Mức Độ Sẵn Sàng Phát Triển Spdlđs Tp. Hồ Chí Minh Của Các Công Ty Du Lịch.

bật chương trình du lịch của công ty mình, mặt khác họ có thể giới thiệu SPDLĐS đến với du khách. Khảo sát cho thấy đa số du khách tìm đến với SPDLĐS TP. Hồ Chí Minh thông qua sự giới thiệu của bạn bè và người thân, điều này cho thấy công tác xúc tiến và quảng bá SPDL này còn hạn chế. Vì vậy cần tập trung giới thiệu SPDLĐS thông qua các công ty gửi khách, tham gia các hội chợ trong và ngoài nước, tổ chức những sự kiện liên quan đến DLĐS. Đối với du khách nội địa thì mức chi tiêu của họ trong một chuyến DLĐS (chưa bao gồm giá tour) vào khoảng 200-300.000đồng/ngày và du khách quốc tế là trên 300.000đồng/ngày, chuyến tour được lựa chọn thường là trong ngày.

Khi khảo sát ở 2 đối tượng khách về sức hấp dẫn của SPDLĐS Thành Phố cảnh quan thiên nhiên đẹp được xếp đầu tiên, kế tiếp là thức ăn ngon và cuối cùng là văn hóa bản địa đặc sắc. Điều này cho thấy ngoài vẻ đẹp tự nhiên, không khí trong lành thoáng mát, Thành Phố cũng đã có những cải tạo tốt ở hai bên bờ sông cùng với đẹp huyền ảo của những công trình kiến trúc về đêm. Ẩm thực TP. Hồ Chí Minh rất đa dạng và phong phú, bởi nó là sự kết hợp không chỉ ở các vùng miền trong nước mà có sự du nhập của các món ăn nước ngoài cho nên có thể đáp ứng nhu cầu của mọi thực khách. Sự liên kết giữa các điểm du lịch cũng tạo nên sức sức hút lớn bởi văn hóa đặc sắc của từng địa phương mà tuyến DLĐS đi qua, đặc biệt là tuyến tầm trung và tầm xa. TP. Hồ Chí Minh cần phải phát huy những giá trị tích cực này đặc biệt chú trọng vấn đề môi trường ở tuyến nội đô, vì trên một số tuyến kênh du khách còn phản ánh về mùi hôi, rác thải và cảnh sinh hoạt còn nhếch nhác.

Thường thì du khách tham gia SPDLĐS theo nhóm khi khảo sát có đến 50% du khách trong nước và 60% du khách quốc tế chọn tham gia cùng bạn bè. Du khách sẽ chọn những phương tiện di chuyển phù hợp để dễ dàng tham gia cùng nhau khám phá những điểm tham quan thú vị trên tuyến đường sông. DLĐS được xác định là SPDL chủ lực của Thành Phố nên chất lượng dịch vụ

ngày càng được nâng cao và có trên 80% du khách đánh giá tốt. Qua đó cho thấy SPDLĐS TP. Hồ Chí Minh đã không ngừng phát triển về chất lượng dịch vụ và tạo được dấu ấn tốt trong lòng du khách.

Như vậy du khách tham gia SPDLĐS thường sống ở thành thị và có mức thu nhập khá trở lên vì giá của các tour đường sông cao hơn so với tour đường bộ. Đối với du khách quốc tế thì họ tham gia với mục đích khám phá TP. Hồ Chí Minh dưới góc nhìn từ đường sông cùng với việc thưởng thức ẩm thực và văn hóa bản địa mà tuyến du lịch đường sông mang lại.

* Đối với các công ty du lịch

Đối tượng tiến hành khảo sát là 6 công ty du lịch khai thác trực tiếp SPDLĐS trong đó có 4 công ty trực thuộc Saigontourist (Công ty TNHH MTV Dịch vụ Lữ hành Saigontourist, Làng Du lịch Bình Quới, Công ty TNHH MTV Du lịch Phú Thọ, Công ty cổ phần Fiditour) và Công ty cổ phần Du thuyền Nam Sài Gòn, Công ty TNHH thuyền buồm Đông Dương. Những công ty du lịch tiến hành khảo sát là những công ty đang xây dựng và tổ chức các tour DLĐS. Chính quyền Thành Phố đã giao cho Tổng công ty du lịch Sài Gòn nhiệm vụ đi đầu trong việc phát triển SPDLĐS và họ đã bắt đầu khai thác chính thức SPDL này từ năm 2013 và đã đạt được nhiều kết quả tích cực.

Bảng 2.11: Mức độ sẵn sàng phát triển SPDLĐS TP. Hồ Chí Minh của các công ty du lịch.

Tiêu chí

Các công ty du lịch

Thời gian phát triển SPDLĐS

>1 năm

Tập trung phát triển cự ly nào

Các tuyến tầm ngắn

Tập trung khai thác nguồn khách nào

Châu Á

Hình thức giới thiệu

Qua trang web của công ty

Mức độ hài lòng của du khách

Khá hài lòng

Để phát triển SPDLĐS cần cải thiện

những yếu tố nào?

Cơ sở hạ tầng và phương tiện vận

chuyển

Sẵn sàng phát triển thành sản phẩm

chủ lực của công ty

>80%

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 132 trang tài liệu này.

Phát triển sản phẩm du lịch đường sông tại Thành Phố Hồ Chí Minh - 9

Nguồn: kết quả điều tra tháng 4/2015

Qua khảo sát, các công ty du lịch chủ yếu tập trung phát triển tuyến tầm ngắn và đặc biệt chương trình du thuyền trên sông vào ban đêm. Đối tượng khách mà họ tập trung khai thác là khách du lịch đến từ châu Á, đây là đối tượng khách có nhu cầu tham quan tìm hiểu tuyến DLĐS cao nhất mà tác giả khảo sát. Hình thức giới thiệu các tour DLĐS của các công ty du lịch chủ yếu tập trung trên các trang web của công ty. Qua đó thấy được hình thức quảng cáo SPDLĐS của các công ty du lịch còn hạn chế. Vì vậy cần đẩy mạnh việc quảng cáo thông qua các hình thức tham gia hội chợ du lịch, báo đài, tạp chí để du khách biết đến SPDLĐS nhiều hơn đặc biệt là khách quốc tế. Khi được hỏi về mức độ hài lòng của du khách sau khi tham gia các tour DLĐS, các công ty du lịch trả lời là khá hài lòng. Điều này chứng minh rằng SPDLĐS còn hạn chế và cần khắc phục để phát triển SPDLĐS tốt hơn: nâng cấp và xây mới bến bãi tại các điểm du lịch, nâng cao chất lượng dịch vụ, cung cấp nhiều điểm tham quan mới hơn, phương tiện vận chuyển ngày càng hiện đại hơn.

Như vậy theo những điều tra trên cho thấy các công ty du lịch được khảo sát trong địa bàn Thành Phố sẵn sàng phát triển SPDLĐS. Mặc dù còn gặp nhiều khó khăn nhưng họ vẫn cố gắng để đưa SPDLĐS phát triển với những cơ hội và thế mạnh sẵn có của nó. Với mong muốn đưa SPDLĐS thành SPDL chủ lực, chính quyền Thành Phố đã kêu gọi đầu tư từ nhiều nguồn khác nhau để nâng cấp cơ sở hạ tầng. Trên cơ sở đó chính quyền cũng tạo điều kiện thuận lợi cho các công ty du lịch tham gia khai thác SPDL đầy tiềm năng này.

2.3.4. Chất lượng dịch vụ của sản phẩm du lịch đường sông

Mục tiêu của DLĐS là tăng cường bảo đảm an ninh, an toàn, cải thiện môi trường du lịch theo phương châm du lịch Việt Nam: An toàn - Thân thiên

- Chất lượng. Tiếp tục thúc đẩy tăng trưởng du lịch theo hướng bền vững, tạo chuyển biến mạnh về chất lượng dịch vụ, SPDL trên cơ sở tăng cường quảng bá xúc tiến, hợp tác quốc tế. Theo số liệu khảo sát của tác giả thì có đến 80% khách nội địa và 85% khách quốc tế đánh giá SPDLĐS với chất lượng dịch

vụ tốt. Qua đó cho thấy, tuy là sản phẩm du lịch mới nhưng chất lượng dịch vụ của DLĐS ngày càng được nâng cao và đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của du khách.

Các thị trường của DLĐS Thành Phố được xác định tập trung trong thời gian tới là Đông Bắc Á (Nhật Bản, Hàn Quốc), Đông Nam Á (Singapore, Malaysia, Indonesia), Tây Âu (Anh, Pháp, Đức), Mỹ, Nga, Úc, Trung Đông, Ấn Độ. Đồng thời thúc đẩy thị trường du lịch nội địa thông qua chương trình kích cầu du lịch nội địa. Với cơ sở hạ tầng, kỹ thuật ngày càng phát triển, nhân viên được đào tạo ngày càng bài bản, DLĐS có thể đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của du khách. Việc tuyên truyền, nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường du lịch, ứng xử văn minh, lịch sự để xây dựng hình ảnh tốt đẹp về điểm đến, con người Thành Phố với khách quốc tế ngày càng phát huy. DLĐS có nhiều thuận lợi để phát triển vì vậy chất lượng dịch vụ theo đó cũng được nâng cao. Các điểm đến trong tuyến du lịch đường sông đang được chú trọng để phát triển về chất lượng dịch vụ cũng như về quy hoạch cảnh quan.

2.3.5. Nhân lực phục vụ sản phẩm du lịch đường sông

Trong du lịch ngoài các yếu tố có ảnh hưởng rất lớn đến việc khai thác và phục vụ khách thì yếu tố quan trọng và quyết định cho sự thành công cho ngành du lịch và SPDL đó chính là con người. Lao động du lịch Thành Phố có trình độ Đại học, Cao đẳng đang tăng lên, nhưng số lao động chưa qua đào tạo vẫn chiếm tỉ lệ lớn (khoảng 40%), đặc biệt rất thiếu nhân lực quản lý, cấp chuyên nghiệp. Và theo thống kê, 90% lực lượng lao động du lịch được đào tạo ngoại ngữ nhưng chủ yếu chỉ có trình độ A, B; đặc biệt thiếu đội ngũ biết tiếng Thái, Trung Quốc, Nhật, Đức, Hàn,… Theo thống kê của Sở Du lịch TPHCM, năm 2009, số cán bộ, nhân viên có trình độ đại học của du lịch Thành Phố là 7.425 người, chiếm 21,63% lao động trong ngành du lịch của Thành Phố. Trong đó chỉ có khoảng 825 người được đào tạo chuyên ngành du lịch. Thực trạng hiện nay nguồn nhân lực ngành du lịch chưa đáp ứng được về

số lượng và chất lượng so với nhu cầu. Việc thu hút, đào tạo và sử dụng nhân lực khối ngành du lịch còn hạn chế so với nhu cầu chung.

Tại TP. Hồ Chí Minh có hơn 50 trường đào tạo các chuyên ngành về du lịch nhưng chỉ đáp ứng được 60% so với nhu cầu, dẫn đến tình trạng thiếu nguồn nhân lực du lịch. Chương trình đào tạo tại nhiều trường còn chú trọng đến lý thuyết mà chưa có điều kiện tổ chức nâng cao thực hành vì vậy sinh viên, học viên ra trường thiếu kỹ năng. Thực tế, nhân lực ngành du lịch phải được học từ thực tế để biết cách tổ chức, xử lý tình huống, thông thuộc địa bàn du lịch. [Nguồn: Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao động TP.HCM]

Với nhân lực ngày càng phát triển về trình độ và kỹ năng đã góp phần vào sự phát triền của ngành du lịch Thành Phố nói chung và DLĐS nói riêng. Thực trạng nhân lực của DLĐS TP.HCM ngày càng được nâng cao về mặt trình độ. Theo như khảo sát ước tính có hơn 70% đội ngũ nhân viên làm việc trên các du thuyền được đào tạo chuyên về nhà hàng khách sạn, hướng dẫn viên trên các tàu du lịch thì có đến 80% đã có thẻ hướng dẫn, trình độ B tiếng Anh trở lên, đội ngũ lái tàu có nhiều năm kinh nghiệm và 100% có giấy phép. Điều này cho thấy Thành Phố đang tập trung đào tạo phát triển nhân lực du lịch không những đáp ứng cho DLĐS nói riêng và ngành du lịch nói chung. Hiện nay DLĐS Thành Phố đang tập trung đến đối tượng khách châu Á đặc biệt là Nhật Bản, Hàn Quốc. Trong khi đó nhân lực thông thạo ngoại ngữ này còn hạn chế chưa thể đáp ứng nhu cầu hiện tại. Đội ngũ quản lý của DLĐS còn ít kinh nghiệm, chưa được tiếp cận học hỏi kinh nghiệm phát triển DLĐS của các nước.

2.3.6. Hoạt động xúc tiến và quảng bá sản phẩm du lịch đường sông TP. Hồ Chí Minh

Xúc tiến và quảng bá du lịch là một trong những yếu tố quan trọng để du lịch Việt Nam cũng như du lịch đường sông TP. Hồ Chí Minh phát triển

nhanh, mạnh và bền vững. Trong những năm gần đây, nhiều sự kiện, hoat động lễ hội, hội chợ, liên hoan được tổ chức trong và ngoài nước nhằm quảng bá tiềm năng và thế mạnh của du lịch Việt Nam ngày càng chuyên nghiệp và được đầu tư nhiều hơn; như là thực hiện đọan phim quảng bá du lịch Việt Nam trên kênh truyền hình CNN, tham gia hội chợ du lịch thường niên lớn nhất thế giới tại Beclin, Đức (ITB) hay là tổ chức Hội chợ du lịch Việt Nam hằng năm tại Thành Phố Hồ Chí Minh

Tháng 4 năm 2014, ngành du lịch Thành Phố đã tham gia Singapore Yacht Show 2014 để quảng bá cho du lịch đường thủy. Đây cơ hội tốt để các doanh nghiệp và cơ quan xúc tiến du lịch Việt Nam thiết lập mối quan hệ với đối tác cũng như giới thiệu về SPDLĐS đầy tiềm năng của TP. Hồ Chí Minh cho du khách nước ngoài. Bên cạnh đó Thành Phố đang từng bước hoàn thiện sản phẩm này để giới thiệu với du khách thế giới, vì vậy công tác quảng bá hết sức quan trọng. Trong những năm gần đây, SPDLĐS Thành Phố đạt được nhiều kết quả khả quan và du khách ngày càng đông. Đó là nhờ vào công tác xúc tiến, quảng bá sản phẩm du lịch đường sông đang được trú trọng qua các phương tiện: internet, tờ rơi, brochure, các trang web của các công ty du lịch trong nước…cung cấp đầy đủ về tính hấp dẫn của SPDLĐS. Du khách có thể biết thêm nhiều điểm tham quan mới, những chương trình hấp dẫn cùng với những nét đặc trưng văn hóa mà sản phẩm DLĐS mang lại. Tuy nhiên một số nét độc đáo riêng của sản phẩm DLĐS vẫn chưa được giới thiệu hết cho khu khách, ví dụ như về việc hướng dẫn các phương pháp chế biến các món ăn đặc trưng của địa phương. Các lễ hội tổ chức trên sông còn hạn chế về số lượng và quy mô nên chưa phát huy được tính hiệu quả của nó.

2.3.7. Vấn đề an toàn du khách và bảo vệ môi trường sinh thái sông nước

Vấn đề đảm bảo an toàn cho du khách khi tham gia SPDLĐS TP. Hồ Chí Minh rất quan trọng. Vì thế các phương tiện vận chuyển du khách bằng đường

sông đã được kiểm tra kỹ lưỡng trước khi khởi hành. Vấn đề về sức chứa của các tàu đã được nghiên cứu cẩn thận và đảm bảo chở đúng số người theo quy định. Bên cạnh đó các quy định về an toàn đường sông cũng đã được thông báo một cách đầy đủ cho từng du khách như việc mặc áo phao, đeo đai an toàn khi bắt đầu hành trình. Việc phân luồng cho các phương tiện đường thủy gặp một số khó khăn: tình trạng giao thông hỗn loạn trên dòng sông vẫn thường xuyên diễn ra, các loại thực vật thủy sinh như lộc bình phát triển dày đặc gây cản trở tàu thuyền. Mật độ tàu thuyền qua lại trên sông quá lớn do hệ thống cảng biển, công xưởng, xí nghiệp xây dựng dày đặc hai bên bờ sông.

Sông Sài Gòn nằm trong hệ thống sông Đồng Nai - Sài Gòn, lại nằm về hạ lưu, tiếp giáp với cửa biển, chịu sức ép dòng chảy rất lớn từ thượng nguồn và con nước lên xuống. Hơn thế nữa, các cụm công nghiệp lớn của Đông Nam Bộ hiện nay đều nằm phía trên sông Sài Gòn, xả trực tiếp nước thải ra sông làm ô nhiễm nguồn nước. Ô nhiễm môi trường do chất thải của các công ty và người dân thải ra môi trường gây ra nhiều khó khăn cho hoạt động kinh doanh du lịch. Khi thủy triều xuống, mùi hôi thối bốc lên cộng với lượng lớn rác ứ đọng lại gây rất nhiều phản cảm. Môi trường vệ sinh trên sông, dọc kênh rạch của Thành Phố quá kém khiến du khách không thiện cảm khi đi tàu trên sông. Số lượng khách đến với DLĐS ngày càng tăng và các vấn nạn về môi trường cũng gia tăng theo, chủ yếu là do ý thức du khách còn hạn chế: tình trạng vứt rác bừa bãi tại các điểm tham quan, trên sông Sài Gòn gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt của người dân. Khách du lịch chưa hiểu biết nhiều về tầm quan trọng của của môi trường đối với DLĐS.

2.3.8. Đối thủ cạnh tranh của sản phẩm du lịch đường sông TP. Hồ Chí Minh

DLĐS TP. Hồ Chí Minh là sản phẩm du lịch mới, đang được đầu tư khai thác cho nên sẽ có nhiều đối thủ cạnh trạnh. Ở phương diện sản phẩm,

trong luận văn sẽ đề cập đến sản phẩm du lịch đường bộ. Đây là sản phẩm cạnh tranh trực tiếp đến SPDLĐS sẽ ảnh hưởng đến doanh thu và lượng khách tham gia SPDLĐS. Cụ thể du khách khi đến Thành Phố chủ yếu là tour ngắn ngày và loại hình du lịch du khách hay lựa chọn là tham quan các di tích (nhà thờ Đức Bà, Dinh Thống Nhất, bưu điện Thành Phố...), bảo tàng (Hồ Chí Minh, chứng tích chiến tranh), chợ (Bến Thành, chợ Lớn...), các khu vui chơi giải trí (Đầm Sen, Suối Tiên…) tìm hiểu cuộc sống của người dân địa phương thông qua các lễ hội và văn hóa ẩm thực, việc lựa chọn SPDLĐS cũng còn hạn chế do chưa được quảng bá rộng rãi. Hiện nay Thành Phố đang phát triển hệ thống hạ tầng rất thuận lợi cho du lịch đường bộ, đặc biệt là các tuyến đường vành đai: đại lộ Võ Văn Kiệt, đại lộ Đông Tây nối liền với các quận ngoại thành rút ngắn thời gian di chuyển và tránh được ùn tắc. Các tuyến cao tốc cũng đã hoàn thành như Sài Gòn - Trung Lương, Sài Gòn - Long Thành - ngã ba Dầu Dây rất thuận lợi để nối tour với các tỉnh thành như Đồng Nai, Vũng Tàu và các tỉnh miền Tây. Hệ thống nhà hàng khách sạn Thành Phố sang trọng và đẳng cấp với nhiều khách sạn 5 sao phù hợp với du khách quốc tế khi đi du lịch công vụ; đáp ứng được nhu cầu nghỉ dưỡng và ăn uống của du khách. Đây là những yếu tố cạnh tranh đối với SPDLĐS nhưng khi biết tận dụng sẽ tạo ra một chương trình du lịch hết sức đặc sắc kết hợp vừa đường bộ vừa đường sông sẽ mang lại cảm giác mới lạ và thích thú cho du khách.

2.4. Đánh giá thực trạng phát triển sản phẩm du lịch đường sông TP. Hồ Chí Minh bằng phương pháp SWOT

2.4.1. Những cơ hội

- Trong những năm gần đây du lịch đường sông đang trở thành xu hướng mới nên có sức hút mạnh mẽ đối với du khách.

- Khu vực châu Á- Thái Bình Dương đang là thị trường đang được nhiều khách du lịch lựa chọn.

- Nhu cầu đi du lịch của người dân ngày càng cao.

Xem tất cả 132 trang.

Ngày đăng: 10/09/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí