Có thể hiểu cơ cấu ĐNGVGV chính là cấu trúc bên trong của ĐNGVGV. Cấu trúc này là một chỉnh thể thống nhất, bao gồm các cơ cấu thành phần sau:
- Cơ cấu về chuyên môn nghiệp vụ: Đảm bảo tỉ lệ hợp lý về chuyên ngành được đào tạo của GVGVcác khoa, tổ bộ môn, phù hợp với mục tiêu và ngành nghề đào đạo của trường.
- Cơ cấu về giới tính: Đảm bảo về tỉ lệ thích hợp giữa GVGV nam và nữ trong từng khoa, từng tổ, phù hợp với quy mô và nhiệm vụ của nhà trường.
- Cơ cấu về độ tuổi: Đảm bảo được sự cân đối giữa các thế hệ GVGV; vừa có những GVGV cao tuổi, những GVGV trung niên để khai thác những kinh nghiệm nghề nghiệp, sử dụng họ để bồi dưỡng, giúp đỡ GVGV trẻ; đồng thời phải có những GVGV trẻ năng động, nhiệt tình, sáng tạo để kế tục và tiếp tục đào tạo phát triển lâu dài.
Để điều chỉnh hợp lý cơ cấu ĐNGVGV đào tạo, dạy nghề du lịch, các trường phải có một quy hoạch dài hạn về nhân lực đào tạo, dạy nghề du lịch và phải tổ chức thực hiện và quản lý quy hoạch này một cách nghiên chỉnh. Khi tuyển dụng mới GVGV và cán bộ quản lý đào tạo, dạy nghề phải căn cứ vào quy hoạch để xây dựng kế hoạch tuyển dụng theo “chuẩn đầu vào” đối với người được tuyển dụng. Đối với đội ngũ hiện có, để hợp lý hoá cơ cấu, cần rà soát, điều chỉnh ĐNGVGV một cách phù hợp thông qua hình thức điều động, luân chuyển; đồng thời tổ chức đào tạo, bồi dưỡng cho các đối tượng GVGV còn thiếu các yêu cầu về chất lượng.
Tiểu kết chương 1
Chương 1 của luận văn đã hệ thống hóa chọn lọc các khái niệm về du lịch, đào tạo, dạy nghề, nguồn nhân lực, nguồn nhân lực du lịch, nguồn nhân lực trong đào tạo, dạy nghề du lịch và phát triển nguồn nhân lực đào tạo, dạy nghề du lịch. Những luận điểm của các nhà khoa học về lý thuyết phát triển
nguồn nhân lực du lịch và phát triển đội ngũ giáo viên giảng viên dạy du lịch; những vai trò, yêu cầu, nội dung công tác phát triển ĐNGVGV dạy du lịch được nêu ra ở Chương 1 sẽ là cơ sở khoa học để khảo sát thực trạng và đề xuất các biện pháp nhằm phát triển nguồn nhân lực trong đào tạo, dạy nghề du lịch của tỉnh Lâm Đồng nói riêng và các cơ sở đào tạo, dạy nghề du lịch trong toàn quốc nói chung, góp phần thúc đẩy chất lượng giáo dục và đào tạo, dạy nghề du lịch.
Chương 2.
THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TRONG LĨNH VỰC ĐÀO TẠO, DẠY NGHỀ DU LỊCH
Có thể bạn quan tâm!
- Phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực đào tạo, dạy nghề du lịch trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng - 2
- Nguồn Nhân Lực Trong Đào Tạo, Dạy Nghề Du Lịch
- Vai Trò Của Nguồn Nhân Lực Trong Đào Tạo, Dạy Nghề Du Lịch
- Khái Quát Về Các Cơ Sở Đào Tạo, Dạy Nghề Du Lịch Tại Lâm Đồng
- Đánh Giá Về Phẩm Chất Giáo Viên, Giảng Viên Dạy Du Lịch
- Những Cơ Sở Để Xây Dựng Các Giải Pháp Phát Triển Nguồn Nhân Lực Trong Lĩnh Vực Đào Tạo, Dạy Nghề Du Lịch Tỉnh Lâm Đồng
Xem toàn bộ 97 trang tài liệu này.
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÂM ĐỒNG
2.1. Tổng quan về tỉnh Lâm Đồng và du lịch Lâm Đồng
2.1.1. Điều kiện tự nhiên
- Vị trí địa lý: Lâm Đồng là tỉnh miền núi phía Nam Tây Nguyên có độ cao trung bình từ 800 - 1.000 m so với mặt nước biển với diện tích tự nhiên 9.772,19 km2; Phía Đông giáp các tỉnh Khánh Hoà và Ninh Thuận; Phía Tây Nam giáp tỉnh Đồng Nai; Phía Nam - Đông nam giáp tỉnh Bình Thuận; Phía Bắc giáp tỉnh Đắc Lắc. Lâm Đồng nằm giữa ba vùng lãnh thổ có nhiều tiềm năng phát triển kinh tế, du lịch là: Tây Nguyên - Duyên hải Nam Trung Bộ - Đông Nam Bộ
- Khí hậu: Lâm Đồng nằm trong khu vực chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa biến thiên theo độ cao, trong năm có 2 mùa rõ rệt; mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 năm trước đến tháng 4 năm sau. Nhiệt độ trung bình năm của tỉnh dao động từ 18 – 25 0c, thời tiết ôn hòa và mát mẻ quanh năm, thường ít có những biến động lớn trong chu kỳ năm. Lượng mưa trung bình 1.750 – 3.150 mm/năm, độ ẩm tương đối trung bình cả năm 85 – 87%, số giờ nắng trung bình cả năm 1.890 – 2.500 giờ,
thuận lợi cho phát triển du lịch nghỉ dưỡng.
- Thủy văn: Lâm Đồng là tỉnh nằm trong hệ thống sông Đồng Nai, có nguồn nước rất phong phú, mạng lưới suối khá dày đặc, tiềm năng thuỷ điện rất lớn, với 73 hồ chứa nước, 92 đập dâng. Sông suối phân bố khá đồng đều, mật độ trung bình 0,6km/km2. Phần lớn sông suối chảy từ hướng Đông Bắc xuống Tây Nam. Do đặc điểm địa hình đồi núi và chia cắt mà hầu hết các sông suối ở đây đều có lưu vực khá nhỏ và có nhiều ghềnh thác ở thượng
nguồn. Ba sông chính ở Lâm Đồng là: Sông Đa Dâng (Đạ Đờng), Sông La Ngà, Sông Đa Nhim.
- Địa hình: Địa hình cao nguyên tương đối phức tạp, chủ yếu là bình sơn nguyên, núi cao đồng thời cũng có những thung lũng nhỏ bằng phẳng đã tạo nên những yếu tố tự nhiên khác nhau về khí hậu, thổ nhưỡng, thực động vật... và những cảnh quan kỳ thú cho Lâm Đồng. Đặc điểm nổi bật của địa hình tỉnh Lâm Đồng là sự phân bậc khá rõ ràng từ bắc xuống nam: Phía bắc tỉnh là vùng núi cao, vùng cao nguyên LangBian với những đỉnh cao từ
1.300 m đến hơn 2.000 m như Bi Đúp (2.287 m), LangBian (2.167 m). Phía đông và tây có dạng địa hình núi thấp (độ cao 500 – 1.000 m). Phía nam là vùng chuyển tiếp giữa cao nguyên Di Linh – Bảo Lộc và bán bình nguyên.
- Hệ động thực vật:
+ Động vật: Lâm Đồng là nơi cư trú của nhiều loài thú quý hiếm như: tê giác một sừng, nai, hổ, bò tót… Các bộ thú quan trọng như bộ Linh trưởng, bộ móng guốc ngón chẵn, bộ cánh da, bộ ăn sâu bọ cũng đều xuất hiện phổ biến tại Lâm Đồng.
+ Thực vật: Tổng diện tích rừng của Lâm Đồng là 607.280 ha, trong đó rừng tự nhiên là 557.857 ha, rừng trồng là 49.423 ha. Nơi đây tập trung khá nhiều loài thực vật quý hiếm như: thông hai lá dẹt, thông năm lá, pơmu, thông đỏ, họ Dầu, họ Mộc Lan, họ Na…Ngoài ra, Lâm Đồng còn là nơi tập trung của các loài cây họ Phong Lan quý hiếm như: Hoàng Thảo, Hài, Lan Gấm…
- Dân tộc, dân cư: Tỉnh Lâm Đồng có 12 huyện, thành phố, đó là các huyện: Đạ Hoai, Đạ Tẻh, Đam Rông, Lạc Dương, Đơn Dương, Lâm Hà, Bảo Lâm, Di Linh, Cát Tiên, Đức Trọng, thành phố Bảo Lộc và thành phố Đà Lạt, với 145 đơn vị hành chính cấp xã (18 phường, 109 xã, 11 thị trấn), trong đó có 35 xã thuộc vùng kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. Hiện nay Lâm Đồng có khoảng 1.145.687 người (bằng 10,12 dân số cả nước) với 205.000 hộ, mật độ dân số 117người/km2. Lâm Đồng là một tỉnh đa dân tộc gồm 40 dân tộc với 270.186 người dân tộc thiểu số, trong đó có các dân tộc chủ yếu:
người Kinh là dân tộc chiếm đa số khoảng 77% và các dân tộc bản địa K’Ho, Mạ, M’Nông, Chu Ru, Rắc Lây, X’Tiêng. Ngoài ra có các dân tộc Miền Bắc di cư lập nghiệp: Tày, Nùng, Thái, Mường, Thổ và người Hoa.
2.1.2. Tình hình kinh tế - xã hội
Trong 5 năm qua, kinh tế - xã hội của tỉnh Lâm Đồng luôn ổn định và phát triển, tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm đạt 14%, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực. Tổng vốn đầu tư toàn xã hội đạt hơn 32.300 tỷ đồng, tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 1,2 tỷ USD.
Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội được chú trọng đầu tư, an sinh xã hội được đảm bảo. Hiện thu nhập bình quân đầu người đã đạt gần 20 triệu đồng/năm, tỷ lệ hộ nghèo còn dưới 5%. Các lĩnh vực về y tế, giáo dục, ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất đã có bước phát triển khá. An ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội luôn được giữ vững.
Điều kiện kinh tế-xã hội của tỉnh cơ bản đã đáp ứng được việc phát triển giáo dục của tỉnh. Tuy nhiên Lâm Đồng vẫn còn là tỉnh nghèo, còn nhận sự hỗ trợ từ ngân sách Trung ương, vì vậy việc đầu tư cho giáo dục, dạy nghề cũng có phần hạn chế, nhất là ở các vùng dân tộc.
2.1.3. Tài nguyên du lịch nhân văn của Lâm Đồng
- Di sản văn hóa: Ngày 25/11/2005, Không gian văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên của Việt Nam đã được UNESCO chính thức công nhận là kiệt tác văn hóa phi vật thể và truyền khẩu của nhân loại. Sau Nhã nhạc Cung đình Huế, Cồng chiêng Tây Nguyên là di sản văn hóa phi vật thể thứ hai của Việt Nam được tôn vinh là di sản của thế giới. Hiện nay tại các bản dân tộc Mạ, Chu Ru ở Lâm Đồng còn khoảng 2.700 bộ cồng chiêng với những nét riêng so với cồng chiêng Tây Nguyên được coi là tài nguyên du lịch quý giá của Lâm Đồng.
- Di tích lịch sử, văn hóa và khảo cổ: Lâm Đồng có nhiều khu di tích lịch
sử, văn hóa và khảo cổ của Tây Nguyên như: Khu Thánh địa Bà La Môn Cát Tiên, Khu mộ cổ của dân tộc Mạ.
- Công trình tôn giáo, kiến trúc nghệ thuật: nét độc đáo của Lâm Đồng nói chung và Đà Lạt nói riêng là hệ thống kiến trúc cảnh quan như nhà thờ, chùa chiền, khu biệt thự cổ, thiền viện, dinh thự…Ngày nay Đà Lạt có hơn 2500 biệt thự, đặc biệt là không biệt thự nào giống biệt thự nào. Mỗi biệt thự đều mang trong mình một dáng vẻ riêng, một kiến trúc riêng.
- Lễ hội văn hóa dân gian: Lâm Đồng là tỉnh có thành phần dân cư dân tộc khá đa dạng với trên 40 dân tộc. Tính đa dạng về sắc tộc và thành phần dân cư đã mang lại cho tỉnh Lâm Đồng vốn tài sản lễ hội truyền thống rất phong phú, trước hết phải kể đến lễ hội truyền thống các dân tộc bản địa Lâm Đồng: Lễ hội hoa, lễ hội trà, lễ hội Mơnhumhama của người Churu, lễ hội đâm trâu của người Bana, lể cúng cơm mới,…
- Nghề thủ công truyền thống: Lâm Đồng cũng có nhiều nghề thủ công truyền thống có giá trị phục vụ du lịch như: nghề dệt vải thổ cẩm từ sợi bông của người Mạ ở Đạ Đờn – Đơn Dương, người Lạch ở Lạc Dương; nghề đan len ở Đà Lạt; nghề làm gốm bằng tay ở một số làng người dân tộc Churu ở Đơn Dương; nghề chạm khắc gỗ; nghề thêu XQ; nghề trồng hoa…Tất cả đều tạo nên những sản phẩm lưu niệm độc đáo giúp thu hút khách du lịch đến Lâm Đồng.
- Tài nguyên nhân văn khác: Lâm Đồng còn có nhiều ngôi chùa, đình, di tích lịch sử cách mạng, bản mang đậm nét văn hóa của các dân tộc…có giá trị phục vụ du lịch.
2.1.4. Tình hình phát triển du lịch Tỉnh Lâm Đồng
Trong những năm qua, du lịch Lâm Đồng đã có nhiều chuyển biến tích cực, tăng cả về số lượng và chất lượng.
- Về hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch: Hệ thống giao thông đường bộ của tỉnh có mối liên hệ thuận tiện với các tỉnh trong khu vực; Mạng lưới giao thông phát triển khá tốt, tỉnh đã đầu tư xây dựng mới và nâng cấp trên 826 km đường quốc lộ, tỉnh lộ (trong đó có 19,2 km đường cao tốc).
Giao thông đường hàng không cũng là một thế mạnh của tỉnh. Các hệ thống cấp nước, cấp điện, thông tin liên lạc… cũng đang được đầu tư, nâng cấp xây dựng mới nhiều
- Về khách du lịch: Giai đoạn 2009 - 2013, lượng khách du lịch đến Lâm Đồng tăng đáng kể, từ 2.500.000 lượt năm 2009 (130.000 lượt khách quốc tế), đến năm 2013 ước đạt 4.200.000 lượt (3.971.500 lượt khách quốc tế), tốc độ tăng trưởng bình quân 11%/năm. Thời gian lưu trú bình quân tăng từ 2,4 ngày năm 2009 lên 2,45 ngày năm 2013.
- Về thu nhập xã hội từ du lịch: Thu nhập từ ngành Du lịch của tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2009 – 2013 đã có sự tăng trưởng đáng kể; Năm 2009 doanh thu xã hội từ du lịch đạt 3.400 tỷ đồng, đến năm 2013 đạt 7.555 tỷ đồng. Doanh thu thuần từ hoạt động du lịch (lưu trú, ăn uống trong cơ sở lưu trú, vé tham quan khu điểm du lịch) chiếm tỉ lệ khoảng 40% doanh thu xã hội từ hoạt động du lịch. Chi tiêu bình quân đạt trên 1.700.000đ/ khách.
- Về cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch
Cơ sở lưu trú: Tính đến nay, trên địa bàn toàn tỉnh có 812 cơ sở lưu trú du lịch, với tổng số 12.823 phòng. Trong đó, có 254 khách sạn cao cấp từ 1-5 sao với 6.914 phòng (bao gồm 24 khách sạn cao cấp từ 3-5 sao với 1.962 phòng). Riêng thành phố Đà Lạt có 637 cơ sở lưu trú du lịch, với tổng số 10.717 phòng (chiếm 80% số cơ sở và 85% số phòng toàn tỉnh).
Lữ hành vận chuyển: Toàn tỉnh hiện có 35 doanh nghiệp kinh doanh lữ hành - vận chuyển du lịch (tăng 05 doanh nghiệp so với năm 2012, đều là DN lữ hành nội địa), trong đó có 06 đơn vị kinh doanh lữ hành quốc tế, 29 đơn vị kinh doanh lữ hành nội địa và vận chuyển du lịch.
Khu, điểm du lịch: Giai đoạn 2009 – 2013 có nhiều khu, điểm du lịch được đầu tư nâng cấp, toàn tỉnh hiện có 32 khu, điểm du lịch hoạt động kinh doanh phục vụ khách và hơn 60 điểm tham quan miễn phí khác (các danh thắng tự nhiên, các công trình kiến trúc cổ, cơ sở tôn giáo, làng
nghề…). Một số khu, điểm trong những năm gần đây đã quan tâm đầu tư, nâng cấp mở rộng dự án, phát triển sản phẩm theo chiều sâu, tạo sức hấp dẫn thu hút khách.
- Về nguồn nhân lực ngành Du lịch: Lao động ngành Du lịch của tỉnh Lâm Đồng thời gian qua tăng nhanh về số lượng và từng bước được chuẩn hóa về chuyên môn nghiệp vụ. Đến nay đã thu hút được 9.000 lao động trực tiếp hoạt động tại các doanh nghiệp kinh doanh du lịch, trong đó có khoảng 65% lao động đã qua đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ từ bậc sơ cấp trở lên.
-Về đầu tư phát triển du lịch: Từ năm 2009 đến nay, toàn tỉnh đã thu hút được 230 dự án đầu tư trên lĩnh vực du lịch với tổng vốn đăng ký đầu tư khoảng 70.586,306 tỷ đồng, trong đó có 85 dự án được chủ trương đầu tư đang tiến hành lập báo cáo đầu tư và 145 dự án đã được thoả thuận đầu tư, cấp giấy chứng nhận đầu tư. Đa số các dự án tập trung đầu tư vào loại hình du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng và hội nghị - hội thảo.
Trung ương và tỉnh đã quan tâm đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông, đặc biệt là các dự án quốc lộ 20, đường tỉnh lộ 723, 721, 725, đường cao tốc Liên Khương – Prenn, đường đô thị và vành đai, nâng cấp nhà ga sân bay Liên Khương; mở thêm các đường bay Đà Lạt- Hà Nội, Đà Lạt- Đà Nẵng… đã góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh, trong đó có ngành du lịch.
- Về xúc tiến, quảng bá du lịch: Công tác xúc tiến quảng bá được chú trọng đổi mới dưới nhiều hình thức đa dạng, phù hợp với thị trường và nhu cầu của doanh nghiệp du lịch: phát hành ấn phẩm, đĩa VCD về du lịch, thương mại và đầu tư trên địa bàn tỉnh, quảng bá du lịch trên các phương tiện thông tin đại chúng: báo, đài PTTT Lâm Đồng và các địa phương, VTV, HTV, tổ chức và tham gia nhiều hội chợ du lịch, phối hợp Vietnam Airline xây dựng kế hoạch quảng bá du lịch Lâm Đồng trên các chuyến bay quốc tế