Các Sản Phẩm Du Lịch Đường Sông Tại Tp. Hồ Chí Minh

+ Ảnh hưởng của chế độ bán nhật triều trên sông Sài Gòn đến DLĐS

Về thủy văn hầu hết các sông rạch TP. Hồ Chí Minh đều chịu ảnh hưởng dao động triều bán nhật của biển Ðông. Mỗi ngày, nước lên xuống hai lần, theo đó thủy triều thâm nhập sâu vào các kênh rạch trong Thành Phố, gây nên tác động không nhỏ đối với du lịch đường sông, sản xuất nông nghiệp và hạn chế việc tiêu thoát nước ở khu vực nội thành. Mực nước triều bình quân cao nhất là 1,1m. Tháng có mực nước cao nhất là tháng 10-11, thấp nhất là các tháng 6-7. Về mùa khô, lưu lượng của nguồn các sông nhỏ, độ mặn 4% có thể xâm nhập trên sông Sài Gòn đến Lái Thiêu, có năm đến tận Thủ Dầu Một và trên sông Ðồng Nai đến Long Ðại. Mùa mưa lưu lượng của nguồn lớn, nên độ mặn bị đẩy lùi ra xa hơn và độ mặn bị pha loãng đi nhiều. Vào mùa mưa, lượng nước được điều tiết giữ lại trên hồ, làm giảm thiểu khả năng úng lụt đối với những vùng trũng thấp nhưng ngược lại nước mặn lại xâm nhập vào sâu hơn. Việc phát triển các hệ thống kênh mương, đã có tác dụng nâng cao mực nước ngầm trên tầng mặt lên 2-3m, tăng thêm nguồn cung cấp nước phục vụ cho sản xuất, sinh hoạt của người dân Thành Phố.

Qua việc đánh giá chế độ bán nhật triều trên sông Sài Gòn cho thấy được tác động lớn đến du lịch đường sông: thủy triều xuống sẽ ảnh hưởng đến sự di chuyển của tàu thuyền, việc vận chuyển khách gặp rất nhiều hạn chế khi đi vào những con kênh để tham quan và khó khăn khi tàu cặp bến do mực nước thấp. Nếu thủy triều lên cao sẽ gây khó khăn cho tàu thuyền lớn khi di chuyển qua những cây cầu có độ tĩnh không thấp. Vì vậy DLĐS phụ thuộc rất nhiều vào chế độ bán nhật triều của sông Sài Gòn, phải lựa chọn mực nước phù hợp để đảm bảo chuyến du ngoạn trên các tuyến sông được tốt nhất.

2.2.2.3. Hệ thống động thực vật

Rừng ngập mặn Cần Giờ là lá phổi xanh của TP. Hồ Chí Minh, là trung tâm dự trự sinh quyển của thế giới, hệ thống động thực vật tại đây rất phong phú và đa dạng. Rừng ngập mặn Cần Giờ phát triển dựa trên sự lắng đọng và

bồi tụ của phù sa đưa từ sông Sài Gòn - Đồng Nai đến hạ lưu là sông Lòng Tàu và sông Ngã Bảy, sông Đồng Tranh - sông Nhà Bè và sông Soài Rạp. Riêng rừng ngập mặn Vàm Sát có một hệ thống động thực vật phong phú và đa dạng như: đước, dừa nước, tràm, bần, sú, vẹt; 63 loài vi sinh vật, 140 loài động vật đáy như tôm, cua, sò ốc, 45 loài cá, 8 loài bò sát, 37 loài chim và một số loài thú như khỉ, chồn... Nơi đây còn có một số loài vật quý hiếm được ghi trong sách đỏ như: cá sấu hoa cà, bồ nông chân xám, rái cá lông mượt.

Hệ thống động thực vật của TP. Hồ Chí Minh khá đa dạng và phong phú nhờ có trung tâm dự trữ sinh quyển của thế giới rừng ngập mặn Cần Giờ. Đây cũng là yếu tố tạo nên sức hấp dẫn cho du lịch Thành Phố đặc biệt là DLĐS. Du khách có thể chọn tuyến DLĐS đến với Cần giờ để tham quan những cánh rừng đước bạc ngàn cùng với các loài động vật như khỉ, cá sấu…bằng cách di chuyển bằng cano, du khách sẽ được len lỏi vào những con sông nhỏ của rừng ngập mặn Cần Giờ để tìm hiểu sinh hoạt của người dân địa phương, đây sẽ là một trải nghiệm mới mẻ và thú vị cho du khách khi tham gia SPDLĐS.

2.2.3. Điều kiện kinh tế, văn hóa, xã hội

Tình hình kinh tế năm 2014 của cả nước nói chung và Thành Phố nói riêng tuy còn khó khăn, thể hiện hàng tồn kho còn cao, sức mua dân cư chưa chuyển biến mạnh, nhưng dấu hiệu phục hồi khá rõ, sản xuất công nghiệp, kim ngạch xuất khẩu, tiêu thụ bất động sản và dư nợ tín dụng đều tăng cao hơn năm 2013. Tổng sản phẩm trên địa bàn ước tăng 9,6% so năm 2013. Dân số bình quân trên địa bàn Thành Phố năm 2014 ước hiện có 8.047,7 ngàn người, tăng 1,36% so với năm 2013. Năm 2014 Thành Phố đã thu hút và giải quyết việc làm 290 ngàn lượt người, vượt 9,45% kế hoạch 18 năm, giảm 1,1% so với năm 2013.

Năm 2014 trung tâm Văn hóa Thành Phố đã đại diện Thành Phố tham dự các cuộc Liên hoan, Hội diễn cấp quốc gia gồm: liên hoan Đờn ca tài tử

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 132 trang tài liệu này.

toàn quốc lần thứ nhất tại tỉnh Bạc Liêu, liên hoan Tiếng hát miền Đông năm 2014, liên hoan Ca trù toàn quốc năm 2014, liên hoan Hát ru, dân ca cổ truyền toàn quốc năm 2014 và 01 cuộc liên hoan do tỉnh thành tổ chức (liên hoan Đờn ca Tài tử Nam Bộ tỉnh Long An lần thứ XX – 2014. [Nguồn: Cục thống kê TP. Hồ Chí Minh năm 2014]

Ngày nay cuộc sống của người dân Thành Phố ngày càng phát triển về cả vật chất và tinh thần, do đó nhu cầu đi du lịch của người dân cũng tăng cao. Tuy nhiên sức chứa của du lịch đường bộ trở nên quá tải, chính vì thế mà DLĐS đã được đưa vào khai thác nhằm giảm tải cho du lịch đường bộ và làm đa dạng SPDL cho Thành Phố. Du khách ngày càng muốn hòa mình với thiên nhiên sông nước, cảm nhận cuộc sống bình yên, sinh hoạt thường nhật của người dân ven sông. Vì vậy SPDLĐS Thành Phố chỉ mới đưa vào hoạt động gần vài năm nay nhưng đã nhận được rất nhiều sự quan tâm của du khách trong và ngoài nước. Nhân lực phục vụ cho du lịch ngày càng được quan tâm phát triển với nhiều trường đào tạo chuyên về du lịch đáp ứng được nhu cầu phát triển của du lịch Thành Phố nói chung và DLĐS nói riêng. Đây là những yếu tố thúc đẩy cho DLĐS phát triển và đáp ứng nhu cầu của du khách ngày càng tốt hơn.

2.3. Thực trạng phát triển sản phẩm du lịch đường sông tại TP. Hồ Chí Minh

Với lợi thế là trung tâm trung chuyển có cảng biển, cảng hàng không quốc tế, TP. Hồ Chí Minh đã thu hút du khách đến trực tiếp. Tuy nhiên lợi thế này đang dần yếu đi bởi nhiều tỉnh thành cũng đang tập trung phát triển cạnh tranh trực tiếp. Vì thế, Thành Phố phải nhanh chóng tạo nên sản phẩm khác biệt, hấp dẫn thì mới giữ được vị trí là trung tâm du lịch lớn nhất của cả nước. Với lợi thế mạng lưới sông ngòi dày đặc Thành Phố đã bắt đầu xây dựng và phát triển SPDLĐS đầy tiềm năng.

2.3.1. Các sản phẩm du lịch đường sông tại TP. Hồ Chí Minh

2.3.1.1. Sản phẩm Du thuyền trên sông Sài Gòn

Du ngoạn trên sông Sài Gòn và ngắm Thành Phố vào ban đêm là SPDL độc đáo và thú vị dành cho du khách khi đến với TP. Hồ Chí Minh. Bến Bạch Đằng vào ban ngày tấp nập xe cộ với khung cảnh nhộn nhịp hối hả của người dân Thành Phố. Các tàu nhà hàng cập bờ ở phía bên kia sông để chờ đêm về bắt đầu trở lại trung tâm Thành Phố thả neo tại bến. Theo khảo sát có khoảng 12 tàu nhà hàng nổi lớn nhỏ đang hoạt động ở khu vực Bến Bạch Đằng - nơi loại hình du lịch này đang thu hút du khách tại TP. Hồ Chí Minh, đặc biệt phải kể đến 4 con tàu lớn đang hoạt động như tàu Sài Gòn, tàu Bến Nghé, tàu Elisa, tàu Vietcruiser.

+ Tàu Sài Gòn: với sức chứa 600 khách, sau thời gian sửa chữa và nâng cấp từ ngày 1/10/2006 tàu nhà hàng nổi Sài Gòn mới hơn, đẹp hơn, trang trọng hơn các loại hình dịch vu đa dạng, hấp dẫn, tầng 1,2 của tàu phục vụ các món Việt – Hoa với thực đơn phong phú có biểu diễn nhạc sống, tiết mục múa lửa hằng đêm, thích hợp cho liên hoan, sinh nhật, tiệc cưới, tầng 3 chuyên phục vụ các món ăn Âu, bar phục vụ các loại thức uống cocktail, biểu diễn nhạc nhẹ, nhạc kèn đón khách vào tối chủ nhật hằng tuần.

+ Tàu Elisa: của Công ty TNHH TM Hào Huy, được đưa vào phục vụ chính thức từ tháng 5/2014, hoạt động hằng đêm cố định tại chỗ, đáp ứng nhu cầu của du khách bất cứ lúc nào. Đây là con tàu nhà hàng lớn nhất Việt Nam với sức chứa hơn 1000 khách cùng ẩm thực mang đậm phong cách Việt, Hoa và Âu sẽ mang đến cho thực khách những giây phút thú vị với tầm nhìn đẹp và rộng.

+ Tàu Bến Nghé: được tổ chức bởi Nam Trip Travel, phục vụ nhiều món ăn Âu Á phong phú được chế biến bởi những nhà đầu bếp chuyên nghiệp, gồm 3 tầng: tầng 1,2 phục vụ chương trình nhạc sống, múa bụng hoặc ảo thuật, tầng 3 phục vụ hòa tấu nhạc dân tộc, múa bụng hoặc ảo thuật với sức chứa khoảng 1000 khách.

+ Tàu Vietcruiser: Vietcruiser là du thuyền trên sông Sài Gòn được đóng bằng gỗ và chạm trỗ bởi những bàn tay nghệ nhân đóng thuyền hàng

đầu Việt Nam; ý tưởng thiết kế sáng tạo từ trống đồng Đông Sơn, mang đậm bản sắc văn hóa Lạc Việt; có chiều dài 39 m, rộng 8.5 m, cao 9 m, gồm 3 tầng: tầng 1 dành cho bếp và các nhân viên nội bộ, tầng 2 được trang bị hiện đại, đầy đủ tiện nghi dành cho du khách yêu thích sự yên tĩnh, tầng 3 thiết kế theo hướng không gian mở nhằm đón những luồng gió từ dòng sông, ngắm cảnh Sài Gòn về đêm lung linh, rực rỡ những ánh đèn. Du thuyền có sức chứa hơn 256 người, chưa bao gồm thủy thủ đoàn và nhân viên phục vụ; du thuyền gỗ đầu tiên sử dụng khung sắt trong khung thuyền tạo sự an toàn cao.

Đến với hành trình này các du thuyền sẽ đưa du khách qua cầu Thủ Thiêm, xuôi dòng sông Sài Gòn qua Bến Nhà Rồng, dọc theo các bến cảng. Du khách sẽ cảm thấy rất thú vị khi được thưởng ngoạn trên con tàu sang trọng và lộng lẫy, chiêm ngưỡng vẻ đẹp về đêm của Thành Phố với những tòa nhà cao tầng được trang trí đèn led lung linh và huyền ảo. Du khách được thả mình với bầu không khí trong lành, được thưởng thức những món ăn ngon theo sở thích riêng của mình trong một khung cảnh lãng mạng cùng những người bạn trong chuyến hành trình. Du khách còn được thư giãn với các tiết mục độc tấu, hoà tấu một số nhạc cụ dân tộc cùng với những tiết mục múa đặc trưng Việt-Chăm-Hoa- K’mer sẽ đem đến những ấn tượng sâu sắc về Sài Gòn, một Thành Phố năng động với một sức sống nhộn nhịp, tươi trẻ. Với đội ngũ nhân viên phục vụ thân thiện, vui vẻ, chu đáo, du khách sẽ được chào đón với nụ cười niềm nở và thân thiện nhất từ khi bước lên tàu. Cùng với giá cả hợp lý, tour ăn tối và thưởng ngoạn cảnh đẹp Sài Gòn về đêm trên du thuyền xứng đáng là tour dành cho du khách trong và ngoài nước trải nghiệm. Chuyến hành trình trên sông Sài Gòn kéo dài khoảng 2-3 giờ đồng hồ giúp du khách tìm hiểu, khám phá vẻ đẹp lung linh và cuộc sống sôi sộng về đêm của TP. Hồ Chí Minh. Mặc dù thời gian ngắn ngủi nhưng chuyến hành trình đã để lại ấn tượng tốt trong lòng du khách. Đây là nét độc đáo của DLĐS Thành Phố, có sự khác biệt với DLĐS ở các địa phương khác và trên thế giới.


Hình 2 2 vẻ đẹp Thành Phố về đêm Nguồn Ảnh chụp của tác giả 25 5 2015 2 3 1 1Hình 2 2 vẻ đẹp Thành Phố về đêm Nguồn Ảnh chụp của tác giả 25 5 2015 2 3 1 2

Hình 2.2: vẻ đẹp Thành Phố về đêm

Nguồn: Ảnh chụp của tác giả (25/5/2015)

2.3.1.2. Các chương trình tour du lịch đường sông đang được khai thác phục vụ du khách

Năm 2013 ngành du lịch TP Hồ Chí Minh đã bắt đầu xây dựng 7 tuyến du lịch 3

Năm 2013 ngành du lịch TP. Hồ Chí Minh đã bắt đầu xây dựng 7 tuyến du lịch đường sông với điểm xuất phát là bến Bạch Đằng. Các tuyến đang được khai thác như sau:


Hình 2.3: Sơ đồ các tuyến du lịch đường sông TP.Hồ Chí Minh

(Nguồn: Tổng công ty du lịch Sài Gòn)

* Chương trình tour du lịch đường sông tầm ngắn: gồm 3 tuyến sử dụng canô du lịch nhỏ, vừa, tốc độ chậm, lượng khách tối đa 20 người/tàu, khoảng cách dưới 30km.

+ Chương trình tour du lịch đường sông nội đô: hướng đi quận 1, 4, 6, 8 theo các tuyến kênh Tẻ, kênh Đôi, Tàu Hủ, Lò Gốm, Bến Nghé. Ðây là những tuyến đi qua khu Phố cổ nhất từ khi Sài Gòn bắt đầu hình thành và phát triển. Các khu phố này tập trung nhiều cảnh quan kiến trúc đặc trưng, tạo dấu ấn về một vùng đất trẻ, năng động, tấp nập trên bến dưới thuyền.

Đoạn sông Sài Gòn đến kênh Tàu Hũ: đây là đoạn sông lớn và sâu nằm giữa trung tâm Thành Phố với cơ sở hạ tầng phát triển. Bến Bạch Đằng dùng cho các tàu thuyền du lịch loại nhỏ, bến Nhà Rồng dành cho các tàu lớn và dài, cảng Ba Son trong tương lai có thể dùng làm cảng hậu cần cho các tàu thuyền du lịch. Các điểm du lịch hấp dẫn ven sông là Cột cờ Thủ Ngữ, Bến Nhà Rồng, Sở Thú, cảnh quan và kiến trúc các toà nhà ven sông... Nơi này trong tương lai là các bến tàu du lịch trung tâm từ đây tỏa ra các tuyến khác trong Thành Phố cũng như các tỉnh và các nước khác. Khó khăn trong việc khai thác đoạn đường sông này là sự quản lý chồng chéo của nhiều cơ quan vận tải trung ương cũng như của Thành Phố và các quận. Sông Sài Gòn chia làm thành nhiều đoạn, mỗi đoạn do một cơ quan trung ương hoặc cơ quan của Thành Phố quản lý. Trên bờ cũng tương tự như vậy: công viên Bạch Đằng và cảng Bạch Đằng do UBND quận 1 quản lý, bến tàu cánh ngầm do Thành Phố quản lý, bến Nhà Rồng do Cảng Sài Gòn... Với nhiều đơn vị quản lý như thế này thì mỗi nơi có một cách quản lý khác nhau và chính vì vậy giữa các cơ quan cần có chính sách quản lý thống nhất chung. Trên đoạn sông này cũng gặp nhiều vấn đề về vệ sinh: rác thải sinh hoạt của những người dân sống trên ghe tàu gây ô nhiễm nguồn nước và mất mỹ quan, thực vật thủy sinh phát triển nhiều gây cản trở lưu thông.

Kênh Tàu Hũ là con kênh lớn của Thành Phố, tàu bè có trọng tải trung bình có thể qua lại. Đây là tuyến đường thủy quan trọng nối Thành Phố với các tỉnh miền tây, phục vụ trao đổi hàng hoá trong khu vực Tây Nam bộ. Con kênh cũng là ranh giới giữa quận 7 và quận 4 nối vào quận 5 kết thúc tại rạch Bến Nghé. DLĐS rất có triển vọng nếu như đoạn kênh này được làm sạch và không có mùi hôi thối. Các nhà dân hai bên bờ được di dời và trên những nền nhà ấy được tổ chức thành các nhà hàng nổi, các cơ sở giải trí về đêm với các cầu tàu thuận lợi cho khách lên xuống an toàn. Khu vực này cũng có thể tạo ra điểm chợ nổi giữa Thành Phố vừa phục vụ cho việc trao đổi hàng hoá vừa là tham quan du lịch. Rạch Bến Nghé nằm bên đại lộ Đông Tây mới và hiện đại nhất của Thành Phố. Cảnh quan hai bên bờ tạo ra cái nhìn của một Thành Phố hiện đại. Đoạn kênh này thích hợp cho việc tổ chức chuyến du lịch tham quan toàn Thành Phố trên sông. Tuy nhiên, cản trở lớn nhất để khai thác đoạn này là lòng rạch nông và còn nhiều cọc xi măng làm nhà sót lại. Đối với doanh nghiệp vận chuyển là phải thiết kế tàu sao cho thuận tiện nhất để di chuyển trên rạch này. Đồng thời có những biển báo ở những chỗ có cọc xi măng để trành tai nạn cho tàu du lịch. Thực tế trên đoạn rạch này thiếu cầu tàu cho du khách tham quan Chợ Lớn. Đây là điểm mua sắm thú vị dành cho du khách nước ngoài, với nhiều mặt hàng đa dạng và phong phú phù hợp với túi tiền du khách. Qua đó du khách nước ngoài có thể hiểu hơn về kiến trúc cũng như cảnh sinh hoạt của ngôi chợ truyền thống Việt Nam.

+ Chương trình tour đi làng Họa Sỹ, hướng đi quận 2 qua rạch Đỉa – rạch Ông – ngã ba Nhà Bè: đây là đoạn kênh nối các quận 4, 7, 8 và huyện Nhà Bè. Trong tuyến này du khách sẽ được chiêm ngưỡng các toà nhà cao và đẹp nhất của Thành Phố, đồng thời tận hưởng không khí trong lành của thiên nhiên sông nước. Đoạn này khá dài và chỉ thích hợp cho tàu loại nhỏ vì cây cầu Kinh Ông có độ tĩnh không thấp. Trước mắt tuyến này chỉ dành cho tàu nhỏ đáy rộng chở khách từ 15 người trở lại. Đoạn kênh này tương đối sạch và

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 10/09/2023