Quan Niệm Phát Triển Nhân Lực Du Lịch

34


dưỡng, khám chưa bệnh... Điều này cũng đồng nghĩa với NLDL phải đáp ứng các sản phẩm đó của KDL và được diễn ra bất kỳ lúc nào, thời gian nào khi có yêu cầu của khách kể cả trong ngày tết, ngày lễ, cuối tuần. Đặc biệt, đối với NDL nhu cầu liên kết, hợp tác và phát triển ngày càng gia tăng, nhất là sự tác động của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đến NDL cho nên NLDL đòi hỏi phải có khả năng thích ứng nhanh với sự thay đổi của công nghệ, của xã hội, những tình huống bất ngờ trong quá trình thực hiện công việc. Tuy nhiên, đặc điểm này thường ít được đào tạo từ nhà trường do đó trong thực tiễn NLDL phải luôn ý thức không ngừng học hỏi để đảm bảo tính linh hoạt, liên tục, những tình huống bất ngờ, những công việc mới trong điều kiện mới (CNH, HĐH gắn với phát triển kinh tế tri thức và hội nhập).

2.1.3. Vai trò của nhân lực du lịch

Một là, nhân lực du lịch là nhân tố quan trọng thúc đẩy phát triển NDL nói riêng và kinh tế - xã hội nói chung

Nhân lực với tư cách SLĐ của con người, là chủ thể sáng tạo, là một trong hai yếu tố chính của quá trình sản xuất, là trung tâm của nội lực quyết định quá trình phát triển kinh tế - xã hội. Ở Việt Nam, đang trong quá trình thực hiện CNH, HĐH, đổi mới và phát triển kinh tế - xã hội, văn hóa giáo dục, đào tạo, khoa học, công nghệ, an ninh quốc phòng thì nhân lực nói chung, NLDL nói riêng được xem như là động lực, là yếu tố quyết định đến sự thành công này. Mặt khác, NLDL là nhân tố quyết định việc sử dụng và tái tạo các nguồn lực khác. So với các nguồn lực khác, nhân lực với yếu tố hàng đầu là trí tuệ, chất xám có ưu thế nổi bật ở chỗ sẽ không bị cạn kiệt nếu biết bồi dưỡng, đào tạo, khai thác và sử dụng hợp lý, đó chính là nguồn vốn vô hình. Còn các nguồn lực khác dù nhiều đến đâu cũng là yếu tố có hạn và chỉ phát huy được tác dụng khi kết hợp với nhân lực một cách có hiệu quả. Hiện nay, đất nước ta đang trong tiến trình CNH, HĐH thì nhân lực là yếu tố quyết định sự thành công của quá trình chuyển đổi căn bản từ hoạt động thủ công sang sử dụng lao động được đào tạo với công nghệ tiên tiến, hiện đại nhằm tạo ra NSLĐ cao, thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng nhanh tỷ trọng ngành công nghiệp, dịch vụ, giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp. Như vậy, NLDL có vai trò gắn kết giữa các ngành dịch vụ với nông nghiệp, dịch vụ với công

35


nghiệp làm tăng giá trị cho ngành nông nghiệp và công nghiệp từ dịch vụ KDDL. Nhất là đối với khu vực nông thôn các làng nghề truyền thống được khôi phục và các mô hình sản xuất nông nghiệp sinh thái, nông nghiệp sạch, công nghệ cao ngày càng phát triển làm đa dạng các loại hình, SPDL, điểm tham quan du lịch, tạo ra nhiều việc làm và tăng thu nhập, góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế của từng địa phương nói riêng và cả nước nói chung.

Mặt khác, mục tiêu của sự phát triển kinh tế - xã hội là nhằm hướng tới sự phục vụ nhu cầu của con người, cải thiện đời sống xã hội ngày càng văn minh, hiện đại. Nhân lực du lịch chính là lực lượng tiêu dùng của cải vật chất và tinh thần của xã hội. Vì lẽ đó, nhu cầu tiêu dùng của con người chính là nhân tố có tác động quyết động tới việc định hướng sản xuất qua mối quan hệ cung - cầu trên thị trường. Quá trình này được thể hiện theo tỷ lệ thuận khi nhu cầu tiêu dùng một loại hàng hóa, dịch vụ nào đó gia tăng, lập tức thu hút lao động cần thiết để cung cấp loại hàng hóa, dịch vụ đó. Khi đời sống ngày càng cải thiện thì nhu cầu của con người cả vật chất và tinh thần cũng ngày càng đa dạng và phong phú ở cấp độ cao hơn, đó chính là mục tiêu của sự phát triển kinh tế - xã hội.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 217 trang tài liệu này.

Điều quan trọng nhất là yếu tố con người ngày càng được đặt ở vị trí trung tâm, NLDL tạo ra nhiều SPDL mới, loại hình du lịch hấp dẫn đã thu hút được nhiều lao động có tính lan tỏa trong dân cư, nhất là đối tượng thanh niên, phụ nữ ở khu vực nông thôn. Hằng năm, đã tạo ra hàng ngàn việc làm trực tiếp và gián tiếp, góp phần nâng cao năng lực cho người lao động, nâng cao đời sống, vật chất và tinh thần cho người dân. Đồng thời NLDL có vai trò mở rộng giao lưu giữa các vùng trong nước với nước ngoài, được xem như là nhà ngoại giao nhân dân với chức năng là đại sứ của hòa bình góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội theo hướng bền vững trong điều kiện nền kinh tế mở, hội nhập.

Hai là, nhân lực du lịch có vai trò đánh thức nguồn lực phát triển du lịch ở dạng tiềm năng thành hiện thực.

Phát triển nhân lực du lịch ở thành phố Đà Nẵng - 6

Khác với các nguồn lực khác như vốn, tài nguyên du lịch, vị trí địa lý, khoa học - công nghệ… tồn tại dưới dạng tiềm năng và chỉ có tác dụng khi có tác động của con người vào các đối tượng đó. Các nguồn lực này có giới hạn, có thể bị khai

36


thác cạn kiệt và rất khó hoặc không thể khôi phục lại được khi không có sự tác động, cải biến của con người vào chúng. Vì vậy, NLDL có vai trò đặc biệt quan trọng, gắn kết với nhau và tạo thành sức mạnh tổng hợp để khai thác, sử dụng, duy trì và phát triển các nguồn lực đó từ dạng tiềm năng thành hiện thực để phát triển NDL, góp phần thực hiện CNH, HĐH đất nước. Nhân lực du lịch đã từng bước làm chủ thể tự nhiên, khám phá ra những tài nguyên du lịch mới, sáng tạo ra những tài nguyên du lịch vốn không sẵn có trong tự nhiên để tạo nên nhiều loại hình, SPDL đa dạng và phong phú theo hướng phát triển bền vững như hiện nay.

Bên cạnh đó, NLDL còn có trách nhiệm dự báo, sáng tạo, dẫn dắt và hướng dẫn cộng đồng trở thành lực lượng sáng tạo các giá trị du lịch mới, chứ không chỉ là đối tượng khai thác, hưởng thụ. Đội ngũ NLDL phải là lực lượng xung kích, giúp đỡ, hướng dẫn nhân dân nắm bắt và ứng dụng nhanh khoa học và công nghệ vào công việc; gắn với đời sống thực tiễn, tham gia vào công tác xóa đói giảm nghèo, giải quyết việc làm, nâng cao thể lực và trí lực cho nhân dân, làm cho dân giàu, tạo điều kiện hội nhập, góp phần xây dựng một xã hội văn minh, hiện đại.

Nhân lực du lịch đóng vai trò tiên phong trong sáng tạo các giá trị du lịch của chuỗi phân công lao động quốc tế trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu và toàn diện. Bản thân NLDL vừa là chủ thể có khả năng tích hợp và phát huy toàn bộ sức mạnh nội sinh của dân tộc, vừa là khách thể tiếp nhận và phát huy những tinh hoa, tiếp thu kinh nghiệm tiên tiến trên thế giới để PTDL hiện đại theo hướng bền vững. Đặc biệt, trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường trên phạm vi toàn cầu, con người không chỉ đón nhận được nhiều cơ hội tích cực mà còn phải đối mặt với những thách thức, nguy cơ từ ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu, dịch bệnh và các tệ nạn xã hội khác. Do đó, NLDL thể hiện vai trò đặc biệt quan trọng để làm tăng tính vô tận của nguồn lực đất nước, đòi hỏi NLDL phải luôn luôn có ý thức bồi dưỡng, nâng cao mọi mặt từ thể lực, trí lực, thái độ và văn hóa để đáp ứng yêu cầu sự thay đổi trong điều kiện mới.

Ba là, nhân lực du lịch có vai trò sáng tạo giá trị, giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc trong quá trình thực hiện công nghiệp, hiện đại hóa đất nước

Hiện nay, nền kinh tế ngày càng phát triển, du lịch đã trở thành một nhu cầu tất yếu của xã hội, là ngành kinh tế quan trọng, có tính liên ngành thể hiện nội dung văn hóa sâu sắc. Ở Việt Nam, du lịch được xác định là ngành công nghiệp không

37


khói, là kinh tế mũi nhọn, là cầu nối giữa con người với di sản văn hóa dân tộc, là sứ giả hòa bình, đại sứ văn hóa làm cầu nối tình hữu nghị, giao lưu với các dân tộc, các vùng miền trong nước và các quốc gia trên thế giới. Vì vậy, trong quá trình hội nhập kinh tế, toàn cầu hóa ngày càng mạnh mẽ và toàn diện, đòi hỏi NLDL không những chỉ tạo ra các SPDL có giá trị kinh tế, giá trị văn hóa mà còn đóng vai trò tiên phong trong việc giữ vững nền tảng tinh thần xã hội, phát huy bản sắc, giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Điều này được thể hiện trong từng vị trí công việc cụ thể của NDL, đội ngũ NLDL vừa là chủ thể có khả năng tích hợp và phát huy toàn bộ sức mạnh nội sinh của văn hóa dân tộc, truyền bá các tinh hoa văn hóa các dân tộc, vùng miền của đất nước Việt Nam đến KDL nội địa địa và quốc tế. Ngoài ra, họ còn là đội ngũ tiếp nhận và phát huy những văn hóa tinh hoa thế giới, kinh nghiệm tiên tiến về PTDL nhằm phục vụ cho các hoạt động của chính mình và sự nghiệp PTDL của đất nước nói chung.

Đồng thời, NLDL còn có vai trò phát huy, bảo tồn và quảng bá nét đẹp văn hóa của các dân tộc đến khắp mọi miền đất nước và ra thế giới thông qua KDL nội địa và quốc tế, được xem như là một nhiệm vụ “giữ hồn dân tộc”. Thông qua tuyên truyền kết hợp với quảng bá du lịch tại chỗ, qua KDL nội địa và quốc tế để họ biết được phong cách, nền văn hóa, thuần phong, mỹ tục, tính cách hiền hòa, chăm chỉ, chịu khó, thân thiện nhưng cũng đầy bản lĩnh, dũng khí của người dân nước Việt đã được hình thành, phát triển qua hàng ngàn năm lịch sử. Tuy nhiên, quá trình thực hiện quảng bá giá trị văn hóa Việt Nam đến bạn bè thế giới yêu cầu NLDL phải có sự hiểu biết, yêu thích, tự hào về nền văn hóa Việt Nam, đây chính là yếu tố thúc đẩy quá trình quảng bá và tuyên truyền lưu giữ và phát huy giá trị tinh hoa văn hóa cho nhân loại. Vì vậy, khi nói đến vai trò của NLDL (trực tiếp và gián tiếp), tất cả đều tham gia vào hoạt động tạo cung du lịch trong việc bảo tồn, phát huy và truyền bá văn hóa dân tộc ngày càng được khẳng định ở trong nước và trên thế giới.

2.2. PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC DU LỊCH

2.2.1. Quan niệm phát triển nhân lực du lịch

Thông thường thuật ngữ phát triển được dùng chỉ quá trình tăng lên về mọi mặt của một sự vật hoặc cho một hiện tượng nào đó trong một khoảng thời gian nhất định, là sự tăng lên về số lượng (quy mô), về chất lượng và về cơ cấu của đối tượng

38


đó trên nhiều khía cạnh. Từ thuật ngữ phát triển nêu trên, có thể hiểu PTNL là sự gia tăng về số lượng (quy mô) của nhân lực và đi liền với nó là sự hoàn thiện, nâng cao chất lượng nhân lực thông qua nâng cao trình độ giáo dục quốc dân, trình độ kỹ thuật, chuyên môn, sức khoẻ, thể lực, ý thức, đạo đức nghề nghiệp của nhân lực, cùng với quá trình tăng số lượng là sự thay đổi cơ cấu nhân lực về trình độ đào tạo, độ tuổi, giới tính, ngành nghề, vùng miền... theo hướng tiến bộ phù hợp với yêu cầu, chức năng và nhiệm vụ của nhân lực ở một ngành, nghề cụ thể nào đó.

Hiện nay, trên thế giới cũng có nhiều quan niệm về PTNL, theo Tổ chức Giáo dục - Khoa học và Văn hóa của Liên Hiệp Quốc (UNESCO) cho rằng, PTNL là làm cho toàn bộ sự lành nghề của dân cư luôn luôn phù hợp trong mối quan hệ với sự phát triển của đất nước [56]. Còn theo Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), PTNL là sự thể hiện trình độ lành nghề về phát triển năng lực, sử dụng năng lực của con người để có thể đạt được việc làm hiệu quả, cũng như thỏa mãn nghề nghiệp và cuộc sống cá nhân hay PTNL chính là quá trình làm thay đổi về số lượng, chất lượng và cơ cấu nhân lực nhằm đảm bảo đáp ứng ngày càng tốt theo yêu cầu của sự phát triển kinh tế - xã hội [56]

Ở Việt Nam, tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Đảng Cộng sản Việt Nam cho rằng: “Phát triển nhân lực là quá trình phát triển thể lực, trí lực, khả năng nhận thức và tiếp thu kiến thức tay nghề, tính năng động xã hội và sức sáng tạo của con người; nền văn hóa, truyền thống; lịch sử… để phát triển đất nước” [20, tr.104]

Vậy dưới góc độ chuyên ngành kinh tế chính trị, luận án cho rằng: Phát triển nhân lực là sự tăng lên về số lượng, chất lượng và cơ cấu của người lao động, đó chính là sự tăng lên về thể lực và trí lực của người lao động đang tham gia vào quá trình sản xuất theo hướng phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội trong từng điều kiện cụ thể.

Từ quan niệm nêu trên về PTNL và thực tiễn ở nước ta hiện nay NCS cho rằng: Phát triển nhân lực du lịch là quá trình làm tăng lên về số lượng và chất lượng được biểu hiện ở sự hoàn thiện từng bước nâng cao về thể lực, trí lực (trình độ chuyên môn, kiến thức, kỹ năng, thái độ) thông qua đào tạo,bồi dưỡng và thu hút, sử dụng NLDL đảm bảo trong một cơ cấu hợp lý nhằm thúc đẩy quá trình phát triển du lịch của một địa phương hay của một quốc gia.

39


Tóm lại, quan niệm PTNLDL mà Luận án nêu trên đã phản ánh được các nội hàm cơ bản như: (1) Mục đích PTNLDL là phát triển về lượng của NLDL, bao gồm những người lao động đang tham gia hoạt động trong NDL của một quốc gia, hay địa phương; phát triển về chất của NLDL bao gồm thể lực và trí lực (trình độ chuyên môn, kiến thức, kỹ năng, thái độ) từ quá trình đào tạo, thu hút, sử dụng NLDL; (2) Chủ thể PTNLDL chính là sự phát triển, hoàn thiện năng lực thể chất và năng lực tinh thần cho người lao động, đó là các nội dung cơ bản quyết định đến sự thành công của NDL hiện nay mà chủ thể là chính quyền, các cơ quản lý nhà nước về du lịch, doanh nghiệp du lịch và người lao động; (3) Phương thức PTNLDL là thực hiện quá trình đào tạo, huấn luyện và bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng, thái độ và sức khỏe nghề nghiệp du lịch. Cùng với đó là thực hiện công tác tuyển dụng, bố trí, sử dụng NLDL phù hợp với các chức năng vị trí việc làm của NDL. Đồng thời, xây dựng hoàn thiện chế độ chính sách đãi ngộ, tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế… cho NLDL.

2.2.2. Nội dung phát triển nhân lực du lịch

2.2.2.1. Phát triển nhân lực du lịch về số lượng

Khi nói đến số lượng nhân lực tức là muốn nói đến số lao động đang làm việc tại các DNDL và những ngành có liên quan đến du lịch (đây là bộ phận lao động trực tiếp trong NDL). Số lượng NLDL là yếu tố tổng hợp sức mạnh về vật chất, tinh thần của NL cho NDL. Đặc biệt, trong điều kiện khoa học - công nghệ ngày càng phát triển cần có số lượng nhân lực đảm bảo cho sự phát triển của NDL là vô cùng cần thiết.

- Phát triển số lượng NLDL được tạo nên bởi số lượng lao động hiện đang trực tiếp tham gia vào quá trình hoạt động, sản xuất ở các DNDL thuộc các lĩnh vực như lưu trú, nhà hàng, công ty lữ hành, HDVDL, các CSĐT NLDL, các cơ quan quản lý nhà nước về chuyên NDL.

- Phát triển số lượng NLDL còn là việc thu hút, sử dụng nhân lực được đào tạo, dạy nghề về du lịch khi ra trường họ làm việc trong NDL, hay làm việc tại một lĩnh vực của ngành khác, hay lao động không được đào tạo, dạy nghề chuyên NDL nhưng lại làm việc trong lĩnh vực du lịch. Quá trình thực hiện CNH, HĐH được

40


tiến hành một cách toàn diện ở nước ta và xu hướng dân cư di chuyển từ nông thôn ra thành thị, các điểm du lịch để tìm kiếm việc làm diễn ra một cách tất yếu đã làm thay đổi cơ cấu tỷ lệ lao động việc làm giữa nông thôn và thành thị. Chính điều này đã làm cho cơ cấu NLDL có sự chuyển dịch giữa các ngành, các địa phương, các vùng trong cả nước nói chung là tất yếu hiện nay.

- Phát triển số lượng NLDL còn thông qua việc thu hút và sử dụng lao động quốc tế, hay trực tiếp thuê lao động có trình độ cao về chuyên NDL ở các quốc gia khác vào làm việc ở các vị trí lao động trực tiếp cung cấp dịch vụ như quản lý, giám đốc, cán bộ điều hành, giám sát, HDV, đầu bếp... Điều này phù hợp với đặc trưng của NDL là một ngành mang tính quốc tế cao, hoạt động không biên giới và đặc biệt có ý nghĩa đối với sự PTDL của Việt Nam đang trong quá trình hội nhập ngày càng sâu hơn, đầy đủ hơn.

- Phát triển số lượng nhân lực cho NDL cũng là sự tăng lên của đội ngũ cán bộ khoa học, cán bộ quản lý, lực lượng giáo viên ở các CSĐT chuyên NDL (đại học, cao đẳng, trung tâm dạy nghề, Hiệp hội...). Có thể nói, đây là một trong những yếu tố cơ bản, có ý nghĩa chiến lược tạo nguồn để PTNLDL hướng đến tính cân bằng cung - cầu SLĐ, đảm bảo yêu cầu PTDL đến năm 2030.

Như vậy, để đánh giá được sự phát triển về số lượng đối với NDL ở Việt Nam trong những năm gần đây đang sử dụng Bộ tiêu chí nghề Du lịch Việt Nam (VTOS), NLDL được phân theo chức danh, vị trí công việc cụ thể từng lĩnh vực lưu trú, lữ hành, nhà hàng. Như vậy, phát triển về lượng NLDL phải đảm bảo sự tăng lên về số lượng của các vị trí công việc cụ thể đã được xác định theo 32 chức danh công việc của 6 nghề phổ biến trong NDL là nghiệp vụ lễ tân, nghiệp vụ buồng, kỹ thuật chế biến món ăn, nghiệp vụ nhà hàng, đại lý lữ hành, và nghiệp vụ điều hành tour với cơ cấu độ tuổi, giới tính, theo lĩnh vực nghiệp vụ hợp lý, cân đối [10]. Tuy nhiên, phát triển số lượng NLDL không nhất thiết hàng năm phải tăng lên mới chứng tỏ sự PTNL của các DNDL mà phải được bổ sung, sàng lọc để phù hợp với nhu cầu sử dụng và các tiêu chí tuyển dụng do DN đề ra làm cho doanh thu của DN ngày càng tăng lên, góp phần thúc đẩy NDL phát triển bền vững theo xu thế thời đại.

41


2.2.2.2. Phát triển chất lượng nhân lực du lịch

Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, bất kỳ người lao động nào khi tham gia vào quá trình sản xuất đều phải có SLĐ cả sức mạnh vật chất và sức mạnh tinh thần, hay chính đó là toàn bộ năng lực của con người bao gồm thể lực và trí lực. NDL ở Việt Nam đang trong quá trình thực hiện CNH, HĐH gắn với phát triển kinh tế tri thức và hội nhập kinh tế quốc tế, cho nên phát triển KDDL phải được thể hiện ở ba mặt: thể lực, trí lực, thái độ (tinh thần) của người lao động và ba mặt này có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Cụ thể là:

Một là, phát triển về thể lực

Thể lực là năng lực lao động chân tay; sức khỏe tinh thần là sự dẻo dai của hoạt động thần kinh, là khả năng vận động của trí tuệ, biến tư duy nhận thức thành hành động thực tiễn. Vì vậy, khi nói đến thể lực là nói đến sự phát triển hài hòa của con người cả về thể chất lẫn tinh thần (sức khỏe cơ thể và sức khỏe tinh thần). Trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam thì thể lực, sức khỏe của NLDL vẫn là yếu tố đầu vào quan trọng, quyết định đến sự phát triển của NDL. Đây là điều kiện quan trọng để phát triển trí lực, có thể tìm tòi, sáng tạo ra những nghiên cứu, phát minh mới, sản phẩm mới cho NDL. Nhưng để hình thành, duy trì, nâng cao thể lực cho người lao động trong NDL cần có chế độ dinh dưỡng, chế độ chăm sóc sức khỏe tốt.

Thể lực (sức khỏe) của mỗi con người được xem là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá chất lượng nhân lực (CLNL) nói chung và KDDL nói riêng. Trong Hiến chương của Tổ chức Y tế thế giới cho rằng, sức khỏe là một trạng thái hoàn toàn thoải mái về thể chất, tinh thần chứ không chỉ không có bệnh tật hay thương tật [15, tr.22]. Ở Việt Nam, Bộ Y tế quy định 3 trạng thái sức khỏe của con người là: Loại A - Thể lực tốt không có bệnh tật; Loại B - trung bình; Loại C - Yếu, không có khả năng LĐ. Như vậy, NCS cho rằng thể lực của NLDL phải được thể hiện qua các nội dung, yêu cầu cơ bản như: Có sức chịu đựng dẻo dai, bền bỉ để đáp ứng những đòi hỏi của quá trình sản xuất liên tục, kéo dài; Có tinh thần sảng khoái, sáng suốt; Đảm bảo những thông số về nhân chủng học (chiều cao, cân nặng, tuổi thọ bình quân). Tuy nhiên, để xác định chiều cao và cân nặng trung bình của NLDL, người ta

Xem tất cả 217 trang.

Ngày đăng: 15/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí