Phát triển sản phẩm du lịch đặc thù tỉnh Phú Yên - 2


2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

- Tổng quan lí luận và thực tiễn về sản phẩm du lịch và phát triển sản phẩm du lịch đặc thù.

- Phân tích các điều kiện và thực trạng phát triển sản phẩm du lịch đặc thù tỉnh Phú Yên.

- Đề xuất những định hướng và giải pháp phát triển sản phẩm du lịch đặc thù địa phương.

3. Giới hạn nghiên cứu

3.1. Nội dung nghiên cứu

Phát triển các sản phẩm du lịch đặc thù trải nghiệm (Bình minh, Hồn đá) và chuyên đề (Hoa vàng cỏ xanh, Ẩm thực địa phương) ở tỉnh Phú Yên.

3.2. Không gian nghiên cứu

Nghiên cứu du lịch tỉnh Phú Yên trong mối liên kết vùng Duyên hải Nam Trung Bộ - Tây Nguyên.

3.3. Thời gian nghiên cứu

Thông tin tài liệu và số liệu được nghiên cứu trong giai đoạn 2009 - 2018 và định hướng cho sản phẩm du lịch đặc thù giai đoạn 2020 - 2030.

4. Quan điểm nghiên cứu

4.1. Quan điểm hệ thống

Tài nguyên du lịch là một trong những phân hệ quan trọng và có tính chất quyết định đối với sự phát triển của hệ thống lãnh thổ du lịch. Tài nguyên du lịch khác biệt là cơ sở để hình thành và phát triển sản phẩm du lịch đặc thù. Hệ thống lãnh thổ du lịch tồn tại, phát triển trong mối quan hệ qua lại và trong sự phát triển giữa các thành tố của từng phân hệ cũng như giữa các phân hệ với nhau trong cùng hệ thống với môi trường xung quanh. Vì vậy, khi nghiên cứu tài nguyên du lịch khác biệt và sản phẩm du lịch đặc thù của một điểm đến phải đặt trong hệ thống lãnh thổ du lịch nhất định.

4.2. Quan điểm tổng hợp

Quan điểm tổng hợp thể hiện qua việc nhìn nhận các đối tượng nghiên cứu một cách đồng bộ, toàn diện, xem chúng là sự kết hợp, phối hợp theo qui luật của các yếu tố cấu thành. Tài nguyên du lịch khác biệt là một phạm trù được cấu tạo phức tạp


bởi những yếu tố bên trong đó là tài nguyên du lịch tự nhiên khác biệt và tài nguyên du lịch văn hóa khác biệt, từ đó hình thành những sản phẩm du lịch đặc thù có mối quan hệ mật thiết với nhau. Việc nghiên cứu tài nguyên du lịch khác biệt và sản phẩm du lịch đặc thù phải xem xét tổng hợp trên cơ sở phân tích đồng bộ và toàn diện những yếu tố hợp phần cũng như mối quan hệ giữa tài nguyên du lịch khác biệt và sản phẩm du lịch đặc thù trong lãnh thổ du lịch.

4.3. Quan điểm lãnh thổ

Đối tượng nghiên cứu phân bố trên từng lãnh thổ nhất định và trong những điều kiện cụ thể nên đối tượng đó có các đặc điểm đặc trưng trên mỗi không gian lãnh thổ riêng biệt. Hệ thống lãnh thổ du lịch bao gồm nhiều loại tài nguyên du lịch; trong đó một số tài nguyên du lịch khác biệt, nổi trội, độc đáo, riêng có ở mỗi vùng lãnh thổ, đây là cơ sở phát triển sản phẩm du lịch đặc thù. Đồng thời trong cùng một hệ thống, do các điều kiện hình thành và phát triển không đồng nhất nên tài nguyên du lịch khác biệt cũng có sự phân hóa sâu sắc. Chính sự phân hóa này kéo theo sự phong phú và đa dạng các sản phẩm du lịch đặc thù trên toàn bộ lãnh thổ. Tổ chức lãnh thổ du lịch vì thế cần phải xuất phát từ những đặc thù cụ thể của địa phương.

4.4. Quan điểm phát triển bền vững

Phát triển bền vững đã trở thành một mục tiêu và xu hướng phát triển kinh tế

- xã hội từ thế kỉ XX. Trong đó “du lịch bền vững là sự phát triển du lịch đáp ứng được các nhu cầu hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu về du lịch của tương lai” (Luật Du lịch Việt Nam, 2017). Đồng thời “phát triển du lịch bền vững gắn chặt với việc bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa dân tộc; giữ gìn cảnh quan và bảo vệ môi trường; bảo đảm an ninh, quốc phòng và trật tự an toàn xã hội” (Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam giai đoạn 2001-2010, 2011-2020 và tầm nhìn 2030). Như vậy, phát triển du lịch bền vững bảo đảm khai thác, sử dụng tài nguyên du lịch khác biệt và sản phẩm du lịch đặc thù đúng mức. Quan điểm này chi phối việc đề xuất các giải pháp bảo tồn giá trị khác biệt về tài nguyên du lịch để phát triển sản phẩm du lịch đặc thù sao cho hoạt động du lịch không làm tổn hại đến sự tồn tại, phát triển tài nguyên du lịch khác biệt và sản phẩm du lịch đặc thù.


4.5. Quan điểm lịch sử - viễn cảnh

Các đối tượng địa lí đều có quá trình phát sinh và phát triển; nói cách khác chúng thường xuyên có những thay đổi và biến động theo không gian và thời gian. Các tài nguyên du lịch khác biệt và sản phẩm du lịch đặc thù tồn tại trong quá trình vận động, phát triển không ngừng theo các qui luật khách quan. Đặc điểm của mỗi tài nguyên du lịch khác biệt không phải bất biến nên mỗi sản phẩm du lịch đặc thù chỉ phù hợp ở một thời điểm nhất định. Hơn nữa, sản phẩm du lịch đặc thù đều có những chu kì vận động riêng của nó với các giai đoạn phát triển và suy thoái chung. Vì vậy, khi phát triển sản phẩm du lịch đặc thù nhất thiết phải có sự phân tích về lịch sử hình thành, khai thác và bảo tồn giá trị các tài nguyên du lịch khác biệt và sản phẩm du lịch đặc thù trong quá khứ, hiện tại đồng thời nhận định về xu hướng phát triển tài nguyên du lịch khác biệt và sản phẩm du lịch đặc thù ở tương lai, làm cơ sở định hướng khai thác các tài nguyên du lịch khác biệt để phát triển sản phẩm du lịch đặc thù.

5. Phương pháp nghiên cứu

5.1. Phương pháp thu thập, phân tích và xử lí tài liệu

Phương pháp này sử dụng rất phổ biến trong nghiên cứu; vừa đảm bảo tính kế thừa các dữ liệu, số liệu và kết quả nghiên cứu đã kiểm nghiệm, công nhận vừa tiết kiệm công sức và thời gian nghiên cứu.

Tài liệu thứ cấp từ những công trình nghiên cứu trong và ngoài nước giúp tổng quan cơ sở lí luận, thực tiễn về sản phẩm du lịch và phát triển sản phẩm du lịch đặc thù: khái niệm, đặc tính, cơ cấu sản phẩm du lịch; khái niệm, đặc tính, cơ cấu, vai trò sản phẩm du lịch đặc thù; quan niệm phát triển sản phẩm du lịch, sản phẩm du lịch đặc thù; vai trò của các đối tượng tham gia xây dựng và phát triển sản phẩm du lịch đặc thù; yêu cầu phát triển sản phẩm du lịch đặc thù; các điều kiện phát triển sản phẩm du lịch đặc thù; vấn đề phát triển sản phẩm du lịch đặc thù ở một số nước trên thế giới và một số địa phương trong nước.

Tài liệu thứ cấp từ các cơ quan, ban ngành của tỉnh Phú Yên giúp hệ thống tài nguyên du lịch, di tích - danh thắng, khái quát đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội và cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kĩ thuật du lịch của địa phương; hỗ trợ nhận định,


đánh giá sản phẩm du lịch đặc thù và thực trạng phát triển sản phẩm du lịch đặc thù Phú Yên.

5.2. Phương pháp thống kê mô tả

Phương pháp này hỗ trợ rất hữu ích cho nghiên cứu. Các chỉ tiêu thống kê được hệ thống hóa bởi cơ quan, ban ngành địa phương là cơ cở quan trọng cho các phân tích, luận giải đồng thời giúp đưa ra định hướng và đề xuất giải pháp phát triển sản phẩm du lịch đặc thù.

Đề tài đã sử dụng chỉ tiêu thống kê về tài nguyên du lịch tự nhiên - văn hóa, hệ thống di tích - danh thắng cấp quốc gia/tỉnh, đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội, cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kĩ thuật du lịch, số lượt du khách quốc tế - nội địa, tổng thu du lịch, nguồn nhân lực du lịch, số lượng cơ sở lưu trú - ăn uống, tuyến - điểm và khu du lịch... của tỉnh Phú Yên kết hợp khảo sát thực tế nắm bắt thực trạng hoạt động tại các điểm tài nguyên du lịch khác biệt và tình hình phát triển sản phẩm du lịch đặc thù ở địa phương.

5.3. Phương pháp khảo sát thực địa

Đây là phương pháp truyền thống của địa lí học, có ý nghĩa thực tiễn cao, khảo sát thực địa nhằm thu thập số liệu hiện thực về tài nguyên du lịch khác biệt và sản phẩm du lịch đặc thù cũng như thực trạng phát triển sản phẩm du lịch đặc thù ở tỉnh Phú Yên. Trong nghiên cứu, phương pháp này thực hiện qua 2 giai đoạn:

Giai đoạn 1: Khảo sát sơ bộ nhằm nắm bắt tình hình phát triển và thực tiễn hoạt động tại các điểm tài nguyên du lịch khác biệt của tỉnh Phú Yên.

Giai đoạn 2: Khảo sát thực địa nhằm thu thập số liệu về tài nguyên du lịch khác biệt và sản phẩm du lịch đặc thù ở địa phương.

Sau khi có kết quả khảo sát thực địa, đề tài sẽ thực hiện điều tra xã hội học tại một số điểm tài nguyên du lịch khác biệt ở địa phương làm cơ sở để phát triển sản phẩm du lịch đặc thù của tỉnh Phú Yên.

5.4. Phương pháp điều tra xã hội học

Đây là phương pháp được sử dụng khá rộng rãi trong nghiên cứu, điều tra thực tiễn để thu thập thông tin thực tế về du khách và một số vấn đề có liên quan. Trong đề tài, phương pháp này thực hiện theo 5 bước:


Bước 1. Xác định mục đích và nội dung điều tra

Thu thập ý kiến của du khách (Phụ lục 3) tại một số điểm tài nguyên du lịch khác biệt; từ đó nghiên cứu phát triển sản phẩm du lịch đặc thù phù hợp với nhu cầu thị trường du khách.

Bước 2. Cách chọn mẫu và số mẫu điều tra

Qua khảo sát thực địa trên địa bàn tỉnh Phú Yên, đề tài đã nắm bắt sơ bộ về tình hình phát triển và thực tiễn hoạt động tại các điểm tài nguyên du lịch khác biệt. Số liệu thu thập được về tài nguyên du lịch khác biệt và sản phẩm du lịch đặc thù ở địa phương là cơ sở cho việc chọn mẫu và số mẫu điều tra.

Số mẫu xác định cơ sở thông tin về qui mô và phương sai tổng thể chung, theo công thức:

N t 2 S 2

n

x

N 2

t 2 S 2

(Viện Khoa học thống kê, 2005); trong đó:


N - Số đơn vị tổng thể chung n - Số đơn vị mẫu

t - Hệ số tin cậy (95%)

Δx - Phạm vi sai số chọn mẫu (cho phép 5%) S2 - Phương sai của tổng thể chung (= 0,2345)

Như vậy, số mẫu đại diện cho tổng thể ít nhất cần có là 40 phiếu; đối tượng điều tra được chọn một cách ngẫu nhiên và không trùng lặp.

Đề tài tiến hành điều tra cùng thời điểm Viện nghiên cứu phát triển du lịch thực hiện khảo sát lấy ý kiến du khách tỉnh Phú Yên cho Đề án Phát triển sản phẩm du lịch đặc thù vùng Duyên hải Nam Trung Bộ (tổng 170 phiếu, du khách quốc tế 50 phiếu, du khách nội địa 120 phiếu). Với qui mô một địa phương và để đảm bảo tính chính xác, đại diện cho cuộc điều tra; số mẫu được chọn là 160 phiếu, du khách quốc tế 45 phiếu, du khách nội địa 115 phiếu, phân bổ cụ thể như sau:

Điểm tài nguyên du lịch khác biệt

Số phiếu

Du khách quốc tế

Du khách nội địa

Bãi Xép

9

25

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 229 trang tài liệu này.

Phát triển sản phẩm du lịch đặc thù tỉnh Phú Yên - 2


Gành Đá Đĩa

9

25

Mũi Đại Lãnh

9

25

Nhà thờ Mằng Lăng

9

20

Chùa Thanh Lương

9

20

Tổng cộng

45

115

Bước 3. Thiết kế phiếu điều tra

Phiếu điều tra được thiết kế trên cơ sở phiếu điều tra của Viện nghiên cứu phát triển du lịch thực hiện Đề án Phát triển sản phẩm du lịch đặc thù của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ kết hợp kết quả khảo sát thực địa tại các điểm tài nguyên du lịch khác biệt trên địa bàn tỉnh Phú Yên.

Ngoài thông tin cá nhân du khách, phiếu điều tra tập trung tìm hiểu mục đích đi du lịch, các điểm tham quan và hoạt động của du khách tại điểm đến, đánh giá của du khách về tài nguyên du lịch và sản phẩm du lịch... (Phụ lục 3)

Bước 4. Tiến hành điều tra

Căn cứ vào cách chọn mẫu và số mẫu được chọn sẽ tiến hành điều tra. Với những điểm tài nguyên du lịch khác biệt có thu vé như Bãi Xép, Gành Đá Đĩa và Mũi Đại Lãnh sẽ gửi phiếu cho du khách tại quầy bán vé. Với các điểm tài nguyên du lịch khác biệt không thu vé như Nhà thờ Mằng Lăng và Chùa Thanh Lương sẽ tiếp cận du khách trong quá trình tham quan để xin ý kiến.

Việc phỏng vấn du khách bằng bảng hỏi được thực hiện trong giai đoạn từ tháng 2-7/2018 (khoảng 6 tháng) và đây là mùa du lịch cao điểm nhất ở Phú Yên.

Bước 5. Xử lí kết quả điều tra

Sau khi thu thập đủ số lượng phiếu điều tra, sẽ tiến hành phân loại phiếu dành cho du khách quốc tế và du khách nội địa. Kết quả điều tra được thống kê bằng phương pháp thủ công (vì số mẫu không quá lớn) và được thể hiện qua các bảng số liệu theo những nội dung phỏng vấn du khách về số lượng và tỉ lệ (%).

Kết quả điều tra du khách là những dữ liệu quan trong cho các phân tích và luận giải, làm cơ sở phát triển sản phẩm du lịch đặc thù tỉnh Phú Yên.


5.5. Phương pháp chuyên gia

Đề tài tiến hành phỏng vấn sâu chuyên gia du lịch ở tỉnh Phú Yên bao gồm: cán bộ quản lí chuyên môn tại cơ sở đào tạo du lịch, cán bộ quản lí du lịch ở các sở/ban/ngành và cán bộ quản lí doanh nghiệp du lịch để chia xẻ một số quan điểm, nhận định về tài nguyên du lịch khác biệt, sản phẩm du lịch đặc thù và sự phát triển sản phẩm du lịch đặc thù địa phương (Phụ lục 4). Đó sẽ là định hướng quan trọng trong việc đưa ra giải pháp phát triển sản phẩm du lịch đặc thù tỉnh Phú Yên.

5.6. Phương pháp thang điểm tổng hợp

Đề tài dựa vào khái niệm sản phẩm du lịch đặc thù (Phạm Trung Lương, 2007), cơ cấu sản phẩm du lịch đặc thù (Trần Văn Thông, 2018), tiêu chí đánh giá điểm du lịch (Nguyễn Minh Tuệ - Vũ Đình Hòa, 2017) đồng thời căn cứ thực tiễn phát triển du lịch ở Việt Nam để đưa ra tiêu chí đánh giá sản phẩm du lịch đặc thù. Việc đánh giá sản phẩm du lịch đặc thù tỉnh Phú Yên sẽ tiến hành qua 5 bước:

Bước 1. Xác định các tiêu chí đánh giá

(1) Tính hấp dẫn về tài nguyên du lịch: có một ý nghĩa quan trọng trong việc tạo nên sản phẩm du lịch đặc thù, góp phần thu hút du khách. Sự hấp dẫn là yếu tố có tính tổng hợp được xác định bởi vẻ đẹp cảnh quan thiên nhiên, yếu tố tự nhiên và giá trị văn hóa làm cơ sở hình thành sản phẩm du lịch đặc thù.

(2) Tính độc đáo/duy nhất về tài nguyên du lịch: xác định mức độ đặc thù của sản phẩm du lịch. Tính độc đáo/duy nhất về tài nguyên du lịch có thể xem như tính khác biệt duy nhất của tài nguyên du lịch, được đánh giá trong phạm vi so sánh của từng lãnh thổ.

(3) Tính nguyên bản về tài nguyên du lịch: cho biết hiệu quả của công tác bảo tồn và phát huy giá trị tài nguyên du lịch khác biệt thông qua năng lực của người quản lí du lịch và ý thức của người sử dụng sản phẩm du lịch, giúp khai thác sản phẩm du lịch đặc thù lâu dài, đảm bảo yếu tố bền vững về môi trường du lịch.

(4) Tính đại diện về tài nguyên du lịch: thể hiện sự điển hình của tài nguyên du lịch khác biệt ở điểm đến. Tính đại diện về tài nguyên du lịch có thể xem như tính đặc sắc/nổi trội của tài nguyên du lịch khác biệt ở điểm đến, được đánh giá trong phạm vi so sánh của từng lãnh thổ.


(5) Sự đặc biệt về dịch vụ du lịch: tài nguyên du lịch khác biệt sẽ mãi ở dạng tiềm năng nếu không có dịch vụ du lịch đặc biệt, chúng không chỉ làm thỏa mãn nhu cầu/mong đợi của du khách mà còn tạo ấn tượng bởi tính độc đáo và sáng tạo. Ấn tượng du khách cảm nhận được đến từ sự chuyên nghiệp của đội ngũ lao động du lịch và nét văn hóa bản địa của cộng đồng địa phương. Tính độc đáo và sáng tạo được phát huy qua kĩ thuật - công nghệ khai thác tài nguyên du lịch khác biệt.

Bước 2. Xác định điểm cho các tiêu chí đánh giá

Trong 5 tiêu chí trên có 4 tiêu chí (1), (3), (4), (5) đánh giá theo 4 bậc: bậc 1

(4 điểm), bậc 2 (3 điểm), bậc 3 (2 điểm), bậc 4 (1 điểm); tiêu chí (2) đánh giá theo 2 bậc: bậc 1 (4 điểm), bậc 2 (3 điểm) do tính khác biệt duy nhất về tài nguyên du lịch chỉ được xác định ở 2 cấp độ quốc gia và vùng, tương ứng với bậc 1 và bậc 2.

Bước 3. Xác định hệ số cho các tiêu chí đánh giá

Sản phẩm du lịch đặc thù là loại sản phẩm du lịch đặc biệt nên các yếu tố của sản phẩm du lịch đặc thù đều có mức độ từ quan trọng đến rất quan trọng; dựa trên mức độ quan trọng đó, có 2 tiêu chí (2) và (4) được xác định hệ số 3, 2 tiêu chí (1) và (5) được xác định hệ số 2, tiêu chí (3) được xác định hệ số 1.

Bước 4. Đánh giá thành phần và đánh giá tổng hợp

Trên cơ sở đánh giá thành phần của mỗi tiêu chí (1), (2), (3), (4) và (5) sẽ tiến hành đánh giá tổng hợp về sản phẩm du lịch đặc thù theo điểm số (sau khi nhân hệ số) và được chia ra làm 3 bậc tương ứng với 3 mức tổng điểm trên.

Bước 5. Đánh giá mức độ mức độ đặc thù của sản phẩm du lịch

Dựa trên số điểm đánh giá thành phần và tổng hợp của tất cả các tiêu chí (1), (2), (3), (4) và (5) sẽ xác định mức độ đặc thù của sản phẩm du lịch ở 3 cấp đó là: rất đặc thù, đặc thù và ít đặc thù.

5.7. Phương pháp phân tích SWOT

Trên cơ sở phân tích SWOT về các thế mạnh (strengths - S), điểm yếu (weakness - W), cơ hội (opportunities - O), thách thức (threats - T), thiết lập ma trận SWOT đề ra chiến lược S/O, O/W, S/T, W/T có tính khả thi để phát triển sản phẩm du lịch đặc thù tỉnh Phú Yên. Trong đó, chiến lược S/O giúp tăng cường thế mạnh tranh thủ thời cơ, chiến lược O/W tận dụng cơ hội khắc phục điểm yếu, chiến lược

Xem tất cả 229 trang.

Ngày đăng: 16/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí