Cơ Sở Hạ Tầng, Cơ Sở Vật Chất Kĩ Thuật Du Lịch


• Kèn đá

Kèn đá hiện đang lưu giữ tại Bảo tàng Phú Yên, thuộc phường 7, thành phố Tuy Hòa; thỉnh thoảng được đem lên Tháp Nhạn để hòa tấu với đàn đá trong các buổi sinh hoạt văn hóa - văn nghệ dân gian của người dân địa phương.

Kèn đá, tù và đá, ốc hiệu, cóc đá là những tên gọi khác nhau của 2 hiện vật bằng đá khi thổi phát ra âm thanh được phát hiện ở huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên.

Cho đến thời điểm hiện tại, bộ kèn đá Tuy An là nhạc khí cổ bằng đá thuộc bộ hơi duy nhất được tìm thấy ở Việt Nam. Kết quả nghiên cứu địa chất khu vực này phát hiện kèn đá cho thấy mẫu đá bazan trong vùng có thành phần, kiến trúc, cấu tạo tương đồng với chất liệu đá của kèn đá. Điều này cho phép khẳng định 2 chiếc kèn đá được chế tác từ đá bazan tại chỗ. Dưới góc độ khảo cổ, nhà nghiên cứu Văn Quang Cậy đã xác định: “Đặc điểm nổi bật nhất của 2 “vật lạ” tìm thấy ở xã An Thọ, huyện Tuy An không phải là cái gì khác lạ mà là sản phẩm do con người Tuy An xưa đã tác tạo nên. Người tác tạo 2 vật phẩm này biết cách sử dụng kĩ thuật chế tác đá thuần thục. Người dân Tuy An trước đây đã biết sử dụng nguyên liệu đá bazan, khai thác tại chỗ để tác tạo nên 2 vật phẩm độc đáo này”. Việc ghi nhận và phát huy xứng tầm các giá trị của bộ hiện vật này có nhiều ý nghĩa, góp phần làm phong phú hóa hệ thống di sản văn hóa của dân tộc.

Một điều trùng hợp thú vị là, khi so sánh tần số âm thanh của bộ kèn đá với bộ đàn đá Tuy An, kết quả cho thấy 2 bộ nhạc cụ này có thể hòa tấu được với nhau. Thực tế cho thấy, từ khi được phát hiện đến nay, 2 bộ nhạc cụ đàn đá và kèn đá đã nhiều lần được các nhạc công đương đại biểu diễn hòa tấu thành công, đã tạo ra nhiều sản phẩm âm nhạc hết sức đặc sắc, để lại ấn tượng mạnh mẽ với du khách ở địa phương, trong và ngoài nước.

Có thể nói, dàn đàn đá và bộ kèn đá Tuy An có một giá trị lịch sử - văn hóa tiêu biểu trong kho tàng di sản văn hóa đá ở Phú Yên và Việt Nam; là niềm tự hào của Việt Nam trước bạn bè thế giới trong việc nâng niu và bảo tồn giá trị văn hóa dân tộc, góp phần tôn vinh cội nguồn dân tộc, tạo nên sự thống nhất trong đa dạng, phong phú của văn hóa Việt Nam. Hàng năm, bộ kèn đá cùng với bộ đàn đá Tuy An được Bộ Văn hóa Thể thao Du lịch chọn đi biểu diễn và giao lưu văn hóa nghệ thuật với nước bạn.


• Gốm sứ Quảng Đức

Làng gốm Quảng Đức nằm ở xã An Thạch, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên, cách trung tâm thành phố Tuy Hòa khoảng 30km về phía Bắc.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 229 trang tài liệu này.

Làng gốm tọa lạc tại ngã ba sông Ngân Sơn và sông Cái, phía Bắc giáp sông Cái, phía Nam giáp đầm Ô Loan. Nơi đây có bến đò và cầu Lò Gốm bắc qua sông Ngân Sơn. Hai bên bờ có 2 làng nghề truyền thống nổi tiếng từ xa xưa là Làng lụa Tân Châu và Làng gốm Quảng Đức. Sản phẩm của 2 làng nghề này đã phân phối khắp tỉnh, khu vực miền Trung - Tây Nguyên và Nam Bộ, thậm chí cả nước ngoài (Pháp, Nhật). Do dòng chảy thời gian, làng lụa Tân Châu và làng gốm Quảng Đức vang bóng một thời giờ thành quá vãng. Tiếng thoi đưa làng lụa bên kia sông, lò gốm đỏ lửa bên này sông, cảnh giao thương tấp nập trên bến dưới thuyền hiện đã không còn.

Gốm Quảng Đức là một dòng gốm Chăm được đánh giá cao bởi tính độc đáo so với các dòng gốm cổ khác của người Việt. Qua 20 năm sưu tầm và nghiên cứu gốm Quảng Đức, ông Nguyễn Thanh Hưng cho biết: Làng gốm Quảng Đức được biết đến từ thế kỷ XVII và phát triển rất mạnh vào thế kỷ XVIII, một trong những làng nghề hình thành và phát triển lâu đời nhất tỉnh Phú Yên lúc bấy giờ. Tất cả người dân trong làng Quảng Đức trước đây đều sống bằng nghề làm gốm. Hiện nay Phú Yên có 2 làng nghề gốm trong số 10 làng nghề truyền thống còn hoạt động ở địa phương (Phụ lục 1.8); nhưng gốm Quảng Đức chỉ sản xuất hàng hóa gia dụng phục vụ đời sống người dân nơi đây. Làng nghề gốm Quảng Đức với những giá trị độc đáo cần được khôi phục và phát triển thành sản phẩm du lịch đặc thù phục vụ nhu cầu tham quan và mua sắm của du khách.

Phát triển sản phẩm du lịch đặc thù tỉnh Phú Yên - 10

Tên gọi của gốm Quảng Đức được đặt theo tên của ngôi làng sinh ra nó: làng Quảng Đức. Từ khi ra đời đến nay, gốm Quảng Đức đã có lịch sử trên 300 năm. Gốm Chăm - Quảng Đức có những đặc điểm độc đáo và giá trị nổi bật, không giống với dòng gốm Chăm khác ở khu vực miền Trung Việt Nam.

Về nguyên liệu làm gốm, đất sét được lấy từ vùng An Thạch và An Định. Đây là hai loại đất sét có màu xanh và màu vàng tự nhiên với các đặc tính tươi, mềm và mịn, dễ tạo ra các sản phẩm gốm có màu sắc tươi đẹp tự nhiên.


Về phương pháp chế tạo, đất sét đem ủ, pha chế, sàng lọc, băm nhuyễn… mất thời gian khá lâu để có nguyên liệu đạt tiêu chuẩn làm nên sản phẩm gốm. Gốm được làm bằng cách vuốt tay, dải cuộn, bàn xoay.

Về kĩ thuật nung, lò nung gốm là loại lò bầu có hai ống khói dùng để nung cả 2 loại gốm không tráng men và có tráng men. Khi nung gốm không tráng men, việc sắp xếp sản phẩm được chú ý, tạo sự hợp lí và tận dụng diện tích; sản phẩm lớn nằm bên dưới, sản phẩm nhỏ nằm bên trên, sản phẩm nhỏ nằm ở bên trong sản phẩm lớn; khi nung gốm có tráng men, thợ gốm dùng bao nung. Nghệ nhân làm gốm cho biết: sau khi tạo dáng sản phẩm hoàn chỉnh, thợ gốm cho sản phẩm vào bao nung, bỏ đầy vỏ sò huyết Ô Loan, gọi là phương pháp nung hỏa biến; nhiệt độ lò nung

phải luôn duy trì ở mức 5000C. Sau 3 ngày - 3 đêm nung bằng củi cây chành ngạnh

và mằng lăng, vỏ sò nóng chảy bám vào bề mặt gốm tạo nên sản phẩm gốm có lớp men màu xanh ngọc (do đất sét tạo thành) hòa lẫn với màu huyết dụ (do vỏ sò huyết tạo thành). Trên lớp men còn dính lại một số mảnh vỏ sò chưa nung hết. Điều này tạo nên sản phẩm gốm Quảng Đức có nét riêng biệt, mỗi sản phẩm có một màu men khác nhau, không cái nào giống cái nào và đặc điểm nổi bật nhất là trên rất nhiều sản phẩm gốm sau khi hoàn thiện còn có các vết tích men tan chảy và vỏ sò hiện rõ. Đây là dấu hiệu dùng để nhận dạng dòng gốm Quảng Đức và cũng là đặc điểm để giới chơi cổ vật dễ dàng phân biệt các di vật thuộc dòng gốm Quảng Đức với các dòng gốm Chăm khác ở miền Trung Việt Nam.

Về cách thức trang trí, đa dạng với hoa văn khắc vạch, sóng nước, vòng tròn, vây cá… kết hợp chủ đề “long-lân-quy-phụng”, “tùng-cúc-trúc-mai”, in trực tiếp hoặc đổ khuôn in hoa văn gắn nổi lên sản phẩm. Khuôn in hoa văn gốm được làm từ đất nung, có dạng hình tròn, chữ nhật, bầu dục… Và điểm nổi bật nhất của gốm Quảng Đức chính là việc tráng men trên gốm bằng vỏ sò huyết Ô Loan.

Về chủ đề sản phẩm, dòng gốm này có loại hình khá đa dạng với các kiểu dáng rất phong phú như bát, đĩa, nồi, nậm, bình, hũ, vò, chóe…; đặt biệt sản phẩm dùng đựng rượu như ghè rượu, hồ lô, bình trầu, thủy trì... Ghè rượu Quảng Đức có nhiều kích cỡ và kiểu dáng nhưng tiêu biểu và tinh xảo nhất của dòng gốm này chính là ghè rượu “Brôn” được người Jrai rất quý vì kĩ thuật độc đáo; cách chế tác này còn thấy ở một số thủy trì nhỏ.


Hội đua ngựa Gò Thì Thùng

Hội đua ngựa Gò Thì Thùng diễn ra vào ngày mùng 9 tháng Giêng âm lịch hàng năm tại gò Thì Thùng, nằm ở xã An Xuân, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên, cách trung tâm thành phố Tuy Hòa khoảng 35km về phía Tây Bắc; trên một gò đất rộng, bằng phẳng và mọc đầy cây hoa sim tím.

Ngựa đua là những chú ngựa hằng ngày vẫn thường gắn bó với cuộc sống thồ hàng của người nông dân xứ đồi, chỉ khác là những chú ngựa được chọn đua sẽ khoác lên thân một tấm vải lụa màu để tăng thêm phần trang trọng. Còn kị sĩ là người nông dân thường ngày tay lấm chân bùn, khoác lên mình bộ kị mã rực rỡ và bỗng nhiên một ngày họ trở thành đấu sĩ.

Tuy mùng 9 mới diễn ra hội đua nhưng chiều mùng 8 người ngựa đã nô nức chuẩn bị cho hội đua; từng đoàn ngựa đua, ngựa diễu hành cùng các tay đua đồng có mặt để tập dượt, sẵn sàng cho trận đua ngày hôm sau. Một điều khá thú vị, những chú ngựa đua chủ yếu là ngựa cái mà hằng ngày vẫn chuyên chở nông sản, những chú ngựa đực chỉ ở khu vực ngoài để diễu hành và dự thính. Tình huống đua khá vui nhộn, vì những chú ngựa quen thồ hàng nên có chú chạy được một vòng rồi đứng lại nghỉ mệt, có chú ngựa cái đang chạy thấy ngựa đực không chạy tiếp mà dừng lại; có đánh đuổi thế nào cũng không đua nữa. Không khí vui tươi, rộn ràng trải dài khắp cả vùng đồi sim tím.

Vào sáng sớm mùng 9 Tết, người dân từ nhiều vùng đổ về Gò Thì Thùng. Sau một hồi trống lệnh, đoàn ngựa diễu hành quanh sân để chào mừng khán giả với số lượng lên đến hàng ngàn người. Các kị sĩ chuẩn bị cho cuộc đua, thanh thiếu niên 14 tuổi đến các bậc lão thành 60 tuổi đều góp mặt, cả người và ngựa tuy nghiệp dư nhưng không khí luôn hào hứng, sôi nổi. Tiếng trống hòa vang trong tiếng vỗ tay, reo mừng làm nên không khí ngày hội đua nhộn nhịp. Tất cả làm nên Hội đua ngựa Gò Thì Thùng độc đáo của quê hương Phú Yên.

Hội đua ngựa ở Việt Nam không nhiều, tập trung chủ yếu khu vực miền núi Tây Bắc, phổ biến nhất là Hội đua ngựa Bắc Hà - Lào Cai. Từ miền Trung trở vào miền Nam, chỉ có Hội đua bò vùng Bảy Núi - An Giang là nổi tiếng. Hội đua ngựa Gò Thì Thùng - Phú Yên tuy qui mô không lớn song có ý nghĩa cao trong đời sống văn hóa - tinh thần của người dân địa phương.


• Ẩm thực địa phương

Nói về đặc sản địa phương thì bất kì nơi nào cũng có, mỗi nơi tùy điều kiện tự nhiên, văn hóa mà có các loại hình, sản phẩm ẩm thực khác nhau. Phú Yên thuộc khu vực Duyên hải Nam Trung Bộ, đặc sản địa phương trong vùng gắn với nguồn tài nguyên biển rừng, nên có khá nhiều phần na ná giống nhau. Điều làm nên sự khác biệt chính là cách thức chế biến và thưởng thức ẩm thực đặc sản địa phương. Văn hóa ẩm thực ra đời từ đó, cũng một loại nguyên liệu, nhưng cách chế biến và thưởng thức khác nhau sẽ tạo ra các món ăn và thức uống khác nhau.

- Cá ngừ đại dương (cá bò gù): là món ăn ngon và bổ dưỡng của các nước Châu Á, đặc biệt là Nhật Bản và Đài Loan. Ở các quốc gia này, họ ăn cá sống với rau cải mầm/cải xanh chấm nước tương + mù tạt, gọi là món shasimi. Tại một số vùng biển Việt Nam, người dân cuốn cá sống với rau cải bẹ xanh chấm mù tạt + nước tương + tương ớt kèm lạc rang. Ở Phú Yên, cá ngừ đại dương sau khi đánh bắt được phân loại, chế biến và thưởng thức cầu kì hơn: cá lớn từ 50-60kg sơ chế thành phi lê cá sống, cung cấp thị trường trong và ngoài nước; cá trung từ 30-40kg dùng ăn sống kèm cải xanh, rau thơm, dưa leo, chuối chát, khế chua, cà chua xanh với gừng lát, lạc rang, chấm mù tạt + nước tương + tương ớt, uống cùng rượu cá ngựa, hồng sâm Quán Đế dậy lên vị ngon ngọt của cá, cay nồng của mù tạt và thơm nồng của rượu; cá nhỏ từ 10-20kg nấu mẵn (nấu mặn vừa, lấy nước ăn kèm cơm/bún); Các bộ phận khác của cá còn chế biến thành các món ngon khác như lườn cá nướng muối ớt, lòng cá xào chua ngọt, da cá chiên giòn; độc nhất là món mắt cá chưng cách thủy cùng 8 vị thuốc bắc (nhãn ngừ chưng bát bửu) thơm ngon và bổ dưỡng. Mỗi một mắt cá, to chừng nắm tay, làm sạch, cho vào hủ sành nhỏ, bỏ bát bửu và gia vị vào; thêm gừng, tiêu, ớt tạo vị cay nồng và khử mùi tanh mắt cá, đem chưng cách thủy; sau khi chín, hủ cá được lấy ra, để trên 1 đĩa sứ có sẵn cồn nước, bật lửa lên và ăn khi còn nóng. Dùng kèm món này là rau ghém (các loại rau thơm cắt nhỏ) và bánh tráng nướng, vị cay nồng của mắt cá hòa quyện vị giòn tan của bánh tráng nướng và hương rau thơm ngào ngạt tạo nên dư vị ngất ngây mà ai đã một lần thưởng thức thì không bao giờ quên được.

- Sứa tươi: vùng biển nào cũng có, nhiều nhất từ tháng 3 - 9 âm lịch; là món tươi mát, lành tính và bổ dưỡng. Sứa thường được làm gỏi (nộm): sứa trộn với mắm


ớt tỏi, dừa tươi, hành tây, rau thơm, đậu phộng rang ăn kèm bánh tráng nướng. Ở Phú Yên, sứa còn được chế biến thành món lẩu, nghe có vẻ hoang đường vì sứa là một loài thủy sinh, cơ thể chứa hơn 90% nước và dễ tan trong môi trường tự nhiên, huống chi làm lẩu. Nhưng người dân địa phương đã nghĩ ra cách chế biến và thưởng thức khác lạ, bảo lưu được độ tươi ngon và không hao hụt trong quá trình chế biến: chuẩn bị sẵn nước dùng nóng hổi, nước mắm ớt tỏi, sứa tươi, bún tươi và rau ghém; cho bún và sứa vào chén, bỏ rau ghém bên trên, chan nước dùng lên, ăn kèm với nước chấm. Vị lạnh mát của sứa tươi hòa lẫn với nước dùng nóng hổi tạo nên sự ngon ngọt khác lạ.

- Sò huyết Ô Loan: con khá to (bằng con nghêu), thịt màu hồng xen lẫn màu vàng gạch, dịch huyết đỏ tươi, ăn ngon béo bổ, đặt biệt rất tốt cho người thiếu máu. Sò huyết sau khi bắt về, chà sạch vỏ, ngâm qua nước cơm để hết bùn; có thể ăn kiểu la-cốt (chần sơ qua nước sôi), nướng trên lò than, rang chấy tỏi, xào me; ăn sò khi còn nóng, dùng tay tách nhẹ vỏ, lấy muỗng múc, chấm dung dịch muối tiêu chanh. Lạ nhất là món tiết canh sò huyết, không nơi nào có bởi chỉ sò huyết đầm Ô Loan mới có đủ lượng huyết để làm tiết canh. Sò huyết chà vỏ và ngâm sạch bùn, cạy ra vừa đủ một đĩa, cho hành tây, các loại rau thơm, tiêu hạt, ớt trái và đậu phộng rang bên trên, ăn kèm với bánh tráng nướng và nước mắm ớt tỏi. Tiết canh là món ăn phổ biến ở nhiều vùng miền trong cả nước, được chế biến từ máu tươi một số loại gia súc, gia cầm như tiết canh lợn, tiết canh thỏ, tiết canh ngỗng, tiết canh vịt; và ai cũng biết món ăn này tuy hấp hẫn nhưng không đảm bảo về an toàn thực phẩm và sức khỏe con người. Tiết canh sò huyết lại được chế biến từ thủy sản nên đảm bảo an toàn và tốt cho sức khỏe con người, đặc biệt những người thiếu máu.

Phú Yên có khá nhiều khu ẩm thực đặc sản địa phương, rải rác khắp nơi trong tỉnh; tập trung nhất tại 3 khu vực: Sông Cầu - An Hải (phía Bắc), Sông Ba - Kè Bạch Đằng (trung tâm), Hòa Hiệp - Vũng Rô (phía Nam) thành phố Tuy Hòa. Bất kì nơi nào du khách đến cũng tìm thấy tất cả các đặc sản địa phương và mỗi nơi sẽ có một cách chế biến và thưởng thức riêng. Du khách có thể mua thủy hải sản tươi/khô về làm quà cho gia đình, người thân, bạn bè…


2.4. Dịch vụ du lịch đặc biệt

Có thể nói, ngoài tài nguyên du lịch khác biệt thì Phú Yên hầu như chưa có bất kì một dịch vụ du lịch đặc biệt nào. Các sản phẩm du lịch đang được khai thác trên địa bàn tỉnh chỉ dừng lại ở việc sử dụng những tài nguyên du lịch sẵn có, các dịch vụ du lịch vô cùng hạn chế. Điều này khiến cho tài nguyên du lịch khác biệt bị lãng phí, chưa phát huy hết giá trị khác biệt của chúng. Do vậy, điều kiện về dịch vụ du lịch đặc biệt ở địa phương còn trở ngại.

2.4.1. Kĩ thuật - công nghệ khai thác

Để có thể khai thác tối đa và hiệu quả giá trị khác biệt của tài nguyên du lịch thì cần có những phương tiện kĩ thuật - công nghệ hiện đại, độc đáo làm tăng tính hấp dẫn đối với du khách. Về mặt này, tỉnh Phú Yên chỉ mới khai thác các giá trị khác biệt sẵn có của tài nguyên du lịch mà chưa có sự đầu tư phát triển phương tiện kĩ thuật - công nghệ hiện đại, độc đáo như các địa phương khác: cách dùng ghe, xuồng, bè… di chuyển trên sông và lưu trú homestay khai thác sinh cảnh sinh thái sông nước miệt vườn Đồng bằng sông Cửu Long, thiết kế cáp treo tạo điều kiện cho du khách tham quan núi Bà Nà (Đà Nẵng) và đỉnh Phangsipang (Sa Pa)...

2.4.2. Quản lí du lịch

Đóng vai trò chủ chốt trong suốt quá trình xây dựng, phát triển và khai thác, sử dụng sản phẩm du lịch đặc thù. Hiện nay, đội ngũ quản lí du lịch tỉnh Phú Yên chưa thể hiện được tính chuyên nghiệp trong việc đem lại hiệu quả quản lí cao, nhằm góp phần bảo tồn và phát huy các giá trị khác biệt của tài nguyên du lịch. Quản lí du lịch chưa huy động được các tiềm năng về dịch vụ du lịch và cộng đồng địa phương vào phát triển sản phẩm du lịch đặc thù.

2.4.3. Cộng đồng địa phương

Là một trong những yếu tố cấu thành sản phẩm du lịch đặc thù, cộng đồng địa phương với vai trò chủ thể, chính là người làm ra và hưởng lợi từ việc bán các sản phẩm du lịch đặc thù. Sự tham gia của cộng đồng địa phương sẽ góp phần làm tăng tính hấp dẫn cho sản phẩm du lịch đặc thù; môi trường cộng đồng địa phương có tính văn hóa, thân thiện trong giao tiếp với du khách sẽ đem lại sự cộng hưởng cao cho sản phẩm du lịch đặc thù. Người dân Phú Yên với chất “Nẫu” mộc mạc, hiền hòa sẽ góp phần tạo nên nét đặc thù của sản phẩm du lịch.


2.5. Cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kĩ thuật du lịch

2.5.1. Cơ sở hạ tầng du lịch

• Giao thông vận tải

Hệ thống giao thông đường bộ tỉnh Phú Yên phát triển nhanh chóng với nhiều tuyến đường được xây mới, kết nối các điểm tài nguyên du lịch khác biệt: Tuy Hòa - Vũng Rô, Độc Lập - Long Thủy - Gành Đá Đĩa, QL1A - Gành Đá Đĩa - Bãi Bàng, QL1A - Trung Trinh - Vũng La, Quốc lộ 25 và 29 - Tây Nguyên, Lối đi Hải Đăng - Mũi Điện; thông hầm đường bộ Đèo Cả - Khánh Hòa và Đèo Cù Mông

- Bình Định, rút ngắn khoảng cách di chuyển Phú Yên với Khánh Hòa, Bình Định. Phú Yên có tuyến đường sắt Bắc - Nam chạy qua với tổng chiều dài 117km,

bao gồm 1 ga lớn Tuy Hòa và 7 ga nhỏ. Dự kiến xây dựng tuyến đường Tuy Hòa - Tây Nguyên, tạo thêm cơ hội liên kết, hợp tác du lịch với khu vực này.

Phú Yên có một số cảng biển nhỏ như cảng Đông Tác, Tuy Hòa... chủ yếu phục vụ cho tàu đánh cá và một cảng lớn là cảng Vũng Rô, có độ sâu trên 10m, thuộc hệ thống cảng biển quốc gia, có thể tiếp nhận tàu trọng tải trên 5.000 tấn. Hiện nay, cảng Vũng Rô đang được đầu tư mạnh đáp ứng yêu cầu tham quan điểm tài nguyên du lịch đường Hồ Chí Minh trên biển và di tích Tàu không số.

Cảng hàng không Tuy Hòa nằm cách trung tâm thành phố khoảng 10km về phía Nam. Nhà ga có công suất phục vụ 550.000 hành khách/năm, trang thiết bị hiện đại và công nghệ hàng không tiên tiến, cung cấp đa tiện nghi đáp ứng nhu cầu du khách, đảm bảo an ninh an toàn, có thể phục vụ 300 hành khách và 2 máy bay A321 trong giờ cao điểm. Hiện nay, các hãng hàng không Vietnam Airline, Vietjet Air, Jestar Pacific và Bamboo đang khai thác đường bay khứ hồi từ Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh đi Tuy Hòa với tần suất 8 lượt/chuyến/ngày.

Như vậy khả năng tiếp cận điểm đến bởi hệ thống giao thông ở tỉnh Phú Yên phát triển theo hướng dịch vụ du lịch, giúp tiếp cận dễ dàng với các điểm tài nguyên du lịch khác biệt và sử dụng hiệu quả những sản phẩm du lịch đặc thù. Tuy nhiên, khả năng cung ứng dịch vụ lúc cao điểm chưa đáp ứng nhu cầu của du khách.

• Thông tin liên lạc

Ở địa phương hiện nay có khoảng 6 nhà cung cấp dịch vụ điện thoại di động, tỉ lệ sử dụng đạt 50 máy/100 dân (2015); dịch vụ internet khá tốt, đường truyền

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 16/03/2023