Cơ Sở Lí Luận Và Thực Tiễn Về Sản Phẩm Du Lịch Và Phát Triển Sản Phẩm Du Lịch Đặc Thù


Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ SẢN PHẨM DU LỊCH VÀ PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM DU LỊCH ĐẶC THÙ

1.1. Cơ sở lí luận

1.1.1. Sản phẩm du lịchsản phẩm du lịch đặc thù

1.1.1.1. Sản phẩm du lịch

• Khái niệm

Từ điển du lịch - Tiếng Đức (1984): “Sản phẩm du lịch là sự kết hợp những dịch vụ và phương tiện vật chất trên cơ sở khai thác các tiềm năng du lịch nhằm cung cấp cho du khách một khoảng thời gian thú vị, một kinh nghiệm trọn vẹn và sự hài lòng”. Từ điển du hành và kĩ nghệ du lịch - Allan Beaver (2002): “Sản phẩm du lịch theo nghĩa hẹp là bất kì thứ gì du khách mua; theo nghĩa rộng là sự kết hợp giữa những gì du khách làm và các cơ sở giải trí, tham quan, các phương tiện và dịch vụ mà du khách sử dụng để làm cho nó thành hiện thực”. Địa lí du lịch, sự sáng tạo, môi trường, nơi chốn và không gian - C.Michael Hall và Stephen J.Page (2006): “Sản phẩm du lịch là tổng thể bao gồm các thành phần không đồng nhất hữu hình và vô hình”. Tổ chức du lịch thế giới (2011): “Sản phẩm du lịch là loại sản phẩm đặc biệt do nhiều dịch vụ và hàng hóa hợp thành với mục đích cơ bản thỏa mãn nhu cầu tiêu thụ của du khách trong quá trình đi du lịch”.

Như vậy, có thể hiểu sản phẩm du lịch bao gồm dịch vụ du lịch, hàng hóa và tiện nghi cung ứng cho du khách; được tạo nên bởi sự kết hợp yếu tố tự nhiên, cơ sở vật chất kĩ thuật và lao động du lịch tại một vùng hay một địa phương nào đó. Hay nói khác hơn, sản phẩm du lịch bao gồm các yếu tố hữu hình (hàng hóa) và vô hình (dịch vụ) cung cấp cho du khách hoặc bao gồm các hàng hóa, dịch vụ và tiện nghi phục vụ du khách. Tính hữu hình thể hiện cụ thể như đồ ăn, thức uống, sản phẩm lưu niệm còn tính vô hình là các loại hình dịch vụ du lịch và dịch vụ bổ trợ khác.

Viện nghiên cứu phát triển du lịch (2008): “Sản phẩm du lịch tổng thể của một điểm đến là sự hòa trộn mang tính qui luật của các giá trị tự nhiên và văn hóa, giá trị vật thể và phi vật thể chứa đựng trong không gian của điểm đến. Sản phẩm du lịch tổng thể sẽ đem lại cho du khách những ấn tượng và cảm xúc đặc trưng nhất về điểm đến”. Luật du lịch Việt Nam (2017): “Sản phẩm du lịch là một tập hợp các dịch vụ trên cơ sở khai thác những giá trị tài nguyên du lịch để thỏa mãn nhu cầu


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 229 trang tài liệu này.

của du khách”. Quản trị chất lượng dịch vụ du lịch - Phạm Xuân Hậu (2010) khẳng định: “... chính những dịch vụ du lịch có chất lượng sẽ tạo nên các giá trị và sức sống lâu dài cho sản phẩm du lịch”.

Rõ ràng, sản phẩm du lịch là sự kết hợp và bổ trợ của tài nguyên du lịch và dịch vụ du lịch. Trong đó, tài nguyên du lịch bao gồm tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch văn hóa; dịch vụ du lịch bao gồm tất cả các dịch vụ như lữ hành, vận chuyển, lưu trú, ăn uống, tham quan, nghỉ ngơi, vui chơi, giải trí, thể thao và hàng hóa nhằm đáp ứng mọi nhu cầu của du khách.

Phát triển sản phẩm du lịch đặc thù tỉnh Phú Yên - 4

• Đặc tính

Tính đặc trưng nổi bật: để tạo ra sự khác biệt với các đối thủ cạnh tranh trên thị trường, sản phẩm du lịch phải có nét đặc trưng nổi bật để tạo ra thương hiệu. Những đặc trưng nổi bật này có thể khai thác từ giá trị các tài nguyên du lịch hoặc chất lượng các loại hình dịch vụ du lịch.

Tính không thể chuyển dịch: sản phẩm du lịch tạo ra thường gắn với yếu tố tài nguyên du lịch tại điểm đến và du khách chỉ có thể sử dụng sản phẩm du lịch này khi đã tới trực tiếp điểm đến mà không thể dùng thử các sản phẩm trước khi quyết định mua hoặc trước khi đi du lịch. Do vậy, công tác xây dựng thương hiệu, quảng bá sản phẩm du lịch đóng vai trò cực kì quan trọng trong việc bán sản phẩm.

Tính không thể dự trữ: là loại sản phẩm dịch vụ, sản phẩm du lịch có tính không thể dự trữ như các sản phẩm vật chất nói chung. Do sản phẩm du lịch không tồn tại quá trình sản xuất lại không biểu hiện bằng các hiện vật cụ thể nên giá trị của nó chuyển dịch từng bước qua quá trình tiêu thụ sản phẩm. Tính không thể dự trữ cho thấy việc sản xuất sản phẩm du lịch và thực hiện giá trị cần căn cứ vào việc mua thực tế của du khách làm tiền đề và động lực phát triển.

Tính tổng hợp, liên kết: tính tổng hợp, liên kết của sản phẩm du lịch được quyết định bởi tính xã hội của hoạt động du lịch. Bởi vậy nó đòi hỏi sự liên kết và hợp tác giữa các doanh nghiệp du lịch, giữa ngành du lịch với những ngành kinh tế

- xã hội khác trong việc phát triển sản phẩm du lịch.

Tính dịch vụ cao, hữu hình thấp: sản phẩm du lịch cơ bản không cụ thể và không tồn tại dưới dạng vật thể. Thành phần chính của sản phẩm du lịch là dịch vụ


du lịch và chiếm 80-90% giá trị, vật chất chỉ chiếm tỉ trọng nhỏ. Đặc tính này cũng qui định tính đồng thời của việc sản xuất và tiêu thụ sản phẩm du lịch.

Tính đồng thời của việc sản xuất và tiêu thụ: phần lớn quá trình tạo nên và tiêu thụ sản phẩm du lịch trùng nhau về không gian và thời gian. Do vậy, để tạo ra sự ăn khớp giữa sản xuất và tiêu thụ là rất khó khăn. Với đặc tính này thì người mua không thể kiểm định chất lượng các sản phẩm du lịch trước khi quyết định mua và tiêu thụ. Họ chỉ có thể đánh giá chất lượng chính xác sau khi đã tiêu thụ sản phẩm. Điều này đặt ra yêu cầu với nhà cung cấp sản phẩm du lịch là phải thường xuyên nghiên cứu, tiếp nhận đánh giá và phản hồi của du khách đối với sản phẩm du lịch. Đây là nhân tố quan trọng để kinh doanh du lịch thành công.

Tính dễ dao động: quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm du lịch sẽ chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố, cho dù thiếu một nhân tố sẽ ảnh hưởng tới toàn bộ quá trình hình thành sản phẩm du lịch, từ đó khiến cho việc sản xuất và tiêu thụ các sản phẩm du lịch trở nên khó khăn hoặc sản phẩm thay đổi so với dự kiến ban đầu. Một số nhân tố tác động như chính sách nhà nước, doanh nghiệp hoặc các tác động của môi trường bên ngoài.

Tính thời vụ: hoạt động du lịch mang tính thời vụ rất rõ ràng. Thời vụ du lịch là khoảng thời gian của chu kì kinh doanh, mà tại đó có sự tập trung cao nhất của cung - cầu du lịch. Tính thời vụ trong du lịch biểu hiện ở 2 mặt đó là tính mùa vụ và tính thời điểm. Tính mùa vụ biểu hiện ở các loại hình du lịch theo mùa như du lịch nghỉ dưỡng biển vào mùa hè, nghỉ dưỡng núi và trượt tuyết vào mùa đông... Tính thời điểm liên quan đến thời gian tổ chức sự kiện du lịch hoặc sự kiện có tác động đến du lịch. Tính thời vụ có tác động lớn đến hoạt động kinh doanh du lịch. Do vậy, để khắc phục được tính thời vụ trong kinh doanh du lịch cần tạo ra dịch vụ du lịch bổ sung hoặc giá trị gia tăng khác.

• Cơ cấu

Sản phẩm du lịch = Tài nguyên du lịch + Dịch vụ du lịch

“Tài nguyên du lịch là tổng thể tự nhiên, lịch sử - văn hóa và thành phần của chúng giúp phục hồi, phát triển thể lực, tinh lực, khả năng lao động và sức khỏe con người được sử dụng trực tiếp hoặc gián tiếp để tạo ra dịch vụ du lịch gắn với nhu cầu ở thời điểm hiện tại hay tương lai và điều kiện kinh tế - kĩ thuật cho phép”


(Pirojnik, 1985). “Tất cả giới tự nhiên - xã hội loài người có sức hấp dẫn du khách, có thể sử dụng cho du lịch, có thể sản sinh hiệu quả kinh tế - xã hội và môi trường đều có thể gọi là tài nguyên du lịch” (Ngô Tất Hổ, 2000). “Tài nguyên du lịch là tổng thể tự nhiên và lịch sử - văn hóa cùng thành phần của chúng có sức hấp dẫn với du khách; đã, đang và sẽ được khai thác, bảo vệ để đáp ứng nhu cầu du lịch một cách hiệu quả và bền vững” (Nguyễn Minh Tuệ - Vũ Đình Hòa, 2017). “Tài nguyên du lịch là cảnh quan thiên nhiên, yếu tố tự nhiên và giá trị văn hóa là cơ sở hình thành sản phẩm du lịch, khu du lịch, điểm du lịch, nhằm đáp ứng nhu cầu đi du lịch. Tài nguyên du lịch gồm tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch văn hóa” (Luật Du lịch Việt Nam, 2017).

Dịch vụ du lịch là tập hợp tất cả các dịch vụ của điểm đến du lịch: lữ hành, vận chuyển, lưu trú, ăn uống, tham quan, nghỉ ngơi, vui chơi, giải trí, thể thao và hàng hóa. Trong đó, một điểm đến du lịch được hiểu: “một vùng không gian địa lí mà du khách ở lại ít nhất một đêm, bao gồm sản phẩm du lịch, dịch vụ cung cấp và tài nguyên du lịch thu hút du khách, có ranh giới hành chính để quản lí và có sự nhận diện về hình ảnh để xác định khả năng cạnh tranh trên thị trường” (Tổ chức Du lịch thế giới - 2011).

1.1.1.2. Sản phẩm du lịch đặc thù

• Khái niệm

Phạm Trung Lương (2007): “Sản phẩm du lịch đặc thù là sản phẩm có các yếu tố hấp dẫn, độc đáo/duy nhất, nguyên bản và đại diện về tài nguyên du lịch cho một lãnh thổ/điểm đến du lịch với những dịch vụ du lịch không chỉ làm thỏa mãn nhu cầu/mong đợi của du khách mà còn tạo được ấn tượng bởi tính độc đáo và sáng tạo”.

Trần Văn Thông (2018): “Việt Nam hiện nay tồn tại đồng thời 3 khái niệm mà nội hàm có vài phần giống nhau và khác nhau đó là sản phẩm du lịch chủ lực, sản phẩm du lịch đặc trưng và sản phẩm du lịch đặc thù”. Trong đó:

Sản phẩm du lịch chủ lực là loại sản phẩm hàng hóa hoặc dịch vụ du lịch có khả năng sản xuất, cung ứng khối lượng lớn với năng lực cạnh tranh cao; trung tâm lan tỏa, lôi kéo ngành nghề khác phát triển; nó có thể là sản phẩm du lịch thể hiện tính đặc thù riêng, mang ý nghĩa văn hóa địa phương hay vùng lãnh thổ. Sản phẩm


du lịch chủ lực có 5 đặc trưng cơ bản: qui mô khối lượng lớn và tính đồng nhất cao, năng lực cạnh tranh quốc tế, tính lan tỏa mạnh, tính đặc thù quốc gia và vùng lãnh thổ, tính an toàn và thân thiện. Ví dụ, Việt Nam xác định 4 sản phẩm du lịch chủ lực đó là du lịch biển đảo, du lịch văn hóa, du lịch sinh thái và du lịch đô thị (Chiến lược phát triển sản phẩm du lịch Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn 2030)

Sản phẩm du lịch đặc trưng là sản phẩm có tính đại diện, khác biệt so với sản phẩm khác nhưng không có tính duy nhất và khác biệt hoàn toàn. Ví dụ, du lịch biển - đảo ở vùng Duyên hải Nam Trung Bộ, du lịch sông nước - miệt vườn ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

Sản phẩm du lịch đặc thù là sản phẩm mang tính khác biệt, duy nhất, độc đáo và đặc sắc, có khả năng phân biệt giữa địa phương này với địa phương khác nhằm thu hút du khách, mở rộng thị trường du lịch, có thể khai thác tốt tài nguyên du lịch, tiềm năng, lợi thế của địa phương để phát triển du lịch một cách bền vững. Ví dụ, sản phẩm du lịch gắn với không gian núi đá vôi Bắc Bộ, sản phẩm du lịch gắn với không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên.

• Đặc tính

Sản phẩm du lịch đặc thù có các đặc tính: tính khác biệt, tính duy nhất, tính độc đáo và đặc sắc; tính khác biệt của sản phẩm du lịch đặc thù được qui định bởi đặc điểm tự nhiên - văn hóa địa phương, nơi sản phẩm du lịch được phát triển; tính duy nhất của sản phẩm du lịch đặc thù là nét khác biệt hoàn toàn so với sản phẩm du lịch khác và các vùng khác; tính độc đáo và đặc sắc của sản phẩm du lịch đặc thù là phương pháp xây dựng và khả năng khai thác sản phẩm du lịch phục vụ du khách để phát triển du lịch địa phương (Trần Văn Thông, 2018).

• Cơ cấu


Hình 1 1 Cơ cấu sản phẩm du lịch đặc thù Trần Văn Thông 2018 Tài nguyên du 1

Hình 1.1. Cơ cấu sản phẩm du lịch đặc thù

(Trần Văn Thông, 2018)


Tài nguyên du lịch khác biệt: tạo nên giá trị cốt lõi của các sản phẩm du lịch đặc thù; được tìm thấy qua quá trình nhận diện/xác định và phân tích/đánh giá tính khác biệt của chúng trong hệ thống tài nguyên du lịch của địa phương. Sự khác biệt về tài nguyên du lịch có thể do thiên nhiên ban tặng (Vịnh Hạ Long - Quảng Ninh, Phong Nha Kẻ Bàng - Quảng Bình…) hay do con người tạo nên (Quần thể kiến trúc cố đô Huế, Khu đô thị cổ Hội An…)

Tài nguyên du lịch khác biệt cấp quốc gia: có tính khác biệt được so sánh toàn quốc và có khả năng tạo nên lực hấp dẫn mạnh mẽ với du khách ở điểm đến (Đỉnh núi Phansipang - Lào Cai, Quần thể danh thắng Tràng An - Ninh Bình, Khu đền tháp Mỹ Sơn - Quảng Nam, Gành Đá Đĩa - Phú Yên…)

Tài nguyên du lịch khác biệt cấp vùng: có tính khác biệt của địa phương trong mối quan hệ so sánh với địa phương khác trong vùng và có khả năng tạo nên lực hấp dẫn mạnh mẽ đối với du khách đến điểm du lịch (Núi Bà Nà - Đà Nẵng, Mũi Đại Lãnh - Phú Yên, Cảnh quan núi Thất Sơn - An Giang, Chợ nổi Cái Răng - Cần Thơ…)

Kĩ thuật - công nghệ khai thác: phương tiện khai thác tài nguyên du lịch khác biệt cần có sự độc đáo, làm tăng tính hấp dẫn với du khách. Ví dụ: để khai thác sinh cảnh sinh thái sông nước miệt vườn ở Đồng bằng sông Cửu Long, người dân sử dụng loại hình lưu trú homestay, phương tiện vận chuyển trên sông như ghe, xuồng, bè… ; để tạo điều kiện cho du khách tham quan núi Bà Nà, Đà Nẵng đầu tư thiết kế hệ thống cáp treo hiện đại và dài nhất khu vực Đông Nam Á; tại Phangsipang - đỉnh núi cao nhất Việt Nam, doanh nghiệp du lịch đầu tư phương tiện vận chuyển cáp treo lên đỉnh núi làm tăng vượt trội lượng du khách đến tham quan.

Dịch vụ du lịch đặc biệt: để có thể khai thác tối ưu giá trị tài nguyên du lịch khác biệt và sử dụng hiệu quả phương tiện kĩ thuật - công nghệ độc đáo cần có các dịch vụ du lịch đặc biệt; dựa vào đội ngũ lao động du lịch chuyên nghiệp như hướng dẫn viên, thuyết minh viên, kĩ thuật viên… trình độ chuyên môn và kĩ năng nghề nghiệp cao, kĩ năng giao tiếp và thái độ phục vụ tốt…

Quản lí du lịch: có vai trò chủ chốt trong quá trình xây dựng, phát triển và khai thác, sử dụng các sản phẩm du lịch đặc thù; nếu như đội ngũ quản lí du lịch chuyên nghiệp sẽ đem lại hiệu quả quản lí cao, góp phần bảo tồn và phát huy các


giá trị của tài nguyên du lịch khác biệt cho phát triển sản phẩm du lịch đặc thù. Quản lí là người huy động tiềm năng về dịch vụ du lịch và cộng đồng địa phương vào phát triển sản phẩm du lịch đặc thù.

Cộng đồng địa phương: sự tham gia của cộng đồng địa phương góp phần làm tăng tính hấp dẫn sản phẩm du lịch đặc thù; môi trường cộng đồng địa phương cần có tính văn hóa, thân thiện trong giao tiếp với du khách sẽ đem lại cộng hưởng cao cho sản phẩm du lịch đặc thù. Là một trong những yếu tố cấu thành sản phẩm du lịch đặc thù, cộng đồng địa phương với vai trò chủ thể, chính là người làm ra và hưởng lợi từ việc bán sản phẩm du lịch đặc thù.

Ở đây, có thể nhận thấy, dịch vụ du lịch đặc biệt không chỉ có vai trò như một trong 5 yếu tố cấu thành sản phẩm du lịch đặc thù mà dịch vụ du lịch đặc biệt còn có ý nghĩa bao quát hơn; nó bao gồm kĩ thuật - công nghệ khai thác độc đáo, quản lí du lịch chuyên nghiệp và văn hóa cộng đồng địa phương, tất cả góp phần tạo nên tính đặc thù của sản phẩm du lịch.

Nếu: Sản phẩm du lịch = Tài nguyên du lịch + Dịch vụ du lịch, thì:

Sản phẩm du lịch đặc thù

= Tài nguyên du lịch khác biệt + Dịch vụ du lịch đặc biệt

Trong đó, tài nguyên du lịch khác biệt bao gồm tài nguyên du lịch tự nhiên khác biệt và tài nguyên du lịch văn hóa khác biệt, tạo ra giá trị cốt lõi của sản phẩm du lịch đặc thù; dịch vụ du lịch đặc biệt là sự tổng hợp của tất cả các yếu tố: kĩ thuật

- công nghệ khai thác, quản lí du lịch và cộng đồng địa phương góp phần làm nên tính đặc thù của sản phẩm du lịch.

• Vai trò

Sản phẩm du lịch đặc thù có khả năng cá biệt hóa du lịch địa phương và điểm đến; tạo ra tính hấp dẫn cao, thu hút thị trường du khách đặc biệt và đại trà; xây dựng hình ảnh du lịch và hình thành thương hiệu du lịch của địa phương và điểm đến; là điểm nhấn của hệ thống sản phẩm du lịch địa phương và điểm đến; tạo sức cạnh tranh cho địa phương và điểm đến; tạo động lực phát triển cho sản phẩm du lịch khác (Trần Văn Thông, 2018). Trong đó:

Sản phẩm du lịch đặc thù cấp quốc gia: sử dụng các tài nguyên du lịch có sự khác biệt của một địa phương trong mối quan hệ so sánh toàn quốc. Các sản phẩm


du lịch này có khả năng thu hút đông đảo thị trường du khách, tạo nên thương hiệu du lịch của điểm đến và mang tính cạnh tranh cao.

Sản phẩm du lịch đặc thù cấp vùng: sử dụng các tài nguyên du lịch có sự khác biệt của một địa phương trong mối quan hệ so sánh với các địa phương khác trong vùng. Sản phẩm du lịch này có thể hấp dẫn du khách trong vùng và các vùng lân cận nhưng không hoàn toàn hấp dẫn toàn quốc và cũng chưa phải là sản phẩm đại diện có khả năng xây dựng thương hiệu du lịch của vùng.

1.1.1.3. Đánh giá sản phẩm du lịch đặc thù

Trên cơ sở thực tiễn du lịch Việt Nam, khái niệm sản phẩm du lịch đặc thù (Phạm Trung Lương, 2007), cơ cấu sản phẩm du lịch đặc thù (Trần Văn Thông, 2018) và bộ tiêu chí đánh giá điểm du lịch (Nguyễn Minh Tuệ - Vũ Đình Hòa, 2017), đề tài đã đưa ra bộ tiêu chí đánh giá sản phẩm du lịch đặc thù. Việc lựa chọn các tiêu chí để đánh giá căn cứ vào nội hàm của khái niệm và cơ cấu về sản phẩm du lịch đặc thù còn cách thức đánh giá dựa trên bộ tiêu chí đánh giá về điểm du lịch.

Bước 1. Xác định các tiêu chí đánh giá

(1) Tính hấp dẫn về tài nguyên du lịch: là yếu tố ban đầu tạo nên sản phẩm du lịch đặc thù, nó quyết định việc lựa chọn sản phẩm của du khách. Sự hấp dẫn là yếu tố có tính tổng hợp được xác định bởi vẻ đẹp của cảnh quan thiên nhiên, yếu tố tự nhiên và những giá trị văn hóa làm cơ sở hình thành sản phẩm du lịch đặc thù. Tiêu chí chia làm 4 cấp:

- Rất hấp dẫn: tài nguyên du lịch có cảnh quan thiên nhiên đẹp, có yếu tố tự nhiên đa dạng và có giá trị văn hóa đặc biệt.

- Hấp dẫn: tài nguyên du lịch có cảnh quan thiên nhiên khá đẹp, có yếu tố tự nhiên khá đa dạng và có giá trị văn hóa đặc sắc.

- Khá hấp dẫn: tài nguyên du lịch có cảnh quan thiên nhiên tương đối đẹp, có yếu tố tự nhiên tương đối đa dạng và có giá trị văn hóa đặc trưng.

- Ít hấp dẫn: tài nguyên du lịch có cảnh quan thiên nhiên ít đẹp, có yếu tố tự nhiên ít đa dạng và có giá trị văn hóa tiêu biểu.

(2) Tính độc đáo/duy nhất về tài nguyên du lịch: là yếu tố xác định mức độ đặc thù của sản phẩm du lịch, giúp phân biệt sản phẩm du lịch đặc thù với sản phẩm du lịch khác. Tính độc đáo/duy nhất về tài nguyên du lịch có thể xem như là tính

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 16/03/2023