam; trên cơ sở đó, đưa ra những kinh nghiệm phát triển cho du lịch đường sông TP. Hồ Chí Minh. Những đóng góp của SPDLĐS cũng góp phần vào sự phát triển chung của ngành du lịch và những vấn đề mà nó đặt ra là câu hỏi lớn đối với các nhà quản lý du lịch.

Những cơ sở lý luận nghiên cứu ở trên sẽ là tiền đề cho những phân tích và đánh giá ở 2 chương tiếp theo.

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM DU LỊCH ĐƯỜNG SÔNG TẠI TP. HỒ CHÍ MINH


2.1. Đôi nét về du lịch TP. Hồ Chí Minh

TP. Hồ Chí Minh là một trong những trung tâm kinh tế, chính trị và văn hóa lớn nhất cả nước. Với cơ sở hạ tầng khá tốt, giao thông thuận tiện về đường bộ, hàng không và đường thủy. Thành Phố là một nơi có tài nguyên du lịch phong phú với hệ thống sông ngòi dày đặc và có trung tâm dự trữ sinh quyển của thế giới. Nơi đây là một vùng đất gắn liền với lịch sử đấu tranh giành độc lập của dân tộc kể từ khi thực dân Pháp đặt chân lên Việt Nam. TP. Hồ Chí Minh cũng là nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại ra đi tìm đường cứu nước. Gắn liền với sự kiện đó, cảng Nhà Rồng và bảo tàng Hồ Chí Minh là một di tích quan trọng, thu hút nhiều khách du lịch trong và ngoài nước. Các di tích cách mạng khác như địa đạo Củ Chi, hệ thống các bảo tàng, nhà hát, nhà văn hoá, các công trình kiến trúc thời Pháp là những điểm du lịch hấp dẫn. Gần đây Thành Phố đã đầu tư nhiều khu du lịch như Thanh Đa, Bình Qưới, Văn Thánh nhiều khu vui chơi giải trí như Đầm Sen, Kỳ Hoà, Suối Tiên...đã hấp dẫn và thu hút du khách.

Hiện nay, Thành Phố đang tiến hành trùng tu các di tích lịch sử, các công trình kiến trúc cổ, đầu tư cho hệ thống bảo tàng, khôi phục nền văn hoá truyền thống kết hợp với tổ chức các lễ hội, khôi phục văn hoá miệt vườn, làng hoa để phát triển một cách vững chắc ngành du lịch của Thành Phố. Với hơn 300 năm hình thành và phát triển, TP. Hồ Chí Minh có nhiều công trình kiến trúc cổ như bến Nhà Rồng, đền Quốc Tổ, dinh Xã Tây, Nhà hát lớn, Bưu điện, hệ thống các ngôi chùa cổ (chùa Giác Lâm, chùa Bà Thiên Hậu, chùa Tổ Đình Giác Viên, Vĩnh Nghiêm, Huê Nghiêm...), hệ thống các nhà thờ cổ (Đức Bà, Huyện Sỹ, Thông Tây Hội, Thủ Đức...). Năm 2014, tổng lượng khách quốc tế đến TP đạt 4,4 triệu lượt, tăng 7% so với cùng kỳ năm 2013, chiếm

56% lượng khách quốc tế đến Việt Nam (cả nước đạt 7,8 triệu lượt tăng 4% so cùng kỳ năm 2013) và đạt 100% kế hoạch năm 2014. Lượng khách du lịch nội địa đến Thành Phố ước đạt 17,6 triệu lượt, tăng 13% so với cùng kỳ. Tính chung, tổng doanh thu du lịch TP. Hồ Chí Minh (lữ hành, khách sạn, nhà hàng) năm 2014 đạt 86.109 tỷ đồng, tăng 4% so với cùng kỳ; chiếm 37% doanh thu du lịch Việt Nam. Nhìn chung ngành du lịch của Thành Phố đã đạt được nhiều kết quả cao, góp phần giải quyết được việc làm cho nhiều lao động trong và ngoài Thành Phố. Qua đó cho thấy được nổ lực của chính quyền Thành Phố trong việc tập trung phát triển ngành du lịch.[16]

Bảng 2.1: Lượng khách du lịch của TP. Hồ Chí Minh giai đoạn 2010-2014


Năm

2010

2011

2012

2013

2014

Khách nội địa

8,6

10,215

12,7

15,3

17,6

Khách quốc tế

3,1

3,5

3,774

4,109

4,4

Tổng khách(triệu lượt)

11,7

13,715

16,474

19,409

22

Tốc độ tăng trưởng(%)


14,69

16,75

15,12

11,78

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 132 trang tài liệu này.

Nguồn: Sở du lịch TP.Hồ Chí Minh và tính toán của tác giả (tốc độ tăng trưởng).

Những năm gần đây khách du lịch đến TP. Hồ Chí Minh ngày càng tăng với tốc độ tăng trưởng trung bình 2010-2014 là 17,1%.

Năm 2010-2011: tăng 2,015 triệu lượt với tốc độ tăng trưởng 14,69%. Năm 2011-2012: tăng 2,759 triệu lượt với tốc độ tăng trưởng 16,75%. Năm 2012-2013: tăng 2,935 triệu lượt với tốc độ tăng trưởng 15,12%. Năm 2013-2014: tăng 2,591 triệu lượt với tốc độ tăng trưởng 11,78%.

Năm 2012 có tốc độ tăng trưởng cao nhất so với các năm, đây là năm nền kinh tế phục hồi sau biến động của nền kinh tế thế giới nên số lượng khách tăng nhanh. Tốc độ tăng trưởng của năm 2012 đạt đến ngưỡng bão hòa nên tốc độ trưởng của các năm có phần chậm lại với lý do: sự phát triển của nhiều điểm du lịch mới trong và ngoài nước, tình hình kinh tế khó khăn, dịch bệnh tăng…

Bảng 2.2: Doanh thu du lịch của TP. Hồ Chí Minh giai đoạn 2010-2014


Năm

2010

2011

2012

2013

2014

Doanh thu(tỷ đồng)

41.000

54.400

71.279

82.740

86.109

Tốc độ tăng trưởng(%)


24,63

23,68

13,85

3,912

Nguồn: Sở du lịch TP.HCM và tính toán của tác giả (tốc độ tăng trưởng)

Tốc độ tăng trưởng qua các năm:

Năm 2010-2011: tăng 13.400 tỷ đồng với tốc độ tăng trưởng 24,63%. Năm 2011-2012: tăng 16.879 tỷ đồng với tốc độ tăng trưởng 23,68%. Năm 2012-2013: tăng 11.461 tỷ đồng với tốc độ tăng trưởng 13,85%. Năm 2013-2014: tăng 3.369 tỷ đồng với tốc độ tăng trưởng 3,912%.

Tốc độ tăng trưởng bình quân từ năm 2010-2014 đạt 20,38% . Tốc độ tăng trưởng của doanh thu du lịch cũng có chiều hướng chậm lại qua các năm do tốc độ tăng trưởng của lượng khách chậm lại, tình hình kinh tế cũng ảnh hưởng đến mức chi tiêu của du khách. Tuy nhiên lượng khách và doanh thu du lịch của Thành Phố vẫn liên tục tăng trong giai đoạn 2010-2014, điều này cho thấy TP. Hồ Chí Minh là điểm dừng chân lý tưởng cho khách du lịch.

Mục tiêu phấn đấu năm 2015 của ngành du lịch TP. Hồ Chí Minh cụ thể như phấn đấu lượng khách quốc tế đến TP. Hồ Chí Minh đạt 4,7 triệu lượt, tăng 7% so với năm 2014; lượng khách nội địa đến Thành Phố đạt 19,3 triệu lượt, tăng 13% so cùng kỳ. Tổng doanh thu du lịch (lữ hành, khách sạn, nhà hàng) đạt 94.600 tỷ đồng, tăng 10% so với năm 2014. [16]

2.2. Tiềm năng du lịch đường sông tại TP. Hồ Chí Minh

2.2.1. Vị trí địa lý

TP. Hồ Chí Minh có tọa độ 10°10' – 10°38' Bắc và 106°22' – 106°54' Đông, phía Bắc giáp tỉnh Bình Dương, Tây Bắc giáp tỉnh Tây Ninh, Đông và Đông Bắc giáp tỉnh Đồng Nai, Đông Nam giáp tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, Tây và Tây Nam giáp tỉnh Long An và Tiền Giang. Nằm ở miền Nam Việt Nam,

TP. Hồ Chí Minh cách Hà Nội 1.730 km theo đường bộ, trung tâm Thành Phố cách bờ biển Đông 50 km theo đường chim bay. Với vị trí tâm điểm của khu vực Đông Nam Á, TP. Hồ Chí Minh là một đầu mối giao thông quan trọng về cả đường bộ, đường thủy và đường không, nối liền các tỉnh trong vùng và còn là một cửa ngõ quốc tế.

Với vị trí thuận lợi về cả ba đường giúp cho TP. Hồ Chí Minh không những phát triển mạnh về mặt kinh tế mà còn cả về du lịch. Mỗi năm du lịch Thành Phố thu hút hàng triệu lượt khách du lich và mang về doanh thu hàng nghìn tỷ đồng đóng góp vào sự phát triển chung của Thành Phố. Hệ thống sông ngòi của TP. Hồ Chí Minh không những kết nối với các quận, huyện trên địa bàn mà còn có liên kết với các tỉnh thành như Đồng Nai, Bình Dương và các tỉnh miền tây. Ngoài sự thuận lợi về mặt lưu thông hàng hóa, sông ngòi Thành Phố có vị trí hết sức quan trọng trong việc phát triển DLĐS.

2.2.2. Điều kiện tự nhiên

2.2.2.1. Khí hậu

Nằm trong vùng nhiệt đới xavan, TP. Hồ Chí Mình có nhiệt độ cao đều trong năm và hai mùa (mưa, khô) rõ rệt. Mùa mưa được bắt đầu từ tháng 5 tới tháng 11, còn mùa khô từ tháng 12 tới tháng 4 năm sau. Trung bình, TP. Hồ Chí Minh có 160 tới 270 giờ nắng một tháng, nhiệt độ trung bình 27°C, cao nhất lên tới 40°C, thấp nhất xuống 13,8°C. Trên phạm vi không gian Thành Phố, lượng mưa phân bố không đều, khuynh hướng tăng theo trục Tây Nam – Ðông Bắc. Các quận nội thành và các huyện phía Bắc có lượng mưa cao hơn khu vực còn lại.TP. Hồ Chí Minh chịu ảnh hưởng bởi hai hướng gió chính là gió mùa Tây – Tây Nam và Bắc – Ðông Bắc. Gió Tây – Tây Nam từ Ấn Độ Dương, tốc độ trung bình 3,6 m/s, vào mùa mưa. Gió Bắc – Ðông Bắc từ biển Đông, tốc độ trung bình 2,4 m/s, vào mùa khô. Ngoài ra còn có gió tín phong theo hướng Nam – Đông Nam vào khoảng tháng 3 tới tháng 5, trung bình 3,7 m/s. Có thể nói TP. Hồ Chí Minh thuộc vùng không có gió bão. Cũng như

lượng mưa, độ ẩm không khí ở Thành Phố lên cao vào mùa mưa (80%), và xuống thấp vào mùa khô (74,5%). Bình quân độ ẩm không khí đạt 79,5%/năm.

Qua những phân tích trên cho thấy thời tiết là yếu tố rất quan trọng đối với các ngành kinh tế trong đó có ngành du lịch.Với điều kiện thời tiết thuận lợi hơn các vùng khác không bão lũ giúp cho TP. Hồ Chí Minh trở thành điểm dừng chân lý tưởng cho khách du lịch không chỉ bằng đường bộ, đường hàng không mà còn bằng đường sông. Nhờ vậy mà hàng năm du khách nước ngoài đến Thành Phố ngày một đông. Khí hậu Thành Phố chia thành hai mùa rõ rệt: vào mùa mưa thì hoạt động DLĐS chịu ảnh hưởng rất lớn, những ngày mưa gió lớn thì hoạt động DLĐS sẽ tạm ngưng để đảm bảo sự an toàn cho du khách; tuy nhiên vào mùa khô thì hoạt động DLĐS diễn ra tốt với không khí trong lành thoáng mát đáp ứng nhu cầu của du khách. Ngoài ra Thành Phố có nhiệt độ và độ ẩm thích hợp tạo điều kiện rất thuận lợi để DLĐS phát triển.

2.2.2.2. Hệ thống sông và kênh rạch trong mối liên hệ với DLĐS TP. Hồ Chí Minh

+ Hệ thống sông và kênh rạch tại TP. Hồ Chí Minh

Nằm ở vùng hạ lưu hệ thống sông Ðồng Nai - Sài Gòn, TP. Hồ Chí Minh có mạng lưới sông ngòi kênh rạch rất đa dạng. Sông Ðồng Nai Bắt nguồn từ cao nguyên Lâm Viên, hợp lưu bởi nhiều sông khác, có lưu vực lớn khoảng 45.000 km². Với lưu lượng bình quân 20–500 m³/s, hàng năm cung cấp 15 tỷ m³ nước, sông Đồng Nai trở thành nguồn nước ngọt chính của Thành Phố. Sông Sài Gòn bắt nguồn từ vùng Hớn Quản, chảy qua Thủ Dầu Một đến TP. Hồ Chí Minh, với chiều dài 200km và chảy dọc trên địa phận Thành Phố dài 80km. Sông Sài Gòn có lưu lượng trung bình vào khoảng 54m³/s, bề rộng tại Thành Phố khoảng 225m đến 370m, độ sâu tới 20m. Nhờ hệ thống kênh Rạch Chiếc, hai con sông Đồng Nai và Sài Gòn nối thông ở phần nội thành mở rộng. Một con sông nữa của TP. Hồ Chí Minh là sông Nhà

Bè, hình thành ở nơi hợp lưu hai sông Đồng Nai và Sài Gòn, chảy ra biển Đông bởi hai ngả chính Soài Rạp và Gành Rái. Trong đó, ngả Gành Rái là đường thủy chính cho tàu ra vào bến cảng Sài Gòn. [29]

Sông Sài Gòn uốn lượn xung quanh Thành Phố, nó có nhiều nhánh phụ đang xen lẫn nhau tạo thành những tuyến kênh chảy qua các quận, huyện của Thành Phố:

• Kênh Tham Lương - Bến Cát - Vàm Thuận

• Hệ thống kênh rạch Q.2 - Q Thủ Đức – Q.9

• Kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè

• Kênh Tân hóa - Ông Buông - Lò Gốm

• Kênh Tàu Hủ - kênh Đôi - kênh Tẻ - Bến Nghé

• Hệ thống kênh rạch Q.7 - huyện Bình Chánh - Q.8


Hình 2 1 Sơ đồ hệ thống sông và kênh tại TP Hồ Chí Minh Nguồn Sở tài nguyên 1

Hình 2.1: Sơ đồ hệ thống sông và kênh tại TP.Hồ Chí Minh

Nguồn: Sở tài nguyên và môi trường TP.Hồ Chí Minh

Cảnh quan hai bên bờ sông Sài Gòn khá đẹp và có nhiều điểm du lịch được khai thác phục vụ du lịch, cơ sở hạ tầng được xây dựng khá tốt là động lực để Thành Phố phát triển SPDLĐS. Hình ảnh tàu thuyền di chuyển trên sông nước, cảnh người dân sinh hoạt trên sông, vẻ đẹp lung linh của Thành Phố về đêm làm cho du khách cảm nhận như có một điều gì đó bí ẩn cần phải khám phá lại vừa có cảm giác thanh bình, dễ chịu. Đặc biệt, trên các cù lao cũng như những vùng ven bờ, tập trung nhiều nhà vườn, vườn cây ăn trái gắn liền với cuộc sống hiền hòa hiếu khách của người dân Nam Bộ. Ngoài ra, tài nguyên sinh vật ở Thành Phố cũng khá phong phú với những loài đặc hữu tập trung tại rừng ngập mặn Cần Giờ, vườn chim (khu du lịch vườn cò quận 9) đã tạo nên sự đa dạng sinh học có sức hấp dẫn cao cho vùng sông này. TP. Hồ Chí Minh còn là nơi tập trung khá nhiều tài nguyên du lịch nhân văn, các di chỉ khảo cổ, những lễ hội phản ánh sinh động nét đa văn hóa của cộng đồng người Việt, Hoa, Khơme, Chăm…thu hút nhiều du khách trong và ngoài nước.

Theo báo cáo của Sở Giao thông Vận tải TP. Hồ Chí Minh, Thành Phố hiện có gần 1.000km sông rạch, trong đó nhiều tuyến sông, kênh như kênh Tẻ, kênh Tàu Hủ, rạch Tân Hóa - Lò Gốm...rất thuận lợi để phát triển vận tải đường thủy và du lịch. Những con sông nhỏ ở khu vực ngoại thành khá phù hợp để cho du khách di chuyển bằng cano để tham quan phong cảnh sông nước. Với tiềm năng trên, nếu được quy hoạch và đầu tư hợp lý sẽ góp phần giảm tải tình trạng quá tải của giao thông đường bộ trên địa bàn Thành Phố như hiện nay. Tuy nhiên, chức năng chủ yếu của sông rạch TP. Hồ Chí Minh hiện mới chỉ là tiêu thoát nước và vận tải hàng hóa, trong khi các phương tiện giao thông bộ ngày ngày đang phải đối mặt với nạn ùn tắc. Với nhiều thuận lợi về mặt giao thông và có cảnh quan đẹp, sông Sài Gòn hứa hẹn sẽ là một yếu tố quan trọng để phát triển SPDLĐS. Nhiều tuyến kênh nội đô cũng là điểm nhấn trong các tuyến DLĐS khi được cải tạo rất tốt đặc biệt là kênh Nhiêu Lộc, kênh Tàu Hủ.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 10/09/2023