Tỷ Tr Ng Lượng Khách Du Lịch Của Tphcm So Với Cả Nước


khẳng định đối với ngành, đối với khu vực và trên thế giới. Tuy nhiên, do phải đáp ứng ngày càng nhiều bệnh nhân từ các tỉnh nên tình trạng quá tải ở các bệnh viện vẫn thường xuyên diễn ra.

Thứ tư, về giáo dục đào tạo, TPHCM có hệ thống các trường đại học, cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp tương đối phát triển với số lượng sinh viên theo học đông, cung cấp lượng lớn nhân lực qua đào tạo cho TPHCM cũng như các tỉnh phía Nam.

2.1.2. Tiềm năng du lịch

Hiện TPHCM là trung tâm du lịch lớn nhất nước, thu hút hàng năm khoảng 60% lượng khách quốc tế đến Việt Nam. Ngoài cơ sở hạ tầng khá tốt, cơ sở vật chất kĩ thuật để phục vụ du lịch ở TPHCM cũng tương đối nhiều, những cơ sở phục vụ cho việc ăn uống, giải trí của khách khá tốt, giao thông tương đối thuận tiện.

Qua hơn 300 năm hình thành và phát triển, TPHCM có nhiều công trình kiến trúc cổ như Bến Nhà Rồng, Dinh Thống Nhất, Nhà hát lớn, Bưu điện Thành phố, hệ thống các ngôi chùa cổ, nhà thờ cổ. Nền văn hóa TP là sự kết hợp hài hoà giữa truyền thống dân tộc của người Việt với những nét đặc sắc của văn hóa phương Bắc và phương Tây. Thêm vào đó là các di tích cách mạng như địa đạo Củ Chi, Bến cảng Nhà Rồng và hệ thống các bảo tàng chiến tranh chống Pháp và Mỹ đã thu hút nhiều khách du lịch trong và ngoài nước. Các khu du lịch và khu vui chơi giải trí như Bình Qưới, Vườn Cò Thủ Đức, Đầm Sen, Suối Tiên cùng một số công trình mới của TP như Diamond Plaza, Bitexco Financial Tower, Saigon Trade Center cũng đã thu hút và hấp dẫn nhiều du khách.

Ngoài ra, không thể không nhắc đến tài nguyên du lịch có giá trị nhất là hệ sinh thái rừng ngập mặn Cần Giờ với diện tích 40.000 ha nằm và nằm cạnh trung tâm thành phố, là lá phổi của các tỉnh TPHCM, Biên Hòa và Vũng Tàu và đã được tổ chức UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới.

Đặc biệt, với hơn 1.000km sông, kênh, rạch có chức năng đường thủy nội địa và hàng hải, TPHCM có rất nhiều tiềm năng trong phát triển du lịch đường thủy và


trong tương lai, du lịch đường sông sẽ trở thành sản phẩm du lịch chủ lực của thành phố.

2.1.3. Tổng quan về tình hình phát triển du lịch TPHCM

2.1.3.1. Khách du lịch

a) Khách du lịch quốc tế

Được xem là trung tâm kinh tế của cả nước, hoạt động kinh tế du lịch của TPHCM phát triển với tốc độ tăng trưởng ổn định, bền vững, TPHCM luôn đóng vai trò là trung tâm phân phối khách lớn nhất cả nước, chiếm trung bình khoảng 60% tổng lượng khách quốc tế đến Việt Nam.

Lượng khách quốc tế tăng trưởng liên tục từ 1.226.400 lượt năm 2001 đến năm 2005 đạt 2 triệu lượt. Riêng năm 2003, do ảnh hưởng của dịch SARS nên lượng khách quốc tế không tăng, thậm chí còn giảm 9% lượng khách. Tuy nhiên, trong hai năm 2005-2006 du dịch thành phố có những mùa bội thu, năm 2005 lượng khách quốc tế là 2 triệu người, đạt 150% kế hoạch dự kiến, tăng gần 30% so với năm 2004, do hiệu quả của chính sách miễn thị thực cho công dân một số nước.

Năm 2008, 2009, do khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu, có nhiều biến động bất lợi đối với hoạt động du lịch. Tuy nhiên, sau bốn năm phục hồi, lượng khách quốc tế đến Thành phố trong năm 2013 là 4.109.000 người, tăng 1,5 lần so với trước khủng hoảng tài chính.

Bảng 2.1: Tỷ tr ng lượng khách du lịch của TPHCM so với cả nước



Năm

TPHCM (I)

Đvt: lượt người


Tỷ tr ng

Việt Nam II

Đvt: lượt người

Thực hiện

(I) / (II)

Thực hiện

2001

1.226.000

52,62 %

2.330.000

2002

1.433.000

54,53 %

2.628.000

2003

1.302.000

54,25 %

2.400.000

2004

1.580.000

54,48 %

2.900.000

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 129 trang tài liệu này.


2005

2.000.000

57,69 %

3.467.000

2006

2.350.000

65,28 %

3.600.000

2007

2.700.000

64,28 %

4.200.000

2008

2.800.000

66,67 %

4.200.000

2009

2.600.000

68,42 %

3.800.000

2010

3.100.000

62 %

5.000.000

2011

3.500.000

58,33 %

6.000.000

2012

3.8000

55%

6.800.000

2013

4.109.000

54%

7.500.000

Nguồn: Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch TPHCM

Xét theo thị trường, 10 thị trường khách quốc tế đến TPHCM (bằng đường hàng không) là: Nhật, Mỹ, Hàn Quốc, Trung Quốc , Úc, Malaysia, Đài Loan (Trung Quốc), Singapore, Nga, Pháp. Các thị trường Trung Quốc, Malaysia, Nga, Úc, Nhật có tốc độ tăng trưởng mạnh. Đặc biệt khách Nga và Nhật là 2 thị trường khách có mức chi tiêu cao, đã và đang được ngành du lịch thành phố xác định là những thị trường trọng điểm tập trung xúc tiến trong năm 2014.

b) Khách du lịch nội địa

Khách du lịch nội địa đến TPHCM tăng đều đặn hàng năm với tỷ lệ từ 20 đến 30%, năm 2013 có khoảng 14 triệu lượt khách. Đặc biệt, có những năm khách du lịch quốc tế giảm nhưng lượng khách nội địa vẫn tăng trưởng tốt, ngay cả trong thời kỳ chịu tác động của suy thóai kinh tế.

Với vị thế là trung tâm kinh tế, chính trị và văn hóa lớn nhất ở miền Nam Việt Nam, cũng là một trung tâm du lịch lớn, an toàn, với tài nguyên du lịch phong phú, con người luôn hòa đồng và vui vẻ, trong những năm tới, TPHCMvẫn sẽ được nhiều du khách quốc tế cũng như trong nước lựa chọn làm điểm đến du lịch lớn nhất cả nước.

2.1.3.2. Về Doanh thu du lịch


Doanh thu du lịch của TPHCM có sự gia tăng lớn từ 3.762 tỷ năm 2001, đến năm 2005 đạt 13.350 tỷ. Đặc biệt trong năm 2003, mặc dù số lượng khách quốc tế đến Việt Nam giảm nhưng doanh thu du lịch đã tăng 50% so với cùng kỳ năm trước.

Ở giai đoạn 2006-2012, do tác động của suy thoái kinh tế những năm 2008, 2009, nhưng du lịch thành phố có tốc độ tăng trưởng khá ấn tượng, doanh thu du lịch tăng trưởng bình quân đạt 27%/năm. Năm 2006, doanh thu du lịch đạt 16.200 tỷ đồng, đến năm 2012 đã là 71.279 tỷ đồng. Riêng năm 2013, doanh thu đạt 83.191 tỷ đồng, chiếm 41,59 % tổng doanh thu du lịch cả nước, và đóng góp 11% GDP của thành phố.

Đạt được mức doanh thu cao như vậy do dịch vụ du lịch của Thành phố phong phú, hấp dẫn, kích thích mức chi tiêu bình quân của du khách, kéo dài thời gian lưu trú của khách du lịch.

Bảng 2.2: Tỷ tr ng Doanh thu du lịch của TPHCM so với cả nước


Năm

TPHCM (I)


(đvt: tỷ đồng)

Tỷ tr ng

Việt Nam II


(đvt: tỷ đồng)

Thực hiện

c ng k

(I) / (II)

Thực hiện

c ng k

2001

3.762

26,72 %

24,01 %

15.666

0 %

2002

5.217

38,67%

33,26%

15.683

0.01 %

2003

7.860

50,66%

41,6 %

18.895

20,48 %

2004

10.812

37,56%

46,34%

23.328

23,46 %

2005

13.350

23,47%

46,35 %

28.800

23,45 %

2006

16.200

21,35%

45 %

36.000

25 %

2007

24.000

48,15 %

42,85 %

56.000

55,5 %

2008

31.000

29,17 %

51,67 %

60.000

7,1 %


2009

38.334

23,65 %

56,37 %

68.000

13,3 %

2010

44.918

17,17 %

47,28 %

95.000

39,7 %

2011

56.842

26,55 %

43,72 %

130.000

36,84 %

2012

71.585

25%

44%

160.000

23%

2013

83.191

16%

41,59%

200.000

25%

Nguồn: Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch TPHCM

2.1.3.3. Cơ sở vật chất

Trong những năm qua, cơ sở vật chật kỹ thuật của ngành du lịch Thành phố đã phát triển nhanh chóng. Cơ sở hạ tầng du lịch liên tục được cải thiện và nâng cao, với nhiều loại hình dịch vụ đa dạng đáp ứng yêu cầu khách trong nước và quốc tế.

Trong giai đoạn 2001-2005, hệ thống cơ sở lưu trú của Thành phố tăng nhẹ, từ 622 cơ sở lưu trú năm 2001 TP đến năm 2005 có 755 cơ sở lưu trú, với 20.931 phòng.

Từ năm 2006 đến nay, số khách sạn được xếp hạng sao tăng đều qua các năm. Từ 801 cơ sở lưu trú du lịch vào năm 2006, đến năm 2013 đã có 1823 cơ sở lưu trú. Đặc biệt, trong những năm gần đây, số lượng khách sạn cao cấp được đầu tư, mở rộng, nâng cấp tăng mạnh, trong đó, tăng nhiều nhất là khối khách sạn 3 sao. Hiện TPHCM có 92 khách sạn 3 đến 5 sao với hơn 12.600 phòng. Công suất phòng bình quân khối khách sạn 3-5 sao đạt 74%. Số doanh nghiệp lữ hành cũng tăng nhanh chóng, đến tháng 6/2013 đã có 818 doanh nghiệp lữ hành với 462 doanh nghiệp lữ hành quốc tế, 356 doanh nghiệp lữ hành nội địa và 8 văn phòng đại diện doanh nghiệp kinh doanh lữ hành nước ngoài tại thành phố.


Bảng 2.3. Hệ thống cơ sở lưu tr TPHCM


Năm

2001

2005

2006

2013

Số cơ sở

lưu tr du lịch

622

776

872

1823

Số phòng

16.822

20.931

22.000

41.773

Nguồn: Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch TPHCM

2.2. Thực trạng phát triển nguồn nhân lực ngành Du lịch của TPHCM


2.2.1. Phát triển nguồn nhân lực ngành du lịch về số lượng Bảng 2.4: Số lượng nguồn nhân lực ngành du lịch TPHCM

Năm

2001

2005

2011

2012

2013

Số lượng

19.260

24.075

38.202

41.448

44.764


Nguồn: Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch TPHCM


Biểu đồ 2.1: Số lượng lao động du lịch giai đoạn 2001 – 2013


Nguồn Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch TPHCM Trong những năm qua cùng với sự gia 1


Nguồn: Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch TPHCM


Trong những năm qua, cùng với sự gia tăng nhanh của khách du lịch và sự phát triển của hệ thống cơ sở lưu trú, doanh nghiệp lữ hành, đã thu hút được lực lượng lao động khá lớn tham gia trong các hoạt động kinh doanh du lịch ở TPHCM.

Năm 2001, số lượng lao động làm trong ngành du lịch là 19.260 thì đến năm 2012 con số này đã tăng lên gấp đôi. Ở giai đoạn 2001-2005, chỉ tăng khoảng 6.000 lao động thì ở giai đoạn 2005-2010, số lượng đã tăng hơn nhiều, khoảng 14.000 lao động. Mức tăng trung bình hàng năm ở mức khoảng 2.300 lao động.

Tuy có sự phát triển về số lượng như vậy nhưng Thành phố vẫn còn tình trạng thiếu lao động nói chung và sự thiếu hụt bộ phận hướng dẫn viên nói riêng. Số lượng lao động hiện cung cấp cho ngành Du lịch của TPHCM mới chỉ chiếm 60% nhu cầu. Nhiều công ty phải sử dụng những sinh viên ngành du lịch hoặc những khoa ngoại ngữ của các trường ĐH, CĐ. Thậm chí là ký hợp đồng hợp tác thời vụ với các nhân viên làm tại các ngành nghề khác.

Cơ cấu nguồn nhân lực ngành du lịch TPHCM


- Cơ cấu lao động theo ngành


Số lao động trực tiếp phân theo ngành nghề kinh doanh được phản ánh qua bảng 2.5:

Bảng 2.5: Số lượng lao động du lịch phân theo ngành nghề



Năm

Tổng số


Tổng lao động


Ngành Lữ hành

Ngành Khách sạn

Ngành khác

vui chơi giải trí...

2001

19.260

4.785

12.639

1.776

2005

24.075

5.981

15.798

2.296

2006

26.001

6.500

16.001

3.500


2010

35.373

8.875

21.701

4.797

2011

38.202

9.585

23.437

5.180

2012

41.448

10.399

25.429

5.620

2013

44.764

12.086

26.568

6.110


Nguồn: Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch TPHCM

Biểu đồ 2.2: Số lượng lao động du lịch phân theo ngành nghề năm 2001 và năm 2013


Ngành Lữ hành


Ngành Khách sạn


Ngành khác (vui chơi giải trí...)


Ngành Lữ hành


Ngành Khách sạn


Ngành khác (vui chơi giải trí...)

Nguồn: Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch TPHCM

Cùng với sự lớn mạnh của ngành du lịch Thành phố, hoạt động kinh doanh khách sạn có những bước phát triển mới, với mức tăng trưởng lượng du khách quốc tế và trong nước cao, đã thu hút khá nhiều lao động trong các khách sạn, nhà hàng. Xét theo cơ cấu ngành, lực lượng lao động trong khu vực khách sạn chiếm tỷ trọng lớn nhất: 59,35% với 26.568 lao động.

Đối với ngành Lữ hành: Để phục vụ cho lượng khách quốc tế đến TP ngày càng nhiều, trong điều kiện giao tiếp Tiếng Anh chưa được phổ biến và du khách không quen với phương tiện giao thông của TP, số doanh nghiệp lữ hành đã gia tăng nhanh chóng phục vụ yêu cầu thị trường và chiếm lĩnh một thị phần lớn trong tổng thị trường du lịch; lao động trong ngành ngày càng lớn mạnh, từ 5.981 lao động năm 2005 đến năm 2013 đã tăng hơn hai lần với 12.086 lao động, chiếm 27% tổng số lao động toàn ngành du lịch. Các ngành khác như vui chơi giải trí… chiếm khoảng 13%.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 30/08/2022