Các Biện Pháp Phát Triển Nlth Cho Hs Trong Dạy Học Ls Ở Trường Thpt


KN cụ thể vào giải quyết nhiệm vụ học tập đặt ra. Phương pháp kiểm tra đánh giá rất đa dạng, tùy thuộc vào đặc điểm của từng biện pháp phát triển NLTH mà GV đã rèn luyện cho HS. Đồng thời việc kiểm tra thường xuyên còn giúp cho GV biết được ý thức học tập của HS và giúp HS tự đánh giá năng lực của mình. Tuy nhiên do thời lượng chương trình không cho phép nên không nhất thiết tiết học nào cũng cần phải kiểm tra, GV nên vạch ra kế hoạch kiểm tra đánh giá cụ thể cho quá trình dạy học của mình.

3.3. Các biện pháp phát triển NLTH cho HS trong dạy học LS ở trường THPT

3.3.1. Nhóm biện pháp tạo động cơ tự học Lịch sử

Theo từ

điển Tiếng Việt “

Động cơ

là cái chi phối, thúc đẩy các hành

động của con người” [101; 402]. Mọi hoạt động của con người đều là hoạt động có mục đích, được thúc đẩy bởi động cơ của hoạt động đó. Động cơ hoạt động là lực đẩy trực tiếp, là nguyên nhân trực tiếp của hành động, duy trì hứng thú, tạo sự chú ý liên tục, giúp chủ thể vượt mọi khó khăn, đạt tới mục đích đã định.

Hoạt động tự học của HS cũng tương đồng như các hoạt động khác, được thúc đẩy bởi hệ thống động cơ học tập nói chung và động cơ TH nói riêng. Động cơ TH môn LS cũng có nhiều cấp độ khác nhau, bắt đầu từ sự thỏa mãn nhu cầu phải hoàn thành nhiệm vụ tự học, tự khẳng định mình, mong muốn thành công trong nghề nghiệp tương lai… cho đến cấp độ cao hơn là thỏa mãn nhu cầu hiểu biết, khát vọng vươn tới chiếm lĩnh những đỉnh cao tri thức. Động cơ TH không phải là cái có sẵn, không thể áp đặt từ bên ngoài mà phải dần được hình thành

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 281 trang tài liệu này.

trong quá trình HS học tập và đi sâu chiếm lĩnh đối tượng học tập dưới sự tổ

chức điều khiển của người thầy. Trong thực tế động cơ học tập của HS luôn luôn gắn liền với nhu cầu nhận thức, nhu cầu chiếm lĩnh đối tượng học tập, vì nhu cầu là nơi khơi nguồn của tính tích cực, tính độc lập, tính tự giác của HS. Do vậy, muốn tổ chức hoạt động dạy học đạt kết quả cao, người GV cần quan tâm đến việc hình thành động cơ học tập cho HS, quan tâm đến việc làm xuất hiện nhu cầu nhận thức, nhu cầu học tập ở HS.

Phát triển NLTH cho HS trong dạy học môn Lịch sử ở trường THPT thực nghiệm qua lớp 10 chương trình chuẩn - 11

Như

vậy tạo động cơ

TH cho HS trong quá trình dạy học môn LS ở

trường THPT chính là tạo ra yếu tố tinh thần, giúp HS tự xác định để thúc đẩy hành động TH của mình. Khi HS có động cơ TH chính là các em có hứng thú,

niềm say mê TH, được GV hướng dẫn các em sẽ xác định được nhu cầu TH


đúng như: TH để làm gì? Muốn TH tốt phải làm như thế nào?...Muốn tạo động cơ TH LS cho HS GV cần thực hiện: giúp HS xác định mục đích TH và tạo hứng thú học tập cho HS.

3.3.1.1. Hướng dẫn học sinh xác định mục đích tự học

Để giúp HS xác định mục đích TH một cách rõ ràng và phù hợp với mong muốn của bản thân, chúng tôi hướng dẫn học sinh xác định quy trình TH gồm các bước sau:

Bước 1: Xác định mục đích và nhu cầu học tập. Trong nhiều mục đích học tập của HS, chúng ta có thể chia thành hai nhóm cơ bản đó là: mục đích xuất phát từ hứng thú nhận thức và mục đích xuất phát từ trách nhiệm trong học tập. Mục đích xuất phát hứng thú nhận thức được hình thành và đến với người học một cách rất tự nhiên khi bài học có nội dung hấp dẫn, mới lạ và thú vị, trong bài học

chứa đựng nhiều yếu tố kích thích, gợi trí tò mò. Mục đích này sẽ xuất hiện

thường xuyên khi GV tích cực tổ chức các hoạt động nhận thức hay, kích thích tính tự giác, tích cực từ người học. Khi đã có hứng thú trong học tập, hiểu được nhiệm vụ thì chắc chắn HS sẽ hình thành nên trách nhiệm trong học tập. Giống như trách nhiệm đối với gia đình, thầy cô, uy tín trước bạn bè… Từ đó HS có ý thức kỉ luật trong học tập, nghiêm túc tự giác thực hiện nhiệm vụ học tập được giao.

Cả hai loại mục đích trên không hình thành một cách tự phát mà nó hình thành và phát triển một cách tự giác, thầm lặng từ bên trong. GV phải tùy theo đặc điểm của môn học, tùy theo đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi để tìm ra những biện pháp thích hợp nhằm khơi gợi hứng thú học tập và NL tiềm ẩn ở HS. Điều quan trọng hơn cả là tạo điều kiện để HS tự kích thích động cơ học tập của bản thân, bởi vì chỉ có tự xây dựng cho mình động cơ học tập đúng đắn HS mới nảy sinh nhu cầu học tập, các em sẽ thấy tự giác, say mê học tập từ đó có những mục tiêu học tập rõ ràng và tính sáng tạo bất tận trong học tập.

Bước 2: Lập kế hoạch học tập. Việc học và tự học chỉ thực sự có hiệu quả khi mục tiêu, nhiệm vụ và kế hoạch học tập được xây dựng cụ thể, rõ ràng và có tính định hướng cao sao cho phù hợp với điều kiện cá nhân. Mục tiêu học tập là những gì người học đặt ra để phấn đấu trong học tập và có khả năng đạt được trong quá trình học tập. Để đạt được mục tiêu HS cần có kế hoạch cụ thể và rõ ràng, có thể đo lường và đánh giá được, có khả năng đạt được so với NL


của bản thân và phải có thời gian để hoàn thành.

Người có NLTH là người có thể xác định được kế hoạch học tập cả ngắn hạn và dài hạn. Trong lập kế hoạch phải chọn vấn đề trọng tâm, cơ bản để ưu tiên tác động và giành nhiều thời gian hơn. Nếu việc học dàn trải thiếu tập trung thì sẽ không đem lại hiệu quả cao. Khi lập kế hoạch học tập cần có trả lời được các câu hỏi như: Học ở đâu? Học cái gì? Học khi nào? Và học bằng cách nào?. Khi cần thiết có thể sửa đổi kế hoạch học tập sao cho phù hợp và đem lại hiệu quả cao hơn.

Bước 3: Thực hiện kế

hoạch học tập.

Đây là giai đoạn quyết định và

chiếm nhiều thời gian, công sức nhất. Mục tiêu cũng như hiệu quả của việc tự học có đạt được kết quả tốt hay không là tùy thuộc vào chính bản thân người học và vào việc thực hiện kế hoạch học tập. Việc thực hiện kế hoạch học tập thường bao gồm các giai đoạn như: Tiếp nhận và thu thập thông tin: giai đoạn này chính là nhằm tập hợp, thu thập những thông tin liên quan đến vấn đề mà HS cần tìm hiểu. quá trình này được tiến hành bằng cách đọc và chọn lọc thông tin, ghi chép lại và thu thập tài liệu có liên quan, sau đó tiến hành chọn lọc một cách hệ thống theo từng nội dung. Giai đoạn tiếp theo là xử lý thông tin: việc xử lý thông tin thu thập được trong quá trình tự học không bao giờ diễn ra trong vô thức mà cần có sự gia công xử lý thì những thông tin tìm kiếm được mới trở nên có giá trị và có thể sử dụng được. Cuối cùng là giai đoạn trao đổi, chia sẻ thông tin. Hoạt động này giúp HS phát triển được các kĩ năng như: trình bày, giao tiếp, hợp tác nhóm… hơn thế đây chính là quá trình chính xác hóa kết quả tự học của HS.

Bước 4: Kiểm tra đánh giá kết quả học tập. Tự kiểm tra đánh giá giúp cho chủ thể kịp thời phát hiện ưu điểm hay thiếu sót, hạn chế và điều chỉnh hoạt động cho phù hợp với mục tiêu đề ra. Trong tự học, việc tự kiểm tra đánh giá có một ý nghĩa quan trọng nhằm đảm bảo kết quả cũng như chất lượng của tự học. Việc tự đánh giá, điều chỉnh kết quả học tập được thực hiện bằng nhiều hình thức như: dùng các thang đo mức độ đáp ứng yêu cầu mà GV đề xuất, các bảng kiểm tự đánh giá, điều chỉnh, sự đánh giá nhận xét của tập thể, thông qua thảo luận, so sánh với mục tiêu đặt ra ban đầu. Tất cả các cách làm đó đều mang một ý nghĩa tích cực, cần được quan tâm thường xuyên. Qua đó HS tự đối thoại để hiểu được những gì mình đã làm được, điều gì mình chưa đáp ứng được để từ đó


có hướng khắc phục nhược điểm và phát huy ưu điểm.

Hướng dẫn HS hiểu về quy trình TH và xác định được mục đích TH, công việc này thường được thực hiện ngay từ khi bắt đầu vào cấp học, hay khóa trình. Ở bài đầu tiên của từng khóa trình, GV cần giới thiệu cho HS hiểu rõ vị trí, ý nghĩa của môn học, tầm quan trọng của nó, nội dung LS cơ bản sẽ được nghiên cứu, yêu cầu phương pháp học tập bộ môn. Trong phương pháp học tập bộ môn GV cần nhấn mạnh vấn đề phát triển NLTH đối với HS. Từ đó giúp các em xác định được mục đích học tập nói chung, TH nói riêng. Bởi vì chính mục đích là cái chi phối, thúc đẩy các hoạt động của con người. Từ đó GV hướng dẫn các em hiểu và lập quy trình tự học cho bản thân trong đó nêu rõ mục đích hay mục tiêu học tập, lập kế hoạch TH, thực hiện kế hoạch TH đã lập ra và sau đó tự kiểm tra đánh giá xem quá trình học tập của mình có đạt được so với mục đích ban đầu đặt ra hay không. Việc thực hiện quy trình TH này có thể thực hiện trong cả quá trình học tập, cũng có thể lập ra và thực hiện ngay trong một bài học, một dự án học tập.

Ví dụ khi học bài 2 Lịch sử Việt Nam lớp 12, GV có thể hướng dẫn HS xác định mục đích TH như sau:

­ Xác định mục đích và nhu cầu: tìm hiểu về công cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của Pháp ở Đông Dương; rèn luyện các KN như: sử dụng tài liệu học tập, KN tư duy, KN giải quyết và trình bày vấn đề, KN tự kiểm tra đánh giá.

­ Lập kế hoạch TH: đọc và tìm hiểu SGK, các nguồn tài liệu tham khảo có liên quan; Khai thác thông tin, hình ảnh trên internet; Hỏi thầy cô, bạn bè, người thân.

­ Thực hiện kế hoạch học tập: trình bày những nội dung mình đã tìm hiểu, trả lời các câu hỏi mà bạn bè, GV đưa ra, ghi chép lại làm tư liệu học tập cá nhân.

­ Tự kiểm tra đánh giá: qua những nhận xét, đóng góp, góp ý của bạn bè và thầy cô tự nhận thấy những thiếu sót và tự điều chỉnh.

Như vậy thông qua việc xây dựng quy trình TH, HS có thể dễ dàng xác định mục đích tự học cho bản thân. Qua các hoạt động có định hướng này sẽ giúp cho học có mục đích TH rõ ràng và lựa chọn những kiến thức mà mình muốn tìm hiểu thêm một cách rất tự nhiên, đầy mới mẻ và không dẫn đến nhàm chán.

3.3.1.2. Tạo hứng thú tự học môn Lịch sử cho HS

­ Tạo hứng thú học tập cho HS vì hứng thú có tác dụng khích lệ HS tích


cực tham gia vào các hoạt động TH, là cơ sở để

hình thành thái độ

làm việc

cũng như

ý chí vượt khó để

hoàn thành nhiệm vụ từ

phía HS. Theo từ

điển

tiếng Việt thông dụng “hứng thú là: sự thích thú, ham mê”. Theo I.F.Kharalamop “hứng thú là nhu cầu nhuốm màu sắc xúc cảm đi trước giai đoạn gây động cơ và làm cho hoạt động của con người có tính hấp dẫn” [51]. Khi hoạt động nhận thức của HS dựa trên cơ sở của hứng thú thì sẽ trở nên hào hứng, thoải mái và dễ dàng. Khi đó các em không cần đến sự động viên bên ngoài đối với học tập mà làm việc với sức mạnh của sự say mê bên trong theo nguyện vọng của bản thân. Hứng thú là một dạng độc đáo của nhu cầu, nên để hình thành hứng thú

GV cần chú ý giúp HS có cảm xúc, niềm vui sướng của sự thành công, tin

tưởng vào sức của mình, vào khả năng vượt qua được khó khăn sẽ gặp phải. Trên bình diện phát triển của các hiện tượng tâm lí, có ba con đường cơ bản để phát triển hứng thú. Đó là: từ nhu cầu đến hứng thú; từ tình cảm­ nhận thức

đến hứng thú; từ nhận thức­ tình cảm đến hứng thú. Theo đó trong suốt quá

trình giảng dạy GV gây hứng thú học tập của HS thông qua các biện pháp sau:

+ Nội dung các bài học LS hay và mang yếu tố khám phá. Hiểu một cách đơn giản chính là GV tạo nên những yếu tố hấp dẫn trong bài học LS. Nội dung bài học có thể được GV thiết kế giống như một câu chuyện LS, trong đó GV đặt ra những câu hỏi cần nghiên cứu tiếp để nâng cao trình độ cho HS. Trong khi tiến hành bài học GV có thể mang vào giờ học những hình ảnh đắt giá, những thước phim tư liệu sống động, những âm thanh đầy cảm xúc, những lời tường thuật đầy kịch tính, sự hùng vĩ hiên ngang của các công trình kiến trúc, sự tinh tế màu sắc của những nét văn hóa phong tục truyền thống, những tiếng cười sảng khoái khi hóa thân thành các nhân vật LS… Điều này giúp cho việc học không căng thẳng, HS vừa được học vừa được chơi và được thưởng thức.

Ví dụ khi dạy mục 1. Những cuộc phát kiến địa lý của bài 11 Tây âu thời hậu kỳ trung đại. Có thể nói đây là phần kiến thức khá hay mang yếu tố khám phá, tuy nhiên lượng kiến thức trong SGK về các cuộc phát kiến địa lý rất ít, hầu như chỉ trình bày sơ lược về tên, ngày tháng diễn ra và điểm đến của các cuộc hành trình. Để kích thích sự hứng thú khám phá tri thức, mang lại nhiều mầu sắc hơn trong giờ học chúng tôi đã tiến hành dạy mục Những cuộc phát

kiến địa lý dưới hình thức là những vở kịch ngắn cho HS đóng vai hóa thân


thành những nhà phát kiến và những thủy thủ trên các cuộc hành trình. Thông qua những vở kịch ngắn HS vừa có kiến thức về các cuộc hành trình, giờ học lại trở nên sôi động và hấp dẫn hơn rất nhiều từ đó tạo nên hứng thú học tập cho HS. Để tiến hành giờ học theo hình thức này, GV chọn trong lớp những em HS có học lực tốt, sôi nổi, yêu thích du lịch và khám phá các vùng đất mới thành 3 nhóm, mỗi nhóm có 4 thành viên. Nhóm 1: có nhiệm vụ tìm hiểu và viết kịch bản về cuộc hành trình của Cô­lôm­bô, nhóm 2: tìm hiểu và lên kịch bản cho cuộc hành trình của Va­xcô đơ Ga­ma, nhóm 3: tìm hiểu và viết kịch bản cho cuộc thám hiểm của Ma­gien­lan. Số HS còn lại trong lớp đóng vai trò làm khán giả theo dõi các vở kịch ngắn của 3 nhóm và có nhiệm vụ điền vào phiếu học tập GV giao cho. Trước khi tiến hành bài học hai tuần GV họp nhóm, lên ý tưởng kịch bản, cung cấp nguồn tài liệu tham khảo và giao nhiệm vụ cho từng nhóm. Sau đó mỗi nhóm sẽ tiến hành tham khảo, tìm tư liệu và viết kịch bản, đưa kịch bản cho GV góp ý và chỉnh sửa. Mỗi nhóm có một tuần để cùng nhau tập kịch. Để giờ học hào hứng và thú vị, kịch bản của các nhóm phải đạt được các tiêu chí là vừa mang tới kiến thức về các cuộc phát kiến địa lý, vừa tạo được sự lối cuốn thú vị cho người xem qua lời thoại, qua tạo hình hóa trang thành các nhân vật. Sự hấp dẫn có thể tạo ra từ nội dung hay hình thức.

+ Phát huy sức mạnh lời nói của GV LS thông qua những lời động viên, khích lệ HS kịp thời. Muốn khích lệ động viên HS, GV phải biết nhu cầu thực của HS, xem các em cần gì, muốn gì để kịp thời có tác động phù hợp giúp đỡ HS. Khi nhu cầu được thỏa mãn chắc hẳn HS sẽ tìm thấy sự say mê và có hứng thú trong việc học. Bên cạnh những lời động viên khích lệ thì thái độ đúng mực của GV với HS khi đánh giá, công bằng khi các em phát biểu và giải quyết vấn đề cũng làm cho hứng thú của HS phát triển bền vững và liên tục.

+ Ra các bài tập kích thích HS tìm tòi nghiên cứu. GV cũng có thể tạo ra những tình huống có vấn đề, làm nảy sinh nhu cầu mới cần khám phá về đối tượng cụ thể nào đó mà nếu như không thực hiện được các em sẽ cảm thấy khó chịu. Để thỏa mãn nhu cầu HS sẽ tìm tòi say mê và có hứng thú đối với chính đối tượng đó. Ví dụ: GV có thể ra bài tập “Các phong trào yêu nước cuối thế kỉ XIX đầu XX, vì sao các sĩ phu yêu nước lại chọn đưa những thanh niên ưu tú sáng Nhật Bản học tập?” khi dạy về phong trào Đông Du trong phần Lịch sử Việt


Nam lớp 11. HS nhận được đề bài tức sẽ nảy sinh nhu cầu cần tìm hiểu về đối tượng, các em sẽ tích cực sưu tầm tư liệu, hình ảnh về các nhân vật trong phong trào Đông Du để có thể lý giải vì sao phong trào lại chọn Nhật Bản. Qua quá trình triển khai bài tập này chúng tôi nhận thấy HS rất có hứng thú và niềm đam mê trong việc tìm hiểu về các nhân vật LS. Chẳng hạn bài thuyết trình dưới đây

của em Hà Thị

Thương về

nhân vật Phan bội Châu, học sinh lớp 11 trường

THPT Phan Đình Phùng thể

hiện rất rõ tình cảm, thái độ

cũng như

hứng thú

không những đối với bài tập nói trên mà còn đối với chính nhân vật Phan Bội Châu mà em tìm hiểu.

“Xin chào tất cả các thanh niên yêu quý!

Lời một: (thái độ vui vẻ, tự tin)Tôi là Phan Bội Châu sinh ra trên mảnh đất Nam Đàn Nghệ An, gia đình tôi có truyền thống nho học yêu nước.

Lời 2: (vẻ mặt đai khổ, buồn rầu):Lớn lên trong cảnh nước mất nhà tan nhân dân chìm trong bóng tối khổ đau trong tôi đã nhanh chóng nhen nhóm ngọn lửa đấu tranh để làm sao giải phóng được nhân dân, làm sao để giải phóng được cả dân tộc?

Lời 3: (thái độ thở dài, mệt mỏi, và đăm chiêu suy nghĩ). Nhiều đêm tôi đã trằn trọc suy tư, Sau một quá trình dài suy nghĩ và tìm hiểu (thái độ mạnh mẽ tự tin và cương quyết) tôi đã quyết định chủ trương dùng bạo lực cách mạng để

giành độc lập giải phóng đất nước. Tôi đã cùng một số anh em có cùng chí

hướng thành lập Hội Duy tân để đánh đuổi giặc Pháp, giành độc lập thiết lập một chính thể quân chủ lập hiến tại Việt Nam.

Chúng tôi đã cùng nhau tổ chức phong trào Đông Du đưa các thanh niên yêu nước, các trí thức thức thời sang đất nước Nhật Bản du học.Chắc các bạn sẽ rất tò mò tại sao tôi lại chọn đất nước Nhật Bản mà không chọn Trung Hoa hay một số nước khác, các bạn ạ! Có một sự thật là Trung Hoa đã chịu nhượng Việt Nam cho Pháp, và hiện nay quốc thể cũng suy hèn, cứu mình không xong mà còn cứu được ai. Duy chỉ có đất nước Nhật Bản là một nước tân tiến trong nòi giống da vàng mới đánh được Nga. Vậy nên chúng ta nên sang Nhật thì hơn cả!.

Như các bạn đã biết tôi đã đưa được khoảng 200 thanh niên sang Nhật. (thái độ ăn năn, hối lỗi, buồn rầu) Nhưng tôi đã suy nghĩ một cách quá

nông cạn, và quá tin tưởng vào Nhật Bản mà không biết rằng Nhật Bản cũng


đang là một nước tư bản đang thèm khát thuộc địa, (đau đớn, xót xa) Chính vì vậy mà chúng đã nhanh chóng câu kết với thực dân Pháp trực xuất các học sinh và ngay cả tôi ra khỏi nước họ và phong trào Đông du tan rã.

Lời 4: (ý chí quyết tâm, không nản lòng) nhưng không vì vậy mà tôi nản lòng, tôi đã tiếp tục ở lại Trung Quốc gặp một số nhà cách mạng TQ như Lương Khải Siêu, hay một số chí sĩ yêu nước như Ngài Phan Châu Trinh…

Tôi nhanh chóng thành lập Hội Việt Nam Quang Phục hội, thay cho Hội Duy tân tiếp tục các hoạt động yêu nước khác với Tôn chỉ duy nhất là “đánh đuổi giặc Pháp, khôi phục nước Việt Nam, thành lập nên nước Cộng Hòa Dân quốc Việt Nam”.

Để gây tiến vang tôi đã cử người bí mật về nước để trừ khử những tên đầu sỏ, kể cả tên Toàn quyền An­be­ Xa­rô và những tên tay sai. (đau đớn, tuyệt

vọng) Nhưng thật sự dù tôi và các anh em trong hội có cố gắng đến đâu, có

quyết tâm đến đâu thì cuối cùng cũng chỉ nhận lại được sự thất bại trong đau đớn.

Lời kết: (khóc trong đau đớn, xót xa)Tôi đã sai, và quá ngu muội khi luôn luôn tin vào sự giúp đỡ của bên ngoài “ từ Đông tới Tây, không bao giờ có một đảng cách mạng ăn nhờ như thế”, và thư thế mới biết không có lực lượng bên trong mà chỉ ỷ lại vào người ngoài thì thật là khó và ỉ lại người thì không thể thành công được”.

Quá trình tìm hiểu tư liệu, viết bài thuyết trình làm nảy sinh nhu cầu cần

tìm hiểu cho HS, càng tìm hiểu các em sẽ càng thấy yêu thích và hứng thú với nội dung của môn học. Bên cạnh đó hoàn thành bài thuyết trình của mình các em sẽ trả lời được câu hỏi mà GV đã đưa ra. Như vậy với những đề bài hay, kích thích tính tò mò cho HS vừa có tác dụng thúc đẩy nhu cầu cần tìm hiểu vừa khuyến khích HS mở rộng thêm kiến thức ngoài SGK, đây là một biện pháp rất hiệu quả trong việc phát triển NLTH môn LS cho HS THPT.

+ Sử dụng âm nhạc trong dạy học LS. Âm nhạc là một hình thức thể hiện của nghệ thuật có tác dụng khơi gợi cảm xúc và hứng thú rất có hiệu quả, âm nhạc chúng tôi đề cập đến ở đây chủ yếu là những bài hát cách mạng. Những ca

khúc cách mạng chính là một kho sử

liệu bằng âm thanh phản

ảnh nhiều sự

kiện, nhân vật LS trong cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ của dân tộc ta ở thế kỷ XX. Những bài hát cách mạng ca ngợi sự cao đẹp của quần chúng

Xem tất cả 281 trang.

Ngày đăng: 28/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí