Phát Triển Sản Phẩm Du Lịch Đặc Thù Trong Nước


Eleanor Roosevelt”, “Café Hawai”… Thành công từ kinh nghiệm phát triển những sản phẩm du lịch đặc thù chuyên đề này tập trung vào các nội dung chính sau:

- Nhận diện xu hướng nhu cầu du lịch: nhu cầu thị trường tập trung nhiều vào các tuyến du lịch văn hóa - di sản và sinh thái.

- Xây dựng tuyến du lịch chuyên đề với vai trò quan trọng của chủ đề cốt lõi, thông tin thuyết minh và thuyết minh viên.

- Chủ đề cốt lõi của tuyến du lịch chuyên đề được xác định để kết nối các điểm tham quan, hoạt động du lịch trong một tuyến. Chủ đề phù hợp xu hướng và nhu cầu trải nghiệm của thị trường. Bên cạnh đó, tìm kiếm một số lĩnh vực ở các ngành nghề liên quan thúc đẩy phát triển, tạo hấp dẫn cho tuyến du lịch chuyên đề.

- Thuyết minh viên có vai trò đem đến các giá trị trải nghiệm quan trọng cho du khách, tạo hình ảnh riêng biệt và thương hiệu cho điểm tham quan. Thuyết minh viên tôn vinh giá trị các sản phẩm du lịch qua nội dung thuyết minh và góp phần quản lí, bảo vệ tài nguyên du lịch và định hướng du khách. Kế hoạch thuyết minh, địa điểm dừng chân… của thuyết minh viên làm tăng giá trị trải nghiệm và ghi nhớ của du khách. Để phát triển sản phẩm du lịch “tìm hiểu café Hawai”, chính quyền địa phương đã hình thành đội ngũ hướng dẫn viên quốc gia về café.

- Yếu tố thành công: thuyết minh viên là đối tượng tích cực cùng cộng đồng địa phương phát triển du lịch, xem cộng đồng như đối tác đích thực của hoạt động du lịch… để mang đến chất lượng trải nghiệm cao cho du khách.

• Ở Trung Âu

Từ sáng kiến của Pháp, một dự án gọi vốn ra đời nhằm trùng tu nhiều lâu đài ở miền Trung Châu Âu nằm dọc sông Danube đến biển Baltic tại 4 nước Hungary, Slovakia, Cộng hòa Séc và Ba Lan thành các khách sạn sang trọng phục vụ du lịch. Có khoảng 30-40 dinh thự bảo tồn tính lịch sử và văn hóa lâu đời của vùng đất này. Nguồn vốn huy động từ ngân sách nhà nước đầu tư vào cơ sở hạ tầng với hệ thống sân bay, đường sá hiện đại; nguồn vốn được huy động từ các tổ chức tư nhân giúp tôn tạo lâu đài về kiến trúc, điêu khắc, hội họa. Nơi đây không chỉ lưu trú mà còn trưng bày quốc bảo, biễu diễn nghệ thuật, hòa nhạc cổ điển…

Một trong những kinh nghiệm quí giá về phát triển sản phẩm du lịch đặc thù chuyên đề có thể học hỏi được đó là sự kết nối các điểm trong một tuyến du lịch

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 229 trang tài liệu này.


chuyên đề và bổ sung các hoạt động trải nghiệm tại mỗi điểm du lịch trên lộ trình tham quan. Địa phương cần khai thác các làng nghề truyền thống, lễ hội dân gian và văn hóa ẩm thực để phát triển sản phẩm du lịch đặc thù chuyên đề.

Phát triển sản phẩm du lịch đặc thù tỉnh Phú Yên - 7

1.2.2. Phát triển sản phẩm du lịch đặc thù trong nước

Qua học hỏi kinh nghiệm quốc tế cho thấy các tài nguyên du lịch có thể giống nhau ở nhiều nơi, mức độ hấp dẫn có thể ngang nhau nhưng phân biệt giữa điểm đến và sản phẩm du lịch khác nhau là ở tính văn hóa địa phương và mức độ trải nghiệm thể hiện qua các dịch vụ, tổ chức, sự giao lưu với cộng đồng.

Việt Nam có lợi thế về tài nguyên du lịch. Quá trình phát triển đến nay mới chỉ dựa vào việc khai thác các tài nguyên du lịch theo một hướng. Những sản phẩm du lịch chủ yếu dừng lại ở việc đi tham quan, nghe hướng dẫn, thuyết minh, yếu tố trải nghiệm thực sự còn rất ít như du lịch vùng cao (Tây Bắc, Tây Nguyên); du lịch di sản (Hạ Long, Tràng An, Cố đô Huế, Đô thị cổ Hội An…); du lịch biển đảo (Bắc Trung Bộ, Nam Trung Bộ); du lịch sông nước miệt vườn (Đồng bằng sông Cửu Long)…

Thực tế cho thấy thị trường du khách tìm kiếm sự tương tác với cộng đồng dân cư và trải nghiệm khác biệt. Định hướng phát triển sản phẩm du lịch đặc thù chỉ tiếp cận theo cách thức truyền thống, phát huy giá trị tài nguyên du lịch khác biệt, phát triển cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kĩ thuật và đội ngũ lao động chưa thích nghi với xu hướng và nhu cầu hiện đại. Hệ thống tài nguyên du lịch Việt Nam đa dạng và phong phú, mỗi địa phương, mỗi điểm đến cần thiết kế trải nghiệm thích hợp trên cơ sở tìm hiểu nhu cầu và sở thích thị trường. Ở nhiều địa phương, tài nguyên du lịch tuy dồi dào nhưng loại hình du lịch đơn điệu, sản phẩm du lịch nghèo nàn, dịch vụ du lịch manh mún…; thiếu sự hiện đại, trải nghiệm, chuyên đề trong mỗi sản phẩm du lịch nên chưa đáp ứng đúng mong muốn, sở thích thị trường.

Phú Yên là một trong 8 tỉnh thuộc khu vực Duyên hải Nam Trung Bộ. Các địa phương vùng này có nhiều điểm tương đồng về tài nguyên du lịch và sản phẩm du lịch. Một số tỉnh, thành đã khai thác tốt nguồn tài nguyên du lịch sẵn có để tạo ra các sản phẩm du lịch đặc thù hấp dẫn.

Đà Nẵng chẳng hạn, tập trung phát triển các sản phẩm du lịch đô thị đặc thù gắn với các sự kiện văn hóa du lịch và lễ hội đặc sắc thu hút du khách; thành phố


được du khách biết đến với các tên gọi đặc trưng: thành phố của những cây cầu (cầu Rồng, cầu Quay, cầu Vàng...), thành phố pháo hoa, thành phố đá... Quảng Nam được biết đến là một vùng đất hai di sản, địa phương đã khai thác tối ưu sản phẩm du lịch văn hóa đặc thù gắn với Khu đô thị cổ Hội An, Khu đền tháp Mỹ Sơn và hiện nay vẫn phát huy tốt giá trị nổi bật của nó. Quảng Ngãi tập trung phát triển các sản phẩm du lịch biển đảo đặc thù gắn liền với nền văn hóa Sa Huỳnh độc đáo cùng làng nghề làm muối (Sa Huỳnh), trồng hành tỏi (Lý Sơn) cung cấp cho thị trường du khách và xuất khẩu. Bình Định tuy là tỉnh chỉ bắt đầu phát triển du lịch thời gian gần đây nhưng đã tạo ra một số sản phẩm du lịch văn hóa đặc thù ấn tượng gắn với lễ hội võ cổ truyền Bình Định và hào khí Tây Sơn, làng nghề bánh tráng, bánh ít... Khánh Hòa được du khách biết đến qua tên gọi thành phố biển với sản phẩm du lịch biển đảo đặc thù, đã khai thác lợi thế biển đảo tạo ra sản phẩm du lịch hấp dẫn như festival biển, tour đảo... Bình Thuận tận dụng tốt lợi thế biển cát để tạo ra sản phẩm du lịch biển đảo đặc thù như Mũi Né, Đồi Hồng, Đồi Vàng, Đồi Trắng... chỉ với mỗi đặc trưng là cát đã khai thác vô số sản phẩm du lịch gắn liền sắc màu của cát. Ninh Thuận là vùng đất đầy nắng gió với các sản phẩm du lịch văn hóa đặc thù là du lịch làng nghề trồng nho, táo, nuôi cừu; du lịch làng nghề làm gốm, dệt Chăm; du lịch tâm linh, tín ngưỡng gắn liền với văn hóa Chăm.

Có thể nhận thấy, các tỉnh khu vực Duyên hải Nam Trung Bộ có thế mạnh phát triển sản phẩm du lịch biển đảo - văn hóa đặc thù. Việc khai thác tối ưu lợi thế tài nguyên du lịch khác biệt để phát triển sản phẩm du lịch đặc thù có ý nghĩa cực kì quan trọng trong việc tạo nên nét riêng có của tổng thể chung. Phú Yên là một tỉnh nhỏ, lịch sử phát triển du lịch mới nhất vùng với nguồn tài nguyên du lịch khác biệt phong phú, có thể tạo ra sản phẩm du lịch đặc thù đa dạng, khả năng cạnh tranh cao.

Trong qui hoạch phát triển du lịch của tỉnh Phú Yên, sản phẩm du lịch nằm ở tâm điểm của chiến lược và kế hoạch phát triển. Do quá trình phát triển, xu hướng và nhu cầu thị trường liên tục thay đổi nên địa phương cần phải nghiên cứu, đúc kết, tìm kiếm phương pháp tối ưu phát triển sản phẩm du lịch đặc thù thu hút thị trường. Các thay đổi này đem đến một số nhìn nhận mới trong phát triển sản phẩm du lịch đặc thù là phải hướng đến nhu cầu thị trường và sản phẩm du lịch đặc thù cần có các yếu tố hiện đại, trải nghiệm và chuyên đề.


Tiểu kết chương 1


Chương 1 đã nghiên cứu cơ sở lí luận về sản phẩm du lịch và việc phát triển sản phẩm du lịch đặc thù, trong đó:

Làm rõ những nội dung liên quan đến sản phẩm du lịch và sản phẩm du lịch đặc thù: khái niệm, đặc tính và cơ cấu sản phẩm du lịch; khái niệm, đặc tính, cơ cấu và vai trò sản phẩm du lịch đặc thù; quan niệm về phát triển sản phẩm du lịch và sản phẩm du lịch đặc thù; vai trò của những đối tượng tham gia phát triển sản phẩm du lịch đặc thù; yêu cầu phát triển sản phẩm du lịch đặc thù và điều kiện phát triển sản phẩm du lịch đặc thù.

Trên cơ sở các nội dung liên quan đến sản phẩm du lịch và sản phẩm du lịch đặc thù, đề tài xác định rõ lí luận: sản phẩm du lịch = tài nguyên du lịch (tự nhiên - văn hóa) + dịch vụ du lịch (lữ hành, vận chuyển, lưu trú, ăn uống, tham quan, nghỉ ngơi, vui chơi, giải trí, thể thao, hàng hóa); sản phẩm du lịch đặc thù = tài nguyên du lịch khác biệt (tự nhiên - văn hóa) + dịch vụ du lịch đặc biệt (kĩ thuật - công nghệ khai thác, quản lí du lịch, cộng đồng địa phương) để hỗ trợ nhận diện, phân tích sản phẩm du lịch và sản phẩm du lịch đặc thù.

Dựa vào khái niệm về sản phẩm du lịch đặc thù (Phạm Trung Lương, 2007); cơ cấu sản phẩm du lịch đặc thù (Trần Văn Thông, 2018) và bộ tiêu chí đánh giá điểm du lịch (Nguyễn Minh Tuệ - Vũ Đình Hòa, 2017) đề tài đưa ra bộ công cụ đánh giá sản phẩm du lịch đặc thù qua 5 tiêu chí (tính hấp dẫn về tài nguyên du lịch, tính độc đáo/duy nhất về tài nguyên du lịch, tính nguyên bản về tài nguyên du lịch, tính đại diện về tài nguyên du lịch, sự đặc biệt về dịch vụ du lịch) và theo 5 bước (xác định các tiêu chí đánh giá, xác định điểm cho tiêu chí đánh giá, xác định hệ số cho tiêu chí đánh giá, đánh giá thành phần và tổng hợp, đánh giá mức độ đặc thù).

Đây có thể xem như là điểm mới của đề tài trong đánh giá sản phẩm du lịch đặc thù bằng phương pháp thang điểm tổng hợp, giúp lượng hóa những sản phẩm du lịch đặc thù qua các con số và theo cách tính điểm; từ đó giúp xác định mức độ đặc thù của sản phẩm du lịch ở địa phương.


Chương 1 đã nghiên cứu cơ sở thực tiễn về sản phẩm du lịch và phát triển sản phẩm du lịch đặc thù, trong đó:

Tìm hiểu vấn đề phát triển sản phẩm du lịch đặc thù hiện đại, trải nghiệm và chuyên đề tại một số nước và khu vực trên thế giới như Trung Quốc, Italia, Canada, Australia, Hoa Kì, Trung Âu.

Theo đó, một số quốc gia tập trung phát triển sản phẩm du lịch gắn với các yếu tố thị trường, trải nghiệm, cảm xúc, cá biệt, bền vững (Trung Quốc); thực hiện công nghệ hóa du lịch với việc đầu tư cơ sở hạ tầng hiện đại, cơ sở vật chất kĩ thuật tiên tiến (Italia); trải nghiệm cuộc sống thổ dân (Canada); trải nghiệm thiên nhiên hoang dã (Australia); du lịch văn hóa - di sản và sinh thái (Hoa Kì) hay du lịch khám phá nền văn hóa Phục hưng (Trung Âu)… là những kinh nghiệm quí giá cho phát triển sản phẩm du lịch đặc thù ở các địa phương.

Nghiên cứu việc phát triển sản phẩm du lịch đặc thù ở một số địa phương trong nước: phát triển sản phẩm du lịch đặc thù ở các vùng du lịch và các tỉnh thuộc khu vực Duyên hải Nam Trung Bộ.

Từ 3 nhóm sản phẩm du lịch chủ lực quốc gia đó là: du lịch biển đảo, du lịch sinh thái và du lịch văn hóa (sau này bổ sung thêm du lịch đô thị xây dựng 4 nhóm sản phẩm du lịch chủ lực của giai đoạn 2020 - 2030); một số vùng du lịch tập trung phát triển sản phẩm du lịch đặc trưng: du lịch vùng cao (Tây Bắc, Tây Nguyên); du lịch di sản (Hạ Long, Tràng An, Cố đô Huế, Đô thị cổ Hội An…); du lịch biển đảo (Bắc Trung Bộ, Nam Trung Bộ); du lịch sông nước miệt vườn (Đồng bằng sông Cửu Long)…; các tỉnh Duyên hải Nam Trung Bộ bắt đầu xây dựng sản phẩm du lịch đặc thù thương hiệu địa phương: du lịch đô thị (Đà Nẵng), du lịch di sản (Quảng Nam), du lịch biển đảo (Quảng Ngãi, Phú Yên, Khánh Hòa, Bình Thuận), du lịch văn hóa (Bình Định, Ninh Thuận). Có thể nói bức tranh sản phẩm du lịch đặc thù ở các địa phương, vùng và quốc gia ngày càng trở nên rõ nét.

Kết quả nghiên cứu của đề tài ở chương 1 đã góp phần bổ sung và hoàn thiện hệ thống phương pháp luận, nắm bắt những nhận thức mới và quan điểm mới về phát triển sản phẩm du lịch đặc thù trên thế giới cũng như ở Việt Nam; làm nền tảng cho việc phát triển sản phẩm du lịch đặc thù tại Phú Yên.


Chương 2. ĐIỀU KIỆN PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM DU LỊCH ĐẶC THÙ TỈNH PHÚ YÊN

2.1. Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ

Là 1 trong 8 tỉnh thuộc khu vực Duyên hải Nam Trung Bộ, kết nối với vùng Tây Nguyên, Phú Yên có các đặc điểm tự nhiên và kinh tế - xã hội thuận lợi cho phát triển du lịch và liên kết, hợp tác phát triển sản phẩm du lịch đặc thù.

Trong đó, Phú Yên có các đặc điểm rất đặc trưng về mặt tự nhiên.

Phú Yên nằm gần như vị trí trung tâm khu vực Duyên hải Nam Trung Bộ, có tỉnh lỵ là thành phố Tuy Hòa; giới hạn lãnh thổ từ 12o39’10” đến 13o45’20” độ vĩ Bắc, từ 108o39’45” đến 109o29’20” độ kinh Đông; diện tích tự nhiên 5.045 km², đường bờ biển dài 189km (Địa chí Phú Yên, 2003).

Phú Yên có quốc lộ 1A và tuyến đường sắt Bắc - Nam chạy qua tỉnh, cách Hà Nội 1.160km về phía Bắc và cách Thành phố Hồ Chí Minh 560km về phía Nam. Phía Bắc giáp tỉnh Bình Định, ngăn cách bởi đèo Cù Mông; phía Nam giáp tỉnh Khánh Hòa, ngăn cách bởi Đèo Cả; phía Tây giáp tỉnh Gia Lai bởi Quốc lộ 25 và giáp tỉnh Đắk Lắk bởi Quốc lộ 29; phía Đông tiếp giáp biển Đông.

Phú Yên có 70% diện tích đồi núi, chủ yếu núi trung bình và núi thấp, phần còn lại là vùng đồi gò và vùng đồng bằng ven biển với 3 loại đá chính: granit, bazan, trầm tích và 8 loại đất chính: đỏ vàng, cát biển, mặn - phèn, phù sa, xám, đen, đỏ vàng trên núi, thung lũng dốc tụ (Địa chí Phú Yên, 2003).

Phú Yên có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa với một số hiện tượng thời tiết khá cực đoan: bão, áp thấp nhiệt đới, gió Tây khô nóng, gió Đông Bắc lạnh, sương mù; 3 sông lớn: sông Ba, sông Bàn Thạch và sông Kỳ Lộ; hạ lưu sông Ba có đồng bằng Tuy Hòa rộng lớn nhất miền Trung (500km2); sinh vật phong phú và đa dạng với 130 họ thực vật và 66 họ động vật (Địa chí Phú Yên, 2003).

Ngoài ra, Phú Yên cũng có các đặc điểm kinh tế - xã hội khá nổi bật.

Kinh tế Phú Yên có sự phát triển và tăng trưởng khá ổn định. Tổng sản phẩm nội địa (GDP) tăng trung bình 10%/năm; thu nhập bình quân đầu người đạt 38 triệu đồng/năm (2018), gấp 10 lần so với năm 1989 (giai đoạn mới tách ra khỏi tỉnh Khánh Hòa). Cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch theo hướng tăng dần tỉ trọng ngành dịch vụ và công nghiệp, giảm dần tỉ trọng ngành nông nghiệp. Hiện nay, tỉ trọng


của ngành dịch vụ chiếm khoảng 42%, công nghiệp 35% và nông nghiệp 23%; trong đó, ngành du lịch chiếm tỉ trọng từ 3-5% cơ cấu GDP của tỉnh (Sở Văn hóa Thể thao Du lịch Phú Yên, 2018).

Dân số Phú Yên có khoảng 1 triệu người, tỉ lệ gia tăng tự nhiên giảm từ 2,2% (1989) xuống 1,1% (2018); mật độ dân số trung bình hiện là 160 người/km2 (2018). Địa phương có khoảng 30 dân tộc cùng sinh sống; trong đó tộc người Việt, Chăm, Hoa, Bana và Êđê là những cư dân chiếm số đông và đã sinh sống trên vùng đất Phú Yên từ lâu đời. Sự phân bố dân cư trên địa bàn tỉnh Phú Yên không

đồng đều, dân cư thành thị thấp chỉ có 35%, dân cư nông thôn lên đến 65%.

Như vậy, Phú Yên với vai trò là một bộ phận không thể tách rời khu vực Duyên hải Nam Trung Bộ - Tây Nguyên với nhiều điểm tương đồng và khác biệt về mặt tự nhiên cũng như kinh tế - xã hội sẽ là thế mạnh để xây dựng và phát triển các sản phẩm du lịch đặc thù của địa phương.

2.2. Liên kết, hợp tác phát triển sản phẩm du lịch đặc thù

Trước xu thế cạnh tranh mang tính toàn cầu và Việt Nam tập trung phát triển sản phẩm du lịch đặc thù giúp ta nhận thức được sự cần thiết về tầm quan trọng của liên kết, hợp tác phát triển sản phẩm du lịch đặc thù giữa Phú Yên với khu vực Duyên hải Nam Trung Bộ - Tây Nguyên. Liên kết và hợp tác sẽ tiến tới xây dựng thương hiệu du lịch của toàn vùng với những sản phẩm du lịch đặc sắc và nổi trội. Liên kết, hợp tác sẽ tăng thêm sức mạnh, lực hấp dẫn và tính bền vững cho du lịch khu vực Duyên hải Nam Trung Bộ - Tây Nguyên. Sự gắn kết môi trường tự nhiên - xã hội - kinh tế là tiền đề liên kết, hợp tác phát triển sản phẩm du lịch đặc thù giữa Phú Yên và Duyên hải Nam Trung Bộ - Tây Nguyên.

Các nhân tố tự nhiên

Duyên hải Nam Trung Bộ gồm Thành phố Đà Nẵng và 7 tỉnh: Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận; diện tích tự nhiên 44.376,9 km2 chiếm 13,6% tổng diện tích cả nước. Vị trí: phía Bắc giáp Thừa Thiên Huế; phía Nam giáp Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu; phía Tây giáp Lào và các tỉnh: Lâm Đồng, Đắk Lắk, Đắk Nông, Gia Lai, Kom Tum; phía Đông giáp Biển Đông. Vùng có địa hình đa dạng với biển, đồng bằng, đồi, núi, rừng đan xen sông, suối tạo nên rất nhiều tài nguyên du lịch khác biệt. Nhân tố tự nhiên nổi bật:


phía Tây là dãy Trường Sơn với hệ sinh thái và khu bảo tồn thiên nhiên đặc sắc, phía Đông là biển cả với đường bờ biển dài khoảng 1.200km có nhiều bãi, đầm, vũng, vịnh, mũi, gành. Hệ thống đảo ven bờ: Cù Lao Chàm (Quảng Nam), Lý Sơn (Quảng Ngãi), Cù Lao Xanh (Bình Định), Nhất Tự Sơn (Phú Yên), Đảo Yến (Khánh Hòa); Phú Quý (Bình Thuận)… Hai quần đảo Hoàng Sa (Đà Nẵng) và Trường Sa (Khánh Hòa) là vùng có tài nguyên du lịch biển đảo nổi bật. Đó là những lợi thế to lớn cho phát triển sản phẩm du lịch biển đảo đặc thù. Vùng có khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm, chịu ảnh hưởng sâu sắc của các yếu tố thời tiết bất lợi như mưa bão, lũ lụt, hạn hán… ảnh hưởng trực tiếp hoạt động du lịch biển đảo.

So với Duyên hải Nam Trung Bộ thì Tây Nguyên có số lượng các đơn vị hành chính ít hơn và có ý nghĩa chiến lược về an ninh - quốc phòng của Tổ quốc. Tây Nguyên gồm 5 tỉnh: Lâm Đồng, Đắk Lắk, Đắk Nông, Gia Lai và Kom Tum; diện tích 54,7 nghìn km2 chiếm 16,5% tổng diện tích cả nước. Vị trí: phía Đông giáp vùng Duyên hải Nam Trung Bộ, phía Nam giáp vùng Đông Nam Bộ, phía Tây giáp Lào và Campuchia. Vùng không giáp biển, nằm trên cao nguyên Trường Sơn,

ngã 3 biên giới Việt Nam - Lào - Campuchia thuận lợi liên kết và hợp tác phát triển du lịch giữa các vùng và các nước trong tiểu vùng sông Mê Kông. Vùng có những điều kiện tự nhiên đặc trưng tạo thuận lợi phát triển sản phẩm du lịch đặc thù với địa hình núi cao, cao nguyên xếp tầng, dốc và thoải dần từ Đông sang Tây, nhiều sông chảy về các vùng lân cận, nơi bắt nguồn của những con sông lớn như sông Đồng Nai, Sông Ba, Sêsan… Vùng thuộc khí hậu cận xích đạo, có 2 mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô; nhiệt độ trung bình 200C, ngày và đêm chênh lệch khá lớn.

Tài nguyên thiên nhiên có diện tích đất bazan rộng lớn (2/3 đất bazan cả nước), thích hợp trồng cây ăn quả và các cây công nghiệp dài ngày, có diện tích rừng khoảng 3 triệu ha (29,3% diện tích rừng cả nước)… Các nhân tố tự nhiên của vùng Tây Nguyên là những lợi thế rất lớn để phát triển sản phẩm du lịch đặc thù.

Các nhân tố xã hội

Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ - Tây Nguyên có rất nhiều tộc người cùng sinh sống với trên 15 triệu dân, chiếm gần 20% tổng dân số cả nước. Trong đó vùng Duyên hải Nam Trung Bộ có trên 10 triệu dân, chiếm 10,6% tổng dân số cả nước; vùng Tây Nguyên có số dân hơn 5,7 triệu người, chiếm 6,1% tổng dân số cả nước.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 16/03/2023