Các Sản Phẩm Du Lịch Của Việt Nam Còn Nghèo Nàn Và Chất Lượng Sản Phẩm Thấp

Ngành du lịch phát triển đã thúc đẩy xuất khẩu hàng hoá tại chỗ, tạo thêm ngày càng nhiều việc làm mới. Hiện nay, các sản phẩm thủ công mỹ nghệ được khách quốc tế rất ưa thích và tiêu thụ nhiều hơn. Khách đông, tỷ trọng có sức chi trả cao tăng lên và chất lượng sản phẩm, dịch vụ được cải thiện là những yếu tố quan trọng nâng tỷ lệ giá trị gia tăng của sản phẩm du lịch và tạo thêm nhiều việc làm mới. Hiện nay ngành du lịch góp phần tạo thêm mỗi năm hàng ngàn chỗ làm việc mới và hàng vạn việc làm gián tiếp.

Du lịch đã từng bước được xã hội hoá, góp phần bảo vệ môi trường và thực hiện chính sách xoá đói giảm nghèo, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

2. Những hạn chế đối với ngành du lịch Việt Nam

Bên cạnh những thành tựu to lớn đã đạt được, trong giai đoạn hội nhập hiện nay, ngành du lịch còn tồn tại rất nhiều hạn chế. Hiện tại, Việt Nam đứng thứ 87 về chỉ số năng lực cạnh tranh du lịch trong tổng số 124 nước. Theo đánh giá, chỉ số cạnh tranh này rõ ràng là thấp so với tiềm năng du lịch của Việt Nam. Một số nguyên nhân có thể kể ra là do sản phẩm du lịch Việt Nam còn chưa đa dạng, dịch vụ chưa tốt; nhân lực của ngành còn thiếu và chất lượng thấp; cơ sở hạ tầng yếu kém; hoạt động quảng bá xúc tiến còn chậm chạp và chưa hiệu quả...

2.1. Các sản phẩm du lịch của Việt Nam còn nghèo nàn và chất lượng sản phẩm thấp

Theo số liệu thống kê thì có đến khoảng 70 – 80% khách quốc tế đã đến Việt Nam không quay trở lại lần thứ hai do nguyên nhân là các sản phẩm du lịch quá nghèo nàn. Việt Nam rất thiếu các điểm tham quan du lịch đặc sắc, điểm vui chơi giải trí, khách sạn cao cấp thì quá ít và luôn ở trong tình trạng quá tải.

Các điểm du lịch của Việt Nam chủ yếu còn ở dạng tự nhiên, sự khai thác còn ở mức rất đơn giản nên các sản phẩm du lịch chưa thực sự tận dụng được tiềm năng của đất nước. Các sản phẩm du lịch mang đậm bản sắc văn hoá dân tộc còn ít, chưa tạo được ấn tượng mạnh mẽ và thu hút khách du lịch.

2.2. Ngành du lịch Việt Nam thiếu nguồn nhân lực có trình độ cao và chuyên nghiệp.

Theo Tổng cục du lịch Việt Nam, nhu cầu nhân lực cho du lịch sẽ rất lớn, đặc biệt là nhân lực có trình độ cao. Hiện nay, nguồn nhân lực có trình độ thấp là vấn đề rất đáng lo ngại đối với Ngành du lịch Việt Nam. Không chỉ thiếu về số lượng, nguồn nhân lực du lịch Việt Nam còn yếu cả về chất lượng, yếu về ngoại ngữ mà còn yếu cả về kỹ năng nghề nghiệp.

2.3. Chất lượng cơ sở hạ tầng vẫn yếu kém

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 106 trang tài liệu này.

Cơ sở hạ tầng là một trong những yếu tố rất quan trọng đối với ngành du lịch, tạo nên thành công của ngành du lịch. Hiện trạng cơ sở hạ tầng yếu kém là một trong những nguyên nhân khiến khách du lịch quốc tế khó chịu nhất khi đi du lịch Việt Nam. Tại các thành phố lớn như Hà Nội hay Hồ Chí Minh, tình trạng tắc đường, ắc tắc giao thông gây rất nhiều phiền toái không chỉ đối với khách du lịch quốc tế mà ngay cả khách du lịch nội địa. Các phương tiện giao thông phục vụ khách du lịch tại Việt Nam hiện nay rất đa dạng, song chất lượng phục vụ lại chưa cao. Hiện du khách quốc tế đến Việt Nam chủ yếu là theo đường hàng không. Tuy nhiên, việc thiếu đường bay thẳng đã làm cho chi phí hàng không của Việt Nam cao hơn hẳn so với các nước trong khu vực. Chất lượng của giao thông đường bộ và đường thuỷ cũng không có gì là tiến bộ hơn khi thường xuyên xảy ra tình trạng thiếu phương tiện nghiêm trọng trong các mùa cao điểm.

Ngoài ra, tình trạng thiếu cơ sở lưu trú cũng là một hạn chế rất lớn đối với ngành du lịch Việt Nam, bởi đây là một trong những nhu cầu thiết yếu nhất của

Nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành du lịch Việt Nam trong thời giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế - 10

hoạt động du lịch. Đặc biệt, trong mùa cao điểm hoặc lễ hội, tình trạng thiếu phòng càng trở nên trầm trọng, kéo theo cả sự tăng đột biến của giá phòng.

2.4. Những hạn chế về mặt marketing, quảng bá và tiếp thị thương hiệu du lịch Việt Nam ra quốc tế

Ngày nay, hình ảnh Việt Nam như một điểm đến hấp dẫn, thân thiện đối với du khách quốc tế đã được khắc họa ngày càng rõ nét. Tuy nhiên, việc xúc tiến cung cấp thông tin và quảng bá thương hiệu của Ngành du lịch Việt Nam vẫn còn rất hạn chế. Một phần là do Việt Nam chưa có văn phòng đại diện du lịch tại nước ngoài. Chính vì thế mà các hoạt động quảng bá hình ảnh du lịch Việt Nam ra nước ngoài còn rất hạn chế.

Ngoài ra, Ngành du lịch Việt Nam còn chưa tạo ra được cho mình một thương hiệu thực sự ấn tượng. Khẩu hiệu “Việt Nam - điểm đến của thiên niên kỷ mới” và biểu tượng “Nụ cười Việt Nam” tuy đã có tác động tích cực nhất định tới dịch vụ du lịch của Việt Nam, nhưng vẫn chưa thực sự ấn tượng và cần có sự đổi mới. Du lịch Việt Nam cần phải định vị được sản phẩm du lịch thế mạnh của mình. Thương hiệu du lịch của Singapore là du lịch đô thị, sản phẩm du lịch là vườn cây xanh. Malaixia nổi bật với các điểm mua sắm và du lịch biển. Đặc trưng của du lịch Thái Lan là spa, nghỉ dưỡng, lễ hội... Riêng Việt Nam thì vẫn còn là cái gì đó còn “tiềm ẩn” như khẩu hiệu du lịch “vẻ đẹp tiềm ẩn” vậy.

CHƯƠNG III: CÁC GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÀNH DU LỊCH VIỆT NAM TRONG XU THẾ HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ‌‌


I. QUAN ĐIỂM HỘI NHẬP, ĐỊNH HƯỚNG, MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN DU LỊCH VIỆT NAM

1. Quan điểm hội nhập và phát triển của ngành du lịch

Kể từ sau năm 1986, năm được coi là bắt đầu cho chính sách mở cửa, Việt Nam đã lần lượt gia nhập Tổ chức ASEAN (1995), tham gia ký kết Hiệp định khung về dịch vụ của ASEAN (AFAS), Tham gia Diễn đàn kinh tế Châu á - Thái Bình Dương APEC (1998), ký kết hiệp định thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ (2000). Chủ trương tự do hoá thương mại còn được thể hiện rất rõ trong việc Việt Nam đã được chính thức công nhận là thành viên thứ 150 của Tổ chức thương mại thế giới WTO vào ngày 7/11/2006.

Để thực hiện mục tiêu phát triển dịch vụ, Báo cáo chính trị tại Đại hội Đảng lần thứ 10 đã khẳng định: “Đẩy mạnh tự do hoá thương mại phù hợp với các cam kết hội nhập kinh tế quốc tế. Tạo bước phát triển mới, nhanh và toàn diện thị trường dịch vụ, nhất là những dịch vụ cao cấp, có hàm lượng trí tuệ cao, giá trị gia tăng lớn. Phấn đấu đưa tốc độ tăng trưởng của khu vực dịch vụ cao hơn tốc độ tăng trưởng của GDP. Phát triển mạnh và nâng cao chất lượng hoạt động du lịch, đa dạng hoá các loại hình du lịch. Phát triển nhanh hơn các dịch vụ vận tải, viễn thông, dịch vụ tài chính, ngân hàng, dịch vụ tư vấn...”

Quan điểm phát triển dịch vụ được cụ thể hoá cho ngành du lịch như sau: “Phát triển du lịch thực sự trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn; nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động trên cơ sở khai thác lợi thế về điều kiện tự nhiên, sinh thái, truyền thống văn hoá, lịch sử, đáp ứng nhu cầu du lịch

trong nước và phát triển nhanh du lịch quốc tế, sớm đạt trình độ phát triển du lịch của khu vực. Xây dựng và nâng cấp cơ sở vật chất, hình thành các khu du lịch trọng điểm, đẩy mạnh hợp tác, liên kết với các nước.”

2. Định hướng và mục tiêu phát triển ngành du lịch giai đoạn đến năm 2010 tầm nhìn 2020

Định hướng tổng quát

Phương hướng phát triển ngành du lịch Việt Nam đã được Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX nhấn mạnh: “phát triển nhanh du lịch, đưa du lịch trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn, xây dựng nước ta trở thành một trung tâm thương mại du lịch có tầm cỡ trong khu vực”. Đảng ta cũng chỉ rõ: “tập trung phát triển du lịch văn hoá, lịch sử, cảnh quan môi trường, tạo sức hấp dẫn đặc thù, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc. Nâng cao chất lượng và đa dạng hoá sản phẩm du lịch, thu hút nhiều khách quốc tế, đáo ứng nhu cầu tham quan du lịch ngày càng tăng, tạo công ăn việc làm cho xã hội, góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong sự nghiệp Công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước”.

Mục tiêu cụ thể

Phát triển du lịch nhanh và bền vững, đảm bảo thực hiện đúng quy hoạch, bảo toàn được môi trường tự nhiên, giữ gìn được bản sắc văn hoá dân tộc. Thực hiện đồng bộ các biện pháp nhằm xây dựng và duy trì hình ảnh của quốc gia như một điểm đến hấp dẫn và an toàn trên thị trường. Phát triển du lịch thành một ngành kinh tế mũi nhọn đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế đất nước, phấn đấu đến năm 2020 đưa nước ta thành một nước có ngành du lịch phát triển hàng đầu trong khu vực.

Từ nay đến năm 2010, ngành du lịch Việt Nam phấn đấu lượng khách quốc tế mỗi năm tăng 10 - 20%, đạt 5,5 đến 6 triệu lượt người vào năm 2010; khách nội địa tăng trung bình 15 - 20%/năm và đạt 25 triệu người vào năm

2010. Mục tiêu ngành du lịch thu hút được 10 triệu lượt khách du lịch quốc tế vào năm 2020.

Ngành du lịch phấn đấu đến năm 2010 thu nhập du lịch đạt 4 - 5 tỷ USD, gấp hơn 2 lần so với năm 2005, đưa Việt Nam trở thành quốc gia phát triển về du lịch trong khu vực. Mục tiêu cho đến năm 2020 thu nhập du lịch đạt 10 tỷ USD.

Về tổng sản phẩm du lịch (GDP): phấn đấu năm 2010 đạt 3 tỷ USD, gấp 3,6 lần so với năm 2000. Đảm bảo tốc độ tăng trưởng GDP du lịch bình quân giai đoạn 2006 - 2010 đạt 15,6%.

Về cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch: nâng cấp và xây dựng mới các cơ sở lưu trú đảm bảo đến năm 2010 có 212.000 phòng khách sạn.

Phấn đấu đến năm 2010 tạo thêm 1,4 triệu việc làm trực tiếp và gián tiếp cho ngành du lịch.‌

Phấn đấu đến năm 2020 thu hút 15 tỷ USD vốn đầu tư phát triển du lịch

Nhiệm vụ chủ yếu

- Đa dạng hoá, nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch Việt Nam, bảo vệ tài nguyên môi trường du lịch.

- Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực du lịch.

- Đẩy mạnh tuyên truyền và quảng bá về du lịch ra nước ngoài.

- Tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước về du lịch.

- Thu hút và sử dụng có hiệu quả vốn đầu tư vào ngành du lịch.

II. CÁC GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DU LỊCH VIỆT NAM TRONG XU THẾ HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ

1. Nhóm giải pháp đối với nhà nước

1.1. Tăng cường hỗ trợ và khuyến khích phát triển du lịch như các ngành xuất khẩu khác và đưa ra tầm nhìn dài hạn về đầu tư nhà nước vào phát triển du lịch

Hiện nay, các chính sách của Chính phủ vẫn chưa có cách nhìn nhận và đối xử với du lịch như một ngành xuất khẩu tại chỗ. Một ví dụ điển hình là các dịch vụ du lịch vẫn có mức thuế giá trị gia tăng vào loại cao trong các ngành trong khi một số ngành xuất khẩu khác lại được hoàn thuế giá trị gia tăng đầu vào. Du lịch là một ngành kinh tế quan trọng, là ngành đóng góp tỷ trọng lớn nhất trong tổng kim ngạch xuất khẩu dịch vụ Việt Nam. Vì thế nhà nước cần phải có những chính sách ưu đãi đối với ngành du lịch, như hạ thuế giá trị gia tăng để khuyến khích ngành du lịch phát triển.

Hoàn toàn không nên quan niệm đầu tư phát triển tài nguyên du lịch ở đâu thì phải thu được tiền ở đó. Mục tiêu hàng đầu của khách du lịch là thưởng ngoạn giá trị tinh thần tại các tài nguyên du lịch. Nhu cầu mua sắm hay thậm chí là lưu trú, ăn uống chỉ là phương tiện hay thứ yếu để đạt được mục đích chính. Một ví dụ điển hình là khi đầu tư đường xá, hạ tầng, các quán trưng bày, các điểm, lớp hướng dẫn du khách cách làm gốm miễn phí tại Bát Tràng có thể không đem lại nguồn thu trực tiếp cho người dân Bát Tràng nhưng nó sẽ làm cho chuyến đi du lịch của khách thú vị hơn và người ta sẽ đến Việt Nam nhiều hơn, tiêu dùng nhiều hơn. Hơn nữa đó cũng là cách quảng bá tốt nhất cho sản phẩm gốm Bát Tràng. Nói tóm lại, lợi ích mà xã hội thu được lớn hơn rất nhiều so với số tiền thu được trực tiếp tại Bát Tràng. Chính vì vậy, nhà nước phải đầu tư chứ không thể phó thác cho dân cư địa phương hay các doanh nghiệp tư nhân. Năm 2006, chương trình hành động quốc gia về du lịch giai đoạn 2006 – 2010 vừa được chính phủ phê duyệt và đồng ý bố trí 121,1 tỷ đồng từ ngân sách trung ương, trong đó năm 2006 là trên 27,7 tỷ đồng; từ 2007 – 2010, căn cứ quy định của Luật ngân sách nhà nước và dự toán kinh phí do Tổng cục du lịch lập, Bộ tài chính thẩm định và bố trí theo tiến độ thực hiện.

1.2. Thu hút sự tham gia tích cực và hiệu quả của các doanh nghiệp du lịch cũng như các thành phần khác vào quá trình xây dựng và triển khai kế hoạch chiến lược phát triển du lịch

Trong quá trình xây dựng các chiến lược phát triển du lịch, Tổng cục du lịch Việt Nam cần huy động tối đa sức mạnh trí tuệ của các doanh nghiệp du lịch. Rất nhiều nhà lãnh đạo các doanh nghiệp du lịch có đầy đủ năng lực để đóng góp những ý kiến có giá trị. Ngoài ra, việc tham gia đóng góp ý kiến và xây dựng các chiến lược phát triển du lịch của các doanh nghiệp du lịch là rất quan trọng và cần thiết và quan trọng bởi vì họ là những người trực tiếp, có vai trò chủ chốt trong việc thực hiện các chính sách đó.

Cần tăng cường sự tham gia của tất cả những cá nhân tổ chức liên quan hoặc quan tâm tới ngành du lịch vào quá trình hoạch định chính sách. Những cá nhân hoặc tổ chức này có thể bao gồm khu vực tư nhân, các viện nghiên cứu đào tạo, khách du lịch và người dân địa phương.

Đề nghị các tổ chức quốc tế như Tổ chức Du lịch Thế giới, Hội đồng Du lịch và Lữ hành Thế giới, và các tổ chức chuyên môn quốc tế khác và các nhà tài trợ hỗ trợ kỹ thuật cho quá trình hoạch định chính sách và xây dựng chiến lược, quy hoạch phát triển du lịch tổng thể quốc gia cũng như của từng địa phương.

Thuê các chuyên gia tư vấn, các chuyên gia kỹ thuật thiết kế quy hoạch phát triển du lịch tổng thể quốc gia và của từng vùng, địa phương.

Cải thiện khả năng đánh giá mức độ thỏa mãn của khách du lịch và tác động của phát triển du lịch đối với dân cư để cung cấp thông tin cho các nhà hoạch định chính sách.

1.3. Phát huy vai trò chủ chốt của Tổng cục du lịch trong quá trình phát triển của ngành du lịch Việt Nam

Xem tất cả 106 trang.

Ngày đăng: 09/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí