Số Lượng Lao Động Du Lịch Phân Theo Giới Tính Năm 2013


Như vậy, có thể thấy cơ cấu giữa các ngành cho thấy sự phân bổ lao động theo loại hình kinh doanh du lịch ở Thành phố trong giai đoạn vừa qua là tương đối phù hợp với xu thế phát triển công nghiệp du lịch.

- Cơ cấu lao động phân theo giới tính và độ tuổi

* Về giới tính

Tỉ lệ lao động nữ thấp hơn lao động nam, lao động nữ chiếm 44% trong khi lao động nam chiếm 56%. Ở từng bộ phận cụ thể tỉ lệ nam, nữ khác nhau tùy thuộc vào tính chất công việc. Tỉ lệ nam ở các bộ phận giám đốc, quản lý, hướng dẫn viên cao, chiếm khoảng 61%-66% do nam giới có sức dẻo dai, khả năng độc lập, khả năng quyết đoán cao; đối với bộ phận điều hành, khối kinh doanh, tiếp thị thì tỉ lệ nữ nhiều hơn, ở khoảng 61%.

Biểu đồ 2.3: Số lượng lao động du lịch phân theo giới tính năm 2013


Nam

Nữ

Nguồn: Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch TPHCM

* Về độ tuổi

Tỷ lệ từ 18-30 tuổi chiếm 42%, từ 30-45 tuổi chiếm 47%, từ 45 tuổi trở lên chiếm 12%. Do yêu cầu của công việc đòi hỏi có kinh nghiệm, quen với công việc, nên độ tuổi bình quân của bộ phận quản lý, giám đốc cao hơn bộ phận điều hành, kinh doanh-tiếp thị. Nhưng nhìn chung, tuổi bình quân trong lực lượng lao động ngành du lịch thời gian qua đã được trẻ hóa.

Như vậy có thể thấy cơ cấu độ tuổi, giới tính của hoạt động kinh doanh du lịch ở thành phố trong giai đoạn vừa qua là khá hợp lý, đội ngũ lao động được trẻ


hóa, nhạy bén, năng động đáp ứng tốt hơn yêu cầu công việc, góp sức cho sự phát triển ngành du lịch Thành phố.

Biểu đồ 2.4: Số lượng lao động du lịch phân theo độ tuổi năm 2013


18-30 tuổi

30-45 tuổi

từ 45 tuổi trở lên

2.2.2. Phát triển nguồn nhân lực ngành du lịch về mặt chất lượng‌

2.2.2.1. Phát triển thể lực

Khi kinh tế TP phát triển, đời sống người dân TP ngày càng được nâng cao, có điều kiện cung cấp dinh dưỡng đầy đủ hơn trước đây nên tầm vóc và thể lực người Việt Nam nói chung và nguồn nhân lực du lịch TPHCM nói riêng đã được nâng lên. Tuy nhiên, mức tăng không đáng kể, tầm vóc, thể lực cân nặng, sức bền của người Việt Nam so với nhiều nước trong khu vực vẫn còn thấp. Viện trưởng Dinh dưỡng Quốc gia GS, TS Lê Thị Hợp cho biết, chiều cao trung bình của người Việt Nam là 164,4 cm đối với nam và 153 cm đối với nữ. Với chiều cao hiện tại, nam thanh niên Việt Nam vẫn thấp hơn chuẩn quốc tế 13,1 cm và nữ thấp hơn 10,7 cm [23]. Ngoài ra, do thiếu vận động nên thể lực, đặc biệt là sức bền, sức dẻo dai và sức mạnh của thanh niên Việt được xếp vào mức kém và rất kém so với chuẩn quốc tế.

Như vậy, theo số liệu về thể lực của người Việt Nam nói chung cũng như thể lực nguồn nhân lực ngành du lịch TPHCM nói riêng thì đây là vấn đề ảnh hưởng tới chất lượng nguồn nhân lực hiện tại cũng như tương lai của đất nước. Đòi hỏi các cấp, các ngành của TPHCM cùng góp sức giải quyết để có điều kiện đảm bảo sức khoẻ cho người dân và nguồn nhân lực du lịch của TP.

2.2.2.2. Phát triển Trí lực

Đối với lao động trong các doanh nghiệp kinh doanh du lịch


Về Trình độ chuyên môn

Trước sự gia tăng nhanh chóng số lượng du khách, cùng với nhu cầu về chất lượng sản phẩm dịch vụ du lịch ngày càng cao, đòi hỏi lực lượng lao động trong ngành du lịch phải được đầu tư, nâng cao chất lượng. Đặc biệt khi thỏa thuận ASEAN về tự do luân chuyển nguồn nhân lực giữa các nước trong khu vực được triển khai thì nhu cầu nguồn nhân lực có tay nghề chuyên môn vững vàng càng được các sở ban ngành TP cũng như của các trường đào tạo du lịch quan tâm.

Theo thống kê năm 2012, TPHCM có khoảng 41.448 lao động, trong đó, trình độ đại học và trên đại học, cao đẳng chiếm 14,5%, trung cấp chiếm 51%, sơ cấp chiếm 24% và chưa qua đào tạo chiếm 10,5%. So với năm 2005, trình độ trung cấp và sơ cấp tăng khá mạnh: năm 2005 có hơn 13.000 lao động chưa qua đào tạo thì đến năm 2013 chỉ còn hơn 4.000 lao động chưa được đào tạo. Số lao động đã qua đào tạo, có trình độ chủ yếu là số lao động trực tiếp tại các doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp nhà nước, công ty Trách nhiệm hữu hạn.

Bảng 2.6: Số nhân lực đào tạo về du lịch


Năm

Trên

Đại học

Đại học

Cao đẳng

Trung cấp

Sơ cấp

Chưa qua

đào tạo

2001

13

218

389

1.144

5.848

11648

2005

18

274

486

3.080

7.069

13.148

2011

42

822

4.275

19.586

8.702

4.775

2012

100

881

4.623

21.152

10.299

4.393

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 129 trang tài liệu này.

Phát triển nguồn nhân lực ngành du lịch thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2013-2020 - 8

Nguồn: Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch TPHCM

Đội ngũ Ban giám đốc, quản lý các công ty lữ hành hiện nay rất ít được đào tạo chính quy về quản lý du lịch, nhất là tại các công ty vừa và nhỏ thì lực lượng quản lý chủ yếu là từ hướng dẫn viên.

Lực lượng lao động tại các khách sạn 3-5 sao được đào tạo khá bài bản về chuyên môn và ngoại ngữ. Tuy nhiên, hầu hết lao động tại các khách sạn 1-2 không đạt yêu cầu về trình độ từ cấp quản lý đến nhân viên phục vụ.


Lực lượng hướng dẫn viên du lịch chưa đáp ứng được nhu cầu ngày càng tăng và cao của khách du lịch, lực lượng hướng dẫn viên du lịch giỏi ngoại ngữ, giỏi chuyên môn nghiệp vụ và có tâm huyết với nghề là khá hiếm...

Lực lượng Thuyết minh viên tại các bảo tàng, điểm tham quan, khu vui chơi giải trí tại TPHCM chưa tích cực tham gia các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ du lịch nhằm nâng cao chất lượng phục vụ cho khách du lịch quốc tế. Hiện mới chỉ có khoảng 2/3 Thuyết minh viên tham gia lớp bồi dưỡng nghiệp vụ du lịch, còn lại 1/3 vẫn chưa tham gia lớp đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ du lịch.

Trình độ ngoại ngữ

Ngoài điểm yếu về kiến thức và trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, hạn chế lớn nhất của nhân lực du lịch Thành phố là trình độ ngoại ngữ chưa tốt, và thiếu lực lượng hướng dẫn biết nhiều ngoại ngữ.

Bảng 2.7: Trình độ ngoại ngữ Tính đến tháng 9/2013


Ngoại ngữ

Số lượng người

Tỷ lệ

Anh

13.000

73,57

Hoa

2.000

11,31

Pháp

1.069

6,05

Nhật

500

2,82

Ngoại ngữ khác

1.100

6,25

Nguồn: Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch TPHCM

Lực lượng lao động biết tiếng Anh với số lượng 13.000 người, chiếm 73,57%, tiếng Hoa 11,31%, tiếng Pháp 6,05%. Mới chỉ có một số ngoại ngữ phổ biến như tiếng Anh, tiếng Trung là có thể đáp ứng được 80% yêu cầu phục vụ. Còn lại các ngoại ngữ khác thì số lượng nhân viên có rất ít chiếm khoảng 6,25% nên không đáp ứng được nhu cầu khi du khách yêu cầu.

Theo Phó Giám đốc trung tâm dự báo Nguồn Nhân lực TPHCM Trần Anh Tuấn, kết quả khảo sát của Trung tâm trong năm 2013 có khoảng 30-45% hướng


dẫn viên du lịch, điều hành tour không đạt chuẩn về ngoại ngữ; đối với nhân viên lễ tân nhà hàng thì tỉ lệ này lên đến 70-80% .

Đối với lực lượng hướng dẫn viên quốc tế, chủ yếu vẫn là tiếng Anh, Hướng dẫn viên du lịch có thể thông thạo các ngoại ngữ như Nhật, Hàn, Tây Ban Nha, Đức... thì kém nghiệp vụ về du lịch về hướng dẫn và ít am hiểu văn hóa, địa lý của Việt Nam để thuyết minh cho du khách vì lực lượng này chủ yếu là các tu nghiệp sinh hoặc có thời gian lao động tại nước ngoài hoặc từ ngành nghề khác. Lực lượng hướng dẫn viên từ sinh viên các trường trong nước được đào tạo có bài bản về nghiệp vụ du lịch nhưng khả năng ngoại ngữ lại hạn chế. Các kỹ năng xử lý tình huống và kiến thức về văn hóa, lịch sử, địa lý cũng còn thiếu. Rất nhiều đơn vị kinh doanh phải bỏ ngỏ thị trường khách du lịch nước ngoài vì cần hướng dẫn viên nói được tiếng các nước mà không tìm được.

Đối với đội ngũ cán bộ làm trong cơ quan quản lý nhà nước và các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở

Đội ngũ cán bộ chuyên viên làm công tác quản lý Nhà nước về du lịch khá mỏng và còn thiếu. Hiện có tổng cộng 68 công chức, viên chức, nhân viên.

Bảng 2.8: Độ tuổi cán bộ quản lý du lịch và đơn vị trực thuộc Sở (Tính đến tháng 9/2013

Độ tuổi

Dưới 30

30-50

>50

Số lượng

12

44

12

Nguồn: Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch TPHCM

Về trình độ, phần lớn cán bộ quản lý du lịch có trình độ đại học và có 8 người có bằng thạc sĩ, không có Tiến sĩ. Về lý luận chính trị, tỷ lệ người được đào tạo lý luận về cao cấp và cử nhân chính trị không nhiều, chủ yếu là sơ và trung cấp.


Bảng 2.9: Trình độ đào tạo, trình độ lý luận chính trị cán bộ quản lý du lịch và đơn vị trực thuộc Sở Tính đến tháng 9/2013

Trình độ đào tạo

Trình độ Lý luận Chính trị


Thạc sĩ

Đại học

Cao đẳng

Trung cấp

Khác

Cử nhân

chính trị

Cao cấp

Trung cấp, tương đương trung cấp

Số người

10

50

5

3

0

4

5

39

Nguồn: Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch TPHCM

Về ngoại ngữ, số người có trình độ B chiếm khá cao 62,9%, 11.72 % có trình độ trên C, D. Có 7 người tốt nghiệp chuyên ngành tiếng Anh.

Bảng 2.10: Trình độ ngoại ngữ của cán bộ quản lý du lịch và đơn vị trực thuộc Sở (Tính đến tháng 9/2013


Ngoại ngữ

Đại h c

TOEIC

C

D

B

A

7

2

4

4

42

9

Nguồn: Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch TPHCM

* Riêng cán bộ quản lý du lịch ở cấp quận huyện, phường xã thường là kiêm nhiệm nên vai trò của lực lượng này khá ít.

2.2.2.3. Phát triển tâm lực

Do đặc thù ngành du lịch mang tính chất phục vụ nên phẩm chất đạo đức, tác phong nghề nghiệp là yếu tố cơ bản, quyết định chất lượng dịch vụ du lịch.

Thời gian qua, tinh thần, thái độ, tác phong của đội ngũ nhân lực du lịch TP được đánh giá khá cao ở phong thái lịch sự, thái độ nhã nhặn, phục vụ nhiệt tình, chu đáo, thân thiện, cởi mở, tạo ra sự thoải mái, hấp dẫn, để lại ấn tượng đẹp trong


lòng khách, góp phần vào thành công của ngành du lịch Thành phố. Các lớp bồi dưỡng kỹ năng giao tiếp đã góp phần nâng cao ý thức, trách nhiệm của đội ngũ làm công tác du lịch. Tuy nhiên, vẫn có những vấn đề còn tồn tại như vấn đề hoa hồng, hướng dẫn viên thân thiết và thiên vị với người có chức quyền, đối xử không công bằng với du khách hay để lấp chỗ trống do thiếu kiến thức văn hóa, xã hội trong thuyết minh, nhiều Hướng dẫn viên kể nhiều câu chuyện tiếu lâm cười thiếu tế nhị… làm ảnh hưởng đến hình ảnh người hướng dẫn viên cũng như việc thu hút tiềm năng khách du lịch.

Riêng đối với lực lượng làm công tác quản lý Nhà nước về du lịch thì từ khi Luật Cán bộ, công chức được ban hành, cùng với việc triển khai học tập làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, việc kiểm điểm phê và tự phê của Nghị quyết Trung ương 4, phẩm chất đạo đức, chính trị của lực lượng làm công tác quản lý du lịch TP ngày càng được nâng cao.

2.2.3. Thực trạng các nhân tố tác động đến phát triển nguồn nhân lực du lịch của TPHCM

2.2.3.1. Sự phát triển kinh tế

Thời gian qua, kinh tế Thành phố có sự tăng trưởng hợp lý. Giai đoạn 2001- 2005 đạt bình quân 11,0%/năm; giai đoạn 2005-2010 đạt bình quân 13,0%/năm; giai đoạn 2010-2013 đạt bình quân 9.8%/năm. Hiện, TP đang tích cực thúc đẩy phát triển nhóm ngành dịch vụ du lịch. Mục tiêu của Thành phố là phát triển ngành du lịch trở thành một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của Thành phố.

Cơ cấu kinh tế thành phố dịch chuyển theo đúng định hướng tăng dần tỷ trọng khu vực dịch vụ, công nghiệp, giảm tỷ trọng khu vực nông nghiệp; gắn với từng bước chuyển đổi mô hình tăng trưởng và tái cấu trúc kinh tế thành phố. Tỷ trọng khu vực dịch vụ - công nghiệp và xây dựng - nông nghiệp trong GDP bình quân giai đoạn 2008-2010 là 56,3%-42,6%-1,1%; giai đoạn 2011-2013 là 58,3%- 40,7%-1% [19]. Trong xu thế chung ưu tiên phát triển các ngành dịch vụ, ngành du lịch TP có sự phát triển, tăng trưởng cao, thu hút lượng lớn lao động phục vụ trong ngành.


Bảng 2.11: So sánh tỷ tr ng của các ngành trong GDP của Thành phố



2010

2011

2012

Ước 2013

Dịch vụ

53,6%

57,8%

58,6%

58,4%

Công nghiệp và xây dựng

45,3%

41,2%

40,3%

40,6%

Nông nghiệp

1,1%

1,0

1,1%

1,0%

Nguồn: Cục Thống kê TP

2.2.3.2. Quá trình toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế

TPHCM đang cùng cả nước bước vào quá trình toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế. Ngành du lịch TP có nhiều cơ hội thu hút du khách quốc tế tới thăm, làm việc. Việt Nam là điểm đến an toàn đối với khách du lịch và là một trong những quốc gia có tài nguyên phong phú để phát triển du lịch. Sự dịch chuyển dòng vốn đầu tư quốc tế vào các nhà hàng, khách sạn, khu vui chơi, giải trí làm cho lao động phục vụ trong ngành du lịch gia tăng về số lượng, sự dịch chuyển công nghệ mới đòi hỏi chất lượng nhân lực du lịch cao hơn để có thể làm chủ được kiến thức, công nghệ mới. Đặc biệt đến năm 2015, thỏa thuận ASEAN về tự do luân chuyển nguồn nhân lực ngành Du lịch giữa các nước trong khu vực Đông Nam Á bắt đầu được triển khai, nguồn nhân lực ngành du lịch sẽ có cơ hội học hỏi, nâng cao trình độ tay nghề, tiếp cận được nhiều kiến thức, song yêu cầu về chất lượng nguồn nhân lực du lịch của TPHCM càng phải nâng cao mới đáp ứng được yêu cầu thị trường, làm thỏa mãn nhu cầu ngày càng cao của du khách cũng như đủ sức cạnh tranh với các nước trong khu vực.

2.2.3.3. Giáo dục, đào tạo

a) Tình hình đào tạo tại các cơ sở đào tạo

Thành phố có khoảng 60 cơ sở đào tạo du lịch hoặc có khoa đào tạo du lịch. Đối với hệ thống các trường ĐH, CĐ và Trung học chuyên nghiệp, tại TPHCM chưa có trường Đại học chuyên về đào tạo du lịch mà chỉ có khoa du lịch trong các trường Đại học. Trong đó, 17 trường đại học có khoa du lịch, 10 trường cao đẳng, 25 trường trung học chuyên nghiệp và dạy nghề.

Xem tất cả 129 trang.

Ngày đăng: 30/08/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí