Thứ hai, về tâm lý là yếu tố bên trong có thể ảnh hưởng đến kết quả TH của HS. Đó là nhu cầu, động cơ và thái độ học tập tích cực của HS. Trong đó động cơ học tập đóng vai trò quan trọng bời nó tạo nên sự say mê học tập, khát khao mở rộng tri thức và ý chí quyết tâm vượt khó để giải quyết các nhiệm vụ học tập. Đa số HS chưa thực sự có nhu cầu, động cơ và thái độ học tập đúng đắn. Đánh thức khao khát học hỏi, giúp các em có được động cơ vươn lên trong học tập và có ý chí vượt khó là một trong những vấn đề mà luận án góp phần giải quyết thông qua các biện pháp nhằm tạo hứng thú học tập cho HS trong TH môn LS ở trường THPT.
Thứ ba, về phương pháp học tập, bên cạnh việc hình thành động cơ học tập đúng, HS cũng cần rèn luyện cho mình hệ thống KN tư học như: KN sử dụng SGK, KN khai thác tài liệu tham khảo, Khai thác công nghệ thông tin, KN nghe và ghi chép bài trên lớp, KN tự điều chỉnh và đánh giá kết quả học tập… Đồng thời cũng cần hoàn thiện các chức năng nhận thức, đặc biệt là ghi nhớ và sử dụng các thao tác tư duy như: phân tích, tổng hợp, khái quát hóa, hệ thống hóa, trừu tượng hóa… để tiến hành hoạt động học tập một cách có hiệu quả dưới sự hướng dẫn của GV. Vì vậy, muốn nâng cao hiệu quả hoạt động TH GV cần giúp HS chiếm lĩnh tri thức và hình thành được phương pháp TH. Phương pháp học rất quan trọng song HS nói chung vẫn tự mày mò cách học và tiếp nhận tri thức là chính chứ không được hướng dẫn phương pháp học. HS THPT chưa phát huy được NLTH có nguyên nhân rất cơ bản từ việc không được trang bị phương pháp học
tập nói chung và phương pháp học theo từng bộ môn nói riêng. Trong phần
những biện pháp phát triển NLTH LS cho HS THPT chúng tôi sẽ tập trung vào việc hướng dẫn cách học một phần nào sẽ giúp giải quyết được vần đề này.
Thứ tư là về việc phát triển NLTH cho HS. HS cơ bản đã được hình thành NLTH từ cấp tiểu học và THCS do vậy ở cấp THPT chúng tôi cho rằng cần tập trung hướng dẫn, luyện tập giúp HS phát triển NLTH của mình ở cấp độ cao hơn. Trong luận án chúng tôi sẽ tập trung vào những nhóm biện pháp giúp HS rèn luyện phát triển NLTH trong dạy học LS ở trường THPT.
*****
**
Trên cơ
sở thống nhất các khái niệm cơ
Có thể bạn quan tâm!
- Các Thành Tố Nlth Trong Dạy Học Ls Ở Trường Thpt
- Đặc Điểm Của Việc Dạy Học Lịch Sử Ở Trường Phổ Thông Có Ảnh Hưởng Tới Hoạt Động Tự Học Của Hs
- Biểu Đồ Tổng Hợp Ý Kiến Của Gv Về Đánh Giá Nlth Của Hs
- Các Biện Pháp Phát Triển Nlth Cho Hs Trong Dạy Học Ls Ở Trường Thpt
- Nhóm Biện Pháp Hướng Dẫn Hs Lĩnh Hội Kiến Thức Về Phương Pháp Th Bộ Môn
- Sử Dụng Đồ Dùng Trực Quan Truyền Thống Và Hiện Đại
Xem toàn bộ 281 trang tài liệu này.
bản liên quan đến đề
tài ở
chương này chúng tôi tập trung phân tích và xác định rõ nội dung, biểu hiện của NLTH LS. Xuất phát điểm của vấn đề nghiên cứu được luận án đưa ra dựa trên những quan điểm của chủ nghĩa Mác Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, văn kiện của Đảng về vấn đề TH. Luận án chỉ rõ những yếu tố tác động đến việc phát triển NLTH LS đó là: đặc điểm kiến thức của bộ môn và yêu cầu đổi mới GV hiện nay. Việc phát triển NLTH môn LS cho HS là rất cần thiết không những đáp ứng được với nhu cầu đổi mới giáo dục hiện nay mà còn góp phần thực hiện hoàn thành mục tiêu giáo dục của bộ môn. Khảo sát thực trạng ở trường THPT cho thấy GV có nhận thức đúng về NLTH và tầm quan trọng của việc phát triển NLTH môn LS cho HS. Tuy nhiên còn nhiều hạn chế trong việc triển khai. GV chưa thực sự quan tâm đến nhu cầu, động cơ, thái độ học tập của HS, chưa giúp các em có thêm cơ hội thành công và thêm yêu thích môn LS. GV còn nặng về truyền đạt kiến thức mà chưa chú trọng đến dạy cách TH cho HS. HS còn học
đối phó và chưa thực sự chú trọng vào việc rèn luyện NLTH cho bản thân.
Những vấn đề trên là cơ sở cho việc lựa chọn hình thức và biện pháp phát triển NLTH môn LS nói chung và vận dụng thực nghiệm trong chương trình LS lớp 10 nói riêng.
Chương 3
CÁC BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC
TỰ HỌC CHO HỌC SINH TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ Ở
TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
(Thực nghiệm qua dạy học Lịch sử lớp 10 chương trình chuẩn)
3.1. Khái quát chương trình sách giáo khoa môn Lịch sử ở trường THPT
Kiến thức Lịch sử đưa vào SGK giảng dạy ở trường THPT là hệ thống kiến thức khoa học được chọn lọc kĩ càng, đảm bảo tính cơ bản, tính điển hình, tính ổn định. Việc xác định đúng hệ thống kiến thức cơ bản trong chương trình
Lịch sử
cũng như
từng bài học có tác dụng định hướng cho việc học tập nói
chung, tự học cho HS nói riêng đạt được hiệu quả cao hơn. Chương trình môn Lịch sử ở trường phổ thông giới thiệu một cách hệ thống về LS thế giới, LS Việt Nam từ thời nguyên thủy đến năm 2000
Phần LS thế giới trong chương trình ở bậc THCS và THPT được trình
bày theo tiến trình LS nhân loại và thống nhất về
cách phân kỳ
LS (thời
nguyên thủy, thời cổ đại, trung đại, cận đại và hiện đại). Cấu trúc chương
trình như vậy giúp HS hiểu được quy luật phát triển của LS, giải thích được những nguyên nhân dẫn đến sự xuất hiện những hình thái kinh tế xã hội mới. Các sự kiện LS được trình bày trong các mối quan hệ đồng đại và LS sẽ giúp cho việc phát triển tư duy logic của HS. Tuy nhiên, nội dung chương trình ở cấp THPT được trình bày khái quát và mở rộng hơn.
Phần LS Việt Nam trong chương trình ở trường THPT, tiến trình LS dân tộc được chia làm 3 giai đoạn lớn: từ nguồn gốc đến giữa thế kỉ XIX, từ giữa thế kỉ XIX đến đầu thế kỷ XX và từ năm 1919 đến năm 2000. Nội dung kiến thức được giới thiệu hệ thống theo từng giai đoạn LS. GV cần hướng dẫn HS tìm hiểu bản chất của các sự kiện LS, rèn luyện các KN nhận xét, đánh giá, phân tích mối liên hệ giữa các sự kiện.
Cụ thể khái quát chương trình Lịch sử THPT như sau:
3.1.1. Lịch sử thế giới
+ Lịch sử thế giới thời nguyên thủy, cổ đại và trung đại:
Xã hội nguyên thủy: Sự xuất hiện loài người, bầy người nguyên thủy;
Sự xuất hiện công cụ kim khí, sự tiến bộ của sản xuất và tổ chức XH; Đời sống văn hóa; Sự tan rã của chế độ công xã nguyên thủy.
Xã hội cổ đại: các quốc gia cổ đại phương Đông (điều kiện tự nhiên và sự ra đời nhà nước đầu tiên; Sản xuất, quan hệ xã hội, chế độ chuyên chế cổ đại, văn hóa); Các quốc gia cổ đại phương Tây (Hi Lạp, Rôma: điều kiện tự
nhiên; thành bang và nền dân chủ
chủ
nô, sự
phát triển của thủ
công nghiệp,
thương nghiệp; Chế độ chiếm hữu nô lệ; Văn hóa)
Trung Quốc phong kiến: Quá trình chuyển biến và phát triển của các triền đại phong kiến từ Tần, Hán đến Minh, Thanh; Những nét lớn về tình hình kinh tế xã hội; Những thành tựu văn hóa tiêu biểu.
Ấn độ thời phong kiến: Các quốc gia phong kiến Ấn Độ; Tôn giáo và văn hóa Ấn.
Đông Nam Á thời phong kiến: Khái quát về các nước ĐNA thời phong kiến; Campuchia và Lào; Quá trình phát triển và giai lưu trong khu vực; Những thành tựu văn hóa tiêu biểu.
Tây Âu thời trung đại: Quá trình hình thành và phát triển của các quốc gia phong kiến ở Tây Âu, đặc biệt nhấn mạnh đến một số nội dung như: thành thị Tây Âu, phát kiến địa lý, văn hóa Phục hưng.
+ LS thế giới cận đại:
Các cuộc cách mạng tư sản: cung cấp cho HS kiến thức cơ bản về các cuộc cách mạng tư sản từ thế kỉ XVI đến XVIII, trong đó nhấn mạnh tới nguyên nhân bùng nổ, hình thức diễn ra, ý nghĩa và tính chất của các cuộc cách mạng. Qua đó yêu cầu HS nắm được bản chất của các cuộc cách mạng tư sản và ý nghĩa, vai trò khác nhau của các cuộc cách mạng tư sản thời cận đại đối với tiến trình lịch sử thế giới.
Các nước Âu Mĩ.:
Khắc họa sâu hơn về
những vấn đề
lịch sử
quan
trọng như cách mạng công nghiệp ở Châu Âu, các nước tư bản chuyển sang giai
đoạn đế
quốc chủ
nghĩa… Những sự
kiện, giai đoạn phát triển này có
ảnh
hưởng rất lớn tới tiến trình phát triển của lịch sử nhân loại, trong đó có lịch sử Việt Nam.
Phong trào công nhân (từ đầu thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX): HS được tìm hiểu về sự ra đời của chủ nghĩa Mác, phong trào công nhân quốc tế, các tổ
chức quốc tế và công xã Pari 1871, trong chương trình lớp 10 dành riêng một bài tìm hiểu về Lê nin và phong trào công nhân Nga đầu thế kỷ XX.
Các nước châu Á giữa thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX: sự xâm lược của chủ nghĩa thực dân phương Tây ở Châu Á, Nhật Bản, Trung Quốc; Ấn độ và Đông Nam Á.
Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 1918): nguyên nhân và tính chất của chiến tranh, các giai đoạn chính, hậu quả của chiến tranh.
Sự phát triển của khoa học kĩ thuật cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX
+ Lịch sử thế giới hiện đại
Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 và Liên Xô (1921 1941): nguyên nhân và diễn biến chính của cách mạng tháng Mười Nga. Ý nghĩa lịch sử, công cuộc xây dựng CNXH ở Liên Xô (1921 1941).
Châu Âu, Mĩ, Nhật Bản giữa hai cuộc chiến tranh thế giới: Khái quát tình hình châu Âu sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, khủng hoảng kinh tế 1929 1933 và sự hình thành của chủ nghĩa phát xít, quan hệ quốc tế trước chiến tranh và nguy cơ bùng nổ chiến tranh thế giới.
Châu Á giữa hai cuộc chiến tranh thế giới 1918 1939: nội dung này chủ yếu trình bày về các phong trào cách mạng ở Trung Quốc, sự ra đời của Đảng Cộng sản, đấu tranh giải phóng dân tộc ở Ấn Độ và các nước Đông Nam Á.
Chiến tranh thế giới thứ hai (1929 1933): Nguyên nhân, diễn biến chính và hậu quả của chiến tranh thế giới thứ hai.
Liên Xô và các nước Đông Âu (1945 1991): nội dung chủ yếu là quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và các nước Đông Âu, CNXH trở thành hệ thống thế giới; Sự tan rã của Liên Xô và sự sụp đổ của CNXH ở các nước Đông Âu.
Các nước Á, Phi, Mĩ La Tinh từ năm 1945 đến nay: Khái quát về phong trào giải phóng dân tộc, sự hình thành và phát triển của các quốc gia độc lập.
Các nước Mĩ, Tây Âu, Nhật Bản từ năm 1945 đến nay: Khái quát những nét chung về các nước Mĩ, Tây Âu và Nhật Bản từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến nay.
Quan hệ quốc tế từ năm 1945 đến nay: thời kì chiến tranh lạnh và xu thế đối thoại, giải quyết các xung đột khu vực.
Cách mạng khoa học công nghệ: nguyên nhân và thành tựu, xu thế toàn cầu hóa và ảnh hưởng của nó.
3.1.2. Lịch sử Việt Nam
Việt Nam từ thời nguyên thủy đến thế kỉ X: Đề cập đến sự hình thành và phát triển của Việt Nam thời nguyên thủy; Lịch sử các quốc gia cổ đại trên lãnh thổ Việt Nam: Văn Lang – Âu Lạc, Chăm Pa, Phù Nam; Chế độ cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc và những chuyển biến về kinh tế, văn hóa, xã hội của nước ta trong thời kỳ này; Các phong trào đấu tranh chống Bắc thuộc, giành độc lập dân tộc của nhân dân ta.
Việt Nam từ thế kỉ X đến thế kỉ XV: Trình bày theo các chủ đề lớn về quá trình hình thành và phát triển của nhà nước phong kiến; Công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế; Những cuộc kháng chiến chống ngoại xâm; Công cuộc xây dựng và phát triển văn hóa dân tộc.
Việt Nam từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XVIII: Qua các nội dung: Những biến đổi của nhà nước phong kiến; Tình hình kinh tế; Phong trào Tây sơn và sự nghiệp thống nhất đất nước, bảo vệ tổ quốc; Tình hình văn hóa ở các thế kỉ XVI
–XVIII.
Việt Nam nửa đầu thế
kỉ XIX: Với sự
thành lập của triều Nguyễn –
Vương triều phong kiến cuối cùng ở Việt Nam; Tình hình chính trị, kinh tế, xã hội nửa đầu thế kỉ XIX và phong trào đấu tranh của nhân dân.
Lịch sử Việt Nam (1858 1918): Thực dân Pháp xâm lược và phong trào kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta, nổi bật là các phong trào kháng Pháp (1858 1884), phong trào Cần Vương và phong trào nông dân Yên Thế. Các phong trào yêu nước trong những năm đầu thế kỉ XX: phần này có các nội dung cơ bản như: những chuyển biến kinh tế xã hội ở nước ta, Cuộc vận động giải phóng dân tộc đầu thế kỉ XX và những cuộc đấu tranh trong thời gian Chiến tranh thế giới thứ nhất.
Lịch sử Việt Nam từ 1919 đến nay:
+ Việt Nam từ 1919 1930: tình hình kinh tế, chính trị, văn hóa Việt Nam sau chiến tranh thế giới thứ nhất, các phong trào dân tộc theo khuynh hướng tư sản và phong trào dân tộc theo khuynh hướng vô sản, sự thành lập của Đảng cộng sản Việt nam.
+ Từ 1930 1945 và sự ra đời của nước Việt nam Dân chủ Cộng hòa: Tình
hình kinh tế, chính trị, văn hóa và xã hội ờ Việt nam; phong trào dân tộc 1930 1945; cuộc tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 và sự ra đời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
+ Việt Nam từ 1945 1954: Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trong những năm 1945 1946; Thực dân Pháp xâm lược Việt Nam lần thứ hai và quá trình mở rộng chiến tranh, lập ách thống trị ở vùng chiếm đóng; Quá trình xây dựng nền dân chủ cộng hòa ở Việt Nam; Sự phát triển của mặt trận quân sự trong tiến trình
kháng chiến; Chiến dịch Điện Biên Phủ Đông Dương.
và Hiệp định Giơnevơ
năm 1954 về
+ Việt Nam từ 1954 1975: Tình hình Việt Nam sau 7 1954; những biến đổi về kinh tế, chính trị, xã hội ở Miền Bắc. Chế độ thực dân mới của Mĩ và
cuộc đấu tranh cách mạng của nhân dân miền Nam từ
1954 1964; Cả
nước
chống Mĩ xâm lược, bảo vệ quốc.
miền Bắc, giải phóng miền Nam, thống nhất tổ
+ Việt Nam từ 1975 đến nay: Tình hình kinh tế, xã hội Việt Nam sau khi
kháng chiến chống Mĩ kết thúc. Thống nhất đất nước về mặt nhà nước; xây
dựng đất nước và bảo vệ tổ quốc (1976 1986); Xây dựng đất nước theo đường lối đổi mới từ 1986 đến nay.
Với những nội dung cơ bản của lịch sử thế giới và lịch sử dân tộc trong
chương trình môn Lịch sử ờ trường THPT là cơ
sở để
GV xác định nội dung
hướng dẫn HS tự học và thiết kế các hoạt động phát triển NLTH ở HS.
3.2. Một số yêu cầu khi tiến hành các biện pháp phát triển NLTH LS cho HS
Biện pháp thực hiện phải đáp ứng mục tiêu dạy học và nhiệm vụ bộ môn. Các môn học ở trường THPT, trong đó có môn LS tùy từng đối tượng, điều kiện cơ sở vật chất mà có các PPDH khác nhau, tuy nhiên đều giống nhau ở chỗ phải thực hiện tốt yêu cầu và nhiệm vụ bộ môn. Việc phát triển cho HS NLTH trong dạy học LS ở trường THPT nhằm mục đích giúp HS lĩnh hội tốt hơn hệ thống kiến thức cơ bản của khoa học LS, hiểu được tiến trình phát triển hợp quy luật của LS nhân loại và dân tộc, hình thành thế giới quan khoa học, giáo dục đạo đức, bồi dưỡng nhân cách tốt đẹp và phát triển năng lực tư duy, hành động cho HS.
Biện pháp thực hiện phải phù hợp với đối tượng và khả năng của HS.
Biện pháp, hình thức thực hiện phải phù hợp với đặc trưng kiến thức của bộ môn nhằm đạt được mục tiêu bài học. Yêu cầu, nhiệm vụ đặt ra không nên quá dễ hay quá khó mà cần phải vừa sức với HS. Những biện pháp đưa ra nên ở mức cao hơn một chút so với năng lực hiện có của HS, sao cho bằng những nỗ lực của bản thân HS có thể thực hiện được nhiệm vụ học tập. Đây vừa là những thách thức, vừa là sự tò mò, hứng thú và khích lệ các em hăng say học tập.
Vận dụng linh hoạt và đa dạng các biện pháp phát triển NLTH LS cho HS.Nhìn chung mỗi biện pháp đều có một ưu thế đặc biệt trong việc hình thành và phát triển một năng lực nào đó trong NLTH cho HS. Trong thực tế dạy học không có một biện pháp nào là vạn năng, cần phải kết hợp nhiều biện pháp với nhau một cách phù hợp và linh hoạt để có thể phát huy tối đa ưu thế của chúng trong việc hình thành và phát triển NLTH LS cho HS. Đồng thời cũng rèn luyện tính mềm dẻo của tư duy, tránh được tình trạng nhàm chán mệt mỏi cho HS.
Các biện pháp cần được tiến hành một cách thường xuyên và liên tục. Hoạt động học tập nói chung, hoạt động rèn luyện NLTH LS nói riêng cần phải được tiến hành một cách thường xuyên, liên tục nếu không độ bền của kiến thức và độ thuần thục của các KN sẽ dần bị mất đi. Sự hình thành và phát triển của năng lực là cả một quá trình mà con người cần liên tục tham gia vào chuỗi hoạt động lặp đi lặp lại nhiều lần một cách có ý thức. Trong quá trình hành động, các thao tác của tư duy được lặp đi lặp lại nhiều lần, các KN sẽ dần trở nên thành thạo và đến một mức độ nào đó sẽ trở thành kĩ xảo. Như vậy, tiến hành một cách thường xuyên, liên tục các biện pháp là cách tích cực để ôn luyện, củng cố kiến thức từ đó giúp hình thành và phát triển NLTH cho HS.
Phải kiểm tra đánh giá thường xuyên NLTH của HS. Kiểm tra đánh giá trong đó bao gồm cả việc tự kiểm tra đánh giá của HS tồn tại như một khâu không thể thiếu trong quá trình dạy học. Mục đích của việc kiểm tra đánh giá NLTH là để biết được sự chuyển biến của HS qua từng mức độ hình thành và phát triển NLTH, qua đó GV cũng biết được kết quả của các biện pháp đã áp dụng. Trước khi kiểm tra đánh giá GV phải xây dựng các tiêu chí dựa trên mục tiêu đã đặt ra lúc đầu. Các tiêu chí này là cơ sở để GV đánh giá mức độ phát triển của NLTH sau một quá trình học tập. Nội dung kiểm tra đánh giá chủ yếu là việc vận dụng các kiến thức đã được hướng dẫn về phương pháp TH bộ môn thông qua thao tác các