và tạp chí Heritage, tổ chức các đoàn khảo sát, hội nghị lữ hành, xúc tiến quảng bá điểm đến,... Triển khai nhiều chương trình liên kết phát triển du lịch với các tỉnh Bình Thuận, Tp.Hồ Chí Minh, Khánh Hòa, Đà Nẵng, Cần Thơ, Kiên Giang…
- Về quản lý nhà nước về du lịch: Công tác quản lý nhà nước trên lĩnh vực du lịch được đẩy mạnh. Thường xuyên chỉ đạo, đôn đốc các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn triển khai đầu tư nâng cấp, bổ sung sản phẩm, dịch vụ, nâng cao chất lượng phục vụ, đội ngũ nhân lực, quan tâm đến vệ sinh môi trường, phòng chống cháy nổ, đảm bảo thực hiện tốt công tác vệ sinh an toàn thực phẩm; xây dựng các chương trình khuyến mãi, đảm bảo môi trường kinh doanh lành mạnh. Tăng cường kiểm tra, kiểm soát và hướng dẫn hoạt động của các doanh nghiệp du lịch. Phối hợp với các cơ quan, trường đào tạo du lịch tổ chức các khóa tập huấn, đào tạo, bồi dưỡng về nghiệp vụ du lịch cho các đơn vị kinh doanh dịch vụ du lịch trên địa bàn; tổ chức lớp cập nhật, bồi dưỡng kiến thức về du lịch cho đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước cấp huyện, xã và đội ngũ lao động trong ngành.
2.1.5. Tình hình giáo dục – đào tạo tỉnh Lâm Đồng
Trong những năm gần đây, ngành GD&ĐT của tỉnh đã có những chuyển biến đáng kể. Mạng lưới cơ sở đào tạo được duy trì và phát triển với hình thức đa dạng, rộng khắp trên toàn tỉnh. Quy mô giáo dục không ngừng tăng lên phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương. Đội ngũ giáo viên tiếp tục được tăng cường theo hướng chuẩn hóa. Cơ sở vật chất kỹ thuật tuy còn nhiều khó khăn nhưng cũng đã được củng cố và nâng cấp. Hiện nay, Lâm Đồng đã có một hệ thống giáo dục tương đối hoàn chỉnh, thống nhất và đa dạng, được hình thành các cấp học và trình độ từ mầm non đến đại học. Mạng lưới các trường trung cấp, trường cao đẳng đang từng bước được tổ chức, sắp xếp và nâng cấp, quy mô và cơ sở vật chất được tăng cường. Các trường đã thực hiện điều chỉnh chương trình cho phù hợp với chương trình
khung của Bộ GDĐT, Bộ LĐTBXH theo hướng tăng cường giờ thực hành, giảm giờ lý thuyết. Đổi mới nội dung và phương pháp giảng dạy sát với thực tiễn tình hình kinh tế - xã hội của địa phương. Hệ thống giáo dục đang từng bước được xã hội hóa đa dạng về loại hình, phương thức và huy động nguồn lực cho phát triển giáo dục. Nền giáo dục ở Lâm Đồng cơ bản đáp ứng được mục tiêu nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân lực và đào tạo nhân tài góp phần đắc lực để phát triển kinh tế - xã hội và thực hiện sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hoá tỉnh Lâm Đồng.
2.2. Khái quát về các cơ sở đào tạo, dạy nghề du lịch tại Lâm Đồng
- Về số lượng: Hiện nay, toàn tỉnh Lâm Đồng có 06 cơ sở đào tạo, dạy nghề du lịch từ bậc công nhân lành nghề đến đại học, hàng năm cung cấp hơn 500 cử nhân và khoảng 1.500 lao động trung - sơ cấp. Trong đó, có 02 trường thuộc Bộ GDĐT là: Đại học Đà Lạt và Đại học Yersin; 01 trường thuộc Bộ VHTTDL và Bộ LĐTBXH là Cao đẳng nghề Du lịch Đà Lạt; 02 trường thuộc Sở GDĐT là Cao đẳng Sư phạm Đà Lạt và Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Lâm Đồng; 01 trường thuộc UBND tỉnh là Cao đẳng nghề Đà Lạt. Các cơ sở trên hầu như đều có Khoa du lịch để đào tạo, dạy các nghề về du lịch; Riêng Trường Cao đẳng Sư phạm Đà Lạt chỉ dạy một môn học liên quan về du lịch là môn Văn hóa du lịch thuộc Khoa Xã hội của Nhà trường. Riêng Trường Cao đẳng nghề Du lịch Đà Lạt là cơ sở đào tạo các nghề du lịch cho tỉnh Lâm Đồng nói riêng và cho khu vực Tây Nguyên nói chung.
- Các ngành nghề đào tạo:
+ Trình độ Đại học gồm các nghề: Quản trị Khách sạn-Nhà hàng, Quản trị Lữ hành
+ Trình độ Cao đẳng gồm các nghề: Cao đẳng nghề Đà Lạt: Quản trị Khách sạn, Quản trị Nhà hàng; Cao đẳng nghề du lịch Đà Lạt: Quản trị Khách sạn, Hướng dẫn lữ hành, Kỹ thuật chế biến món ăn, Quản trị Nhà hàng; Quản trị lữ hành
+ Trình độ Trung cấp gồm các nghề: Cao đẳng nghề Đà Lạt: Nghiệp vụ Nhà hàng, nghiệp vụ Lễ tân; Cao đẳng Kinh tế-Kỹ thuật Lâm Đồng: Nhà hàng- khách sạn, Hướng dẫn Lữ hành, Ẩm thực; Cao đẳng nghề du lịch Đà Lạt: Nghiệp vụ Nhà hàng, nghiệp vụ Lễ tân, Kỹ thuật chế biến món ăn.
+ Trình độ Sơ cấp gồm các nghề: Cao đẳng nghề du lịch Đà Lạt: Quản lý Khách sạn-Nhà hàng vừa và nhỏ, Nghiệp vụ Hướng dẫn viên du lịch, Nghiệp vụ Nhà hàng, nghiệp vụ Lễ tân, nghiệp vụ Buồng, nghiệp vụ An ninh khách sạn, Kỹ thuật chế biến món ăn, Kỹ thuật Pha chế đồ uống, Quản trị tiền sảnh, Anh văn chuyên ngành cho các nghiệp vụ
- Về cơ sở vật chất kỹ thuật: Việc đầu tư cơ sở vật chất trường, lớp, nơi thực hành và trang thiết bị giảng dạy, tuy còn khó khăn về kinh phí, nhưng đã có tiến bộ. Các cơ sở đào tạo, dạy nghề du lịch đã được hoặc đang xây dựng mới, nâng cấp; cơ sở vật chất - kỹ thuật được tăng cường, từng bước đổi mới, hiện đại hoá. Nhiều cơ sở được xây dựng, mở rộng khá khang trang, nhất là các trường dạy nghề với hệ thống xưởng thực hành theo tiêu chuẩn 3 sao của trường Cao đẳng nghề Đà Lạt. Bên cạnh đó thì trường Cao đẳng nghề du lịch Đà Lạt được đầu tư bởi Dự án đào tạo phát triển nhân lực ngành Du lịch do EU tài trợ, cơ sở vật chất kỹ thuật các phòng thực hành của trường được tài trợ các trang thiết bị hiện đại, đạt tiêu chuẩn EU. Nhà trường cũng đang xây dựng trường và dự kiến đến năm 2015 sẽ hoàn thành và đi vào hoạt động.
- Về chương trình đào tạo: Chương trình đào tạo hệ đại học thực hiện theo chương trình khung của Bộ Giáo dục và Đào tạo; Chương trình đào tạo hệ cao đẳng, trung cấp nghề và sơ cấp nghề theo chương trình khung do Bộ Lao động Thương binh và Xã hội ban hành. Riêng Trường Cao đẳng nghề du lịch Đà Lạt đã đưa chương trình đào tạo gần hơn nữa với 13 tiêu chuẩn nghề của dự án EU vào công tác đào tạo và đưa Trung tâm thẩm định nghề theo tiêu chuẩn nghề du lich Việt Nam VTOS của liên minh châu Âu tài trợ nguồn nhân lực du lịch Việt Nam vào hoạt động.
- Về tuyển sinh: Chỉ riêng hệ đại học là phải thi tuyển đầu vào, còn các hệ cao đẳng, trung cấp thì chỉ xét tuyển dựa trên điểm tốt nghiệp và kết quả học tập phổ thông trung học. Trong những năm qua, chỉ tiêu tuyển sinh của các cơ sở đào tạo, dạy nghề du lịch giảm so với năm trước, một phần do nhiều cơ sở đào tạo hơn tham gia đào tạo du lịch nhưng cũng một phần do các cơ sở đào tạo, dạy nghề du lịch tập trung hơn về chất lượng đào tạo, cử giáo viên đi đào tạo, nâng cao trình độ để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn mới. Thêm vào đó, cơ cấu giữa các hệ đào tạo có sự thay đổi, tuyển sinh đào tạo hệ cao đẳng tăng lên trong khi đó chỉ tiêu trung cấp đang dần giảm đi. Công tác tuyển sinh của hệ cao đẳng có khá nhiều thuận lợi: Chủ trương tạo cơ hội học nghề thông qua hình thức xét tuyển, không tạo áp lực thi cử cho học sinh cũng là một yếu tố tích cực cho tuyển sinh học nghề du lịch; Bên cạnh những thuận lợi kể trên, các cơ sở đào tạo, dạy nghề du lịch cũng gặp rất nhiều khó khăn trong công tác tuyển sinh. Đào tạo nghề đặc biệt là hệ cao đẳng nghề và trung cấp nghề đang ở giai đoạn đầu, cần có thời gian để xã hội chấp nhận và tin tưởng. Do đó công tác tuyển sinh tương đối gặp khó khăn; Nhiều cơ sở đào tạo du lịch phát triển, tuy tăng về quy mô đào tạo, nhưng chất lượng dạy nghề không đảm bảo, quản lý hoạt động dạy nghề của các cơ sở này là rất khó, cạnh tranh không lành mạnh; Trong số các cơ sở đào tạo, dạy nghề du lịch thì Trường Cao đẳng nghề Du lịch Đà Lạt gặp khó khăn nhất về công tác tuyển sinh vì cơ sở vật chất của Trường đang trong quá trình xây dựng, hiện cơ sở đào tạo còn chật chội, thiếu thốn, phải thuê địa điểm, đội ngũ cán bộ giáo viên trẻ chưa có nhiều kinh nghiệm nên ít nhiều cũng ảnh hưởng trực tiếp tới công tác tuyển sinh.
2.3. Thực trạng công tác phát triển nguồn nhân lực đào tạo, dạy nghề du lịch tại Lâm Đồng
Để tìm hiểu thực trạng công tác phát triển đội ngũ giáo viên, giảng viên của các cơ sở, đào tạo dạy nghề du lịch tỉnh Lâm Đồng, học viên tiến
hành khảo sát bằng phiếu hỏi trên 2 nhóm đối tượng: CBQL từ cấp Khoa, phó, trưởng phòng trở lên; đội ngũ GVGV cơ hữu. Bên cạnh đó, chúng tôi còn tiến hành phỏng vấn các cán bộ, GVGV; tham khảo ý kiến một số chuyên gia làm công tác quản lý của các Trường. Trên cơ sở kết quả, thông tin thu thập được, chúng tôi đã tiến hành phân tích đánh giá thực trạng
2.3.1. Thực trạng về phát triển số lượng
Tính đến thời điểm hiện nay, đội ngũ giảng viên, giáo viên và cán bộ quản lý đào tạo, dạy nghề du lịch tăng về số lượng và từng bước được chuẩn hóa. Hiện nay cả 06 trường có 85 cán bộ, giáo viên, giảng viên du lịch; trong đó giáo viên, giảng viên du lịch là 57 người chiếm 67,1%, cán bộ quản lý là 28 người chiếm 32,9%.
Bảng 2.1. Thống kê số lượng ĐNGVGV dạy du lịch ở các trường
Cơ sở đào tạo, dạy nghề du lịch | Tổng số CBQL | Tổng số GV | Giáoviên cơ hữu | Giáoviên hợp đồng | |
1. | Đại học Đà Lạt | 3 | 11 | 11 | 0 |
2. | Đại học Yersin | 3 | 5 | 5 | 0 |
3. | Cao đẳng Sư phạm Đà Lạt | 3 | 2 | 2 | 0 |
4. | Cao đẳng Kinh tế-Kỹ thuật Lâm Đồng | 3 | 9 | 9 | 0 |
5. | Cao đẳng nghề Đà Lạt | 3 | 6 | 6 | 0 |
6. | Cao đẳng nghề Du lịch Đà Lạt | 13 | 24 | 24 | 0 |
Tổng số | 28 | 57 | 57 | 0 |
Có thể bạn quan tâm!
- Nguồn Nhân Lực Trong Đào Tạo, Dạy Nghề Du Lịch
- Vai Trò Của Nguồn Nhân Lực Trong Đào Tạo, Dạy Nghề Du Lịch
- Tổng Quan Về Tỉnh Lâm Đồng Và Du Lịch Lâm Đồng
- Đánh Giá Về Phẩm Chất Giáo Viên, Giảng Viên Dạy Du Lịch
- Những Cơ Sở Để Xây Dựng Các Giải Pháp Phát Triển Nguồn Nhân Lực Trong Lĩnh Vực Đào Tạo, Dạy Nghề Du Lịch Tỉnh Lâm Đồng
- Định Hướng Phát Triển Giáo Dục, Đào Tạo, Dạy Nghề Của Tỉnh Lâm Đồng
Xem toàn bộ 97 trang tài liệu này.
Nguồn: Kết quả khảo sát và Phòng Tổ chức – Cán bộ các trường
Số lượng giảng viên, giáo viên nêu trên là các giảng viên, giáo viên cơ hữu. Ngoài ra, các trường còn mời các giảng viên thỉnh giảng là các chuyên gia du lịch từ các cơ quan quản lý nhà nước, các đơn vị sự nghiệp và các doanh nghiệp du lịch, khách sạn trên địa bàn tham gia giảng dạy.
Bảng 2.2. Thống kê số lượng ĐNGVGV dạy du lịch ở các trường năm 2009 và năm 2013
Cơ sở đào tạo, dạy nghề du lịch | 2009 | 2013 | Tốc độ tăng % | |
1. | Đại học Đà Lạt | 7 | 11 | 57,14 |
2. | Đại học Yersin | 4 | 5 | 25 |
3. | Cao đẳng Sư phạm Đà Lạt | 1 | 2 | 100 |
4. | Cao đẳng Kinh tế-Kỹ thuật Lâm Đồng | 6 | 9 | 50 |
5. | Cao đẳng nghề Đà Lạt | 4 | 6 | 50 |
6. | Cao đẳng nghề Du lịch Đà Lạt | 22 | 24 | 9,09 |
Tổng số | 43 | 57 | 32,56 |
Nguồn: Kết quả khảo sát và Phòng Tổ chức – Cán bộ các trường
Qua bảng 2.2, có thể thấy được trong 05 năm từ 2009 đến 2013, số lượng GVGV ở các trường đều tăng, ít nhất là 01 GVGV và nhiều nhất là 04 GVGV, từ nhiều nguồn khác nhau: điều động, thuyên chuyển công tác, tuyển dụng mới tại địa phương và ở địa phương khác…Điều đó chứng tỏ quy mô phát triển và quy mô tuyển sinh của các trường đều tăng, phù hợp với kế hoạch đào tạo hiện tại và kế hoạch phát triển trung hạn, dài hạn của các trường.
Tuy nhiên khi tiến hành khảo sát 85 CBQL và giáo viên, giảng viên về tình hình số lượng giáo viên, giảng viên dạy du lịch hiện nay của tỉnh Lâm Đồng, kết quả có 59,46% ý kiến đánh giá là thiếu, 21,62% ý kiến cho rằng số lượng giáo viên vừa đủ, và 18,92% ý kiến nhận xét là vừa thừa, vừa thiếu. Điều đó được thể hiện qua biểu đồ 3.1
Biểu đồ 3.1. Đánh giá về số lượng giáo viên, giảng viên dạy du lịch
Thiếu
Vừa đủ
Vừa thừa vừa thiếu
18.92%
59.46%
21.62%
Nguồn: Kết quả khảo sát điều tra tháng 12-2013
Thực tế, số lượng giáo viên, giảng viên dạy du lịch hiện nay của tỉnh Lâm Đồng chưa phù hợp với quy mô đào tạo hiện nay. Nguyên nhân do sự phát triển nhanh chóng về du lịch của địa phương, kéo theo nhu cầu cần được đào tạo, bồi dưỡng cũng không ngừng tăng lên; ngoài ra còn do số lượng học sinh, sinh viên của các ngành nghề không đồng đều, có ngành nghề học sinh, sinh viên đông, có những ngành, học sinh, sinh viên rất ít.
2.3.2. Thực trạng về hợp lý hoá cơ cấu
Cơ cấu về giới tính:
Bảng 2.3. Thống kê giới tính của ĐNGVGV
Cơ sở đào tạo, dạy nghề du lịch | SL GV | Giới tính | ||
Nam | Nữ | |||
1. | Đại học Đà Lạt | 11 | 4 | 7 |
2. | Đại học Yersin | 5 | 2 | 3 |
3. | Cao đẳng Sư phạm Đà Lạt | 2 | 0 | 2 |
4. | Cao đẳng Kinh tế- Kỹ thuật Lâm Đồng | 9 | 1 | 8 |
5. | Cao đẳng nghề Đà Lạt | 6 | 3 | 3 |
6. | Cao đẳng nghề Du lịch Đà Lạt | 24 | 6 | 18 |
Tổng số | 57 | 16 | 41 |
Nguồn: Kết quả khảo sát và Phòng Tổ chức – Cán bộ các trường
Kết quả khảo sát cho thấy tỉ lệ giáo viên giữa nam và nữ chênh lệch khá cao. Tỉ lệ giáo viên nữ chiếm 71,93%, giáo viên nam chiếm 28,07%. Cơ cấu giới tính của ĐNGVGV như thế là chưa hợp lý. Điều này ảnh hưởng đến công tác giảng dạy của nhà trường và nhu cầu học tập ở trình độ cao hơn vì giáo viên nữ có hạn chế, bị chi phối nhiều công việc của gia đình. Vì vậy, công tác phát triển ĐNGVGV của các trường cần quan tâm đến điều kiện khả năng của giới tính để tìm ra những giải pháp đào tạo bồi dưỡng ở trình độ chuyên môn và chức danh phù hợp.
Cơ cấu độ tuổi:
Bảng 2.4. Thống kê tuổi đời và thâm niên giảng dạy của ĐNGVGV
Cơ sở đào tạo, dạy nghề du lịch | Tuổi đời | Tuổi nghề | ||||||
<30 | 30- 40 | 41- 50 | 51- 60 | <5 | 5- 10 | >10 | ||
1. | Đại học Đà Lạt | 2 | 6 | 2 | 1 | 5 | 4 | 2 |
2. | Đại học Yersin | 1 | 2 | 1 | 1 | 1 | 3 | 1 |
3. | Cao đẳng Sư phạm Đà Lạt | 1 | 1 | 0 | 0 | 2 | 0 | 0 |
4. | Cao đẳng Kinh tế-Kỹ thuật Lâm Đồng | 4 | 4 | 1 | 0 | 4 | 4 | 0 |
5. | Cao đẳng nghề Đà Lạt | 2 | 3 | 1 | 0 | 2 | 4 | 0 |
6. | Cao đẳng nghề Du lịch Đà Lạt | 13 | 11 | 1 | 0 | 20 | 2 | 2 |
Tổng cộng | 23 | 26 | 6 | 2 | 34 | 17 | 5 |
Nguồn: Kết quả khảo sát và Phòng Tổ chức – Cán bộ các trường
Từ số liệu thống kê trên cho thấy ĐNGVGV các trường chủ yếu là giáo viên trẻ, giáo viên dưới 30 tuổi, chiếm tỉ lệ: 40,35% và giáo viên từ 30 đến 40 tuổi chiếm 45,61%.