Nhóm Biện Pháp Hướng Dẫn Hs Lĩnh Hội Kiến Thức Về Phương Pháp Th Bộ Môn


yêu nước, tinh thần quyết tâm chiến đấu và niềm tin mãnh liệt vào chiến thắng của dân tộc Việt Nam.

Ví dụ: GV có thể sử dụng bài hát “Tiến về Sài Gòn” một sáng tác của nhạc sỹ Lưu Hữu Phước để nói về khí thế hào hùng của quân và dân ta trong đại thắng mùa xuân năm 1975. Bài hát này được sáng tác vào những năm 1966, 1967 nhưng đến năm 1975 nó mới được biết đến. Ngày 30.4.1975, sau lời đầu hàng của tổng thống ngụy Dương Văn Minh, tiếng nhạc hùng tráng vang lên. GV có thể sử dụng bài hát này để nói về khí thế hào hùng của quân và dân ta trên đường hành quân để chuẩn bị cho trận đánh cuối cùng­ Chiến dịch Hồ Chí Minh và để nói về ý nghĩa LS của chiến thắng 1975 đối với toàn thể dân tộc ta. Với giai điệu là nhịp đi, bài hát sẽ giúp HS dễ hình dung, cảm nhận và tưởng tượng ra khí thế

của những đoàn quân đang tiến về Sài Gòn hơn là GV chỉ miêu tả hay tường

thuật về những nội dung này. Nội dung và giai điệu của bài hát sẽ làm cho giờ học LS trở nên mềm mại, uyển chuyển hơn rất nhiều so với việc GV chỉ cung cấp những con số khô khan, từ đó HS sẽ được truyền cảm hứng và hứng thú học tập bộ môn.

3.3.1.3. Hình thành ý chí tự học cho học sinh

Ý chí là khả

năng tự

xác định mục đích cho hành động và hướng hoạt

động của mình, khắc phục mọi khó khăn nhằm đạt mục đích đó. Theo từ điển Tiếng Việt hữu dụng, NXB Giáo dục, 1996 ý chí là “ý thức, tình cảm tự giác

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 281 trang tài liệu này.

mạnh mẽ, quyết tâm dồn sức lực, trí tuệ đạt cho bằng được mục đích”

[107,1322]. Nguyễn Xuân Thức trong giáo trình “Tâm lý học đại cương”, NXB Đại học sư phạm 2015 “ý chí là mặt năng động của ý thức, biểu hiện ở NL thực hiện những hành động có mục đích, đòi hỏi phải có sự nỗ lực khắc phục khó khăn bên ngoài và bên trong”. Các phẩm chất cơ bản của ý chí đó là: Tính độc lập giúp cho HS hình thành được niềm tin vào sức mạch của mình; Tính quyết đoán tức là có niềm tin vào sự thành công vào sự đúng đắn của những suy nghĩ của mình; Tính kiên trì biểu hiện ở những kĩ năng vượt khó khăn để đạt mục đích học tập đề ra, nếu HS có phẩm chất này sẽ không bao giờ cảm thấy mệt mỏi, chán nản, những khó khăn không làm họ nhụt chí mà còn làm tăng thêm nghị lực. Như vậy, những phẩm chất rất quan trọng của ý chí đã nêu trên là rất quan trọng đối với việc phát triển NLTH cho HS cho nên việc hình thành ý chí TH cho học sinh là một trong những biện pháp cần thiết để tạo động cơ TH trong dạy


học LS ở trường THPT. GV cần hình thành cho HS niềm tin vào sức mạnh học tập của mình, rèn luyện cho HS tính kiên trì vượt khó khi thực hiện các nhiệm vụ học tập.

Ví dụ: Sau khi dạy học bài 23 “Phong trào Tây Sơn và sự nghiệp thống nhất đất nước, bảo vệ tổ quốc cuối thế kỉ XVIII”, GV có thể yêu cầu HS: Tìm hiểu trong khu vực em sinh sống có tượng đài, đền thờ, đường phố, trường học nào mang tên Quang Trung, Nguyễn Huệ, Phan Huy Ích, Nguyễn Thiếp? Giải thích cho người thân ý nghĩa của việc đặt tên đó. Khi gặp một câu hỏi đòi hỏi cần vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn cuộc sống như vậy, HS sẽ đứng trước một nhiệm vụ khó khăn là vì sao những nhân vật LS như: Quang Trung, Nguyễn Huệ, Phan Huy Ích, Nguyễn Thiếp lại được lấy tên cho những đường phố, những trường học, được lập đền thờ, dựng tượng đài. Để giải quyết được

nhiệm vụ này các em cần phải tìm hiểu công lao của các nhân vật LS trong

phong trào Tây Sơn, có thể hỏi thầy cô bạn bè, tìm hiểu qua các tư liệu học tập

khác. Thông qua hoạt động này GV sẽ rèn luyện được cho HS niềm tin vào

những kiến thức mình đã tìm hiểu, rèn luyện được tính kiên trì bền bỉ vượt qua khó khăn. Sau khi giải thích được cho người thân ý nghĩa của việc đặt tên đó, từ sự đồng tình, khuyến khích, khích lệ của người thân càng tạo cho HS ý chí TH cao. Ngoài ra GV cần khích lệ, động viên sự cố gắng nỗ lực của HS. GV cần chỉ cho HS thấy nếu có cố gắng, quyết tâm, khắc phục khó khăn, tự mình vươn lên thì sẽ gặt hái được thành công. Thông qua những tấm gương vượt khó, những ghi chép về sự tiến bộ của bản thân, HS cần phải học để thay đổi niềm tin và tập trung vào sự cố gắng của bản thân, nhìn thấy mối quan hệ giữa cố gắng và mức độ thành công.

Tóm lại động cơ TH là một hiện tượng tâm lí phức tạp. Nó gây ra một xúc cảm đặc biệt tạo nên tính kiên trì, tinh thần vượt khó, sự chuyên cần và lòng quyết tâm của HS đối với các hoạt động TH LS, làm nảy sinh khát vọng được tham gia vào các hoạt động TH. Biện pháp này vừa có tác dụng hoàn thiện nhân cách cho HS, vừa nâng cao sự hiểu biết của HS về kiến thức LS.

3.3.2. Nhóm biện pháp hướng dẫn HS lĩnh hội kiến thức về phương pháp TH bộ môn

Kiến thức về phương pháp TH bộ môn LS là một trong ba thành phần


cấu thành NLTH LS. Muốn phát triển NLTH LS không thể không trang bị cho HS những hiểu biết cơ bản về phương pháp TH bộ môn. Xuất phát từ quá trình nhận thức của HS phổ thông, đặc trưng kiến thức LS, chúng tôi cho rằng nội dung phương pháp TH LS cần trang bị cho các em bao gồm:

3.3.2.1. Tự làm việc với các tài liệu học tập

* Tự làm việc với SGK Lịch sử

SGK là tài liệu học tập được sử dụng chủ yếu ở trường phổ thông. SGK nói chung, SGK LS nói riêng có vai trò và ý nghĩa quan trọng trong dạy học ở trường phổ thông. Đối với GV, SGK là chỗ dựa đáng tin cậy không thể thiếu trong soạn và giảng bài. Bởi vì, SGK cung cấp đầy đủ những kiến thức cơ bản, hiên đại, có hệ thống đã được qui định trong chương trình. Để thiết kế kế hoạch từng bài học và tiến hành giảng bài trên lớp nhằm thực hiện mục đích dạy học, GV phải dựa vào SGK. Đối với HS, SGK là tài liệu học tập cơ bản có ý nghĩa to lớn về các mặt bồi dưỡng kiến thức, rèn luyện KN và giáo dục tư tưởng, tình cảm cho các em.

Cấu trúc của SGK hiện hành bao gồm các phần: kênh chữ, kênh hình hay bài viết và cơ chế sư phạm. Phần kênh chữ của sách là bài viết và các câu hỏi, bài tập. Phần kênh hình gồm tranh, ảnh, bản đồ, niên biểu, biểu đồ, đồ thị… Từ đặc trưng của SGK LS như vậy, cho thấy kiến thức về tự làm việc với SGK cần hướng dẫn cho HS bao gồm: KN đọc hiểu, Đây là công việc quan trọng giúp HS khi đọc SGK hiểu được nội dung của từng mục trong bài viết. Muốn vậy, khi làm việc với SGK trước hết HS phải tìm ra được ý chính trong từng mục mà tác giả muốn nhấn mạnh, những ý phân tích cụ thể hóa cho những ý chính đó. Đồng thời tìm được mối liên hệ giữa các mục, từ đó hiểu được tên bài học và nội dung bài viết. Có như vậy HS mới hiểu bài, tránh được tình trạng đọc nhiều mà không hiểu, thường học vẹt.

Ghi chép lại những nội dung đã đọc, công việc này thể hiện việc hiểu nội dung của SGK mà các em vừa nghiên cứu. Trên cơ sở đọc từng mục của SGK, HS tìm được ý chính cho từng đoạn trong mục, các em viết những ý đó thành một dàn ý theo trình tự nội dung SGK trình bày. Việc lập dàn ý những nội dung đọc được từ SGK sẽ giúp HS nắm vững kiến thức cơ bản, biết lập đề cương (dàn ý), đọc sách và phát triển tư duy logic, khả năng tổng hợp, khái quát hóa kiến thức.


Xử lý và hệ thống hóa kiến thức để ghi nhớ dễ dàng. Việc khái quát lại nội dung kiến thức trong SGK, GV có thể hướng dẫn cho HS lập bảng biểu, vẽ sơ đồ nhận thức như: sơ đồ tư duy, sơ đồ mạng, sơ đồ nhánh…

Như vậy, trang bị cho HS kiến thức về sử dụng SGK giúp HS có thể tự xác định nội dung kiến thức khó, gây thắc mắc. Tri thức LS vừa khái quát vừa tổng hợp, bao gồm nhiều lĩnh vực cả phần sử và phần luận rất nhiều, nếu HS chỉ đọc SGK thì không dễ gì nắm bắt được tất cả, tất yếu sẽ nảy sinh những thắc mắc đối với những điều chưa rõ. Từ những thắc mắc đó HS có thể trao đổi với bạn bè, với thầy cô. Trải qua quá trình tìm tòi, khi được giải đáp HS sẽ hiểu sâu sắc vấn đề và có thể nhớ rất lâu. Mặt khác việc đọc trước SGK tạo

nên sự

hào hứng, tò mò, từ

đó kích thích HS khao khát tìm tòi và khám phá.

Trong thực tế GV có thể khuyến khích, khơi gợi để HS tìm hiểu vấn đề, sưu tầm các tài liệu liên quan đến bài học.

Ví dụ, khi hướng dẫn HS đọc SGK LS lớp 10, chương II “Việt Nam từ thế kỉ X đến thế kỉ XV”, GV có thể hướng dẫn HS cách khái quát hóa lại kiến

thức bằng cách vẽ sơ đồ về các triều đại phong kiến Việt Nam, như sơ đồ dưới đây:


Qua việc vẽ sơ đồ HS sẽ hệ thống hóa được nội dung kiến thức có trong 1


Qua việc vẽ sơ đồ

HS sẽ hệ

thống hóa được nội dung kiến thức có

trong SGK, từ đó các em không những hiểu được nội dung trong SGK mà còn

có thể so sánh đối chiếu các thành tựu về văn hóa, kinh tế, chính trị mà các


triều đại phong kiến đã đạt được.

* Tự làm việc với tài liệu tham khảo dưới sự hướng dẫn của GV

Trong dạy học LS ở trường phổ thông, bên cạnh SGK, tài liệu tham khảo (tài liệu LS, tài liệu văn học) có vị trí, ý nghĩa quan trọng đối với GV và HS. Do đặc trưng của kiến thức LS, tài liệu tham khảo là một nguồn kiến thức không thể thiếu. Nó góp phần nhất định vào việc khôi phục lại bức tranh LS. Đây là những căn cứ khoa học, bằng chứng về tính chính xác, tính cụ thể, phong phú của sự kiện LS, giúp HS khắc phục tình trạng “hiện đại hóa LS”. Việc sử dụng tài liệu tham khảo trong học tập LS còn giúp HS có cơ sở để nắm vững bản chất của sự kiện, hình thành khái niệm, hiểu rõ quy luật và bài học kinh nghiệm. Qua sử dụng tài liệu tham khảo còn rèn luyện cho HS có thói quen đọc sách, nghiên cứu khoa học, phát triển tư duy LS, và giúp các em hiểu rõ hơn SGK.

Đối với HS phổ thông có thể hướng dẫn các em tự làm việc với tài liệu tham khảo trong các trường hợp:

­ Tự nghiên cứu đoạn trích từ trong các tác phẩm LS. Ở trường hợp này nội dung hoạt động bao gồm tự đọc đoạn trích, phân nhỏ đoạn trích theo các ý mà tác giả muốn trình bày; tìm tư tưởng chính của từng ý; viết những tư tưởng đã tìm được theo trình tự, thành dàn ý. Trên cơ sở những ý chính đã viết ra HS sẽ tìm được nội dung chính đoạn trích muốn nói, khái quát hóa ý hiểu của bản thân về nội dung đoạn trích và trình bày trên lớp (nếu cần).

­ Đọc các loại sách phù hợp với trình độ nhận thức của các em ở khối lớp. Để cho việc tự đọc sách của HS không tản mạn, chệch hướng GV cần hướng dẫn các em chọn sách và phương pháp đọc. Đọc sách không phải là giải trí mà cần phải làm các việc dưới đây:

+ Tự đọc hiểu nội dung của sách. Công việc này cần được thực hiện: tìm

những tư tưởng chính trong mỗi đoạn theo từng chương, mục của sách; ghi

những ý chính đã tìm được theo trình tự cuốn sách trình bày dưới dạng dàn ý; hệ thống hóa, khái quát hóa các ý trong chương, mục, phần hay toàn bộ cuốn sách; phát biểu nội dung của sách.

+ Tự nghiên cứu các chương, mục trong sách tham khảo để hiểu sâu sắc, mở rộng, nâng cao kiến thức đã được học trong SGK nhằm giải quyết những bài tập mà GV giao cho.

Công việc này cần thực hiện: GV nêu bài tập, giới thiệu cho HS sách và


chỉ rõ chương, mục cần nghiên cứu; HS nghiên cứu sách kết hợp với SGK để làm bài tập. Khi tiến hành đọc sách HS cần chú ý: Tự ghi chép khi đọc sách (tên sách, tác giả), thời gian đọc; nội dung chủ yếu của sách theo dạng dàn ý; những câu thích thú, tâm đắc; Suy nghĩ và ghi những vấn đề cần rút ra sau khi đọc sách.

Sự phong phú về tư liệu làm bài học sinh động, hấp dẫn và dễ nhớ hơn. HS biết rộng, hiểu sâu kiến thức hơn. Tuy nhiên việc hướng dẫn cho HS tự làm việc với tài liệu tham khảo đòi hỏi nhiều thời gian, công sức cho việc tìm và đọc tài liệu. Để khắc phục nhược điểm này GV cần định hướng cho HS. Ví dụ như chỉ rõ tên tài liệu, trang cần tìm, những nội dung nào cần ghi chép lại… kết hợp với việc giao bài tập về nhà có những nội dung cần phải sử dụng đến các tư liệu ngoài SGK.

3.3.2.2. Sử dụng các thao tác tư duy trong quá trình học tập

Tư duy là quá trình nhận thức phản ánh những thuộc tính bản chất, những mối quan hệ có tính quy luật của sự vật và hiện tượng trong hiện thực khách quan mà ta chưa biết. Đây là một hoạt động vô cùng quan trọng cần hình thành và phát triển cho HS trong học tập LS ở trường THPT. Một trong những đặc điểm của kiến thức LS là sự thống nhất giữa sử và luận. Để HS hiểu được bản chất của sự kiện, hiện tượng LS không thể thiếu hoạt động “luận”, tức là phân tích, so sánh, tổng hợp, khái quát hóa… Phát triển hoạt động tư duy độc lập, không chỉ giúp HS lĩnh hội, nắm vững các khái niệm, rút ra quy luật và bài học LS, mà còn giáo dục tính kiên trì trong lao động học tập, tinh thần vượt khó và góp phần phát triển các năng lực nhận thức, đặc biệt là các thao tác tư duy cho các em. Hoạt động này bao gồm:

­ Tự phân tích tức là tách đối tượng thành những thuộc tính, bộ phận, các mối liên hệ, quan hệ giữa chúng để xem xét nhận thức.

­ Tự tổng hợp, tức là HS sử dụng trí óc của mình đưa những thành phần đã phân tích vào thành một chỉnh thể để nhận thức đối tượng bao quát hơn.


tượng.

­ So sánh là xác định sự

giống nhau, khác nhau giữa các sự

kiện, hiện

­ Trừu tượng hóa tức là HS biết dùng trí óc của mình gạt bỏ những thuộc tính, những bộ phận không cần thiết, chỉ giữ lại những yếu tố căn bản để tư duy.

­ Khái quát hóa là HS biết bao quát nhiều đối tượng khác nhau thành một


nhóm, một loại… Trên cơ sở đó tìm ra nét chung cho các hiện tượng.

Chẳng hạn khi dạy Bài 31: Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII. GV hướng dẫn tỉ mỉ, chu đáo giúp HS tổng hợp, khái quát lại các kiến thức đã học thông qua bảng so sánh đặc điểm của Cách mạng tư sản Pháp, cách mạng tư sản Anh và cuộc chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ theo các tiêu chí: hình thức, mục tiêu, lãnh đạo, lực lượng tham gia, diễn biến chính, kết quả. Sau khi HS hoàn thành bảng so sánh, GV hướng dẫn HS rút ra được nhận xét về cách mạng tư sản Pháp (đây là cuộc cách mạng tư sản điển hình nhất) thông qua câu hỏi: Qua bảng so sánh, em có nhận xét gì về cách mạng tư sản

Pháp so với các cuộc cách mạng tư

sản khác? GV củng cố

nhận thức cho

HS/giúp HS hiểu được cách mạng tư sản Pháp là cuộc cách mạng tư sản điển hình nhất thông qua câu hỏi: Qua kiến thức đã học và qua bảng so sánh, hãy chứng minh cách mạng tư sản Pháp là cuộc cách mạng tư sản điển hình nhất?

Tiếp đó, để giúp HS khái quát được điểm chung giữa các cuộc cách mạng trên (Tuy diễn ra dưới nhiều hình thức khác nhau, nhưng các cuộc cách mạng này đều mang tính chất của cách mạng tư sản), GV có thể đặt câu hỏi: Hãy rút ra nhận định khái quát về đặc điểm của các cuộc cách mạng trên.

Để thực hiện bài tập này, HS phải tự nhớ lại, tổng hợp lại các kiến thức đã học về cách mạng tư sản Pháp cũng như các cuộc cách mạng tư sản đã học trước đó, trình bày ngắn gọn lại thông qua bảng so sánh. Sau đó, các em tìm câu trả lời cho các câu hỏi của GV.

Bên cạnh các thao tác phân tích, tổng hợp, so sánh, trừu tượng hóa và khái quát hóa, do đặc trưng của kiến thức LS việc đánh giá sự kiện, hiện tượng LS là một hoạt động không thể thiếu. Nó vừa là một thao tác, vừa là kết quả của các hoạt động phân tích, so sánh, khái quát, chứng minh, bác bỏ. Đánh giá các sự kiện hiện tượng LS là một nội dung rất quan trọng cần phát triển cho HS phổ thông. Phát triển hoạt động đánh giá không chỉ giúp HS nhớ lâu, hiểu sâu sắc kiến thức LS, mà còn rèn luyện KN vận dụng kiến thức và giáo dục quan điểm sử học Mác xít cho các em.Hoạt động này bao gồm các nội dung: Đánh giá về hoạt động và hành vi của con người như, vai trò của quần chúng nhân dân trong lao động sản xuất, đấu tranh cách mạng, của cá nhân (nhân vật kiệt xuất, lãnh tụ, nhân vật LS tiến bộ). Đánh giá về sự kiện, hiên tượng LS, như nhận xét sự kiện, nêu ý nghĩa, rút


bài học kinh nghiệm của sự kiện. Đánh giá về các hoạt động sản xuất, vận dụng khoa học kĩ thuật… như phân tích tác dụng của Cách mạng Công nghiệp ở Anh;

tác động của Cách mạng khoa học ­công nghệ người…

ngày nay đối với xã hội loài

Ví dụ: khi dạy học bài 25 “Tình hình chính trị, kinh tế, văn hóa dưới triều

Nguyễn (nửa đầu thế kỉ XIX)”. Ở mục 1 “Xây dựng và củng cố bộ máy nhà

nước­ chính sách ngoại giao” GV có thể hướng dẫn cho HS tìm hiểu về Nhà Nguyễn, những nhận xét đánh giá về công và tội của triều đình Nhà Nguyễn, từ đó đưa ra những nhận xét của bản thân về triều Nguyễn. Dưới sự hướng dẫn của GV, HS sẽ tìm hiểu về nhà Nguyễn qua: sách, báo, internet…có thể HS sẽ tìm được nhiều nguồn tư liệu khác nhau, với nhiều cách nhìn nhận đánh giá về công và tội của triều đình nhà Nguyễn đối với LS dân tộc. GV sẽ định hướng, hướng dẫn HS có một cách nhìn công tâm nhất khi đánh giá về triều đình này chẳng hạn như đã có công hoàn thành việc thống nhất đất nước, mở rộng bờ cõi. Tuy nhiên lại cầu viện người Pháp từ đó tạo điều kiện cho người Pháp có nhiều cơ hội hơn trong việc xâm chiếm nước ta. Qua quá trình sưu tầm tư liệu, qua việc trao đổi thảo luận với các bạn cùng lớp, qua định hướng của GV HS sẽ càng hiểu sâu kiến thức LS và biết cách đánh giá một triều đại LS theo quan điểm của sử học Mác xít.

Như vậy,thông qua việc cung cấp cho các em kiến thức về sử dụng các

thao tác tư duy cho HS trong dạy học LS góp phần phát triển cho các em

NLTH cho bản thân. Bên cạnh đó, hướng dẫn cho HS biết sử dụng các thao tác của tư duy không chỉ rèn luyện được khả năng khái quát kiến thức mà còn

rèn luyện cho các em khả luận logic.

năng lập luận, so sánh, phân tích, đánh giá và suy

3.3.2.3. Kết hợp nghe giảng với tự ghi chép

Nghe và ghi là những KN cơ bản HS cần có trong quá trình học tập. Nó giúp HS vừa theo dõi được bài giảng của GV để lĩnh hội kiến thức, hiểu kiến thức và tự ghi vào vở những điều cần thiết. Qua đó giáo dục cho HS ý thức tự giác, kiên nhẫn, khả năng chú ý vào đối tượng và tư duy nhanh.

Khi học tập ở trên lớp, HS phải vận dụng nhiều thao tác như nghe giảng, ghi chép, suy nghĩ, trả lời câu hỏi… Vì vậy, trong quá trình nghe giảng các em phải biết chọn lọc kiến thức để ghi chép theo ý hiểu của bản thân. Công việc

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 28/03/2023