Bản, Mỹ, Úc, Pháp và một số nước Đông Nam Á như Campuchia, Malaysia, Thái Lan…[20]
Chú trọng mục tiêu phát triển du lịch, năm 2012 cũng là một năm thành công của du lịch Quảng Ninh khi thu hút hơn 7 triệu lượt du khách đến tham quan; trong đó, số lượng du khách quốc tế khoảng 2.300.000 lượt. Doanh thu từ du lịch mang lại cho Quảng Ninh trong năm 2012 khoảng 4.300 tỷ đồng. [27]
Từ việc nghiên cứu thị trường du lịch Việt Nam và Quảng Ninh, thị trường du khách cho hoạt động DLST cho huyện đảo Cô Tô được định hướng như sau:
- Thị trường khách quốc tế: Du khách quốc tế chủ yếu vẫn là những thị trường hiện có của ngành du lịch Việt Nam như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Mỹ, Úc và thị trường các nước Đông Nam Á… Khách du lịch quốc tế đến tham quan du lịch tại huyện đảo Cô Tô có thể đến bằng đường biển hoặc bằng đường bộ theo quốc lộ 18A qua bến cảng Cái Rồng.
- Thị trường khách nội địa: Qua các kênh phương tiện thông tin đại chúng, Cô Tô được biết đến như một điểm du lịch mới, một quần đảo mang vẻ đẹp nguyên sơ, có sức hấp dẫn lớn đối với du khách trong cả nước. Khách du lịch nội địa đến với hoạt động DLST ở quần đảo Cô Tô chủ yếu là khách trong tỉnh và khách từ Hà Nội, Hải Phòng... Ngoài ra còn một số lượng du khách đi theo tour du lịch TP. Hồ Chí Minh - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh. Phương tiện sử dụng chủ yếu là ô tô theo quốc lộ 18A.
Một vấn đề quan trọng trong định hướng thị trường là phải lập kế hoạch tiếp thị cụ thể, hướng tới các đối tác tiềm năng như các công ty lữ hành du lịch trong và ngoài nước, các websites có liên quan đến du lịch sinh thái đồng thời xây dựng chiến lược tiếp thị rò ràng đối với du khách trong nước và quốc tế.
Tuy quần đảo Cô Tô có nhiều điểm du lịch hấp dẫn nhưng do bất lợi về điều kiện địa lý, đi lại khó khăn, còn gặp nhiều hạn chế về hạ tầng kỹ thuật và dịch vụ du lịch nên số lượng khách đến tham quan chưa lớn, không tương xứng với tiềm năng vốn có. Để phát triển du lịch cũng như DLST tại quần đảo Cô Tô, cần có sự thống nhất quản lý để phát triển đồng bộ dịch vụ du lịch và cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch.
57
4.3.3. Định hướng tổ chức không gian du lịch và phát triển sản phẩm du lịch sinh thái
Có thể bạn quan tâm!
- Nhiệt Độ Không Khí Trung Bình, Độ Ẩm Trung Bình Và Lượng Mưa Trung Bình Các Tháng Trong 5 Năm Tại Trạm Cô Tô
- Thống Kê Số Phòng Nghỉ Và Lượng Khách Du Lịch Những Năm Gần Đây
- Cơ Chế Chính Sách Hiện Hành Hỗ Trợ Phát Triển Du Lịch
- Định Hướng Các Hoạt Động Tuyên Truyền Giáo Dục Môi Trường
- Anh/chị Nhận Xét Thế Nào Về Lộ Trình Đi Tới Cô Tô Cũng Như Đến Các Điểm Du Lịch Của Huyện Đảo?
- Theo Anh/chị, Để Nâng Cao Chất Lượng Du Lịch Tại Cô Tô Cần Thiết Phải Nâng Cấp Hay Thay Đổi Phương Tiện Và Dịch Vụ Nào?
Xem toàn bộ 120 trang tài liệu này.
Căn cứ vào điều kiện địa hình, không gian du lịch huyện đảo Cô Tô định hướng theo ba khu vực chính:
- Khu du lịch tại thị trấn Cô Tô: là khu vực được quy hoạch tổ chức các hoạt động du lịch nghỉ ngơi, vui chơi, giải trí với bãi tắm Nam Hải trải dài, đỉnh Cầu Mỵ hùng vĩ… Đây cũng là nơi để du khách đến thăm và dâng hương tưởng niệm Bác Hồ kính yêu tại khu di tích đền thờ Hồ Chủ Tịch uy nghi - cột mốc thiêng liêng đánh dấu chủ quyền của Tổ quốc.
- Xã Đồng Tiến và xã Thanh Lân: là khu vực được quy hoạch tổ chức các hoạt động du lịch cộng đồng với khoảng 40 – 60 hộ dân tham gia loại hình du lịch này.
- Đảo Cô Tô con: là khu vực được quy hoạch tổ chức các hoạt động chèo thuyền kayak, du lịch lặn biển kết hợp nghiên cứu san hô đồng thời là nơi để ngư dân địa phương đưa du khách tham gia các hoạt động khai thác, đánh bắt thủy hải sản.
Dựa trên đặc điểm tài nguyên du lịch và các điều kiện liên quan, sản phẩm du lịch đặc trưng của huyện đảo Cô Tô là DLST, kết hợp cùng với các sản phẩm du lịch sau:
- DLST kết hợp nghỉ ngơi, thư giãn: Phạm vi hoạt động trong khu du lịch nghỉ dưỡng biển đảo. Du khách nghỉ ngơi tại thị trấn Cô Tô hoặc nghỉ đêm trên đảo Cô Tô con. Trong thời gian nghỉ ngơi tại đây, du khách sẽ được sắp xếp tham gia tắm biển và vui chơi giải trí.
- Du lịch văn hóa: Bảo tồn và phát triển các yếu tố văn hóa là một trong những nhân tố thu hút du lịch; trên đảo Cô Tô lớn có khu di tích đền thờ Hồ Chủ tịch, cùng các lễ hội truyền thống hàng năm của người dân trên đảo. Bên cạnh đó, huyện đảo Cô Tô còn tích cực kích cầu du lịch bằng cách tổ chức Tuần lễ văn hóa, thể thao, du lịch để thu hút du khách và toàn dân tham gia.
của họ như tham gia trồng trọt, thu hoạch nông sản, đánh cá, câu mực… cùng các
- Du lịch nông lâm ngư nhiệp và chăm sóc sức khỏe: với ý tưởng từ mô hình “khu nhà ở sinh thái Chalalan” ở Bolivia áp dụng vào điều kiện của xã Đồng Tiến và xã Thanh Lân. Tận dụng các nguồn tài nguyên nông – lâm – ngư nghiệp hình thành các sản phẩm du lịch: liệu pháp chăm sóc sức khỏe, spa, du lịch sinh thái nông nghiệp – ngư nghiệp, du khách sẽ được bố trí đến ở tại nhà dân để trải nghiệm cuộc sống
hoạt động tập thể, hoạt động xã hội tình nguyện trên địa bàn. Qua đó giải quyết khó khăn về phòng ở, nhà nghỉ cho du khách cũng như tạo điều kiện cho nhân dân tăng nguồn thu nhập.
- Du lịch tham quan, khám phá, nghiên cứu khoa học: Những cảnh quan phục vụ du khách tham quan, khám phá phân bố rộng khắp khu vực quần đảo Cô Tô. Với loại hình thám hiểm và du lịch dã ngoại, du khách sẽ được tham gia khám phá hệ sinh thái rừng chòi nguyên sinh, rừng trên đụn cát, thảm thực vật bãi triều; nghiên cứu đa dạng sinh học tại rạn san hô Bắc Vàn; quá trình biến đổi địa chất tại bãi đá Pheralit; quy trình nuôi cấy trai ngọc trên đảo Cô Tô lớn...
4.3.4. Định hướng các tuyến du lịch sinh thái trên đảo Cô Tô
Việc xây dựng các tuyến du lịch có tầm quan trọng rất lớn quyết định sự thành công của DLST tại huyện đảo Cô Tô, đây là những sản phẩm thu hút, quảng bá hình ảnh du lịch tại khu vực đến du khách. Qua các đợt khảo sát, tham vấn cán bộ phòng Văn hóa và Thông tin huyện Cô Tô kết hợp với các kiến thức về DLST, tác giả mạnh dạn đề xuất các loại hình DLST như sau:
- Xây dựng các tuyến dã ngoại thiên nhiên: di chuyển bằng thuyền kết hợp đi bộ tham quan, tìm hiểu vẻ đẹp của các hệ sinh thái.
- Xây dựng các hoạt động khám phá văn hóa bản địa như sinh hoạt cùng người dân, giao lưu văn hóa văn nghệ, tham gia các hoạt động sản xuất của người dân địa phương.
- Phát triển các tour tham quan, nghỉ dưỡng, nghiên cứu khoa học... Cụ thể các tuyến DLST được đề xuất như sau:
Tuyến dã ngoại thiên nhiên – thám hiểm – khám phá: Ngọn Hải đăng – Bãi biển Hồng Vàn – Rừng chòi nguyên sinh – Cảng Bắc Vàn – Đảo Cô Tô con
- Thời gian: 2 ngày 1 đêm.
- Khoảng cách đi bộ: 8 – 9 km đường bộ và đường mòn thiên nhiên.
Đây là một trong những tuyến du lịch đặc trưng của DLST trong rừng, kết hợp cảnh quan biển, với các sản phẩm DLST như: phong cảnh toàn đảo nhìn từ ngọn Hải đăng, nghiên cứu các hệ sinh thái rừng chòi, rạn san hô…, hòa mình vào cảnh quan thiên nhiên đẹp, tham gia vui chơi giải trí và nghỉ đêm trên đảo Cô Tô con... Phương tiện đưa du khách di chuyển trên đảo là xe tuk tuk (khi di chuyển từ trung tâm thị trấn
Cô Tô ra đường mòn dẫn lên ngọn hải đăng); di chuyển bằng cách đi bộ theo đường
mòn thiên nhiên trong rừng khi tham quan các bãi biển, rừng chòi nguyên sinh và rừng trên đảo Cô Tô con; đi thuyền hoặc tàu từ cảng Bắc Vàn sang đảo Cô Tô con.
Xuất phát từ cảng Cái Rồng vào buổi sáng, du khách có thể lựa chọn đi tàu gỗ hoặc tàu cao tốc ra đảo Cô Tô lớn. Với hành trình hơn hai tiếng, du khách sẽ có những trải nghiệm thú vị khi được du ngoạn qua "rừng đảo đá" với nhiều dáng núi kỳ lạ, in bóng xuống mặt biển xanh... Lên tới đảo, sau khi ăn trưa và nghỉ ngơi, xe tuk tuk sẽ đưa du khách tới đường mòn dẫn lên ngọn Hải đăng để bắt đầu cuộc hành trình.
Đi bộ khoảng 500m đường mòn đến độ cao 101m là tới ngọn Hải đăng Cô Tô - địa điểm quan sát lý tưởng vẻ đẹp toàn cảnh của vùng biển đảo với rừng cây xanh ngút ngàn, với những con đường quanh co, bờ biển dài lóng lánh dưới ánh nắng và những tàu cá đang neo đậu tại bến cảng. Hải đăng Cô Tô được xây dựng từ cuối thế kỷ 19 và bắt đầu đi vào hoạt động từ năm 1961, đây là một trong số hơn 30 “con mắt biển đêm” đang hoạt động trên khắp vùng lãnh hải Việt Nam. Tháp đèn có hình trụ, cao 16m với 72 bậc cầu thang.
Rời khỏi ngọn Hải Đăng, du khách đi bộ khoảng 800m đến thăm bãi biển Hồng Vàn nằm ở phía Đông đảo, nơi đây nước lặng êm ả, lăn tăn như nước hồ do có đảo Thanh Lân trải dài nằm chắn gió từ ngoài biển thổi vào, bờ cát trắng mềm mại với những thảm hoa muống biển tím ngắt.
Tiếp theo du khách sẽ đi bộ xuyên qua rừng chòi nguyên sinh. Đây là cánh rừng đặc biệt, ôm trọn cả con đường mòn di chuyển trong rừng bằng các vòm cây cổ thụ hàng trăm năm tuổi. Dọc đường, khách du lịch có thể quan sát nhiều loại cây gỗ thuộc họ trâm, họ bứa, họ thân dầu, họ đậu, long não, lim, giao, bồ hòn, thông, keo... Rừng chòi Cô Tô thuộc loại rừng 3 tầng. Dưới tán rừng là tầng cây bụi với các họ sim, mua, xoài muối, sơn rừng, ngũ gia bì, chân chim... Dưới tầng cây bụi là tầng cỏ quyết với các họ ráy, cau, cỏ dương, thài lài, xạ can, rẻ quạt...
Trong khu rừng, du khách sẽ được tận hưởng không khí trong vắt, trầm mặc đặc trưng của rừng nhiệt đới, được ngắm nhìn quần thể thực vật tự nhiên, được gìn giữ gần như nguyên vẹn, với hàng trăm loài cây cỏ khác nhau, trong đó có nhiều loài dược liệu quý như: hương nhu, sâm đất, thầu dầu tía, sâm sắn, chè khe, chè vằng… Ngoài ra, rừng chòi Cô Tô còn có một số loài cây có thể khai thác, phát triển làm cây cảnh rất đẹp và có giá trị kinh tế cao như Tùng La hán, cây Thèn đen (tên địa phương là cây Cứt chuột), nguyệt quế, si, sộp,… Nếu may mắn, du khách
sẽ bắt gặp những chú khỉ ngộ nghĩnh đang đùa nghịch, những chú sóc thoăn thoắt chuyền cành...
Điểm dừng chân tiếp theo là cảng Bắc Vàn nằm tận cùng mũi Bắc của đảo Cô Tô lớn. Tại Bắc Vàn có thể nhìn thấu trời biển xanh trong, cảnh quan rừng đẹp. Từ đây, du khách lên thuyền sang đảo Cô Tô con.
Đảo Cô Tô con cách Cô Tô lớn chừng 1km. Trước đây là hòn đảo thuần quân sự nên Cô Tô con không có dân cư sinh sống. Hiện nay, phòng Văn hóa – Thông tin của huyện đã thành lập đội dịch vụ du lịch trên đảo chuyên phục vụ các nhóm du khách ưa thích khám phá, mong muốn nghỉ đêm tại đây.
Cô Tô con sở hữu bãi biển đẹp nhất trong quần đảo. Du khách sẽ được thỏa thích tắm biển, tận hưởng cảm giác nằm dài trên bãi cát trắng ngút ngàn tầm mắt. Mặt biển lấp lánh ánh bạc, không một bóng người. Bãi san hô ngầm tuyệt đẹp, nước trong xanh soi rò tận đáy. Tất cả đều mang vẻ đẹp hoang sơ. Du khách tha hồ vui đùa cùng sóng, nước, cát và nắng với các trò chơi như lặn biển ngắm san hô, khám phá HST rừng ngập mặn quanh đảo, câu cá, bơi lội, chèo thuyền kayak...
Đến với Cô Tô con, du khách có thể tự tay chế biến những món ăn đậm đà với nguyên liệu do chính tay mình bắt được. Sò quéo và ốc ở đây nhiều đến mức mỗi lần nước rút sẽ thấy chúng nằm rải rác khắp bờ cát. Sò quéo to và đậm đà, mang theo nguyên vẹn hơi thở mặn mòi của biển. Ốc có thể bắt ở khắp các khe đá trên hòn đảo này. Hà bám đầy trên các bãi đá nổi. Độc đáo và thú vị nhất ở đây là món cháo hà.
Sau khi ăn tối, du khách sẽ tham gia các hoạt động như câu mực trên mảng hay đốt lửa trại và tổ chức ăn đêm trên bờ cát. Du khách có thể lựa chọn cho mình các hình thức nghỉ đêm trên đảo như ngủ lều trên bãi cát hay ngủ trong nhà sàn.
Sáng ngày hôm sau, du khách sẽ đi bộ khám phá rừng trên đảo Cô Tô con. Nơi đây có nhiều loại động vật, thực vật quý, điển hình như thông giẻ, một loại thông quý thường dùng để đóng hòm đạn, vá tàu.
Kết thúc hành trình, du khách lên tàu trở lại đảo Cô Tô lớn, nghỉ ngơi ăn trưa, dạo quanh phố chợ Cô Tô mua quà trước khi quay lại đất liền.
Bố trí cơ sở hạ tầng và dịch vụ du lịch trên tuyến
Đây là tuyến DLST có nhiều hoạt động tiếp cận với thiên nhiên, đi vào khu vực có tính ĐDSH cao của quần đảo, chính vì vậy không nhất thiết phải tác động
nhiều đến các tuyến đường tự nhiên. Tuy nhiên, tại điểm dừng chính là đảo Cô Tô con, cơ sở vật chất hiện tại không đủ đáp ứng nhu cầu tối thiểu về ăn, nghỉ cho du khách, vì vậy cần phải có sự đầu tư, nâng cấp, cụ thể:
- Xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ nhu cầu ăn nghỉ cho du khách: nhà ăn, phòng nghỉ.
- Xây dựng hệ thống các biển chỉ dẫn, một số điểm dừng chân trên tuyến (đoạn từ đường mòn lên ngọn Hải đăng ra bãi biển Hồng Vàn và đường mòn trong rừng chòi), để du khách có thể nghỉ ngơi, thư giãn, ngắm cảnh.
- Đầu tư trang thiết bị sản xuất và cung cấp điện phục vụ du khách nghỉ tại Cô Tô con.
- Bố trí các phương tiện, dịch vụ phục vụ hoạt động khám phá HST rạn san hô, HST rừng ngập mặn...
Tuyến tham quan – nghỉ dưỡng
- Thời gian: 2 ngày, 1 đêm.
- Khoảng cách đi bộ: 1 – 2 km theo đường mòn thiên nhiên.
Tham gia tuyến du lịch này, bên cạnh nghỉ ngơi, ngắm cảnh, du khách sẽ có cơ hội tham gia một số hoạt động cộng đồng như đánh bắt cá, câu mực, giao lưu văn hóa văn nghệ…
Xuất phát từ cảng Cái Rồng, sau khi cập cảng khách Cô Tô du khách sẽ đến thăm và dâng hương tưởng niệm tại Khu Di tích lưu niệm Hồ Chủ Tịch. Ngày 09 tháng 5 năm 1961, Bác Hồ đã ra thăm đảo Cô Tô lớn, thăm đồng muối, động viên và cổ vũ tinh thần đồng bào và nhân dân huyện đảo. Cô Tô lớn là địa danh đầu tiên được Bác Hồ lúc sinh thời đồng ý cho đặt tượng Bác. Và đầu năm 1968, tượng đài Bác Hồ đã được nhà điêu khắc Nguyễn Văn Quế cùng các đồng nghiệp bắt tay vào thực hiện. Tượng được làm bằng chất liệu thạch cao, Lúc đầu, tượng Bác được dựng bán thân, tay phải giơ lên cao vẫy chào như hình ảnh Người đang tươi cười vẫy chào nhân dân khi tới thăm Cô Tô. Tượng cao 1,8m (cả bệ là 4 m). Công trình được khánh thành ngày 22 tháng 5 năm 1968, nhân dịp kỷ niệm ngày sinh lần thứ 78 của Bác. Tháng 6 năm 1976 bức tượng bán thân được thay bằng bức tượng toàn thân với chất liệu bê tông cốt thép. Tượng có chiều cao 4,5m, cả bệ cao 9m nằm cách bờ biển 100m. Tượng đài Bác đứng uy nghiêm, lưng tựa vào núi, tay phải giơ cao vẫy chào, mặt nhìn hướng ra Biển Đông bao la như che chở cho đất và người dân nơi đây. Năm
1996, kỷ niệm ngày sinh lần thứ 106 của Bác, bức tượng Bác bằng bê tông đã được
thay thế bằng chất liệu đá Granit. Giờ đây, tượng Hồ Chủ Tịch ở Cô Tô vẫn được đánh giá là tượng Bác đẹp nhất vùng Đông Bắc. Tượng đài Bác Hồ nằm ở vị trí trung tâm của huyện đảo, là cột mốc linh thiêng đánh dấu chủ quyền biển đảo của Tổ quốc. Năm 2005, cán bộ chiến sĩ và nhân dân các dân tộc huyện Cô Tô đã xây dựng
Khu di tích đền thờ Hồ Chủ Tịch. Năm 2010, Khu di tích đã được đầu tư tôn tạo, mở rộng với tổng diện tích được mở rộng từ 6.500m2 lên trên 62.500m2 bao gồm các hạng mục: khuôn viên tượng đài và đền thờ Bác Hồ, ao cá Bác Hồ, hệ thống hồ điều hoà cùng nhiều hạng mục khác..., đây là một trong những địa điểm đặc biệt quan trọng đã được Bộ Văn hóa - Thông tin cấp Bằng công nhận là di tích lịch sử số 985 - QĐ/VH ngày 07 tháng 5 năm 1997.
Khi đến thăm nơi này, du khách sẽ được nghe giới thiệu về những hiện vật, ngắm hình ảnh Bác và các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước khi đến thăm đảo cùng với những hình ảnh về thành tựu kinh tế, chính trị, quân sự của quân dân trên đảo. Đây cũng là nơi Bác gặp gỡ cán bộ Cô Tô căn dặn một số chủ trương đường lối của Đảng, những mong muốn của Đảng, Chính phủ đối với dân tộc vùng Đông Bắc của Tổ quốc.
Sau khi nhận phòng nghỉ và ăn trưa, buổi chiều du khách sẽ đi tham quan làng nghề nuôi trai cấy ngọc ở phía Đông Nam đảo Cô Tô lớn. Khí hậu, môi trường, điều kiện thủy hải văn... ở quần đảo Cô Tô rất thuận lợi để phát triển nghề nuôi trai cấy ngọc. Ở đây tập trung 3 loài trai ngọc có giá trị là Pinctada maculata, Pinctada maxima và Pedalion quadrangularia. Đây là những loài trai ngọc rất quý và có giá trị xuất khẩu cao. Tại đây áp dụng kỹ thuật nuôi trai lồng bè với phao dây theo phương pháp khoa học kỹ thuật tiến tiến như treo lồng không quá 2,5m để khi thuỷ triều rút, lồng nuôi được nổi lên trên mặt nước hoặc không chạm được vào đáy tránh việc các loài khác sẽ ăn trai hoặc con trai sẽ hớp phải bùn…
Chiều tối, du khách có thể lựa chọn các hình thức giải trí như tắm biển, chèo thuyền kayak (đối với những tour du lịch mùa hè) tại những bãi tắm của đảo như bãi Vàn Chảy, Hồng Vàn, Nam Hải, Bắc Vàn... Nếu không phù hợp với các môn thể thao, du khách cũng có thể đi dạo lên ngọn Hải đăng nằm cao hơn mực nước biển 110m, phóng tầm nhìn bao quát khắp vùng biển đảo, ngắm nhìn cảnh hoàng hôn ở tầm xa hơn và hùng vĩ hơn.
Sau khi nghỉ ngơi, ăn tối, du khách có thể tham gia một số hoạt động cộng đồng như câu mực đêm hoặc đốt lửa trại, giao lưu với thanh niên thị trấn Cô Tô trên bãi biển Nam Hải. Nếu là người ưa thích sự yên tĩnh, du khách có thể lựa chọn ngồi trên xe tuk tuk ngộ nghĩnh chạy vòng quanh đảo hóng gió hoặc đi dạo trên con đường tình yêu được lát gạch đỏ dài khoảng 2km nằm giữa hai hàng phi lao sát biển. Trên đảo Cô Tô lớn chưa có con đường nào được đặt tên, trừ con đường chạy dọc bãi biển Nam Hải, nơi dải rừng nhỏ có thông đuôi ngựa mọc lẫn với phi lao, xen kẽ những mảng xương rồng và hoa vàng, hoa trắng ấp ôm lấy triền cát. Chúng làm bãi biển bớt trống vắng và thêm phần mộng mơ. Nhờ thế mới sinh ra tên gọi khác là bãi tắm tình yêu, với con đường tình yêu chạy men bờ biển, núp mình giữa hai hàng phi lao xanh mướt.
Sáng sớm ngày tiếp theo, xe tuk tuk sẽ đưa du khách đến đỉnh Cầu Mỵ để chiêm ngưỡng cảnh bình minh qua những ngọn cây. Toàn bộ khu vực Cầu Mỵ có hình đuôi chuột, hướng ra biển, nằm phía Nam của đảo Cô Tô Lớn. Tại đây, du khách sẽ được thỏa thích ngắm nhìn, tưởng tượng và chiêm ngưỡng những dải đá pheralit hiện rò với nhiều màu sắc khác nhau. Đá xếp tầng, nhiều màu, hình thù khác lạ, thể hiện rò nét quần thể kiến tạo của tự nhiên tạo nên khung cảnh hấp dẫn du khách khi đến nơi này.
Tiếp theo, du khách sẽ được đến tham quan Trung tâm dịch vụ hậu cần nghề cá Bắc vịnh Bắc Bộ. Nơi đây được khởi công xây dựng từ cuối năm 2008 với diện tích hơn 40 ha có vốn đầu tư 470 tỷ đồng, gồm hai hạng mục đê chắn sóng dài 900m và bến cập tàu đủ chỗ cho 600 tàu, thuyền neo đậu. Công trình này là ước mơ bao đời của ngư dân Cô Tô về nơi tránh trú bão an toàn.
Cuối cùng du khách sẽ lên tàu tại cảng khách Cô Tô trở về Cái Rồng. Trên đường về du khách sẽ có trải nghiệm thú vị khi được du ngoạn qua "rừng đảo đá" với nhiều dáng núi kỳ lạ, in bóng xuống mặt biển xanh...
Bố trí cơ sở hạ tầng và dịch vụ du lịch trên tuyến
- Những bãi tắm cát trắng tự nhiên là tiềm năng du lịch nổi trội của Cô Tô. Tuy nhiên, căn cứ vào các quy định hiện nay, các bãi tắm của huyện Cô Tô là các bãi tắm tự phát, không đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch. Do vậy, cần đầu tư nâng cấp hệ thống giao thông, thành lập đội quản lý bãi tắm (nhân viên bảo vệ, cứu hộ cứu nạn, y