Phát triển sản phẩm du lịch đặc thù tỉnh Phú Yên - 1


LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu độc lập của cá nhân. Các số liệu nêu trong luận án là trung thực. Mọi tài liệu tham khảo được trích dẫn chính xác. Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về những kết quả công bố trong luận án.


Nghiên cứu sinh


Đoàn Thị Như Hoa


LỜI CẢM ƠN


Để hoàn thành luận án, tôi xin gửi lời cảm ơn đặc biệt tới PGS.TS Nguyễn Kim Hồng, PGS.TS Phạm Xuân Hậu đã tận tình hướng dẫn, động viên và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện luận án.

Tôi xin trân trọng cảm ơn Phòng Sau Đại học, Ban chủ nhiệm và các Thầy, Cô của Khoa Địa lí, Trường Đại học Sư phạm TP Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện tốt nhất cho tôi hoàn thành quá trình học tập, nghiên cứu tại trường. Tôi xin chân thành cảm ơn đơn vị công tác: Bộ môn Văn hóa - Du lịch,

Khoa Khoa học Xã hội - Nhân văn và các đồng nghiệp; Ban Giám hiệu cùng các Phòng, Ban của Trường Đại học Phú Yên đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình tham gia học tập, nghiên cứu tại TP Hồ Chí Minh.

Tôi xin gửi lời cảm ơn Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Phú Yên; các Sở, Ban ngành liên quan; các Doanh nghiệp du lịch, các đồng nghiệp và cộng đồng địa phương trên địa bàn tỉnh Phú Yên đã nhiệt tình giúp đỡ và cung cấp thông tin, tư liệu cũng như đóng góp ý kiến cho việc nghiên cứu và hoàn thành luận án.

Cuối cùng, tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới gia đình; các thầy, cô; bạn bè, đồng nghiệp, sinh viên… đã chia sẻ, động viên tôi trong suốt thời gian học tập và thực hiện công trình này. Tôi xin cảm ơn những tình cảm tốt đẹp và quý báu đó.


Tác giả luận án


MỤC LỤC

Danh mục chữ viết tắt Danh mục bản đồ Danh mục bảng biểu Danh mục hình vẽ

MỞ ĐẦU

Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ SẢN PHẨM DU LỊCH VÀ PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM DU LỊCH ĐẶC THÙ 19

1.1. Cơ sở lí luận 19

1.1.1. Sản phẩm du lịch và sản phẩm du lịch đặc thù 19

1.1.2. Phát triển sản phẩm du lịch và sản phẩm du lịch đặc thù 30

1.2. Cơ sở thực tiễn 38

1.2.1. Phát triển sản phẩm du lịch đặc thù trên thế giới 38

1.2.2. Phát triển sản phẩm du lịch đặc thù trong nước 44

Tiểu kết chương 1 .................................................... Chương 2. ĐIỀU KIỆN PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM DU LỊCH ĐẶC THÙ TỈNH PHÚ YÊN 48

2.1. Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ 48

2.2. Liên kết, hợp tác phát triển sản phẩm du lịch đặc thù 49

2.3. Tài nguyên du lịch khác biệt 52

2.3.1. Tài nguyên du lịch tự nhiên khác biệt 52

2.3.2. Tài nguyên du lịch văn hóa khác biệt 61

2.4. Dịch vụ du lịch đặc biệt 73

2.4.1. Kĩ thuật - công nghệ khai thác 73

2.4.2. Quản lí du lịch 73

2.4.3. Cộng đồng địa phương 73

2.5. Cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kĩ thuật du lịch 74

2.5.1. Cơ sở hạ tầng du lịch 74

2.5.2. Cơ sở vật chất kĩ thuật du lịch 75

2.6. Chính sách phát triển du lịch 77

2.7. Nguồn vốn 77

2.8. Nhu cầu thị trường sản phẩm du lịch đặc thù 78

2.8.1. Thị trường du khách quốc tế 78

2.8.2. Thị trường du khách nội địa 80

Tiểu kết chương 2 81

Chương 3. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM DU LỊCH ĐẶC THÙ TỈNH PHÚ YÊN 83

3.1. Sản phẩm du lịch hiện có 83

3.1.1. Sản phẩm du lịch trải nghiệm 83

3.1.2. Sản phẩm du lịch chuyên đề 86

3.1.3. Sản phẩm du lịch khác 89

3.2. Phát triển sản phẩm du lịch đặc thù 89

3.2.1. Kết quả phân tích SWOT 89

3.2.2. Kết quả hoạt động du lịch 96

3.2.3. Kết quả điều tra xã hội học 103

3.3. Liên kết, hợp tác phát triển sản phẩm du lịch đặc thù 123

3.3.1. Liên kết tạo sản phẩm du lịch liên vùng 123

3.3.2. Một số tồn tại, hạn chế 125

Tiểu kết chương 3 127

Chương 4. ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM DU LỊCH ĐẶC THÙ TỈNH PHÚ YÊN 129

4.1. Định hướng phát triển 129

4.1.1. Căn cứ 129

4.1.2. Định hướng 131

4.2. Giải pháp phát triển 136

4.2.1. Giải pháp chung 136

4.2.2. Giải pháp cụ thể 145

Tiểu kết chương 4 159

KẾT LUẬN

DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT


TT

Chữ viết tắt

Chữ đầy đủ

1

CTr/TU

Chương trình/Trung ương

2

DT-DT

Di tích - Danh thắng

3

DVDL

Dịch vụ du lịch

4

HTV

Đài truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh

5

KH-UBND

Kế hoạch - Ủy ban nhân dân

6

KL/TU

Kết luận/Trung ương

7

KT-CN

Kĩ thuật - Công nghệ

8

NQ-CP

Nghị quyết - Chính phủ

9

NQ-HĐND

Nghị quyết - Hội đồng nhân dân

10

PC/XH

Phân cấp/Xếp hạng

11

SPDL

Sản phẩm du lịch

12

SPDLTN

Sản phẩm du lịch tự nhiên

13

SPDLVH

Sản phẩm du lịch văn hóa

14

THPT

Trung học phổ thông

15

TNDL

Tài nguyên du lịch

16

TNDLTN

Tài nguyên du lịch tự nhiên

17

TNDLVH

Tài nguyên du lịch văn hóa

18

UBND

Ủy ban nhân dân

19

VND

Việt Nam đồng

20

VTV

Đài truyền hình Việt Nam

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 229 trang tài liệu này.

Phát triển sản phẩm du lịch đặc thù tỉnh Phú Yên - 1


DANH MỤC BẢN ĐỒ


TT

Tên bản đồ

1

Bản đồ hành chính Phú Yên

2

Bản đồ tài nguyên du lịch khác biệt Phú Yên

3

Bản đồ sản phẩm du lịch đặc thù Phú Yên


DANH MỤC BẢNG BIỂU


TT

Tên bảng

Trang

Bảng 1.1

Đánh giá sản phẩm du lịch đặc thù

30

Bảng 1.2

Đánh giá mức độ đặc thù

30

Bảng 2.1

Thị trường du khách quốc tế trọng điểm

78

Bảng 2.2

Thị trường du khách quốc tế tiềm năng

79

Bảng 3.1

Số lượt du khách đến Phú Yên (2009 - 2018)

96

Bảng 3.2

Tổng thu du lịch của Phú Yên (2009 - 2018)

99

Bảng 3.3

Số lượt du khách và doanh số bán vé

102

Bảng 3.4

Thông tin cá nhân du khách

103

Bảng 3.5

Mục đích đi du lịch

106

Bảng 3.6

Hoạt động của du khách trong chuyến du lịch

108

Bảng 3.7

Sự tham gia của du khách tại các điểm tham quan

110

Bảng 3.8

Số lần du lịch và thời gian lưu trú của du khách

112

Bảng 3.9

Đối tượng du khách và hình thức lưu trú

114

Bảng 3.10

Phương thức và phương tiện tiếp cận điểm đến

115

Bảng 3.11

Phát triển sản phẩm du lịch đặc thù Phú Yên

117

Bảng 3.12

Đánh giá mức độ đặc thù của sản phẩm du lịch Phú Yên

118

Bảng 4.1

Chiến lược phát triển sản phẩm du lịch đặc thù Phú Yên

131

Bảng 4.2

Xu hướng phát triển sản phẩm du lịch đặc thù Phú Yên

134


DANH MỤC HÌNH VẼ


TT

Tên hình

Trang

Hình 1.1

Cơ cấu sản phẩm du lịch đặc thù

23

Hình 3.1

Tốc độ tăng trưởng du khách (2009 - 2018)

97

Hình 3.2

Tốc độ tăng trưởng tổng thu du lịch (2009 - 2018)

100


PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lí do chọn đề tài

Cùng sự nghiệp đổi mới đất nước hiện nay, ngành du lịch nước ta có nhiều tiến bộ, đạt được một số thành tựu đáng kể, góp phần quan trọng vào tăng trưởng kinh tế, xóa đói giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội, bảo tồn giá trị văn hóa, bảo vệ môi trường, giữ vững an ninh quốc phòng. Bên cạnh đó, ngành du lịch cũng bộc lộ những hạn chế và bất cập nhất định, chưa có bước phát triển đột phá để khẳng định vai trò của một ngành kinh tế mũi nhọn, hiệu quả tăng trưởng chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế của đất nước, quá trình phát triển ẩn chứa yếu tố thiếu bền vững. Thực tiễn phát triển du lịch Việt Nam trong những năm qua cho thấy: “phát triển sản phẩm du lịch và tạo thương hiệu điểm đến là yêu cầu đặc biệt thúc đẩy du lịch” (Viện nghiên cứu phát triển du lịch, 2015).

Nghị quyết số 08-NQ/TW, ngày 16/01/2017 của Bộ Chính trị về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn chỉ rõ: “... tập trung phát triển sản phẩm du lịch biển, đảo, du lịch văn hóa, tâm linh, du lịch sinh thái và du lịch cộng đồng có sức hấp dẫn và khả năng cạnh tranh cao; kiểm soát và nâng cao chất lượng các sản phẩm, dịch vụ du lịch theo hướng hiện đại, khác biệt; ban hành các chính sách khuyến khích, ưu đãi đầu tư vào du lịch, nhất là các địa bàn trọng điểm, vùng sâu, vùng xa có tiềm năng du lịch, sản phẩm du lịch đặc thù…”. Như vậy, việc phát triển sản phẩm du lịch đặc thù là một trong những nội dung chiến lược quan trọng nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của du lịch Việt Nam để phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn.

Phú Yên là một trong 8 tỉnh thuộc vùng Duyên hải Nam Trung Bộ, được đánh giá là địa phương giàu tiềm năng để phát triển du lịch. Giao thông thuận lợi, có quốc lộ 1A và đường sắt Bắc - Nam đi qua, quốc lộ 25 nối Tây Nguyên, quốc lộ 29 nối cảng biển quốc tế Vũng Rô với cửa khẩu Đắk Ruê (Đắk Lắk), có sân bay Tuy Hòa hiện đại (Sở Giao thông vận tải Phú Yên, 2015). Phú Yên còn có bờ biển dài 189km nhiều nơi quanh co, núi biển liền kề tạo nên các bãi, đầm, vịnh, mũi, gành mang vẻ đẹp tự nhiên hoang sơ kì thú. Sự đan xen, giao thoa của nhiều nền văn hóa khoảng 30 dân tộc tạo nên các sắc thái văn hóa dân gian phong phú với những làn điệu dân ca, dân vũ đặc sắc như ca bài chòi, hò bá trạo, nhạc cụ dân tộc...


Sở Văn hóa Thể thao Du lịch Phú Yên, 2012 nhận định: “địa phương có nguồn tài nguyên du lịch khá dồi dào, cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kĩ thuật du lịch đảm bảo, môi trường tự nhiên - văn hóa thuận lợi phát triển du lịch”. Trung tâm Qui hoạch và Quản lí tổng hợp vùng Duyên hải, 2014 đánh giá: “Phú Yên có nguồn tài nguyên du lịch tự nhiên phong phú, đa dạng; tài nguyên du lịch văn hóa đặc sắc, độc đáo”. Sở Giao thông vận tải Phú Yên, 2015 khẳng định: “Tỉnh nằm trên trục giao thông xuyên quốc gia về đường sắt, đường bộ, đường thủy, cửa ngõ biển Đông của vùng Tây Nguyên qua đường Xuyên Á ra các nước Đông Dương, cảng Vũng Rô đón được tàu trọng tải nặng và sân bay Tuy Hòa có thể tiếp nhận máy bay lớn”.

Sở Văn hóa Thể thao Du lịch Phú Yên, 2012 nhấn mạnh: “địa phương đang tập trung phát triển du lịch để từng bước trở thành một điểm nhấn quan trọng trong liên kết phát triển du lịch khu vực Duyên hải Nam Trung Bộ - Tây Nguyên”. Chương trình hành động 05-CTr/TU của Tỉnh ủy và Kế hoạch 119/KH-UBND của Ủy ban nhân dân tỉnh, 2016 có chiến lược: “đầu tư phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng của tỉnh Phú Yên giai đoạn 2016 - 2020”.

Với các tiềm năng và lợi thế lo lớn cùng những chính sách và chiến lược phát triển du lịch quan trọng, tỉnh Phú Yên hoàn toàn có khả năng phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng. Tuy nhiên qua khảo sát ban đầu, ngành du lịch địa phương hiện nay phát triển chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế vốn có cũng như chưa hiện thực hóa những chính sách và chiến lược phát triển du lịch. Mặc dù sở hữu được tài nguyên du lịch phong phú, đặc sắc nhưng sản phẩm du lịch của địa phương chưa đa dạng, độc đáo có thể cạnh tranh với các địa phương khác trong vùng nhằm góp phần khẳng định vị thế của tỉnh trên bản đồ du lịch quốc gia và xây dựng thương hiệu trên thị trường du lịch quốc tế. Vì thế, tôi đã chọn đề tài: “Phát triển sản phẩm du lịch đặc thù tỉnh Phú Yên” để nghiên cứu.

2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu

2.1. Mục tiêu nghiên cứu

Trên cơ sở tổng quan lí luận và thực tiễn về sản phẩm du lịch và phát triển sản phẩm du lịch đặc thù, đề tài phân tích những điều kiện và thực trạng phát triển sản phẩm du lịch đặc thù tỉnh Phú Yên. Từ đó, đề xuất các định hướng và giải pháp góp phần phát triển sản phẩm du lịch đặc thù địa phương trong giai đoạn mới.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 16/03/2023