Phát Triển Sản Phẩm Du Lịch Và Sản Phẩm Du Lịch Đặc Thù


khác biệt duy nhất của tài nguyên du lịch, được đánh giá trong phạm vi so sánh của từng lãnh thổ. Tiêu chí chia làm 2 cấp:

- Cấp quốc gia: tài nguyên du lịch có tính độc đáo/duy nhất trong phạm vi so sánh toàn quốc.

- Cấp vùng: tài nguyên du lịch có tính độc đáo/duy nhất trong phạm vi so sánh nội vùng.

(3) Tính nguyên bản về tài nguyên du lịch: là yếu tố cho biết hiệu quả của công tác bảo tồn và phát huy giá trị tài nguyên du lịch khác biệt thông qua năng lực của người quản lí du lịch và ý thức của người sử dụng các sản phẩm du lịch, giúp khai thác sản phẩm du lịch đặc thù lâu dài, đảm bảo yếu tố bền vững về môi trường du lịch. Tiêu chí chia làm 4 cấp:

- Bảo tồn rất tốt: giá trị khác biệt về tự nhiên - văn hóa của tài nguyên du lịch được bảo tồn nguyên vẹn cho phát triển sản phẩm du lịch đặc thù.

- Bảo tồn tốt: giá trị khác biệt về tự nhiên - văn hóa của tài nguyên du lịch được bảo tồn khá nguyên vẹn cho phát triển sản phẩm du lịch đặc thù.

- Bảo tồn khá: giá trị khác biệt về tự nhiên - văn hóa của tài nguyên du lịch được bảo tồn tương đối nguyên vẹn cho phát triển sản phẩm du lịch đặc thù.

- Bảo tồn kém: giá trị khác biệt về tự nhiên - văn hóa của tài nguyên du lịch không được bảo tồn nguyên vẹn cho phát triển sản phẩm du lịch đặc thù.

(4) Tính đại diện về tài nguyên du lịch: là yếu tố thể hiện được sự điển hình về tài nguyên du lịch khác biệt ở điểm đến. Tính đại diện về tài nguyên du lịch có thể xem như tính đặc sắc/nổi trội của tài nguyên du lịch khác biệt ở điểm đến, được đánh giá trong phạm vi so sánh của từng lãnh thổ. Tiêu chí chia làm 4 cấp:

- Rất điển hình: tài nguyên du lịch khác biệt có tính đặc sắc/nổi trội trong phạm vi so sánh quốc tế.

- Điển hình: tài nguyên du lịch khác biệt có tính đặc sắc/nổi trội trong phạm vi so sánh quốc gia.

- Khá điển hình: tài nguyên du lịch khác biệt có tính đặc sắc/nổi trội trong phạm vi so sánh vùng.

- Ít điển hình: tài nguyên du lịch khác biệt có tính đặc sắc/nổi trội trong phạm vi so sánh địa phương.


(5) Sự đặc biệt về dịch vụ du lịch: các dịch vụ du lịch đặc biệt không chỉ làm thỏa mãn nhu cầu/mong đợi của du khách mà còn tạo ấn tượng bởi tính độc đáo và sáng tạo. Ấn tượng du khách cảm nhận được đến từ sự chuyên nghiệp của đội ngũ lao động du lịch và nét văn hóa bản địa của cộng đồng địa phương. Tính độc đáo và sáng tạo phát huy qua kĩ thuật - công nghệ khai thác tài nguyên du lịch khác biệt. Tiêu chí chia làm 4 cấp:

- Rất đặc biệt: dịch vụ du lịch rất tốt, thỏa mãn đa phần nhu cầu/mong đợi của du khách và tạo được ấn tượng sâu sắc đối với du khách.

- Đặc biệt: dịch vụ du lịch tốt, thỏa mãn một phần nhu cầu/mong đợi của du khách và tạo được ấn tượng tốt đối với du khách.

- Khá đặc biệt: dịch vụ du lịch khá tốt, đáp ứng đa phần nhu cầu/mong đợi của du khách.

- Ít đặc biệt: dịch vụ du lịch tương đối tốt, đáp ứng một phần nhu cầu/mong đợi của du khách.

Bước 2. Xác định điểm cho các tiêu chí đánh giá

Có 5 tiêu chí đã được lựa chọn để đánh giá; trong đó 4 tiêu chí (1), (3), (4),

(5) đánh giá theo 4 bậc điểm: bậc 1 (4 điểm), bậc 2 (3 điểm), bậc 3 (2 điểm), bậc 4 (1 điểm) và tiêu chí (2) đánh giá theo 2 bậc điểm: bậc 1 (4 điểm), bậc 2 (3 điểm). Như vậy, điểm số cho mỗi tiêu chí sẽ là:

- Tính hấp dẫn về tài nguyên du lịch: rất hấp dẫn (4 điểm); hấp dẫn (3 điểm); khá hấp dẫn (2 điểm); ít hấp dẫn (1 điểm)

- Tính độc đáo/duy nhất về tài nguyên du lịch : cấp quốc gia (4 điểm); cấp vùng (3 điểm)

- Tính nguyên bản về tài nguyên du lịch: bảo tồn rất tốt (4 điểm); bảo tồn tốt (3 điểm); bảo tồn khá (2 điểm); bảo tồn kém (1 điểm)

- Tính đại diện về tài nguyên du lịch: rất điển hình (4 điểm); điển hình (3 điểm); khá điển hình (2 điểm); ít điển hình (1 điểm)

- Sự đặc biệt về dịch vụ du lịch: rất đặc biệt (4 điểm); đặc biệt (3 điểm); khá đặc biệt (2 điểm); ít đặc biệt (1 điểm)


Bước 3. Xác định hệ số cho các tiêu chí đánh giá

Trên thực tế, những tiêu chí được lựa chọn có mức độ quan trọng khác nhau đối với việc đánh giá tổng hợp. Vì thế, để đảm bảo kết quả đánh giá được chính xác và khách quan cần xác định thêm hệ số cho các yếu tố quan trọng hơn.

- Hệ số 3: gồm 2 tiêu chí đó là tính độc đáo/duy nhất về tài nguyên du lịch và tính đại diện về tài nguyên du lịch. Đối với những sản phẩm du lịch đặc thù, tính độc đáo/duy nhất về tài nguyên du lịch, còn được gọi là tính khác biệt duy nhất của tài nguyên du lịch giúp xác định mức độ đặc thù của sản phẩm du lịch là rất đặc thù, đặc thù và ít đặc thù với khả năng thu hút du khách và tạo nên thương hiệu du lịch ở điểm đến, giúp phân biệt được sản phẩm du lịch đặc thù với sản phẩm du lịch khác; nên tiêu chí này được xác định hệ số 3. Tính đại diện về tài nguyên du lịch thể hiện sự điển hình về tài nguyên du lịch khác biệt ở điểm đến, có thể được xem như tính đặc sắc/nổi trội của tài nguyên du lịch khác biệt ở điểm đến, được đánh giá trong phạm vi so sánh của từng lãnh thổ có ý nghĩa quốc tế/quốc gia, vùng, địa phương; vậy nên tính đại diện về tài nguyên du lịch cũng được xác định ở hệ số 3.

- Hệ số 2: bao gồm 2 tiêu chí đó là tính hấp dẫn về tài nguyên du lịch và sự đặc biệt về dịch vụ du lịch. Tài nguyên du lịch tạo nên hệ thống điểm tuyến du lịch, tài nguyên du lịch càng hấp dẫn càng thu hút du khách; đối với sản phẩm du lịch đặc thù, ngoài yếu tố độc đáo/duy nhất và đại diện về tài nguyên du lịch thì yếu tố hấp dẫn về tài nguyên du lịch cũng rất quan trọng; nên tiêu chí này được xác định hệ số 2. Ngoài ra, nếu có tài nguyên du lịch khác biệt mà không có dịch vụ du lịch đặc biệt với kĩ thuật - công nghệ khai thác độc đáo, quản lí du lịch chuyên nghiệp và văn hóa cộng đồng địa phương thì các tài nguyên này sẽ chỉ ở dưới dạng tiềm năng; vậy nên tiêu chí sự đặc biệt về dịch vụ du lịch cũng được xác định ở hệ số 2.

- Hệ số 1: chỉ có một tiêu chí (3) đó là tính nguyên bản về tài nguyên du lịch. Tính nguyên bản là cơ sở đánh giá hiệu quả của công tác bảo tồn và phát huy giá trị tài nguyên du lịch khác biệt thông qua năng lực của người quản lí du lịch và ý thức của người sử dụng sản phẩm du lịch, giúp khai thác các sản phẩm du lịch đặc thù lâu dài, đảm bảo yếu tố bền vững về môi trường du lịch. Năng lực của người quản lí du lịch và ý thức của người sử dụng sản phẩm du lịch hoàn toàn có thể bồi dưỡng để nâng cao, thay đổi trong quá trình vận hành, khai thác sản phẩm du lịch đặc thù.


Bước 4. Đánh giá thành phần và tổng hợp

Bảng 1.1. Đánh giá sản phẩm du lịch đặc thù


Các tiêu chí

Hệ số

Bậc số

4

3

2

1

Tính hấp dẫn

2

8

6

4

2

Tính độc đáo/duy nhất

3

12

9

-

-

Tính nguyên bản

1

4

3

2

1

Tính đại diện

3

12

9

6

3

Dịch vụ du lịch đặc biệt

2

8

6

4

2

Tổng số

44

33

16

8

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 229 trang tài liệu này.

Phát triển sản phẩm du lịch đặc thù tỉnh Phú Yên - 5

(Kết quả nghiên cứu của tác giả, 2018)

Bước 5. Đánh giá mức độ đặc thù

Từ bảng tổng hợp trên, điểm số sẽ được chia làm 3 bậc: bậc 1 (33-44 điểm), bậc 2 (16-32 điểm), bậc 3 (8-15 điểm). Mỗi bậc có một mức độ đặc thù khác nhau. Điểm tối đa là 44 điểm, tối thiểu là 8 điểm. Như vậy sản phẩm du lịch đặc thù sẽ được đánh giá từ 8 đến 44 điểm. Mỗi bậc điểm có một ý nghĩa khác nhau và được xác định trong bảng dưới đây:

Bảng 1.2. Đánh giá mức độ đặc thù


STT

Mức độ

Điểm số

1

Rất đặc thù (có ý nghĩa quốc tế/quốc gia)

33-44

2

Đặc thù (có ý nghĩa vùng)

16-32

3

Ít đặc thù (có ý nghĩa địa phương)

8-15

(Kết quả nghiên cứu của tác giả, 2018)

1.1.2. Phát triển sản phẩm du lịch và sản phẩm du lịch đặc thù

1.1.2.1. Quan niệm

Tổ chức du lịch thế giới (2011): “Phát triển sản phẩm du lịch là quá trình mà trong đó các giá trị của một điểm đến được sử dụng để đáp ứng nhu cầu của du khách trong nước và quốc tế. Sản phẩm du lịch có thể bao gồm các điểm tham quan tự nhiên hoặc nhân tạo, các khách sạn, khu nghỉ dưỡng, các nhà hàng, các rạp hát, các hoạt động, các lễ hội và sự kiện”.


Phát triển sản phẩm du lịch không chỉ là hoạt động được thực hiện riêng rẽ mà là một quá trình gắn kết với nhau của nhiều sản phẩm, hàng hóa do các chủ thể tại điểm đến cung cấp cho du khách. Bất kì sản phẩm du lịch nào của một điểm đến đều là tập hợp của nhiều trải nghiệm mà du khách có thể nhận được, đó không chỉ là các điểm tham quan (dựa trên tài nguyên du lịch), các cơ sở lưu trú, ăn uống, các bảo tàng, công viên, nhà hát, rạp chiếu phim, cửa hàng mua sắm... mà bao gồm cả phương tiện vận chuyển, sự giao tiếp với cộng đồng dân cư, cách ứng xử của các cấp chính quyền... Như vậy, phạm vi và qui mô của sản phẩm du lịch là tất cả những gì có khả năng thu hút du khách đến và phục vụ du khách với chất lượng cao.

Phát triển sản phẩm du lịch cần phải được xác định dựa trên sự hiểu biết về thị trường du lịch, xu hướng và thị hiếu du khách. Bởi vậy, nghiên cứu thị trường, phát triển sản phẩm và marketing là sự kết nối liên tục trong quá trình phát triển các sản phẩm du lịch. Sự liên kết giữa thị trường và sản phẩm du lịch phải tuân thủ các qui luật cơ bản thị trường là qui luật cung cầu, qui luật cạnh tranh và qui luật giá trị.

Với sản phẩm du lịch đặc thù, trong quá trình hình thành và phát triển, cần đánh giá tổng thể các yếu tố khác biệt về tài nguyên du lịch dựa trên sự đối sánh để tìm ra giá trị khác biệt có khả năng phát triển thành sản phẩm du lịch đặc thù. Mỗi địa phương có thể có nhiều tài nguyên du lịch khác biệt có khả năng phát triển các sản phẩm du lịch du lịch đặc thù để thu hút du khách. Khi phát hiện những giá trị đặc sắc/nổi trội, độc đáo/duy nhất chỉ có tại địa phương cần nghĩ ngay đến khả năng khai thác, phát triển thành sản phẩm du lịch đặc thù ở giai đoạn này. Vì vậy, giá trị đó phải được nghiên cứu đánh giá, đối sánh với địa phương khác.

Việc nghiên cứu cần làm rõ các giá trị đó có mức độ hấp dẫn thế nào đối với du khách cũng như khả năng khai thác nó. Do đó, hình thành ý tưởng khi phát triển sản phẩm du lịch đặc thù đóng vai trò rất quan trọng. Kết quả nghiên cứu tiềm năng so với cạnh tranh, khảo sát nhu cầu thị trường cần được tính toán một cách kĩ lưỡng, phù hợp xu hướng thị trường, thể hiện rõ nét khác biệt và tính đặc thù địa phương. Nghiên cứu cần chỉ rõ phát triển sản phẩm du lịch đặc thù nên thực hiện thế nào trong định hướng phát triển sản phẩm du lịch địa phương.

Vì thế, khi hình thành và phát triển sản phẩm du lịch đặc thù, ngoài phát huy giá trị khác biệt về tài nguyên du lịch cần xét mức độ đặc thù của sản phẩm du lịch


và nhu cầu thị trường đối với sản phẩm du lịch đặc thù đó. Bởi yếu tố khác biệt của tài nguyên du lịch hay mức độ đặc thù của sản phẩm du lịch với thị trường này lại chưa thật khác biệt với thị trường khác. Do vậy, muốn phát triển sản phẩm du lịch đặc thù có thể thu hút, hấp dẫn đa số thị trường cần xác định thị trường trong điểm tự do và nhu cầu thị trường về sản phẩm du lịch đặc thù. Ngoài ra, cần chú trọng nâng cấp dịch vụ du lịch đặc biệt bởi nó tạo ra giá trị đặc thù của sản phẩm du lịch.

Trong quá trình khai thác và sử dụng sản phẩm du lịch đặc thù, cần yêu cầu đảm bảo tính nguyên vẹn giá trị khác biệt của tài nguyên du lịch và giá trị đặc thù của sản phẩm du lịch; phải có kế hoạch cụ thể và qui định rõ ràng đối với cơ quan quản lí, doanh nghiệp du lịch để cùng thực hiện; có chính sách hữu hiệu phát triển sản phẩm du lịch đặc thù thực sự hấp dẫn du khách, nhanh chóng hình thành nên thương hiệu du lịch cho địa phương.

1.1.2.2. Vai trò của các đối tượng tham gia phát triển sản phẩm du lịch đặc thù

• Các nhà quản lí du lịch ở trung ương và địa phương

Trong giai đoạn đầu của quá trình phát triển, các sản phẩm du lịch đặc thù chỉ là những yếu tố phi vật chất tồn tại dưới dạng một công trình nghiên cứu hay một dự án qui hoạch được phát triển bởi ý tưởng của nhà quản lí và hoạch định chính sách du lịch. Sản phẩm du lịch đặc thù giai đoạn này có thể xem là sản phẩm du lịch vĩ mô hay sản phẩm du lịch tổng thể - mang tính chiến lược, nó là công cụ giúp nhà quản lí kiểm soát các hoạt động khai thác tài nguyên và hoạt động dịch vụ về loại hình, qui mô, hình thức, chất lượng, giá cả, độ an toàn, mức độ tác động đến tài nguyên môi trường để đảm bảo sự phát triển bền vững.

• Các doanh nghiệp kinh doanh du lịch và cộng đồng địa phương

Trong giai đoạn tiếp theo của quá trình phát triển sản phẩm du lịch đặc thù là giai đoạn mà các nhà đầu tư, các doanh nghiệp hay người dân địa phương trực tiếp tham gia vào quá trình khai thác tài nguyên để phát triển loại hình dịch vụ - tức là sản phẩm du lịch vi mô hay sản phẩm du lịch đơn lẻ. Bên cạnh các doanh nghiệp, cộng đồng địa phương vừa là bộ phận cấu thành sản phẩm du lịch (dưới góc nhìn của du khách) vừa là đối tượng tham gia kinh doanh và sản xuất một số sản phẩm du lịch đơn lẻ như các nhà nghỉ, khách sạn, các homestay và hàng lưu niệm. Một số


đối tượng khác như nhà tư vấn thiết kế, đội ngũ nhân viên phục vụ... họ là những người sẽ trực tiếp đóng góp vào hình thành chất lượng sản phẩm du lịch.

• Du khách

Du khách là người mua, người tiêu dùng sản phẩm du lịch nhưng chính họ cũng là một bộ phận cấu thành sản phẩm du lịch (dưới góc nhìn của địa phương). Sản phẩm du lịch chỉ hoàn thành khi nó được chính du khách sử dụng và sau khi đã kết thúc chuyến đi. Sự thành công của các sản phẩm du lịch phụ thuộc vào thái độ, cách thức hoặc xu hướng tiêu dùng của du khách. Bởi vậy, nghiên cứu thị trường, đặc biệt nghiên cứu tâm lý, thị hiếu và xu hướng tiêu dùng du khách khi phát triển sản phẩm du lịch đặc thù là vô cùng cần thiết.

1.1.2.3. Yêu cầu phát triển sản phẩm du lịch đặc thù

• Yêu cầu chung

Đối với phát triển sản phẩm du lịch tổng thể: cần xác định yêu cầu chủ đạo là phát triển bền vững, thỏa mãn tối đa nhu cầu du khách, đem lại hiệu quả kinh tế - xã hội cho điểm đến mà không làm suy giảm nhiều đến chất lượng tài nguyên và môi trường ở tương lai. Để đảm bảo yêu cầu này, phải tuân thủ các nguyên tắc sau:

- Nguyên tắc phát triển hệ thống: Sản phẩm phải được phát triển một cách có hệ thống và đồng bộ đúng với các chức năng qui định trong hệ thống. Tránh việc phát triển manh mún, trùng lặp làm ảnh hưởng đến sức hấp dẫn tổng thể và mất đi sự bền vững về cấu trúc.

- Nguyên tắc kinh tế thị trường thể hiện ở các khía cạnh sau:

+ Sản phẩm có nét đặc thù riêng để tạo thương hiệu và tăng sức cạnh tranh lớn trong thị trường khu vực.

+ Sản phẩm đáp ứng toàn diện nhu cầu đa dạng thị trường mục tiêu (nhu cầu vật chất - tinh thần, khả năng chi trả - tiếp cận).

+ Sản phẩm phù hợp với điều kiện tự nhiên - kinh tế đặc thù ở địa phương và khả năng đầu tư sản xuất của doanh nghiệp để tiết kiệm chi phí, đem lại lợi nhuận.

- Nguyên tắc bền vững môi trường tự nhiên - xã hội:

+ Sản phẩm góp phần bảo tồn, tôn vinh giá trị tài nguyên và môi trường của khu vực.


+ Sản phẩm tạo điều kiện cho các ngành nghề của địa phương phát triển và cuốn hút người dân tham gia vào quá trình đầu tư sản xuất.

Đối với phát triển sản phẩm du lịch dựa trên tài nguyên tự nhiên:

- Bảo tồn triệt để và phát triển nguồn tài nguyên, không xâm hại, khai thác sai mục đích nguồn tài nguyên.

- Gìn giữ và bảo vệ môi trường, nghiên cứu đánh giá tác động môi trường và tính khả thi của hệ thống xử lí nước thải, chất thải.

Đối với các công trình xây dựng như khách sạn, nhà hàng, công viên, khu nghỉ dưỡng, các công trình cơ sở hạ tầng:

- Triệt để tuân thủ qui hoạch, kế hoạch và qui định hướng dẫn tiêu chuẩn về xây dựng chung và đảm bảo tính thẩm mĩ, mật độ xây dựng, tỉ lệ tương ứng giữa chiều cao, khoảng cách các công trình, qui định nghiêm ngặt về hạ tầng, hài hòa môi trường và cảnh quan tự nhiên, đặc điểm văn hóa bản địa, không làm mất đi nét hấp dẫn riêng có của nó.

- Đảm bảo tính thuận tiện khi sử dụng cả cho người tàn tật, người già, trẻ em. Các công trình và dịch vụ đi kèm sản phẩm du lịch phải được nghiên cứu tổng thể, đảm bảo tính toàn diện, tạo thuận tiện tối đa cho khách hàng.

- Đảm bảo tính chuyên nghiệp trong phát triển sản phẩm du lịch, đặc biệt là yếu tố con người về trình độ chuyên môn, kĩ năng nghề nghiệp và thái độ phục vụ thể hiện tinh thần tận tụy, chu đáo, thân thiện… xem là yêu cầu số một. Do vậy, phát triển sản phẩm du lịch cần phải coi trọng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu chuyên môn, nghiệp vụ.

Đối với phát triển các loại hình dịch vụ du lịch:

- Yêu cầu đối với tất cả các loại hình dịch vụ du lịch là thông qua hoạt động giới thiệu với du khách giá trị khác biệt của tài nguyên du lịch.

- Yêu cầu đối với từng loại hình dịch vụ du lịch:

+ Dịch vụ lữ hành: hoàn chỉnh, đầy đủ ở mức tối đa, phối hợp nhịp nhàng các dịch vụ đơn lẻ theo các cách phù hợp để thỏa mãn hoàn toàn thị trường đa dạng.

+ Dịch vụ vận chuyển: tạo ra khả năng tiếp cận tốt nhất với tài nguyên, không gây khói bụi, tiếng ồn, chất thải môi trường; qui mô và kiểu dáng hài hòa với cảnh quan.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 16/03/2023