Phát triển nguồn nhân lực trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh trong bối cảnh Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới giai đoạn 2006 – 2020 - 7

thức Việt kiều đang sinh sống ở nước ngoài. Đây là một nguồn tài nguyên vô cùng quý giá. Vì vậy, nếu khai thác được thì đây sẽ là đội ngũ lao động có đóng góp rất lớn cho sự nghiệp phát triển và hội nhập của thành phố trong tương lai. Thời gian vừa qua, chính sách thu hút nhân tài là Việt kiều đã được thực thi, song chưa đủ mạnh. Ngoài việc kêu gọi vận động, cần có những chính sách cụ thể hơn như xoá bỏ định kiến, nguồn gốc xuất thân; chế độ lương và thu nhập, chế độ mua nhà hợp pháp, chế độ học tập và làm việc cho con cái… Ngoài ra, cũng cần mạnh dạn liên kết trong nghiên cứu, hợp tác đào tạo với các viện, các trường có tên tuổi của nước ngoài để từng bước nâng tầm KH-CN thành phố…

3.2.3.6 Cần phải xây dựng, đào tạo đội ngũ Doanh nhân có kiến thức chuyên môn, giàu kinh nghiệm quản lý, dày dạn bản lĩnh trong hoạt động kinh doanh và có tầm nhìn chiến lược mang tính toàn cầu.

Gia nhập WTO ảnh hưởng trực tiếp và trước hết đối với hệ thống các DN và người “đứng mũi chịu sào” đó là Doanh nhân. Đây là lực lượng có tầm quan trọng rất lớn đối với việc thành công của các DN trong quá trình cạnh tranh, và điều đó cũng ảnh quyết định đến việc thành công trong quá trình cạnh tranh, hội nhập của quốc gia, lãnh thổ vì DN chính là “tế bào”. Sự thành công của DN trước hết phải có một người lãnh đạo tài năng và bản lĩnh, có thể ứng phó với những biến động của thời cuộc và thị trường rộng lớn. Do vậy, việc đào tạo một đội ngũ doanh nhân là yêu cầu cấp bách trong bối cảnh hiện nay, khi mà sự cạnh tranh toàn cầu đang diễn ra gay gắt ngay tại thị trường trong nước. Các doanh nhân phải chịu nhiều áp lực hơn trước những đối thủ mạnh hơn với kiến thức, kinh nghiệm quản lý, điều hành và đặc biệt tầm nhìn cũng rộng hơn. Việc đào tạo đội ngũ doanh nhân phải đáp ứng được hai loại yêu cầu cơ bản nhất, đó là tầm nhìn mang tính toàn cầu và kỹ năng quản lý toàn cầu.

Bên cạnh nổ lực của đội ngũ doanh nhân thì các cơ quan Nhà nước và xã hội cần có sự điều chỉnh trong quan hệ đối với doanh nhân, trước hết là về tư duy, sự nhìn nhận và tiếp đó là về các thể chế, chính sách, về cung cách đối xử. Cần phải gạt bõ toàn bộ

những tư duy cũ về "bóc lột giá trị thặng dư", coi doanh nhân như giai cấp bóc lột, từ đó có cách nhìn kỳ thị, phân biệt đối xử. Cần trân trọng những cống hiến vì nước vì dân của mọi doanh nhân, kể cả những người Việt định cư ở nước ngoài đang đầu tư về nước nhà ngày càng nhiều. Cần ban hành những thể chế, chính sách nhằm tạo mọi điều kiện, khuyến khích các doanh nhân phát huy tiềm năng, năng lực của họ. Các tổ chức xã hội dân sự như các hội, hiệp hội doanh nghiệp; các trung tâm như : Trung tâm văn hóa doanh nhân cần phát huy hơn nữa vai trò của mình tổ chức trợ giúp DN, đại diện, bảo vệ lợi ích hợp pháp của DN, là cầu nối giữa DN với cơ quan nhà nước, để doanh nhân thể hiện quyền tham gia hoạch định thể chế, chính sách liên quan.

3.2.3.7 Có chính sách đào tạo lại, tái bố trí cho LLLĐ không phù hợp trong quá trình hội nhập

◆ Trong tái đào tạo, bố trí sử dụng

- Gia nhập WTO sẽ có rất nhiều DN ra đời nhưng cũng có nhiều DN bị phá sản trong cạnh tranh và hàng ngàn người lao động sẽ bị mất việc làm, số lao động này sẽ phải tìm việc mới và rất nhiều người lao động trong số họ sẽ không tìm được việc làm do nghề nghiệp không phù hợp. Do vậy, thành phố cần phải có những chính sách, chương trình tái đào tạo nghề dành cho những đối tượng lao động này theo hướng đào tạo những ngành nghề mà nhu cầu xã hội đang cần nhiều nhằm hỗ trợ cho những lao động gặp khó khăn trong quá trình trang bị nghề mới trong quá trình mưu sinh, đồng thời nhằm giúp cung – cầu lao động gặp nhau, đáp ứng tốt hơn nhu cầu của thị trường lao động, giảm tình trạng thất nghiệp, lãng phí nguồn lực, và ảnh hưởng đến việc sử dụng NNL của thành phố.

- Công khai, minh bạch, hiện đại hóa, tiêu chuẩn hóa việc tuyển chọn nhân lực cho các cơ quan hành chính Nhà nước; việc tuyển chọn phải thông qua thi tuyển công khai, thí điểm và từng bước tiến đến thi tuyển các chức danh lãnh đạo đến chức danh Thủ trưởng các Sở, ban ngành, Tổng giám đốc các DN Nhà nước; tiếp tục làm tốt công tác trẻ hóa đội ngũ cán bộ, công chức, quan tâm thực hiện công tác phát hiện, quy hoạch, đào tạo, bố trí và sử dụng cán bộ trẻ.

- Chú trọng hoàn thiện các chế độ lương bổng và phúc lợi, chế độ khen thưởng.

- Thiết lập và phát triển được thị trường lao động chất lượng cao, ổn định. Điều tiết hợp lý NNL, kiểm soát được luồng di chuyển nhân công thông qua nhiều công cụ như điều tra lao động, việc làm, điều tra nhân khẩu, hợp đồng lao động; đẩy mạnh phân cấp quản lý lao động, lao động nhập cư từ thành phố cho các quận, huyện và xã, phường. Xây dựng và khuyến khích xã hội hóa việc xây dựng các trung tâm thông tin thị trường lao động.

- Chủ động phối hợp với các địa phương trong vùng và cả nước để thông báo nhu cầu lao động theo ngành nghề mà thành phố đang cần cũng như dư thừa lao động để đáp ứng nhu cầu của các nhà tuyển dụng vừa tránh tình trạng nhập cư ồ ạt, gây căng thẳng về mặt xã hội cho thành phố; UBND thành phố có chính sách liên kết, hỗ trợ phát triển, khuyến khích các DN, đơn vị kinh tế đầu tư vốn, kỹ thuật ở các vùng tỉnh bạn để giải quyết việc làm cho NLĐ ở địa phương bạn.

◆ Trong đào tạo nâng cao, chuyên sâu

- Tiếp tục hoàn thành chương đào tạo 300 thạc sĩ - tiến sĩ, triển khai chương trình đào tạo 500 thạc sỹ, tiến sỹ giai đoạn 2007 - 2010 của TP.HCM nhằm đào tạo cán bộ lãnh đạo, quản lý cho hệ thống chính trị, cán bộ khoa học các ngành khoa học và công nghệ mũi nhọn, với kinh phí chủ yếu từ ngân sách thành phố. Xây dựng chương trình hỗ trợ đào tạo các nhà khoa học đầu ngành. Phấn đấu đến 2020, thành phố có nhiều nhà khoa học đầu ngành trong các lĩnh vực: công nghệ sinh học, công nghệ thông tin, tài chính ngân hàng, dịch vụ tư vấn và y tế.

◆ Nâng cao năng lực quản lý, điều hành của cán bộ công chức Thành phố

- Xây dựng chương trình đào tạo nguồn cán bộ phường, xã, công chức của thành phố từ học sinh trung học phổ thông.

- Bắt đầu từ năm 2010 thực hiện công khai thi tuyển cán bộ công chức từ cấp phó giám đốc Sở, ngành của thành phố trở xuống.

- Tiếp tục hoàn thiện chuẩn hóa cán bộ các cấp. Đảm bảo đến năm 2010, 100% các chức danh, vị trí lãnh đạo từ phường, xã trở lên đảm bảo tiêu chuẩn theo yêu cầu.

3.2.3.8 Cải cách môi trường làm việc và chế độ đãi ngộ cho NLĐ, đặc biệt là trong khu vực nhà nước đồng thời tăng tỉ lệ chi ngân sách cho giáo dục - đào tạo và tích cực huy động mọi nguồn lực xã hội đầu tư cho giáo dục – đào tạo.

Thứ nhất : Cải cách môi trường làm việc và chế độ đãi ngộ cho NLĐ, đặc biệt là trong khu vực nhà nước

- Cần phải thay đổi toàn diện môi trường làm việc, cơ chế quản lý, sử dụng và đãi ngộ đối với NLĐ trong khu vực Nhà nước. Đây cũng là một nhân tố có tác động rất lớn đến việc phát triển NNL. Phải tạo lập môi trường làm việc trong sạch, trong đó phải khai thác và sử dụng được trình độ, kiến thức, kỹ năng của NLĐ, đồng thời giúp họ khơi dậy được năng lực sáng tạo ; cơ chế quản lý khoa học, minh bạch, chế độ đãi ngộ xác đáng ; cơ chế tiền lương hợp lý, đảm bảo được đời sống và nhất là phải tương xứng với năng lực và sự cống hiến của NLĐ. Thực hiện điều này giúp hạn chế được sự

« chảy máu chất xám » từ khu vực nhà nước sang các khu vực tư nhân và đặc biệt đáng lo ngại nhất là khu vực có vốn FDI, nhất là trong bối cảnh Việt Nam là thành viên của nền kinh tế thế giới nên sự luân chuyển lao động giữa các DN là rất dễ dàng và nhanh chóng.

Trong phạm vi của mình, thành phố có thể cải thiện hệ thống tiền lương, đặc biệt là trong khu vực kinh tế nhà nước thông qua các chế độ thưởng phụ cấp và trợ cấp. Phải linh động trong việc đưa ra các chính sách về thưởng, phụ cấp vào cuối mỗi quý, tháng, tùy thuộc vào tính chất công việc và điều kiện cụ thể từng ngành nghề. Làm được như thế mới đảm bảo được lợi ích vật chất và tinh thần cho NLĐ, là nhân tố góp phần thu hút và sử dụng lao động một cách hợp lý.

◆ Thứ hai : Tăng tỉ lệ chi ngân sách cho giáo dục - đào tạo và tích cực huy

động mọi nguồn lực xã hội đầu tư cho giáo dục – đào tạo

- Cần phải tăng tỷ lệ chi cho phát triển hệ thống giáo dục – đào tạo để hoàn thiện cơ sở vật chất, mở thêm trường, nâng cao chất lượng giảng dạy, học tập, nghiên cứu khoa học...nhằm nâng cao chất lượng giáo dục – đào tạo, đặc biệt trong bối cảnh hội nhập và cạnh tranh thì nhu cầu về vốn dành cho lĩnh vực này càng tăng. Tỷ lệ chi cho

giáo dục – đào tạo của thành phố trong thời gian qua còn quá thấp (Theo kinh nghiệp của những nước có nền giáo dục phát triển trên thế giới thì tỷ lệ đầu tư phải đạt từ 6% GDP trở lên) do vậy trong thời gian tới cần phải tính toán và cân nhắc, có thể huy động các nguồn lực khác để tăng tỷ lệ chi cho giáo dục - đào tạo.

- Cần những chính sách, biện pháp nhằm huy động và thu hút nguồn vốn từ bên ngoài ; tạo điều kiện thuận lợi để khuyến khích đầu tư từ các DN, các tổ chức xã hội từ các tỉnh, thành khác trong nước, đặc biệt là các trường, tổ chức quốc tế, tích cực khai thác nguồn vốn ODA... Nếu huy động được các nguồn thu bên ngoài thì rõ ràng vấn đề về vốn sẽ không còn là gánh nặng ảnh hưởng ràng buộc đến các hoạt động phát triển nhằm nâng cao chất lượng NNL. Do vậy, rất, đây là vấn đề có ý nghĩa rất quan trọng trong việc đào tạo và bồi dưỡng, nâng cao chất lượng NNL, phục vụ cho sự nghiệp phát triển KT - XH của thành phố trong thời kỳ gia nhập kinh tế WTO.

KẾT LUẬN

TP.HCM là một trung tâm lớn nhất Việt Nam về kinh tế - tài chính, với sự đóng góp lớn về GDP, giá trị sản xuất công nghiệp và xuất khẩu, đã, đang và sẽ tiếp tục giữ vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển chung của cả nước. Việc gia nhập WTO đã tác động rất lớn đến sự phát triển kinh tế của thành phố và do đó, làm thế nào để phát huy được thế mạnh và vượt qua thách thức để đạt được những mục tiêu đề ra là vấn đề có ý nghĩa quan trọng trong quá trình hoạch định đường lối chính sách của thành phố trong thời gian tới.

Là trung tâm kinh tế tài chính lớn nhất nên ở thành phố cũng đã tập hợp được một lực lượng nguồn lực tương đối khá so với mặt bằng chung cả nước và những tỉnh thành khác. Tuy nhiên, những nguồn lực này vẫn chưa đủ đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế trong bối cảnh mới, nhất là sự cạnh tranh đang diễn ra ngày một gay gắt và sâu hơn trên moị phương diện giữa các quốc gia với nhau. Trong cuộc cạnh tranh đó, lợi thế luôn nghiêng về quốc gia, vùng lãnh thổ nào có thế mạnh về NNL. So với cả nước, lao động qua đào tạo của thành phố là khá cao (54% so với cả nước là 26%), tuy nhiên, tỷ lệ này vẫn còn rất thấp so với yêu cầu phát triển và so với các nước khác trong khu vực. Bên cạnh đó, chất lượng đào tạo còn thấp nên chất lượng lao động đã qua đào tạo cũng thấp, thể hiện qua việc NLĐ chưa đáp ứng được đòi hỏi của công việc, sự thiếu hụt lớn về các kỹ năng ứng xử, khả năng xử lý công việc, sự sáng tạo, tinh thần làm việc nhóm, kỹ năng về ngoại ngữ, tin học…Điều đó đã làm giảm đi khả năng cạnh tranh của thành phố và chính là thách thức lớn nhất trong quá trình hội nhập. Trong điều kiện như thế nên hơn bất cứ nguồn lực nào khác, NNL thành phố chiếm một vị trí trung tâm và đóng vai trò quan trọng hàng đầu trong quá trình gia nhập WTO nói riêng cũng như trong sự nghiệp phát triển KT - XH của thành phố nói chung giai đoạn 2006

– 2020.

Trên cơ sở phân tích những lý luận về NNL và phát triển NNL, thực trạng NNL trên địa bàn TP.HCM hiện nay, luận văn đã có những đóng góp sau :

◆ Luận văn đã làm sáng tỏ những cơ sở lý luận về NNL và phát triển NNL trong bối cảnh gia nhập WTO, các chỉ tiêu đánh giá chất lượng NNL theo yêu cầu gia nhập WTO; đặc biệt là sự cần thiết khách quan phải phát triển NNL trong bối cảnh gia nhập WTO.

◆ Luận văn đã phân tích thực trạng NNL trên địa bàn TP.CHM trên cả mặt chất và lượng, đánh giá những kết quả đạt được cũng như những hạn chế đồng thời đưa ra được nguyên nhân của những vấn đề, từ đó làm cơ sở để đưa ra một số giải pháp cơ bản nhằm phát triển NNL trong bối cảnh gia nhập WTO.

Về những mặt hạn chế : luận văn đã chỉ ra những hạn chế lớn nhất của NNL thành phố hiện nay là rất thiếu lao động đã qua đào tạo, đặc biệt là lao động được đào tạo nghề. Chất lượng lao động đã qua đào tạo thấp, chưa đáp ứng được yêu cầu của nhà tuyển dụng gây tình trạng lãng phí cho người học, xã hội cho việc đào tạo lại…Ngoài ra tình trạng “chảy máu chất xám” từ khu vực Nhà nước sang khu vực có vốn FDI và tư nhân có xu hướng ngày càng gia tăng đã và đang tạo nên những hậu quả rất lớn đến sự phát triển thành phố nói riêng và cả nước nói chung. Nhìn một cách tổng thể thì NNL thành phố hiện nay chưa đáp ứng được yêu cầu hội nhập cả về mặt số lượng, chất lượng và cơ cấu.

Về nguyên nhân : bên cạnh nguyên nhân khách quan (thành phố thuộc quốc gia đang phát triển có thu nhập bình quân đầu người thấp) thì những yếu kém trên còn xuất phát từ những lý do : thành phố chưa có một chiến lược phát triển tổng thể trong việc xây dựng, phát triển và sử dụng NNL ít nhất đến năm 2020; chất lượng đào tạo trong hệ thống giáo dục – đào tạo của thành phố còn thấp, đào tạo chưa gắn với nhu cầu của xã hội, chưa có sự hợp tác chiến lược giữa 3 nhà : quản lý, đào tạo và sử dụng. Đặc biệt thành phố chưa có chính sách sử dụng lao động một cách hợp lý và hiệu quả, nhất là lao động trình độ cao. Thành phố cũng chưa có những biện pháp hữu hiệu nhằm phân tuyến học sinh sau THCS và THPT để tăng lao động nghề; và một nguyên nhân khác nữa đó là tỷ lệ đầu tư cho giáo dục – đào tạo từ ngân sách thành phố là còn rất

thấp so với yêu cầu và so với mặt bằng chung của các nước có nền giáo dục phát triển trong khu vực.

Qua việc đánh giá thực trạng NNL, rút ra những hạn chế và nguyên nhân, luận văn đã đưa ra một số giải pháp cơ bản nhằm phát triển NNL thành phố đáp ứng yêu cầu phát triển trong bối cảnh hội nhập, trong đó tập trung vào những giải pháp : xây dựng chiến lược phát triển NNL đến năm 2020, tầm nhìn 2030, trong đó việc nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo có vai trò hết sức quan trọng; Nâng cao tỷ lệ lao động đã qua đào tạo bằng cách tăng số lượng, quy mô và chất lượng hệ thống các trường và cơ sở đào tạo trên địa bàn thành phố, đẩy mạnh hoạt động dạy nghề về số lượng và chất lượng; Cải tiến hệ thống đào tạo của thành phố nhằm đáp ứng yêu cầu của thị trường trong bối cảnh hội nhập WTO; Đẩy mạnh công tác tuyên truyền nghề nghiệp đồng thời thực hiện tốt sự phân tuyến sau THCS và THPT; Đổi mới cơ chế, chính sách thu hút nhân tài, xây dựng và phát triển NNL chất lượng cao; có chính sách sử dụng nhân lực KH-CN cụ thể, thiết thực; có chính sách đãi ngộ, tôn vinh nhân lực KH-CN chất lượng cao; đặc biệt có chính sách thu hút nhân lực KH-CN chất lượng cao từ nước ngoài, tạo môi trường làm việc lành mạnh, thu nhập xứng đáng và đặc biệt là chế độ mua nhà hợp pháp, chế độ học tập và làm việc cho NLĐ. Các nhóm giải pháp trên đòi hỏi phải thực hiện một cách đồng bộ, có như vậy mới thực sự phát huy hiệu quả.

Phát triển NNL thành phố nhằm hội nhập thành công WTO là vấn đề có nội dung rộng lớn. Những khía cạnh được đề cập đến ở đây mới chỉ là những tư tưởng cơ bản và bức xúc nhất trong việc phát huy tiềm năng lao động, biến nó thành lợi thế lớn nhất nhằm phát triển kinh tế thành phố HCM theo mục tiêu đã đặt ra trong chiến lược phát triển kinh tế toàn diện đất nước của Đảng và nhà nước ta trong thời gian tới. Tuy nhiên, trong khuôn khổ đề tài với những hạn chế về mặt số liệu phân tích cũng như tài liệu tham khảo nên không thể tránh được những thiếu sót, còn rất nhiều vấn đề đòi hỏi tiếp tục nghiên cứu sâu rộng để góp phần nâng cao chất lượng NNL ở thành phố một cách có hiệu quả hơn.

PHỤ LỤC

Phụ lục 1

CÁC CHỈ TIÊU TỔNG HỢP GIAI ĐOẠN 2001 – 2006

2001

2002

2003

2004

2005

2006

1. Tổng sản phẩm – GDP

1.1 Giá thực tế (tỷ đồng)

84.852

96.403

113.291

137,087

165.297

191.011

1.2 Giá so sánh năm 1994 (tỷ đồng)

57.787

63.67

70.914

79.237

88.866

99.672

2. Cơ cấu (%)

2.1 Phân theo thành phần kinh tế

- Khu vực nhà nước

42,3

38,8

36,3

35,4

33,9

33,3

- Khu vực ngoài quốc doanh

37,1

40,1

42,9

44,6

45,1

44,6

- Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài

20,6

21,1

20,8

20,0

21,0

22,1

2.2 Phân theo các khu vực kinh tế

- Nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản

1,9

1,7

1,6

1,4

1,3

1,2

- Công nghiệp và xây dựng

46,2

46,7

49,1

48,9

48,1

47,7

- Dịch vụ

51,9

51,6

49,3

49,7

50.6

51,1

3. Tốc độ tăng trưởng (%)

109,5

110,2

111,4

111,7

112,2

112,2

- Khu vực nhà nước

109,0

109,7

109,7

110,2

108,8

107,2

- Khu vực ngoài quốc doanh

110,0

110,2

113,0

114,5

106,4

111,5

- Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài

110,0

111,2

112,1

109,7

113,8

113,3

- Nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản

105,5

104

100,8

99,8

99,8

100,4

- Công nghiệp và xây dựng

112,4

111,5

113,5

112,7

111,8

110,5

- Dịch vụ

107,4

109,3

109,5

111,1

112,8

113,8

4. Tổng thu ngân sách nhà nước (tỷ đồng)

30.732

37.402

41.591

48.972

60.487

69.394

- Thuế xuất nhập khẩu

13.26

16.575

16.705

19.121

21.811

26.251

- Thu nội địa

17.472

20.827

24.886

28.436

32.333

36.745

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 64 trang tài liệu này.

Phát triển nguồn nhân lực trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh trong bối cảnh Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới giai đoạn 2006 – 2020 - 7

Nguồn : Sở kế hoạch – đầu tư, 2007

Phụ lục 2

DÂN SỐ VÀ MẬT ĐỘ DÂN SỐ NĂM 2007 PHÂN THEO QUẬN HUYỆN

Số phường xã Wards, communes

Diện tích (km2) Area (sq.km)

Dân số (người) Population (person)

Mật độ dân số (người/km2) Population

density (pers/sq.km)

Toàn thành Các quận Quận 1

Quận 2

Quận 3

Quận 4

Quận 5

Quận 6

Quận 7

Quận 8

Quận 9

Quận 10

Quận 11

Quận 12 Gò Vấp Tân Bình Tân Phú Bình Thạnh Phú Nhuận Thủ Đức Bình Tân

Các huyện Củ Chi Hóc Môn

Bình Chánh Nhà Bè Cần Giờ

322

259

10

11

14

15

15

14

10

16

13

15

16

11

16

15

11

20

15

12

10

63

21

12

16

7

7

2095,01

494,01

7,73

49,74

4,92

4,18

4,27

7,19

35,69

19,18

114

5,72

5,14

52,78

19,74

22,38

16,06

20,76

4,88

47,76

51,89

1.601,00

434,50

109,18

252,69

100,41

704,22

6.650.942

5.564.975

203.214

133.257

201.515

190.325

195.841

252.816

198.958

380.330

221.314

241.052

229.616

329.751

514.518

399.943

386.573

468.208

180.511

368.032

469.201

1.085.967

321.663

271.506

347.278

76.985

68.535

3.175

11.265

26.289

2.679

40.958

45.532

45.864

35.162

5.575

19.830

1.941

42.142

44.672

6.248

26.065

17.871

24.071

22.553

36.990

7.706

9.042

678

740

2.487

1.374

767

97

Nguồn: Niên giám Thống kê TP.HCM 2007

Phụ lục 3

TRÌNH ĐỘ HỌC VẤN CỦA LLLĐ 15 TUỔI TRỞ LÊN THẤT NGHIỆP Ở THÀNH THỊ TRÊN ĐỊA BÀN TPHCM NĂM 2006

Số lượng (người)

Cơ cấu (%)

Tổng số

Trong đó : Nữ

Tổng số

Trong đó : nữ

Tổng số

154.000

84.629

100

100

1.Không biết chữ và chưa tốt nghiệp tiểu học

15.066

8.243

9,78

9,74

2.Tốt nghiệp cấp 1

39.116

19.783

25,40

23,38

3.Tốt nghiệp cấp 2

37.411

19.784

24,29

23,38

4.Tốt nghiệp cấp 3

62.407

36.819

40,52

43,51

Nguồn : Kết quả điều tra lao động – việc làm 1/7/2006, Bộ Lao động Thương binh và xã hội

Phụ lục 4

TRƯỜNG, LỚP, GIÁO VIÊN, HỌC SINH MẪU GIÁO PHÂN THEO LOẠI HÌNH ĐÀO TẠO NĂM HỌC 2007 – 2008

Chỉ tiêu

Tổng số

Công lập

Bán công

Dân lập

Trị số

Cơ cấu

(%)

Trị số

Cơ cấu

(%)

Trị số

Cơ cấu

(%)

Trị số

Cơ cấu

(%)

Trường học

607

100

366

60,30

38

6,26

203

33,44

Lớp học (lớp)

5.047

100

2.942

58,30

516

10,22

3.122

31,48

Phòng học (lớp)

6.802

100

2.984

43,87

520

7,65

3.298

48,49

Giáo viên (người)

8.917

100

5.234

58,70

603

6,76

3.080

34,54

Học sinh (người)

193.976

100

111.569

57,52

15.949

8,22

66.458

34,26

Nguồn : Niên giám thống kê 2007

Phụ lục 5

TRƯỜNG, LỚP, GIÁO VIÊN, HỌC SINH PHỔ THÔNG NĂM HỌC 2007

m học

2000- 2001

2005 – 2006

2006 – 2007

2007 - 2008

1.Trường học

735

809

813

831

- cấp 1

429

457

458

467

- cấp 1, 2

211

2

2

2

- cấp 2

232

231

231

- cấp 2,3

46

46

50

- cấp 3

95

72

76

81

2. Lớp học

20.893

22.181

22.528

23.073

- cấp 1

11.256

11.255

11.314

11.428

- cấp 2

6.594

7.286

7.426

7.603

- cấp 3

3.043

3.64

3.788

4.042

3. Giáo viên

30.524

34.293

35.104

35.812

(người)

- cấp 1

13.349

14.376

14.282

14.275

- cấp 2

11.754

13.147

13.414

13.664

- cấp 3

5.421

6.769

7.408

7.833

4. Học sinh (người)

858.621

890.279

909.494

927.751

- cấp 1

423.495

410.049

418.833

423.437

- cấp 2

287.504

315.451

322.6

327.652

- cấp 3

147.622

164.779

168.061

176.662

5. Số học sinh bq 1

41

40

40

40

lớp học

- cấp 1

38

36

37

37

- cấp 2

44

43

44

43

- cấp 3

48

46

44

44

6. Số học sinh bình

28

26

26

26

quân 1 giáo viên

- cấp 1

32

29

29

30

- cấp 2

25

24

24

24

- cấp 3

27

24

23

23

Nguồn : Niên giám thống kê TP.HCM 2007

Phụ lục 6

TRƯỜNG, LỚP, GIÁO VIÊN, HỌC SINH MẪU GIÁO VÀ PHỔ THÔNG NĂM HỌC 2007 – 2008 PHÂN THEO LOẠI HÌNH ĐÀO TẠO

Tổng số

Công lập

Bán công

Dân lập

1.Trường hoc :

- Mẫu giáo

- Phổ thông

607

831

366

722

38

33

203

76

2.Lớp học

- Mẫu giáo

- Phổ thông

6.580

23.070

2.942

19.909

516

1.665

3.122

1.499

3.Phòng học

- Mẫu giáo

- Phổ thông

6.802

21.799

2.984

18.632

520

1.095

3.298

2.072

4.Giáo viên (người)

- Mẫu giáo

- Phổ thông

8.917

35.772

5.234

30.294

603

1.973

3.080

3.505

5.Học sinh

- Mẫu giáo

- Phổ thông

193.976

927.751

111.569

807.748

15.949

75.905

66.458

44.098

Nguồn : Niên giám thống kê TP.HCM 2007

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 15/04/2022