Các Sản Phẩm Du Lịch Còn Đơn Điệu Và Kém Về Chất Lượng

tân và lồng vào được giá trị truyền thống mang tính gợi mở của du lịch Việt Nam. Tuy nhiên, khi nhìn vào thương hiệu du lịch của các nước trong khu vực như Singapore với hình ảnh một đô thị hiện đại; Malaysia nổi bật với các điểm mua sắm và du lịch biển hay Thái Lan ấn tượng với dịch vụ spa, nghỉ dưỡng , lễ hội… mới thấy du lịch Việt Nam thiếu một điểm nhấn. Khẩu hiệu ý nghĩa nhưng những hình ảnh và hoạt động xúc tiến gắn với khẩu hiệu đó chưa thực sự nêu bật được những thế mạnh của du lịch nước nhà. Thêm vào đó, tần suất xuất hiện của khẩu hiệu và biểu tượng du lịch Việt Nam trên các phương tiện thông tin đại chúng thế giới còn khá thấp mà một phần nguyên nhân nằm ở chi phí quảng bá hình ảnh có hạn.

2.3. Các sản phẩm du lịch còn đơn điệu và kém về chất lượng

Tuy đã đa dạng hơn trước nhưng các sản phẩm du lịch của Việt Nam vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu đa dạng của du khách. Đáng chú ý là Việt Nam chưa xây dựng được các sản phẩm đặc thù, mang đậm dấu ấn, độc đáo so với các nước trong khu vực. Trong khi đó, chất lượng của các sản phẩm này chưa cao, nhiều nơi quy trình phục vụ còn thiếu bài bản và tính chuyên nghiệp. Các khu vui chơi giải trí còn thiếu và chưa đạt tiêu chuẩn quốc tế nên chưa thu hút được khách. Hiện tượng mất trật tự, vệ sinh, đeo bám khách du lịch mới chỉ được quan tâm giải quyết ở một số địa phương còn đa số vẫn diễn ra tại các khu du lịch. Bên cạnh đó, chi phí, giá cả lại tỏ ra kém cạnh tranh với khu vực.

2.4. Đầu tư phát triển hạ tầng du lịch chưa tương xứng với tiềm năng

Cơ sở hạ tầng là một trong những yếu tố rất quan trọng đối với ngành du lịch, tạo nên thành công của ngành kinh tế dịch vụ này. Hiện trạng cơ sở hạ tầng yếu kém so với các nước trong khu vực chính là một trong những bất lợi thế lớn nhất để du lịch Việt Nam bắt kịp tốc độ phát triển. Đây cũng là trở ngại khiến cho nguồn tài nguyên du lịch chưa được phát huy xứng tầm, chỉ dừng ở mức độ khá nguyên sơ, thu hút được du khách đến lần đầu nhưng chưa có sức hút kéo khách trở lại những lần tiếp sau.

Trước tiên phải kể tới vấn đề hạ tầng du lịch yếu kém xuất phát chủ yếu từ chất lượng hạ tầng giao thông với hệ thống đường xá thường xuyên ùn tắc và chất lượng các phương tiện giao thông chưa cao. Ngoài ra, tình trạng thiếu cơ sở lưu trú cũng là một hạn chế rất lớn đối với ngành du lịch Việt Nam bởi đây là một trong những nhu cầu thiết yếu nhất của hoạt động du lịch. Đặc biệt, trong mùa cao điểm hoặc lễ hội, tình trạng thiếu phòng càng trở nên trầm trọng kéo theo sự áp đặt về giá phòng khiến không ít du khách bức xúc. Hệ thống khách sạn cao cấp vẫn còn quá ít và luôn trong tình trạng quá tải. Điều kiện thiếu thốn về cơ sở y tế chính là trở ngại để Việt Nam có thể phát triển loại hình du lịch chữa bệnh - loại hình được đánh giá là giàu tiềm năng với nền y học dân tộc, cổ truyền uy tín.

2.5. Chất lượng nguồn nhân lực du lịch vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của ngành

Nhận thức hạn chế về việc đào tạo nguồn nhân lực trong một thời gian dài trước đây chính là nguyên nhân dẫn đến một ngành kinh tế du lịch cũng như nhiều ngành kinh tế khác vẫn còn phụ thuộc nhiều vào nhân công giá rẻ. Trên thực tế, lợi thế mang tính ngắn hạn này chính là trở ngại khi Việt Nam gia nhập WTO khi môi trường cạnh tranh trở nên gắt gao hơn và yêu cầu về dịch vụ du lịch của khách hàng, đặc biệt là nhóm khách hàng khó tính ngày một cao. Tuy nhiên, số lượng lao động làm việc trong lĩnh vực du lịch còn yếu về trình độ nghiệp vụ và hạn chế trong các kỹ năng giao tiếp, mà một trong những rào cản lớn nhất chính là khả năng ngoại ngữ yếu kém. Đây là bất lợi lớn khi ngành du lịch hội nhập và lượng khách du lịch đến Việt Nam ngày càng đa dạng về quốc tịch. Bản thân nhiều cán bộ quản lý còn yếu về chuyên môn là khá phổ biến, dẫn tới hoạt động du lịch chưa mang tầm chiến lược, việc quảng bá cũng thiếu chuyên nghiệp.

Hạn chế trong nhận thức và hiểu biết về truyền thống, văn hóa đất nước, sự thiếu thốn về kỹ năng chuyên môn cùng với khả năng ngoại ngữ

nghèo nàn là những nguyên nhân chính khiến nhân lực du lịch Việt Nam còn có khoảng cách khá xa so với nhân lực du lịch của các nước cạnh tranh trong khu vực. Hàng năm, lượng sinh viên ra trường chưa đáp ứng ngay yêu cầu công việc, phần lớn phải đào tạo lại; lực lượng cán bộ quản lý nhà nước về du lịch còn rất mỏng, hiệu quả công tác quản lý chưa cao. Số lao động trong ngành có tăng nhưng chưa đáp ứng nhu cầu về chất lượng.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 112 trang tài liệu này.

2.6. Về cơ chế quản lý hoạt động du lịch và môi trường pháp lý

Sự nở rộ các loại hình doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực du lịch tại Việt Nam đã góp phần gia tăng mức độ cạnh tranh trên thị trường du lịch nội địa, nhưng cũng đặt ra những thách thức không nhỏ với công tác quản lý các cấp. Thực tế đã cho thấy, sự xuất hiện những công ty du lịch liên doanh với lợi thế về ngoại ngữ và mối quan hệ chặt chẽ với khách hàng đã “nuốt” mất lượng khách du lịch vốn được coi là tiềm năng của du lịch Việt Nam là Hàn Quốc và Nhật Bản. Bên cạnh đó, hiện tượng báo động về các cá nhân hay các công ty du lịch nước ngoài hoạt động “chui” cạnh tranh giành nguồn khách quốc tế do lợi thế giá rẻ hoặc chào bán lại cho các công ty khác nhằm kiếm chênh lệch làm xáo trộn thị trường. Công tác quản lý ở nhiều nơi chưa được siết chặt đã tạo cơ hội cho các công ty hoạt động phi pháp này thôn tính một lượng khách du lịch khá lớn từ các thị trường truyền thống.

Chiến lược thu hút khách du lịch của Việt Nam trong bối cảnh suy thoái kinh tế toàn cầu - 10

Những cải thiện về môi trường pháp lý được ghi nhận là tạo điều kiện thuận lợi hơn cho hoạt động kinh doanh du lịch nhưng chủ yếu vẫn chỉ mang tính ứng phó, còn chịu nhiều tác động của môi trường bên ngoài mà chưa chủ động nghiên cứu thị trường nội địa, đưa ra những tính toán lâu dài mang tính bền vững cho du lịch Việt Nam. Bằng chứng là sự dễ dàng trong quá trình cấp phép đầu tư các công trình phục vụ hoạt động du lịch khiến cho hạ tầng du lịch ở nhiều nơi vừa thừa, vừa thiếu. Tiêu biểu là việc xây dựng ồ ạt các sân golf nhằm đáp ứng nhu cầu về địa điểm thể thao, giải trí của khách du lịch đã gây tác động tiêu cực tới hệ sinh thái môi trường và xáo trộn hiện trạng kinh

tế, xã hội của nhiều địa phương. Những cân đối của Chính phủ chỉ mang tính ngắn hạn và luật pháp tại Việt Nam vẫn bị phàn nàn là thường xuyên thay đổi. Chính vì thế, trong các bảng xếp hạng môi trường kinh doanh được công bố trên thế giới, vị trí của Việt Nam rất thấp, cụ thể là đứng thứ 92 trong bảng xếp hạng về mức độ thuận lợi của môi trường kinh doanh của WB năm 2008.

Những tồn tại trên đã ảnh hưởng không nhỏ đến sự thành công của chiến lược thu hút du khách, buộc ngành du lịch Việt Nam cũng như các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch phải có những định hướng, kế hoạch cụ thể để khắc phục nhất là trong bối cảnh nền kinh tế chung chưa có dấu hiệu phục hồi hoàn toàn trong năm 2010. Những giải pháp cho chiến lược thu hút du khách mà người viết đề xuất trong chương III sau đây sẽ góp phần khắc phục những khó khăn trên đồng thời nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch của Việt Nam.

CHƯƠNG III: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CHIẾN LƯỢC THU HÚT KHÁCH DU LỊCH CỦA VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH SUY THOÁI KINH TẾ TOÀN CẦU‌‌

I. Định hướng phát triển ngành du lịch Việt Nam

1. Dự báo thị trường du lịch trong những năm tới

1.1. Thị trường quốc tế

Vài thập kỷ qua, tình hình thế giới có những biến đổi to lớn và sâu sắc với những thành tựu hết sức to lớn về khoa học và công nghệ, tạo điều kiện thuận lợi để ngành du lịch toàn cầu khởi sắc. Với sự ra đời của thương mại điện tử, những sản phẩm du lịch đã thành một trong những nhóm hàng hóa dịch vụ được giao dịch nhiều nhất trên Internet và lượng khách du lịch quốc tế trên thế giới tới năm 2020 dự đoán sẽ tăng tới 1.047 triệu lượt người, đem lại thu nhập khoảng 900 tỉ USD [39]. Ngành du lịch ước tính sẽ tạo thêm khoảng 150 triệu chỗ làm việc, chủ yếu tập trung ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương.

Trong quá trình phát triển, du lịch thế giới đã hình thành các khu vực, các vùng lãnh thổ với thị phần khách du lịch quốc tế khác nhau. Từ cuối thế kỷ 20, hoạt động du lịch đã có xu hướng chuyển dịch sang khu vực Đông Á - Thái Bình Dương, khu vực chiếm 16-17% vào thời kỳ 1995-2000. Theo dự báo của UNWTO, khu vực Đông Á - Thái Bình Dương sẽ đạt khoảng 22% thị phần toàn thế giới vào năm 2010 và khoảng 27% vào năm 2020. Trong khu vực Đông Á - Thái Bình Dương, du lịch các nước Đông Nam Á thuộc khối ASEAN có vị trí quan trọng, chiếm khoảng 34% lượng khách và 38% thu nhập du lịch của toàn khu vực. Trong đó, bốn nước có ngành du lịch phát triển nhất có thể kể tới là Malaysia, Thái Lan, Singapore và Indonesia. Những nước này đều đã vượt qua con số đón 5 triệu lượt khách quốc tế/năm [38].

Tuy nhiên, cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu xuất phát từ cơn bão tài chính nước Mỹ và chính thức lan rộng trên phạm vi toàn thế giới từ quý II

năm 2008 đã gây ra những ảnh hưởng bất lợi lên mọi ngành kinh tế, và du lịch không phải là ngoại lệ. Suy thoái kinh tế thế giới đã khiến một số lượng lớn các tập đoàn, công ty lớn trên thế giới buộc phải tuyên bố phá sản và đẩy hàng triệu người lao động đến tình trạng thất nghiệp. Việc làm bị cắt giảm, thu nhập bị thắt lại, nhu cầu giải trí cũng như du lịch giảm đi như một hệ quả tất yếu. Trong số những khu vực bị ảnh hưởng nặng nền nhất từ tình hình kinh tế ảm đạm toàn cầu, Đông Á - Thái Bình Dương là khu vực chứng kiến sự suy giảm nhanh chóng nhất. Chỉ tính riêng trong quý III năm 2008, lượng khách tới Trung Quốc đã giảm 9,3%; tới Hông Kông giảm 2,2%; tới Nhật Bản giảm 2%; tới Singapore giảm 5,2% và tới Việt nam giảm 6,9%.

1.2. Thị trường Việt Nam

Là một quốc gia nằm ở trung tâm khu vực Đông Nam Á, sự phát triển của du lịch Việt Nam không nằm ngoài xu thế phát triển chung của du lịch khu vực và thế giới. Tuy không thuộc nhóm quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề từ khủng hoảng kinh tế toàn cầu, nhưng nền kinh tế Việt Nam nói chung và ngành du lịch nói riêng đặt trong tình hình khó khăn chung toàn cầu cũng đã bắt đầu có hiện tượng sụt giảm từ tháng 6-2008. Thị trường khách du lịch quốc tế, đặc biệt từ những thị trường truyền thống và trọng điểm tiếp tục giảm, trong đó khách đến từ Nhật Bản giảm 5,9%, từ Pháp Giảm 1.6% và Hàn Quốc giảm 3.5%. Hàng loạt những thị trường không có đường bay thẳng như Canada, Hà Lan, Đan Mạch, Bỉ, Tây Ban Nha, Italia… cũng giảm 3,2% [27]. Các doanh nghiệp lữ hành quốc tế lớn cũng đều lâm vào tình trạng khó khăn trong năm 2008 và 2009. Số lượng khách quốc tế giảm trung bình từ 10-30% đối với các doang nghiệp, nhất là các doanh nghiệp chuyên khai thác thị trường Đông Bắc Á như Nhật Bản, Hàn Quốc.

Theo dự báo của nhiều nhà kinh tế thế giới thì hậu quả của cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế mang tính toàn cầu hiện nay vẫn tiếp diễn trong năm 2010 dù đã có những dấu hiệu phục hồi từ cuối 2009, vì vậy lưu

lượng khách đi du lịch thế giới nói chung và đến Việt Nam nói riêng cũng sẽ tiếp tục bị ảnh hưởng. Đặc biệt, đối với dòng khách đến từ các nền kinh tế lớn nằm trong tâm xoáy của cơn bão tài chính như Mỹ, các thị trường châu Âu, Đông Bắc Á và châu Đại Dương sẽ dần ổn định và có thể tăng chậm trong các tháng đầu năm 2010. Du khách đến từ các thị trường láng giềng gần như Trung Quốc, các nước ASEAN như Malaysia, Indonesia, Philippines, Thái Lan, Lào, Campuchia… Một mặt do vị trí địa lý gần và mặt khác, do không nằm vào vùng tâm xoáy của bão tài chính nên du khách đến Việt Nam từ những nước này cũng sẽ tăng nhưng tốc độ tăng sẽ không còn cao như các năm trước đây. Theo nhiều chuyên gia trong ngành công nghiệp không khói thì năm 2010, với hàng loạt các sự kiện lớn được tổ chức trong nước, mà tiêu điểm là năm du lịch quốc gia 2010 hướng tới đại lễ 1000 năm Thăng Long - Hà Nội, được coi là một "cơ hội vàng” đối với ngành du lịch Việt Nam. Từ đó, có thể dự báo tổng số khách quốc tế đến Việt Nam năm 2010 sẽ tiếp tục theo xu hướng hồi phục và tăng trở lại so với cùng kỳ 2009.

2. Định hướng và mục tiêu phát triển ngành du lịch đến năm 2010, tầm nhìn 2020

2.1. Định hướng tổng quát

Nhận thức vị trí, vai trò của ngành du lịch trong quá trình hội nhập quốc tế, nội dung Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đã nhấn mạnh: “phát triển nhanh du lịch, đưa du lịch trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn, xây dựng đất nước ta trở thành một trung tâm thương mại du lịch có tầm cỡ trong khu vực”. Đảng ta cũng chỉ rõ: “tập trung phát triển du lịch văn hóa, lịch sử, cảnh quan môi trường, tạo sức hấp dẫn đặc thù; giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc; nâng cao chất lượng và đa dạng hóa sản phẩm du lịch, thu hút nhiều khách quốc tế, đáp ứng nhu cầu tham quan du lịch ngày càng tăng, tạo công ăn việc làm cho xã hội, góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước” [13].

Định hướng chiến lược trên đây là cơ sở cho việc xác định những mục tiêu phát triển du lịch Việt Nam trong mỗi giai đoạn, đồng thời là căn cứ để hệ thống các nhóm giải pháp nhằm đạt được mục tiêu đề ra của ngành.

2.2. Mục tiêu phát triển du lịch Việt nam

2.2.1. Mục tiêu chiến lược

Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng đã đặt ra mục tiêu của Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam từ 2001-2010 là “nâng cao chất lượng, quy mô và hiệu quả hoạt động du lịch; liên kết chặt chẽ các ngành liên quan đến hoạt động du lịch để đầu tư phát triển một số khu du lịch tổng hợp và trọng điểm; đưa ngành du lịch thành một ngành kinh tế mũi nhọn; phát triển và đa dạng hóa các loại hình và các điểm du lịch sinh thái, du lịch văn hóa, lịch sử, thể thao hấp dẫn du khách trong và ngoài nước; xây dựng và nâng cấp cơ sở vật chất và đẩy mạnh liên kết với các nước trong hoạt động du lịch” [33].

2.2.2. Mục tiêu cụ thể

Những mục tiêu cụ thể trong Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam giai đoạn 2001-2010 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo Quyết định số 97/2002/QĐ-TTg ngày 22 tháng 7 năm 2002 gồm các nội dung cơ bản

(1) Về số lượng khách du lịch

Tăng cường các biện pháp thu hút khách du lịch, phấn đấu tới năm 2010 đón 5,5-6 triệu lượt khách quốc tế (tăng 3 lần so với năm 2000), nhịp độ tăng trưởng bình quân 11,4%/năm và 25 triệu lượt khách nội địa (tăng hơn 2 lần so với năm 2000).

Phấn đấu đạt 10-11 triệu lượt khách quốc tế 35 triệu lượt khách nội địa vào năm 2020.

(2) Về thu nhập từ hoạt động du lịch

Phấn đấu thu nhập du lịch năm 2010 đạt 4-4,5 tỷ USD, tổng sản phẩm du lịch năm 2010 chiếm 5,3% tổng GDP của cả nước.

Xem tất cả 112 trang.

Ngày đăng: 30/04/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí