Vai Trò Của Ngành Du Lịch Đối Với Sự Phát Triển Kinh Tế, Xã Hội


Ở góc độ xã hội, Du lịch là một ngành kinh doanh tổng hợp mang lại hiệu quả cao về nhiều mặt như nâng cao hiểu biết về truyền thống lịch sử, văn hóa dân tộc, các danh lam thắng cảnh từ đó góp phần tăng thêm tình yêu Tổ quốc. Riêng đối với người nước ngoài, du lịch góp phần tăng tình hữu nghị giữa các dân tộc.

Như vậy, để có 1 định nghĩa tổng quát về du lịch phải bao gồm những nội dung cơ bản:

- Du lịch là sự di chuyển, lưu trú tạm thời ngoài nơi ở thường xuyên của cá nhân và tập thể với nhiều mục đích và nhiều nhu cầu đa dạng của họ.

- Du lịch là 1 hiện tượng kinh tế - xã hội được đặc trưng bởi sự tăng nhanh về số lượng, mở rộng phạm vi và cơ cấu dân cư tham gia vào quá trình du lịch.

- Du lịch là tổng hợp các hoạt động kinh doanh phong phú và đa dạng được tổ chức nhằm đáp ứng các nhu cầu của con người.

- Các cuộc hành trình, lưu trú tạm thời của cá nhân hoặc tập thể có một số mục đích nhất định, trong đó có mục đích hoà bình.

1.3.1.2. Vai trò của ngành du lịch đối với sự phát triển kinh tế, xã hội

a) Những tác động tích cực của việc phát triển ngành du lịch đối với kinh tế -

xã hội

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 129 trang tài liệu này.


Về mặt kinh tế

Phát triển nguồn nhân lực ngành du lịch thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2013-2020 - 4

Du lịch tham gia tích cực vào quá trình tạo nên thu nhập quốc dân và phân

phối lại thu nhập quốc dân giữa các vùng, làm tăng tổng sản phẩm quốc nội, giảm dần nhập siêu, giúp cân bằng và cải thiện cán cân thanh toán quốc tế. Du lịch khuyến khích và thu hút vốn đầu tư nước ngoài góp phần củng cố và phát triển các mối quan hệ kinh tế quốc tế, đem lại lợi nhuận kinh tế cao đồng thời phát triển giao thông quốc tế.

Do hoạt động kinh doanh du lịch cần nhiều sự hỗ trợ liên ngành nên Du lịch phát triển sẽ thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển theo, mang lại cho Việt Nam cơ hội to lớn trong quá trình chuyển đổi từ một nền kinh tế chủ yếu dựa vào nông nghiệp chuyển sang một nền kinh tế dựa vào dịch vụ. Nhiều khu vực khác cũng được hưởng lợi thông qua hỗ trợ các sản phẩm và dịch vụ hỗ trợ các doanh


nghiệp du lịch, như xây dựng, in ấn và xuất bản, sản xuất, bảo hiểm, vận tải, lưu trú, bán lẻ, dịch vụ ăn uống, dịch vụ tài chính. Đối với nền sản xuất xã hội, du lịch mở ra thị trường tiêu thụ hàng hóa. Du lịch giúp củng cố và phát triển quan hệ quốc tế, do đó đã mở rộng thị trường, tăng thêm bạn hàng đối với các ngành tham gia vào hoạt động xuất khẩu. Việc loại hình du lịch công vụ ngày càng phát triển góp phần đem về cho đất nước các khoản đầu tư, hợp đồng liên kết kinh doanh,…

Hoạt động du lịch đòi hỏi sự hỗ trợ của một số ngành sản xuất, do đó phát triển du lịch sẽ mở mang và hoàn thiện cơ sở hạ tầng kinh tế của đất nước. Bên cạnh đó còn tận dụng nguồn lực, điều kiện vật chất kỹ thuật để bổ sung cho nhu cầu cần thiết nhưng chưa được đáp ứng của ngành.

Về mặt xã hội

Du lịch góp phần giải quyết việc làm cho nhân dân địa phương do ngành Du lịch là ngành cần nhiều lao động hơn so với các ngành công nghiệp khác. Với tính chất là ngành kinh tế tổng hợp mang tính xã hội hóa cao, du lịch phát triển sẽ tạo nhiều công ăn việc làm cho xã hội. Du lịch làm giảm quá trình đô thị hóa ở các nước có nền kinh tế phát triển. Qua hoạt động du lịch, chúng ta có thể quảng cáo hàng hóa nội địa ra nước ngoài thông qua các du khách mà du lịch còn là phương thức hiệu quả nhất, mang hình ảnh đất nước, con người, truyền thống, văn hóa Việt Nam giới thiệu với bạn b năm châu góp phần đánh thức và bảo tồn các ngành nghề thủ công mỹ nghệ cổ truyền. Du lịch được coi là sứ giả hòa bình, hữu nghị và hợp tác giữa các quốc gia, các dân tộc.

Chính hoạt động du lịch góp phần khơi dậy các tiềm năng văn hóa phong phú đang còn ẩn chứa trên khắp đất nước ta, là động lực tích cực cho việc bảo vệ di sản thiên nhiên văn hóa giúp bảo tồn, duy trì lâu bền những giá trị văn hóa đang dần mai một hoặc bị phá hủy bởi thời gian, bởi sự lãng quên của người dân bản địa. Du lịch cũng tác động trở lại văn hóa thông qua việc xây dựng và cải tạo môi trường văn hóa, xã hội, làm cho môi trường này khởi sắc, tươi mới, làm cho các hoạt động văn hóa năng động và linh hoạt hơn.


Bên cạnh đó, du lịch nội địa phát triển tốt sẽ củng cố sức khỏe cho nhân dân lao động, góp phần làm tăng năng suất lao động xã hội.

b) Tác động tiêu cực của việc phát triển ngành du lịch đối với kinh tế-xã hội.

Việc phát triển du lịch quốc tế thụ động quá tải dẫn đến việc làm mất cân bằng cho cán cân thanh toán quốc tế; phát triển du lịch làm dịch chuyển lao động từ các ngành khác sang, tạo ra sự mất cân đối và mất ổn định trong một số ngành.

Du lịch gây ô nhiễm môi trường: hiện nay, việc vứt rác thải bừa bãi gây mất cảnh quan, mất vệ sinh là vấn đề chung của mọi khu du lịch, ảnh hưởng đến môi trường, sức khoẻ của cộng đồng. Ngoài ra, việc phát triển hoạt động du lịch thiếu kiểm soát có thể tác động lên đất, làm biến động các nơi cư trú, ảnh hưởng đến các loài động, thực vật hoang dã.

Nhằm đáp ứng yêu cầu của du khách của nhiều nước có nhiều phong tục tập quán khác nhau, một số hình thức du lịch hoạt động không lành mạnh đã phát triển, ảnh hưởng đến an ninh trật tự tại các điểm đến du lịch. Du lịch còn là con đường các thế lực phản động thường sử dụng để tuyên truyền, kích động phá hoại chế độ chính trị, xã hội, kinh tế của quốc gia mà họ thù ghét.‌

1.3.2. Khái niệm nguồn nhân lực ngành dịch, đặc điểm của nguồn nhân lực ngành du lịch

1.3.2.1. Khái niệm Nguồn nhân lực ngành du lịch

Nguồn nhân lực du lịch là lực lượng lao động tham gia vào quá trình phát triển du lịch, gồm lao động trực tiếp và lao động gián tiếp. Lao động trực tiếp là lực lượng lao động có sự tiếp xúc trực tiếp giữa người lao động và khách du lịch, gồm lực lượng lao động nghiệp vụ có tính chất tác nghiệp như bộ phận lễ tân, buồng, bàn, ba, bếp trong các cơ sở lưu trú, đội ngũ hướng dẫn viên...

Lao động gián tiếp là lực lượng lao động không có sự tiếp xúc trực tiếp giữa người lao động với khách du lịch, gồm đội ngũ lao động quản lý nhà nước về du lịch và quản lý trong các doanh nghiệp du lịch, các cơ sở lưu trú, các đại lý lữ hành...


Ngành du lịch là ngành có liên quan đến nhiều ngành và nhiều lĩnh vực khác nhau. Tuy nhiên nó chỉ bao gồm một số lĩnh vực kinh doanh nhất định, do các công ty hoặc các doanh nghiệp kinh doanh du lịch đảm nhận. Như vậy, nếu xét trên mức độ trực tiếp hoặc gián tiếp của từng loại lao động đến hoạt động của mỗi doanh nghiệp, lao động trong lĩnh vực kinh doanh du lịch thuộc 3 nhóm sau:

- Nhóm Lao động chức năng quản lý Nhà nước về du lịch;

- Nhóm Lao động chức năng sự nghiệp ngành du lịch;

- Nhóm Lao động chức năng kinh doanh du lịch.

Trong nhóm lao động chức năng kinh doanh du lịch có thể phân thành 4 bộ

phận:


- Bộ phận lao động chức năng quản lý chung của doanh nghiệp du lịch.

- Bộ phận lao động chức năng quản lý theo các nghiệp vụ kinh tế trong

doanh nghiệp du lịch

- Bộ phận lao động chức năng đảm bảo điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp du lịch.

- Bộ phận lao động trực tiếp cung cấp dịch vụ cho khách trong doanh nghiệp du lịch [8,121].

1.3.2.2. Đặc điểm của nguồn nhân lực ngành du lịch

a. Đặc điểm của nhóm Lao động chức năng quản lý Nhà nước về du lịch:

Nhóm lao động này gồm những người làm việc trong các cơ quan quản lý nhà nước về du lịch từ Trung ương đến địa phương. Vai trò của nhóm lao động này là xây dựng chiến lược phát triển du lịch của quốc gia, của từng địa phương, tham mưu đường lối, chính sách phát triển du lịch. Bên cạnh đó, họ cũng đại diện cho Nhà nước hướng dẫn, giúp đỡ cho các doanh nghiệp du lịch kinh doanh, kiểm tra, giám sát các hoạt động kinh doanh.

b. Nhóm lao động chức năng sự nghiệp du lịch

Nhóm lao động này gồm những người làm việc ở các cơ sở giáo dục, đào tạo. Là bộ phận có trình độ học vấn cao, chuyên môn sâu, am hiểu khá toàn diện và sâu sắc lĩnh vực du lịch.


c. Nhóm lao động chức năng kinh doanh du lịch Đặc điểm lao động quản lý chung

Là những người lãnh đạo (tổng giám đốc, giám đốc, phó giám đốc...) thuộc các đơn vị doanh nghiệp kinh doanh khách sạn, hãng lữ hành du lịch, vận tải....

Do đối tượng, công cụ và sản phẩm lao động của người lãnh đạo trong lĩnh vực kinh doanh du lịch có những điểm riêng biệt, đặc thù nên nhóm lao động này cũng có những đặc điểm:

Một là, lao động của người lãnh đạo trong các hoạt động kinh doanh du lịch là loại lao động trí óc đặc biệt. Công cụ chủ yếu của lao động lãnh đạo là tư duy, tạo ra sản phẩm là những quyết định. Quyết định của cán bộ lãnh đạo trong lĩnh vực kinh doanh du lịch có tác động quan trọng để mang lại hiệu quả kinh doanh, nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp du lịch.

Hai là, lao động của người lãnh đạo trong kinh doanh du lịch là loại lao động tổng hợp, vừa là lao động quản lý vừa là lao động giáo dục, lao động chuyên môn, lao động của các hoạt động xã hội khác.

Là lao động quản lý, người lãnh đạo phải có một bản lĩnh chính trị vững vàng, am hiểu và quán triệt những đường lối, chủ trương của Đảng và chính sách của Nhà nước trong công việc điều hành của mình cùng với việc trau dồi phẩm chất đạo đức. Người lãnh đạo chịu trách nhiệm điều hoà các mối quan hệ; thuyết phục và hướng dẫn, là tấm gương cho mọi người trong tổ chức làm việc.

Với tư cách là một nhà chuyên môn, lao động của nhà lãnh đạo là lao động của người tìm kiếm nhân tài, sử dụng người giỏi, tổ chức và điều hành công việc một cách trôi chảy. Cán bộ lãnh đạo trong lĩnh vực kinh doanh du lịch cần phải có một trình độ chuyên môn nhất định về nguồn lực phát triển du lịch, đặc biệt nguồn lực thiên nhiên và nguồn lực nhân văn.

Với tư cách là nhà hoạt động xã hội, người lãnh đạo trong kinh doanh du lịch còn tham gia hoạt động kinh tế-xã hội khác trong đơn vị và theo yêu cầu của địa phương, ngành và đất nước (các tổ chức đoàn thể quần chúng, các hiệp hội khoa học, kinh tế, kinh doanh, chính trị, thể thao, văn hóa...).


Người lãnh đạo trong lĩnh vực kinh doanh du lịch phải có một tiềm năng kiến thức tương ứng và khả năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn.

Đặc điểm lao động thuộc các bộ phận quản lý chức năng

Lao động thuộc các bộ phận quản lý chức năng bao gồm: lao động thuộc phòng kế hoạch đầu tư và phát triển; lao động thuộc phòng tài chính kế toán; lao động thuộc phòng vật tư thiết bị, phòng tổng hợp; lao động thuộc phòng quản lý nhân sự; ... Nhiệm vụ chính của lao động thuộc các bộ phận này là tổ chức hạch toán kinh doanh, tổ chức bộ máy quản lý doanh nghiệp, tổ chức lao động, tổ chức các hoạt động kinh doanh, hoạch định quy mô và tốc độ phát triển doanh nghiệp.

Do đó, họ phải có khả năng phân tích các vấn đề đã, đang hoặc sắp xảy ra trong doanh nghiệp của mình, hoặc do tác động của nền kinh tế ảnh hưởng tới doanh nghiệp mình.

Đồng thời, họ phải có khả năng “tổng hợp” vấn đề chính xác, có giá trị thực tiễn để tham mưu cho lãnh đạo, từ đó người lãnh đạo mới đề ra được quyết định đúng đắn trong kinh doanh.

Để có thể làm tốt được công việc, mỗi lao động quản lý chức năng phải được đào tạo một cách chu đáo cả về kiến thức chuyên môn được đào tạo theo đúng chuyên ngành và những kiến thức hiểu biết về các lĩnh vực kinh doanh du lịch.

Đặc điểm Nhóm lao động thuộc khối bảo đảm điều kiện kinh doanh du lịch

Là những người không trực tiếp cung cấp sản phẩm và dịch vụ cho du khách. Nhiệm vụ chính của họ là cung cấp những nhu yếu phẩm, phương tiện làm việc cho những lao động thuộc các bộ phận khác của doanh nghiệp. Lao động thuộc nhóm này gồm: nhân viên thường trực bảo vệ; nhân viên làm vệ sinh môi trường; nhân viên phụ trách công tác sửa chữa điện nước; nhân viên cung ứng hàng hóa; nhân viên tạp vụ, ... trong các công ty, khách sạn hoặc các doanh nghiệp kinh doanh du lịch.

Mặc dù không trực tiếp phục vụ và cung cấp sản phẩm du lịch cho khách du lịch, nhưng hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp đòi hỏi bộ phận lao động


này năng động và linh hoạt, luôn trong tình trạng sẵn sàng nhận nhiệm vụ, giải quyết tốt công việc hàng ngày cũng như việc đột xuất.

Nhóm lao động trực tiếp kinh doanh du lịch

Là những lao động trực tiếp tham gia vào quá trình kinh doanh du lịch, trực tiếp cung cấp dịch vụ và phục vụ cho du khách. Nhóm lao động này rất đông đảo thuộc nhiều ngành nghề khác nhau và đòi hỏi phải tinh thông nghề nghiệp. Trong khách sạn có: lao động thuộc nghề lễ tân; nghề buồng; nghề nấu ăn; nghề bàn và pha đồ uống; Trong kinh doanh lữ hành có: lao động làm công tác điều hành chương trình du lịch, marketing du lịch và đặc biệt có lao động thuộc nghề hướng dẫn du lịch ... Trong ngành vận tải chuyển khách du lịch có lao động thuộc nghề điều khiển phương tiện vận chuyển, ... Các nghề trên lại được chi tiết hóa thành từng việc cụ thể phân công cho từng chức danh nghề nghiệp khác nhau.

1.4. Nội dung phát triển nguồn nhân lực ngành du lịch và tiêu chí đánh

giá

Phát triển nguồn nhân lực ngành Du lịch là tổng thể các hình thức, phương

pháp, chính sách và biện pháp nhằm hoàn thiện và nâng cao chất lượng cho nguồn nhân lực ngành du lịch về trí tuệ, thể chất và phẩm chất tâm lý – xã hội, cụ thể là về kiến thức chung liên quan đến nghề nghiệp, kiến thức nghề nghiệp, kỹ năng nghề nghiệp, văn hóa; làm gia tăng số lượng và điều chỉnh cơ cấu nguồn nhân lực ngành Du lịch cho phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và phát triển du lịch trong từng giai đoạn phát triển.

1.4.1. Phát triển nguồn nhân lực ngành du lịch về mặt số lượng

Phát triển nguồn nhân lực ngành du lịch về mặt số lượng là đảm bảo số lượng lao động quản lý nhà nước, quản lý doanh nghiệp và lao động trong các doanh nghiệp du lịch đủ đáp ứng yêu cầu phát triển của ngành; quy mô nhân lực giữa từng bộ phận phải cân đối để tạo ra sức mạnh tổng hợp phục vụ cho sự phát triển của cơ quan, doanh nghiệp cũng như của ngành du lịch.

Nguồn nhân lực của một quốc gia về mặt số lượng thể hiện ở quy mô dân số, cơ cấu về giới và độ tuổi. Nguồn nhân lực được gọi là đông về số lượng khi quy mô


dân số lớn, tỉ lệ người trong độ tuổi lao động cao. Do đó, về mặt số lượng, nguồn nhân lực ngành du lịch cũng chịu ảnh hưởng trực tiếp của quy mô dân số tại thời điểm gốc và chính sách phát triển dân số của quốc gia. Tại TPHCM, theo Chi Cục Dân số-Kế hoạch gia đình TP, đến nay dân số TP đã đạt gần 8 triệu người với cơ cấu dân số "vàng", 70% dân số trong độ tuổi lao động. Nếu được hướng nghiệp và đào tạo tốt, đây sẽ là nguồn cung cấp lao động dồi dào cho ngành du lịch của Thành phố.

1.4.2. Phát triển nguồn nhân lực ngành du lịch về mặt chất lượng

Là sự phát triển về cả ba mặt: trí lực, thể lực và tâm lực của người lao động ngành du lịch.

Phát triển trí lực

Là phát triển năng lực trí tuệ. Đó là quá trình nâng cao trình độ dân trí, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, sức sáng tạo và kỹ năng, kỹ xảo của người lao động ngành du lịch trong hoạt động thực tiễn. Quá trình này chịu ảnh hưởng, tác động của nhiều nhân tố trong đó giáo dục đào tạo giữ vai trò quyết định.

Đối với cán bộ quản lý Nhà nước về du lịch, cần nâng cao trình độ chuyên môn về du lịch, kiến thức về quản lý Nhà nước về du lịch, kiến thức về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội tương đối toàn diện.

Đối với lao động quản lý chung của doanh nghiệp cần nâng cao kiến thức chuyên môn về du lịch, nắm vững các nguyên tắc quản lý, kinh doanh.

Đối với lao động trực tiếp kinh doanh du lịch thì nâng cao trình độ chuyên môn cụ thể như: có nghiệp vụ, có kiến thức chuyên môn thành thạo và các kiến thức về văn hóa xã hội, kinh tế. Phải có kiến thức về giao tiếp ứng xử quốc tế, nắm vững tâm lí khách du lịch các nước để có cách phục vụ thích hợp. Ngoài ra, trình độ ngoại ngữ cũng là một trong những yếu tố quan trọng cần có của lao động ngành du lịch. Nếu trình độ ngoại ngữ yếu thì không thể giao tiếp được với du khách nước, không hiểu biết họ cần gì, sở thích ra sao để đáp ứng nhu cầu, làm hài lòng du khách.

Phát triển thể lực

Xem tất cả 129 trang.

Ngày đăng: 30/08/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí