Đánh Giá Về Phẩm Chất Giáo Viên, Giảng Viên Dạy Du Lịch

Về thâm niên công tác, có thể nói tuổi nghề của ĐNGVGV dạy du lịch của các trường còn thấp, có đến 61,40% giáo viên có tuổi nghề dưới 5 năm, còn lại là 29,82% giáo viên có tuổi nghề từ 5-10 năm và trên 10 năm chỉ có 8,77%.

Ưu thế của đội ngũ trẻ là năng động, sáng tạo, dễ tiếp thu khoa học công nghệ, phương pháp giảng dạy mới. Đội ngũ trẻ có chí tiến thủ, có khả năng sớm đạt được học vị, học hàm cao trong tương lai. Do đó, nhà trường cần có cơ chế phù hợp để phát huy tiềm năng của đội ngũ này trong việc học tập nâng cao trình độ. Tuy nhiên, nhược điểm của đội ngũ trẻ là thiếu kinh nghiệm và bản lĩnh nghề nghiệp.

Tình hình trên cho thấy, đội ngũ GVGV dạy du lịch của các trường tập trung chủ yếu là lưc lượng trẻ, do vậy, nếu không đào tạo kịp thời để trở thành giáo viên chủ chốt sẽ bị thiếu hụt trong thời gian tới.

2.3.3. Thực trạng về nâng cao chất lượng

2.3.3.1. Phẩm chất

Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng cộng sản Việt Nam luôn xác định: “Cán bộ phải là người có phẩm chất chính trị tốt, tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, với Đảng, hết lòng phấn đấu vì lợi ích của nhân dân; có bản lĩnh chính trị vững vàng, không dao động trước những khó khăn, thử thách; có năng lực hoàn thành nhiệm vụ được giao; có nhân cách và lối sống mẫu mực trong sáng; có ý thức tổ chức kỷ luật cao, tôn trọng tập thể gắn bó với nhân dân”. Chính vì vậy, các Trường đã quan tâm sâu sát và trực tiếp lãnh đạo công tác chính trị, tư tưởng cho đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên, đồng thời, tạo điều kiện cho các tổ chức quần chúng hoạt động và phát triển, quan tâm đến việc phát triển Đảng viên mới là các cán bộ, giáo viên trẻ.

Qua khảo sát thực tế có 56,76% có ý kiến nhận xét ĐNGVGV có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt, 29,73% có ý kiến nhận xét là khá và 13,51% có ý kiến nhận xét là trung bình. Điều đó được thể hiện qua biểu đồ 3.2

Biểu đồ 3.2. Đánh giá về phẩm chất giáo viên, giảng viên dạy du lịch


Tốt

Khá

Trung bình

13.51%

29.73%

56.76%


Nguồn: Kết quả khảo sát điều tra tháng 12-2013

Về phẩm chất đạo đức, chưa có giáo viên, giảng viên nào vi phạm chuẩn mực đạo đức và nhân cách nhà giáo. ĐNGVGV luôn nhận được lòng yêu thương và quý trọng của HSSV và gia đình.

2.3.3.2. Trình độ chuyên môn

Chất lượng ĐNGVGV có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng giáo dục nói chung và chất lượng giảng dạy trong nhà trường nói riêng. Phát triển ĐNGVGV đủ về số lượng, mạnh về chất lượng và đồng bộ về cơ cấu để nhà trường thực hiện tốt nhiệm vụ GD&ĐT được giao là một trong những nội dung quan trọng trong công tác phát triển của nhà trường.

Trong 5 năm vừa qua, trình độ chuyên môn của ĐNGVGV ở các tường đều không ngừng được cải thiện và nâng cao. Đối với những GVGV tuyển dụng mới thì đầu vào phải ít nhất là thạc sĩ, còn đối với những GVGV đang giảng dạy tại trường thì được nhà trường tạo điều kiện cho đi đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao trình độ từ cử nhân lên thạc sĩ, hay từ thạc sĩ học lên nghiên cứu sinh…

Đối với trường Cao đẳng nghề du lịch Đà Lạt, thông qua các dự án do Luxembourg và EU tài trợ, nhiều giảng viên, giáo viên du lịch đã được đào tạo nghiệp vụ tại Luxembourg, Singapore, Malaysia, Áo, Úc, New Zealand, đang phát huy tốt kiến thức đã học. Nhiều giảng viên đã và đang được học

tập, nghiên cứu du lịch tại các nước có du lịch phát triển. Trong tổng số GVGV cơ hữu của trường có 14 GVGV là đào tạo viên. Đây là cơ sở và nền tảng quan trọng giúp giảng viên có kỹ năng tay nghề được công nhận. Trường đã được Công nhận là Trung tâm Thẩm định tiêu chuẩn nghề Du lịch Việt Nam (VTCB) với 7 nghề.

Bảng 2.5. Thống kê trình độ chuyên môn, ngoại ngữ, tin học của ĐNGVGV


TT

Cơ sở đào tạo, dạy nghề

du lịch

Trình độ

Chuyên

ngành

Ngoại ngữ

Tin học

TS

Ths

CN

DL

Khác

ĐH

CC

ĐH

CC

1.

Đại học Đà Lạt

1

6

4

3

8

0

11

0

11

2.

Đại học Yersin

1

4

0

3

2

0

5

0

5

3.

Cao đẳng Sư

phạm Đà Lạt

0

0

2

1

1

0

2

0

2

4.

Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật

Lâm Đồng

0

2

7

2

7

2

7

0

9

5.

Cao đẳng nghề

Đà Lạt

0

2

4

2

4

3

3

0

6

6.

Cao đẳng nghề

Du lịch Đà Lạt

0

7

17

7

17

8

16

0

24

Tổng số

2

20

35

18

39

13

44

0

57

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 97 trang tài liệu này.

Phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực đào tạo, dạy nghề du lịch trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng - 7

Nguồn: Kết quả khảo sát và Phòng Tổ chức – Cán bộ các trường

Từ số liệu điều tra bảng 2.2 cho thấy, 100% GVGV có trình độ đại học. Số lượng GVGV chuyên ngành du lịch còn ít. Số lượng GVGV có trình độ sau đại học còn hạn chế. Về Thạc sĩ chuyên ngành Du lịch học hiện nay chỉ có 03 GVGV thuộc 03 cơ sở đào tạo, dạy nghề du lịch là Đại học Đà Lạt,

Đại học Yersin và Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật; có 02 GVGV có trình độ tiến sĩ nhưng không phải chuyên ngành du lịch mà là chuyên ngành Địa lý kinh tế là Trưởng khoa Du lịch của trường Đại học. Với sự phát triển du lịch của Tỉnh trong tương lai, các cơ sở đào tạo, dạy nghề du lịch cần có lộ trình cụ thể cho đội ngũ quản lý và giáo viên, giảng viên tham gia chương trình đào tạo cao học, nghiên cứu sinh theo đúng chuyên ngành.

Trình độ ngoại ngữ của ĐNGVGV của các trường còn hạn chế, tỉ lệ giáo viên có bằng đại học ngoại ngữ thấp (trừ giáo viên ngoại ngữ) chiếm 22,8%, ĐNGVGV các trường chủ yếu có chứng chỉ về ngoại ngữ. Theo thống kê, rất ít GVGV có khả năng nghiên cứu tài liệu bằng tiếng nước ngoài, phần lớn sử dụng ngoại ngữ trong phạm vi hẹp. Tình hình này ảnh hưởng đến việc nâng cao trình độ chuyên môn, nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế. Điều đó thể hiện qua biểu đồ 3.3

Biểu đồ 3.3. Đánh giá về trình độ ngoại ngữ giáo viên, giảng viên dạy du lịch


Trung bình Khá Yếu

16.22%

45.94%

37.84%


Nguồn: Kết quả khảo sát điều tra tháng 12-2013

Qua kết quả khảo sát, điều tra ĐNGVGV các trường đánh giá thấp về ngoại ngữ, có 45,94% đánh giá ở mức độ trung bình, 37,84% đánh giá mức độ khá và 16,22% đánh giá ở mức độ yếu. Vì vậy, khó khăn cho giáo viên, giảng viên trong việc nghiên cứu tài liệu để nâng cao nghiệp vụ chuyên môn.

Về tin học, đa số GVGV có trình độ cơ bản trở lên, ứng dụng được công nghệ trong giảng dạy nhưng khả năng ứng dụng các phần mềm, khai

thác tài liệu qua mạng Internet, soạn giáo án điện tử, sử dụng trình chiếu Powerpoint cho việc giảng dạy chưa cao. Thực tiễn cho thấy, việc khắc phục tình trạng yếu kém về ngoại ngữ, tin học trong ĐNGVGV đòi hỏi phải có sự kiên trì của mỗi cá nhân và cần tạo môi trường thuận lợi để ứng dụng kiến thức.

2.3.3.3. Kỹ năng nghề nghiệp

Một người giáo viên cần bao gồm các kỹ năng như: Kỹ năng dạy học, kỹ năng giáo dục, kỹ năng tự học và kỹ năng nghiên cứu khoa học. Trong trường dạy nghề du lịch, kỹ năng giảng dạy tích hợp (vừa lý thuyết và vừa thực hành) là yếu tố quan trọng đối với giáo viên.

Bảng 2.6. Thống kê trình độ, kiến thức sư phạm và sư phạm nghề của giáo viên


TT

Cơ sở đào tạo, dạy nghề du lịch

SL GV

ĐHSP

C/C SP

C/C SP

NGHỀ

SL

%

SL

%

SL

%

1.

Đại học Đà Lạt

11

0

00

11

100

0

00

2.

Đại học Yersin

5

0

00

11

100

0

00

3.

Cao đẳng Sư phạm

Đà Lạt

2

0

00

2

100

0

00

4.

Cao đẳng Kinh tế-Kỹ

thuật Lâm Đồng

9

0

00

9

100

0

00

5.

Cao đẳng nghề Đà Lạt

6

0

00

0

00

6

100

6.

Cao đẳng nghề Du lịch

Đà Lạt

24

5

20.8

19

7.92

24

100


Nguồn: Kết quả khảo sát và Phòng Tổ chức – Cán bộ các trường Qua bảng số liệu trên cho thấy, đội ngũ giáo viên cơ hữu của các trường đã qua đào tạo nghiệp vụ sư phạm và sư phạm nghề, đã thể hiện được

kỹ năng sư phạm của mình qua việc áp dụng các phương pháp dạy học tích cực, nắm vững tri thức khoa học, truyền đạt kiến thức phù hợp với từng đối tượng đào tạo.

ĐNGVGV nắm vững mục tiêu đào tạo, nhận thức được sự đổi mới nội dung, chương trình, phương pháp giáo dục nên đã giúp HSSV tiếp thu tri thức khoa học, có kỹ năng thực hành vững vàng, đáp ứng được nhu cầu của xã hội về mặt nghề nghiệp sau khi ra trường.

2.3.3.4. Thực trạng nâng cao nhận thức

Đội ngũ GVGV giữ vai trò quyết định trong việc bảo đảm chất lượng giáo dục đào tạo. Giáo viên phải không ngừng học tập, rèn luyện, được đào tạo và bồi dưỡng thường xuyên để có thể thực hiện tốt nhiệm vụ đào tạo.

Nhận thức được vấn đề đó, hàng năm, lãnh đạo các cơ sở đào tạo đã cử cán bộ, giáo viên được tham gia các khóa đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn, nâng cao năng lực lãnh đạo, quản lý, và tạo điều kiện cán bộ, giáo viên tham gia chương trình sau đại học.

Tuy nhiên qua phỏng vấn một số giáo viên cho thấy: Một bộ phận cán bộ giáo viên trẻ nên nhận thức vẫn còn hạn chế .Việc học hỏi liên tục không ngừng góp phần vào việc phát triển bền vững trong tương lai đối với cá nhân giáo viên và tập thể cán bộ, viên chức Nhà trường. Việc nhà trường cử đi đào tạo là nhằm mục đích chuẩn hóa và nâng cao hơn nữa về trình độ chuyên môn. Giáo viên mới tuyển dụng được Khoa sắp xếp thời gian, tạo điều kiện đi học, nhằm mục đích phát triển cá nhân và phục vụ lâu dài cho Trường. Nhưng trong thời gian qua có một số giáo viên trẻ sau khi học xong chỉ quan tâm đến quyền lợi (nâng lương, so sánh thù lao mời giảng với các trường khác…) không thấy sự thể hiện mong muốn đóng góp, cống hiến nhiều hơn nữa cho trường. Điều đó được thể hiện qua phiếu khảo sát về việc tự học, tự bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ của ĐNGVGV với kết quả có 51,72% ý kiến cho rằng việc tự học, tự bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ của ĐNGV

nhà trường ở mức độ khá, có 34,48% ý kiến đánh giá ở mức độ trung bình và 13,79% ý kiến nhận xét chưa tốt.

Qua phiếu thăm dò được thực hiện khi làm đề tài này, kết quả nhận thức của CBQLv à ĐNGVGV của các trường về công tác phát triển nguồn nhân lực đào tạo, dạy nghề du lịch tại Lâm Đồng hiện nay được thể hiện qua bảng 2.7.

Bảng 2.7. Bảng khảo sát nhận thức của CBQLv à ĐNGVGV của các trường về công tác phát triển nguồn nhân lực đào tạo, dạy nghề du lịch

tại Lâm Đồng



Tổng số

Rất cần

Cần thiết

Ít cần

Không cần

Số lượng

85

75

10

00

00

Tỷ lệ (%)

100

88.24

11.76

00

00

Nguồn: Kết quả khảo sát điều tra tháng 12-2013

Từ số liệu này, c h o thấy, 88.24% số người được hỏi cho rằng công tác phát triển nguồn nhân lực đào tạo, dạy nghề du lịch tại Lâm Đồng hiện nay là rất cần thiết và 11.76% cho là cần thiết. Như vậy, có thể nói rằng, trong nhận thức của hầu hết CBQL và ĐNGVGV của các trường, việc phát triển nguồn nhân lực đào tạo, dạy nghề du lịch tại Lâm Đồng hiện nay là rất cần thiết.

2.4. Đánh giá chung về công tác phát triển nguồn nhân lực đào tạo, dạy nghề du lịch ở tỉnh Lâm Đồng

2.4.1. Ưu điểm và nguyên nhân

2.4.1.1. Ưu điểm

Trong thời gian qua, các cơ sở đào tạo, dạy nghề du lịch ở tỉnh Lâm Đồng đã có nhiều cố gắng trong công tác phát triển ĐNGVGV, hiệu quả của việc phát triển ĐNGVGV được phản ánh qua chất lượng đội ngũ giáo viên, qua chất lượng đào tạo, qua những đóng góp của nhà trường vào công cuộc đổi mới quê hương, đất nước.

Các cơ sở đào tạo, dạy nghề du lịch trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng tập trung giáo dục chính trị tư tưởng và đạo đức nhà giáo cho ĐNGVGV, nên đa số nhà giáo và cán bộ quản lý đào tạo, dạy nghề du lịch có lập trường tư tưởng vững vàng, kiên định với lý tưởng cộng sản, với đường lối đổi mới của Đảng, mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, trung thành với chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, có phẩm chất đạo đức tốt, yêu nghề. ĐNGVGV trẻ, nhiệt tình trong công tác, luôn năng động sáng tạo, thích ứng nhanh với sự phát triển của xã hội, tích cực đổi mới phương pháp dạy học, thuận lợi cho việc quy hoạch, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.

Các cơ sở đào tạo, dạy nghề du lịch trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng bước đầu đã quan tâm đến việc đảm bảo số lượng, đặc biệt chú ý đến chất lượng và cơ cấu ĐNGVGV đào tạo, dạy nghề du lịch trong quá trình tuyển dụng mới, rà soát, điều chỉnh và đào tạo, bồi dưỡng ĐNGVGV. Về cơ bản trình độ của GVGV đạt được theo quy định của Luật giáo dục, của Bộ GDĐT. Đa số giáo viên có trình độ ngoại ngữ, tin học, năng lực sư phạm; tích cực ứng dụng công nghệ, đổi mới phương pháp dạy học và nghiên cứu khoa học; nhiệt tình, chịu khó học tập, cố gắng vươn lên để tự khẳng định mình. Về cơ cấu tương đối đồng bộ, số lượng giáo viên trẻ chiếm tỷ lệ cao, là điều kiện, tiềm năng lâu dài của các cơ sở đào tạo, dạy nghề.

Có sự quan tâm sát sao của lãnh đạo nhà trường về mặt tinh thần và vật chất nên đã giúp đội ngũ giáo viên hăng say, nhiệt tình trong công tác. Mỗi giáo viên đều có cơ hội phát huy tiềm năng và thể hiện bản thân. Có kế hoạch xây dựng và phát triển đội ngũ giáo viên hàng năm. Đội ngũ nhà giáo của các trường đã có những bước phát triển mạnh mẽ cả về số lượng, cơ cấu, chất lượng trong những năm qua, đã thực hiện tốt vai trò giảng dạy, trang bị kiến thức cơ bản, truyền thụ những kinh nghiệm thực tiễn, nâng cao chất lượng đào tạo du lịch của nhà trường.

Xem tất cả 97 trang.

Ngày đăng: 21/12/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí