Kết Quả Đào Tạo Về Chuyên Môn, Nghiệp Vụ Du Lịch Năm 2012- 2013 Tại Các Cơ Sở Đào Tạo


Về chương trình h c: Các trường dạy theo chương trình của Bộ GD&ĐT và có sự cải tiến và xây dựng giảng dạy theo Quyết định số 2677/GD-ĐT của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT. Hầu hết các trường đều cập nhật những giáo trình mới trong và ngoài nước và quan tâm hơn đối với chất lượng đào tạo và đầu ra của sinh viên bằng cách liên kết với các trường trong và ngoài nước cũng như các doanh nghiệp Lữ hành và Khách sạn.

Tổng cục Du lịch Việt Nam đã đưa ra bộ “Tiêu chuẩn kỹ năng nghề du lịch Việt Nam” làm tài liệu chuẩn phục vụ việc giảng dạy tại các cơ sở đào tạo du lịch. Nhờ đó, học viên bắt kịp với sự phát triển của ngành du lịch trong nước và ngoài nước để có thể nâng cao tay nghề và trình độ để phục vụ du khách ngày càng tốt hơn.

Nhìn chung, các trường đã cung cấp một lượng lớn nguồn lao động trong ngành du lịch có trình độ và chuyên môn nhất định có thể đáp ứng phần nào nhu cầu của khách du lịch.

Tuy nhiên, hiện nay vẫn chưa có tiêu chuẩn trình độ đào tạo du lịch đối với các trình độ cụ thể, gắn với thực tế; tính liên thông lên trình độ cao hơn của chương trình chưa đảm bảo. Danh mục ngành nghề đào tạo còn quá ít so với yêu cầu sử dụng, chậm được sửa đổi, bổ sung, mã ngành đào tạo cũng không phù hợp với nhu cầu thực tế. Chương trình học vẫn còn nặng về lý thuyết và chưa chú trọng kỹ năng thực hành. Các trường đại học, cao đẳng nghiêng về hướng hàn lâm, thiếu trầm trọng việc thực hành. Các trường chưa có sự đầu tư hết mức những chương trình về nghiệp vụ và ngoại ngữ, về hướng dẫn viên để có thể đào tạo được đội ngũ hướng dẫn viên tốt nghiệp ĐH đúng chuyên ngành và đủ trình độ về khả năng giao tiếp ngoại ngữ tốt để có thể cấp thẻ hướng dẫn viên quốc tế. Do đó, phần lớn sinh viên ra trường chưa đáp ứng được nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp, thiếu kỹ năng cần thiết để có thể tiếp cận ngay vị trí công việc được giao.

Về giảng viên: Đội ngũ giảng viên hầu hết đều có bằng cấp chuyên môn (thạc sĩ, tiến sĩ, giáo sư,...) nhưng giảng viên cơ hữu của một số trường còn hạn chế chủ yếu là thỉnh giảng.


Đội ngũ giảng viên dạy ngoại ngữ chưa có nhiều kinh nghiệm và kỹ năng chuyên môn trong giảng dạy ngoại ngữ nên đội ngũ lao động có kỹ năng giao tiếp ngoại ngữ còn thiếu nhiều, chưa đáp ứng được nhu cầu của các thị trường. Trong khi khách quốc tế của các thị trường như Pháp, Nhật, Hoa, Hàn hằng năm đều tăng, các trường chưa có đủ lực lượng giáo viên dạy các ngoại ngữ này.

Hiện nay, một số trường mời giảng viên về dạy dựa trên danh sách người tham gia thi nghề của hệ thống VTOS, đây cũng là một trong những hệ thống đánh giá trình độ tay nghề tương đối chặt chẽ và khá chính xác.

Về cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ đào tạo, phần lớn các trường đều trang bị các phương tiện giảng dạy tương đối hiện đại như overhead, projector, LCD projector, video, VCD, phòng Lab... Tuy nhiên, địa điểm tổ chức học còn chưa ổn định do một số trường còn thuê, mướn cơ sở để giảng dạy nên điều kiện và phương tiện giảng dạy còn hạn chế, các trường thiếu cơ sở thực hành để sinh viên có điều kiện thực tập thực tế như một nhân viên thực thụ. Sự gắn kết giữa các trường và doanh nghiệp để tạo điều kiện cho sinh viên đi thực tập còn manh mún.

Bảng 2.12. Kết quả đào tạo về chuyên môn, nghiệp vụ du lịch năm 2012- 2013 tại các cơ sở đào tạo

Hệ đào tạo

Số lượng sinh viên

đang theo học

Số lượng sinh viên dự kiến

tốt nghiệp

Đại học

3675

1257

Cao đẳng

7333

2859

TCCN

7447

4573

Liên thông

775

265

Bồi dưỡng, ngắn hạn

2055

2055

Tổng cộng:

21.285

11.009

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 129 trang tài liệu này.

Phát triển nguồn nhân lực ngành du lịch thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2013-2020 - 9

Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch TPHCM

b) Chương trình đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ Du lịch do Sở phối hợp với các cơ sở đào tạo du lịch tổ chức


Từ yêu cầu thực tế, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã phối hợp với các cơ sở đào tạo du lịch tổ chức, huấn luyện bồi dưỡng các lớp ngắn hạn và các chuyên đề nghiệp vụ dành cho đội ngũ lao động trong ngành đặc biệt là đối với khách sạn từ 1- 2 sao và một số ngành nghề khác như Hướng dẫn viên, Thuyết minh viên.

Bảng 2.13. Các khóa bồi dưỡng nghiệp vụ do Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch TPHCM tổ chức giai đoạn 2005-2012


Khóa học


2005


2010


2011


2012


Tổng số khóa

Tổng số

học viên

được cấp giấy chứng nhận

Quản lý khách sạn

vừa và nhỏ

-

3

3

2

15

923

Quản lý khách sạn

nâng cao 2-3 sao

-

-

3

0

3

72

Giám đốc Lữ hành




1

4

128

Bồi dưỡng nghiệp vụ

bảo vệ du khách

1

1

1

1

8

404

Bồi dưỡng nghiệp vụ

thuyết minh viên

-

-

-

2

2

70

Bồi dưỡng nghiệp vụ

tài xế

-

-

15

1

16

1543

Bồi dưỡng nghiệp vụ

lễ tân

-

2

3

3

8

226

Bồi dưỡng nghiệp vụ

buồng

-

3

3

3

13

418

Bồi dưỡng nghiệp vụ

bếp

-

2

1

-

3

30

Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch TPHCM


Riêng năm 2013, Sở đã tổ chức được rất nhiều khóa bồi dưỡng nghiệp vụ, cụ thể như:

Bảng 2.14. Các khóa bồi dưỡng nghiệp vụ do Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch TPHCM tổ chức năm 2013

STT

Các khóa học

Số lớp tổ

chức

Số lượng học viên tham gia


1

Đối với các cơ sở Lưu trú : Quản lý về nghiệp vụ Quản lý khách sạn, bồi dưỡng nhân viên về nghiệp vụ Lễ tân, Phòng (ngắn hạn)

5

170

Bồi dưỡng Thuyết minh viên (ngắn hạn)

1

45

Bồi dưỡng kiến thức dành cho HDV để đổi thẻ (ngắn hạn)

11

1.200

Bôi dưỡng nghiệp vụ du lịch dành cho Thuyền viên, người lái phương tiện, nhân viên phục vụ du lịch trên phương tiện thủy nội địa (ngắn hạn)

2

237

Tọa đàm “Đường vào nghề” nhằm định hướng và trao đổi về nghề HDV dành cho sinh viên tất cả các trường ĐH, CĐ và Trung cấp chuyên nghiệp trên địa bàn TPHCM

1

250

Tổ chức lớp tập huấn pháp luật trong hoạt động du lịch cho 24 quận/huyện và 300 doanh nghiệp

2

500

Lớp bồi dưỡng nghiệp vụ du lịch dành cho Lực lượng bảo vệ du khách

2

84

Nguồn: Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch TPHCM


Đối với cán bộ quản lý, một số cán bộ của Sở được cử đi học theo chương trình đào tạo ngắn hạn và dài hạn như đào tạo thạc sĩ, lớp Quản lý nhà nước, trung cấp chính trị, lớp kĩ năng giao tiếp,... để nâng cao trình độ và nghiệp vụ để phục vụ cho công tác.

Thông qua các lớp đào tạo bồi dưỡng ngắn hạn do Sở phối hợp với các cơ sở đào tạo du lịch tổ chức đã nâng cao nghiệp vụ cho đội ngũ lao động phục vụ cho ngành du lịch với trình độ nhất định.

c) Các chương trình nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại các cơ sở đào tạo và doanh nghiệp du lịch

- Tại các cơ sở đào tạo

+ Từng bước xây dựng các chương trình đào tạo và cải tạo cơ sở vật chất đảm bảo cho sinh viên thực hành kỹ năng nhiều hơn.

+ Thực hiện các đề tài nghiên cứu về du lịch hoặc đào tạo nâng cao chất lượng về du lịch cho sinh viên

+ Tổ chức các buổi hội thảo, chuyên đề dành cho Doanh nghiệp và sinh viên gặp gỡ và trao đổi một số nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp hiện nay. Từ đó, các cơ sở đào tạo định hướng việc đào tạo để đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp.

+ Tổ chức các Hội thi về nghề nghiệp tương lai cho sinh viên.

+ Giao lưu và trao đổi sinh viên với các trường quốc tế về đào tạo du lịch.

- Tại các đơn vị kinh doanh du lịch


+ Doanh nghiệp Lữ hành

Nhận thức được tầm quan trọng trong việc nâng cao trình độ nghiệp vụ để phục vụ cho công việc cũng như đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của du khách, các doanh nghiệp lớn đã quan tâm tạo điều kiện cho nhân viên được tham gia các lớp học bồi dưỡng như hướng dẫn viên, ngoại ngữ, tiếp thị du lịch,... cử người tham gia các khóa đào tạo trong nước hoặc nước ngoài về nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và quản lý. Bên cạnh đó là tổ chức các hội thi về nghề nghiệp cho lực lượng Hướng dẫn viên nhằm nâng cao nghiệp vụ và trình độ chuyên môn. Tuy nhiên, tại các doanh nghiệp Lữ hành vừa và nhỏ hầu hết người quản lý không được


bồi dưỡng, đào tạo nghiệp vụ quản lý lữ hành để nâng cao nghiệp vụ quản lý và cập nhật thông tin mới nhất.

+ Doanh nghiệp khách sạn

Các khách sạn từ 3-5 sao rất chú trọng đến công tác bồi dưỡng nghiệp vụ cho nhân viên. Hằng năm, các doanh nghiệp này đều có kế hoạch và chương trình bồi dưỡng riêng dành cho nhân viên các bộ phận khác nhau trong khách sạn như quản lý khách sạn, lễ tân, buồng, bếp,… bằng cách tổ chức các buổi chuyên đề nhằm nâng cao trình độ về nghiệp vụ cũng như ngoại ngữ để đáp ứng được nhu cầu của khách du lịch quốc tế. Các khách sạn vừa và nhỏ do quy mô kinh doanh nhỏ và đa số là cá thể, tiểu chủ nên không chú trọng nhiều đến việc đào tạo hoặc bồi dưỡng cho nhân viên.

d) Chương trình đào tạo, bồi dưỡng cho Hướng dẫn viên, Thuyết minh viên:

- Đối với lực lượng Hướng dẫn viên

Nhằm củng cố lại các kiến thức về văn hóa, lịch sử, ngoại ngữ,… và bổ sung các kiến thức mới phục vụ tốt hơn cho công việc, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã tổ chức các Hội thi Hướng dẫn viên giỏi tại Thành phố để các hướng dẫn viên trao đổi, chia sẻ và học tập các kinh nghiệm trong công việc. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch còn tổ chức bồi dưỡng kiến thức định kỳ để cấp lại thẻ do hết hạn, qua các khóa bồi dưỡng, Hướng dẫn viên đã được bổ sung, cập nhật và nâng cao các kiến thức bổ ích cho công tác của mình.‌

- Đối với Thuyết minh viên

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã phối hợp với trường Cao đẳng Nghề Du lịch Sài Gòn tổ chức 3 khóa bồi dưỡng nghiệp vụ du lịch cho Thuyết minh viên tại các bảo tàng, khu vui chơi - giải trí, khu di tích - lịch sử ... cho 112 học viên.

2.2.3.4. Dân số

Dân số TPHCM có quy mô dân số và lượng dân nhập cư lớn, đến nay dân số thành phố đã đạt gần 8 triệu người với cơ cấu dân số vàng, cung cấp nguồn lao động dồi dào cho nguồn nhân lực ngành du lịch.

2.2.3.5. Quản lý Nhà nước về du lịch


Hệ thống các văn bản quản lý phát triển nguồn nhân lực ngành Du lịch dựa chủ yếu vào văn bản quy phạm pháp luật do các bộ ngành ở Trung ương ban hành.

Công tác quản lý nhà nước về đào tạo trong lĩnh vực du lịch có sự tham gia phối hợp của nhiều cơ quan, bộ, ngành: Bộ GD&ĐT, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (Tổng cục Du lịch), Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội (Tổng cục dạy nghề), Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính…. Việc xây dựng và thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về giáo dục và đào tạo được Tổng cục Du lịch cụ thể hóa cho phù hợp với ngành, như quy chế tổ chức và hoạt động của các trường cao đẳng, trung học nghiệp vụ du lịch trực thuộc Tổng cục Du lịch; các quy định về tiêu chuẩn hướng dẫn viên du lịch quốc tế, tiêu chuẩn nhân viên phục vụ khách sạn,... Tổ chức xây dựng chương trình khung trung học chuyên nghiệp ngành Du lịch.

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch có các dự án liên kết với EU nhằm xây dựng chương trình, tập huấn, đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch cho các tỉnh, thành phố.

Dưới sự tài trợ của EU, Tổng cục Du lịch Việt Nam đã đưa ra bộ “Tiêu chuẩn kỹ năng nghề du lịch Việt Nam” (VTOS) làm tài liệu chuẩn phục vụ việc giảng dạy tại các cơ sở đào tạo du lịch. Tài liệu này hướng dẫn được những kỹ năng nghề, kỹ năng đào tạo cần thiết cho một số nghiệp vụ ngành du lịch. Và nhờ áp dụng bộ hướng dẫn này, kết quả đầu ra của sinh viên một số trường đã đáp ứng được nhiều yêu cầu của nhà tuyển dụng.

Tuy nhiên, hệ thống các văn bản về phát triển nguồn nhân lực ngành Du lịch thiếu đồng bộ, vẫn chưa có sự thống nhất giữa các cơ quan quản lý, Bộ Giáo dục và Tổng cục dạy nghề đều có những tiêu chí khác nhau trong chương trình đào tạo chưa tạo điều kiện tốt nhất để phát triển nguồn nhân lực ngành Du lịch. Mỗi cơ sở đào tạo chịu tác động của nhiều cơ quan trực tiếp liên quan đến quản lý nhà nước, các trường không biết sẽ áp dụng tiêu chí của cơ quan nào để dạy cho sinh viên.

Các tiêu chuẩn trong ngành Du lịch chậm được ban hành. Chưa xây dựng những tiêu chí cụ thể về chuyên môn làm căn cứ cho các cơ sở đào tạo xây dựng chương trình. Chưa xây dựng được xong Quy hoạch phát triển nguồn nhân lực


ngành du lịch đến năm 2020. Lực lượng cán bộ quản lý nhà nước về du lịch còn khá mỏng.

Về phía Thành phố

Để xây dựng các chiến lược phát triển lâu dài và bền vững cho ngành du lịch TP và quản lý ngành du lịch chuyên nghiệp hơn, TPHCM đã đề nghị Trung ương cho thành lập Sở Du lịch và đã được phê duyệt.

Nhận thức được nguồn nhân lực là một nhân tố quyết định sự tăng trưởng của TP nên hiện nay Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đang xây dựng chiến lược phát triển nguồn nhân lực đến năm 2020 trình Ủy ban nhân dân TP. Công tác thống kê nguồn nhân lực được Sở đặc biệt quan tâm, bước đầu đã tổ chức điều tra thu thập thông tin nhân lực ngành Du lịch nhằm có giải pháp trong việc đào tạo, từ đó cung cấp đủ số lượng, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho ngành.

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch TPHCM đã hợp tác với các chuyên gia nước ngoài xây dựng nhiều điểm nghiệp vụ cho các cán bộ du lịch tại TP; liên kết với các cơ sở đào tạo du lịch và chuyên gia nước ngoài tổ chức các lớp bồi dưỡng ngắn hạn; khuyến khích các doanh nghiệp đào tạo lao động tại chỗ. Sở đã tạo được mối liên kết chặt chẽ với các cơ sở đào tạo du lịch để tổ chức các chương trình đào tạo, phát triển nguồn nhân lực của TPHCM.

Nhằm huy động ngân sách cho phát triển nguồn nhân lực du lịch, Sở đã kêu gọi các dự án hỗ trợ từ nước ngoài, khai thác các nguồn hỗ trợ quốc tế.

Để trao đổi thông tin, hỗ trợ công tác đào tạo, thực tập cho sinh viên, Sở Giáo dục và Đào tạo TPHCM đã cùng các trường có đào tạo khối ngành du lịch thành lập hội đồng hiệu trưởng khối ngành du lịch trên địa bàn. Hội đồng này sẽ tăng cường mối liên kết, hợp tác giữa các cơ sở đào tạo với ngành du lịch nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ngành.

Tuy nhiên, công tác quản lý nhà nước đối với phát triển nguồn nhân lực ngành Du lịch còn nhiều bất cập: lực lượng mỏng, biên chế công chức quản lý Nhà nước về đào tạo nhân lực còn hạn hẹp, thiếu bộ phận chuyên trách về công tác phát triển nguồn nhân lực ngành Du lịch, vai trò của các cơ quan theo ngành dọc về du

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 30/08/2022