Phát triển nguồn nhân lực ngành du lịch thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2013-2020 - 2

2.2. Thực trạng nguồn nhân lựcphát triển nguồn nhân lực ngành du lịch của TPHCM 44

2.2.1. Phát triển nguồn nhân lực ngành du lịch về số lượng 44

2.2.2. Phát triển nguồn nhân lực ngành du lịch về mặt chất lượng 48

2.2.3. Thực trạng các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển nguồn nhân lực ngành du lịch TPHCM 53

2.3. Đánh giá chung về phát triển nguồn nhân lực ngành du lịch của TPHCM 64

2.3.1. Thành tựu và nguyên nhân 64

2.3.2. Hạn chế, những vấn đề đặt ra cần giải quyết và nguyên nhân 65

Chương 3: NHỮNG GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC NGÀNH DU LỊCH TPHCM GIAI ĐOẠN 2013-2020 69

3.1. Quan điểm về phát triển nguồn nhân lực ngành du lịch TPHCM 69

3.1. Quan điểm phát triển du lịch Việt Nam 69

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 129 trang tài liệu này.

3.1. Quan điểm về phát triển nguồn nhân lực ngành du lịch TPHCM 69

3.2. Mục tiêu phát triển nguồn nhân lực ngành du lịch TPHCM 70

Phát triển nguồn nhân lực ngành du lịch thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2013-2020 - 2

3.2.1. Mục tiêu tổng quát 70

3.2.2. Mục tiêu cụ thể 70

3.3. Định hướng phát triển nguồn nhân lực ngành du lịch TPHCM 71

3.4. Giải pháp phát triển nguồn nhân lực ngành du lịch TPHCM đến năm 2020 72

3.4.1. Nhóm Giải pháp hoàn thiện cơ chế chính sách, tăng cường quản lý nhà nước về phát triển nguồn nhân lực du lịch 72

3.4.2. Nhóm giải pháp về giáo dục đào tạo 79

3.4.3. Nhóm giải pháp Liên kết, hợp tác và đẩy mạnh hợp tác quốc tế để phát

triển nhân lực 86

3.4.4. Nhóm giải pháp Huy động nguồn lực cho phát triển nguồn nhân lực 88

3.4.5. Nhóm giải pháp Phát triển thể lực nguồn nhân lực 89

3.4.6. Nhóm giải pháp về Chính sách đãi ngộ 90

3.4. 7. Nhóm giải pháp Nâng cao đạo đức và tác phong làm việc 93

KIẾN NGHỊ 97

KẾT LUẬN 99

TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC

MỞ ĐẦU‌

1. Tính cấp thiết của đề tài

Hiện nay, bên cạnh các nguồn lực về tiền tệ, tài nguyên thiên nhiên… thì con người được xem là một loại vốn đặc biệt để phát triển kinh tế, xã hội. Trong khi các nguồn lực khác là có giới hạn thì nguồn lực con người lại có khả năng tái sinh.

Trong lý luận của chủ nghĩa Mác Lênin luôn khẳng định vai trò, sức mạnh của con người nhất là người lao động trong sự phát triển và tiến bộ xã hội. Lênin đã khẳng định, "Lực lượng sản xuất hàng đầu của toàn thể nhân loại là công nhân, là người lao động" và “trong khi vật chất có thể bị phá hủy hoàn toàn thì các kỹ năng của con người như công nghệ, bí quyết tổ chức và nghị lực làm việc sẽ còn mãi”.

Kế thừa quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin, Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI đã xác định phát triển nhanh nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao là một trong 3 khâu đột phá để khai thác có hiệu quả các nguồn lực cho phát triển nhanh, bền vững, xây dựng nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo định hướng XHCN. Nghị quyết Đại hội Đảng bộ TPHCM lần IX cũng đã xác định, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực xây dựng nhanh nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu xây dựng, phát triển và hội nhập kinh tế quốc tế là 1 trong 6 chương trình đột phá để phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011 – 2015.

Là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa lớn, năng động bậc nhất của cả nước, với nguồn tài nguyên du lịch phong phú, TPHCM luôn dẫn đầu về việc thu hút du khách. Mục tiêu của TP là đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, là công cụ thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, kích thích các ngành kinh tế khác phát triển và góp phần vào sự nghiệp phát triển kinh tế của TP theo hướng bền vững.

Để đưa du lịch thực sự trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn, chúng ta cần nhiều giải pháp đồng bộ. Trong ngành du lịch, mỗi con người tham gia trong quá trình tạo ra sản phẩm dịch vụ đều có ảnh hưởng quyết định đến chất lượng dịch vụ du lịch. Chúng ta có nhiều địa danh đẹp, hấp dẫn, thu hút khách du lịch nhưng để lôi cuốn du khách đến với du lịch TP thường xuyên hay không lại phụ thuộc ở những lao động ngành du lịch. Do vậy, việc phát triển nguồn nhân lực đối với ngành du


lịch là vô cùng quan trọng. Thực tế thời gian qua, ngành du lịch TP có sự phát triển mạnh mẽ, lượng khách quốc tế và nội địa tới TP là rất lớn, nhu cầu của du khách ngày càng cao, trong khi nguồn nhân lực du lịch TP mới chỉ đáp ứng khoảng 60% nhu cầu, trình độ chuyên môn kỹ thuật, trình độ ngoại ngữ còn thiếu và yếu. Từ thực trạng đó, phát triển nguồn nhân lực ngành du lịch vừa có tính cấp bách, vừa mang ý nghĩa chiến lược cần phải quan tâm đầu tư để du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn của TP, phục vụ quá trình phát triển kinh tế - xã hội của TP.

Vì vậy, tôi đã chọn và nghiên cứu đề tài: “Phát triển nguồn nhân lực ngành du lịch TPHCM giai đoạn 2013-2020” làm luận văn tốt nghiệp của mình.

2. Tình hình nghiên cứu đề tài

Ở TPHCM cũng như trong cả nước đã có nhiều tài liệu, công trình nghiên cứu khoa học, luận văn tốt nghiệp về vấn đề nguồn nhân lực, phát triển du lịch ở nhiều góc độ và phạm vi rộng hẹp khác nhau như:

* Tình hình nghiên cứu phát triển nguồn nhân lực

- Phát triển nguồn nhân lực kinh nghiệm thế giới và thực tiễn nước ta, PTS Trần Văn Tùng, Lê Ái Lâm (Viện Kinh tế thế giới) (1996), NXB Chính trị Quốc gia Hà Nội. Sách giới thiệu khái quát về vai trò của nguồn nhân lực trong nền kinh tế đổi mới và kinh nghiệm phát triển nguồn nhân lực ở khía cạnh phát triển giáo dục

tại một số nước.

- Nguồn lực con người trong quá trình CNH, HĐH ở Việt Nam, TS Đoàn Văn Khái (2005), NXB Lý luận Chính trị, Hà Nội. Trên cơ sở làm rõ một số vấn đề chung về CNH, HĐH, tác giả đưa ra phương hướng, quan điểm chỉ đạo và những giải pháp cơ bản: nhóm giải pháp về khai thác hợp lý, có hiệu quả nguồn lực con người; nhóm giải pháp về phát triển nguồn lực con người; nhóm giải pháp xây dựng môi trường xã hội thuận lợi nhằm khai thác và phát triển hiệu quả nguồn lực con người đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH ở Việt Nam.

- Phát triển nguồn nhân lực giáo dục đại học Việt Nam, TS Đỗ Minh Cương, PGS.TS Nguyễn Thị Doan (2001), NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội. Sách đề cập đến một số nội dung về giáo dục đại học, đề xuất những giải pháp nhằm phát triển


nguồn nhân lực giáo dục đại học, bộ phận nhân lực có trình độ cao trong nguồn nhân lực nước ta phục vụ cho CNH, HĐH.

Năm 2011, tại TPHCM diễn ra Hội thảo khoa học “Nguồn nhân lực chất lượng cao-nhu cầu cấp bách” do trường Đại học Kinh tế-Luật TPHCM tổ chức. Tại hội thảo, các đại biểu đã tập trung phân tích, đánh giá về thực trạng nguồn nhân lực; công tác đào tạo, bồi dưỡng, phát triển nguồn nhân lực; sự phối hợp giữa cơ sở đào tạo, đơn vị sử dụng lao động và các cơ quan quản lý trong việc đào tạo, bồi dưỡng và phát triển; nhu cầu và dự báo nhu cầu nhân lực chất lượng cao… và đưa ra các giải pháp phát triển nguồn nhân lực.

- Vấn đề phát triển nguồn nhân lực nữ chất lượng cao ở Việt Nam hiện nay, Nguyễn Thị Giáng Hương, (2013) Luận án Tiến sĩ Triết học của HọcViện Chính trị

-Hành chính Quốc gia. Luận án tiếp cận dưới góc độ Triết học, đánh giá thực trạng nguồn nhân lực nữ của Việt Nam hiện nay để đưa ra các nhóm giải pháp về điều kiện khách quan cũng như chủ quan cho phát triển nguồn nhân lực nữ chất lượng cao như: phát triển kinh tế bền vững, xây dựng môi trường xã hội tiến bộ, xây dựng gia đình văn hóa, chăm sóc sức khỏe, nâng cao tính tích cực, nỗ lực vươn lên, đổi mới công tác đào tạo, đổi mới chính sách tuyển dụng, đãi ngộ…

Cùng với rất nhiều luận văn, luận án về nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.

* Tình hình nghiên cứu phát triển nguồn nhân lực ngành du lịch:

- Một số giải pháp hoàn thiện Quản trị nguồn nhân lực trong các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn TPHCM, Trần Thị Kim Dung, (2001), Luận án tiến sỹ kinh tế của trường Đại học Kinh tế TPHCM. Luận án đã đánh giá toàn diện nguồn nhân lực trong các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn TPHCM về các hoạt động chức năng nhân sự, cơ chế tổ chức và văn hóa tổ chức doanh nghiệp, đánh giá, tìm ra những vấn đề tồn tại, và nguyên nhân từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện căn bản hoạt động quản trị nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp du lịch như:

Hoàn thiện chức năng thu hút, bố trí nguồn nhân lực trong doanh nghiệp thông qua việc thực hiện cụ thể hóa các chức danh công việc, chuẩn bị đội ngũ kế nhiệm cho các chức vụ quan trọng …; hoàn thiện chức năng đào tạo, phát triển


nguồn nhân lực theo quy hoạch và áp dụng quy trình đào tạo theo tiêu chuẩn chất lượng ISO 9001; hoàn thiện chức năng duy trì nguồn nhân lực thông qua việc đề xuất các phương pháp đánh giá mới nhân viên và các kiến nghị về việc phát triển văn hóa tổ chức phù hợp với môi trường kinh doanh …

- “Phát triển nguồn nhân lực ngành Du lịch khu vực duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên”, Trần Sơn Hải (2006), Luận án Tiến sĩ của Học viện Hành chính Quốc gia. Trong luận án, tác giả đánh giá nguồn nhân lực ngành Du lịch các tỉnh khu vực Duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên có sự tăng trưởng nhanh chóng về số lượng, cùng với đó chất lượng đội ngũ lao động ngành Du lịch cũng được nâng cao đáng kể, nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển nhanh và bền vững của ngành Du lịch khu vực. Lực lượng lao động ngành Du lịch của khu vực có trình độ văn hóa và chuyên môn không đồng đều, hạn chế về nhiều mặt, nhất là về ngoại ngữ và chuyên môn kỹ thuật cao; Chưa có sự ổn định cao về đội ngũ lao động trực tiếp phục vụ du lịch; Sự phân bố về lao động ngành Du lịch không đồng đều trong các tỉnh của khu vực. Từ đó, tác giả đưa ra một số giải pháp như: Tăng cường quản lý nhà nước; Hoàn thiện cơ chế phát triển nguồn nhân lực ngành Du lịch; Xây dựng chiến lược phát triển nguồn nhân lực ngành Du lịch; Đào tạo nhân lực ngành Du lịch theo nhu cầu xã hội,...

- Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ngành du lịch tỉnh Ninh Bình, Dương Đức Khanh, (2010), Luận văn Thạc sỹ kinh tế của Đại học kinh tế quốc dân Hà Nội. Luận văn đã khái quát cơ sở lý luận, xu hướng khách quan về chất lượng nguồn nhân lực ngành du lịch và tính đặc thù của ngành du lịch. Luận văn tập trung trình bày khái quát tình hình nguồn nhân lực ngành du lịch trên địa bàn tỉnh Ninh Bình. Trên cơ sở các số liệu đã thu thập được, luận văn đưa ra một số giải pháp cụ thể nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ngành du lịch tỉnh Ninh Bình như: Hoàn thiện chiến lược quy hoạch và kế hoạch phát triển nguồn nhân lực ngành du lịch, Phát triển giáo dục, đào tạo qua đó nâng cao trình độ của người lao động trong ngành du lịch, Phát triển hệ thống y tế và nâng cao chất lượng chăm sóc sức khoẻ


nguồn nhân lực, Hoàn thiện chính sách tuyển dụng, sử dụng, đãi ngộ, khen thưởng và kỷ luật đối với người lao động,…

Bên cạnh đó, còn có 2 hội thảo quốc gia về phát triển nguồn nhân lực du lịch tại TPHCM và Hà Nội. Hội thảo lần thứ nhất vào tháng 3 năm 2008 tại TPHCM về đào tạo Nhân lực ngành du lịch theo nhu cầu xã hội để đánh giá thực trạng và sự cần thiết phải đổi mới chương trình đào tạo cho phù hợp, các doanh nghiệp đổi mới phong cách quản lý, hỗ trợ cho đào tạo nguồn nhân lực du lịch. Tháng 8 năm 2010, hội thảo Quốc gia lần 2 về đào tạo Nhân lực ngành du lịch theo nhu cầu xã hội được tổ chức ở Hà Nội. Hội thảo đã nhấn mạnh đến việc cần thiết phải đổi mới và nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực du lịch, gắn quá trình đào tạo với thực tiễn hoạt động của ngành, tạo sự liên kết, phối hợp giữa các cơ sở đào tạo với các doanh nghiệp.

3. Mục tiêu nghiên cứu

3.1. Mục tiêu chung

Trên cơ sở nghiên cứu lí luận, tổng kết thực tiễn, Luận văn phân tích thực trạng nguồn nhân lực trong ngành du lịch của TPHCM giai đoạn 2001-2013, từ đó xây dựng hệ thống các giải pháp để thúc đẩy phát triển nguồn nhân lực cho ngành du lịch TPHCM đến năm 2020.

3.2. Mục tiêu cụ thể

- Nghiên cứu cơ sở lí luận về phát triển nguồn nhân lực, nguồn nhân lực du lịch tạo cơ sở khoa học cho việc phân tích thực trạng phát triển nguồn nhân lực trong ngành du lịch của TPHCM.

- Nghiên cứu, phân tích thực trạng phát triển nguồn nhân lực trong ngành du lịch của TPHCM giai đoạn 2001-2013.

- Đề xuất các giải pháp phát triển nguồn nhân lực ngành du lịch nhằm đáp ứng phát triển du lịch để góp phần phát triển kinh tế - xã hội của TPHCM nói chung đến năm 2020.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1. Đối tượng nghiên cứu


Đề tài tập trung nghiên cứu phát triển nguồn nhân lực các cơ quan quản lý Nhà nước về du lịch và trong các doanh nghiệp kinh doanh du lịch của TPHCM.

4.2. Phạm vi nghiên cứu

Luận văn nghiên cứu dưới góc độ Kinh tế chính trị và giới hạn phạm vi nghiên cứu là nguồn nhân lực trong ngành du lịch của TPHCM.

5. Phương pháp nghiên cứu

Đề tài đã sử dụng một số phương pháp chủ yếu sau:

+ Duy vật biện chứng nhằm phân tích khách quan, khoa học các vấn đề nghiên cứu như: hiện trạng của việc phát triển nguồn nhân lực trong ngành du lịch tại TPHCM, vai trò của nguồn nhân lực du lịch nói riêng và của ngành du lịch nói chung đối với sự phát triển kinh tế-xã hội của TPHCM.

+ Phương pháp duy vật lịch sử: dựa trên các phạm trù khoa học, các khái niệm, quan điểm và sự vận động phát triển của kinh tế - xã hội để nghiên cứu sự phát triển nguồn nhân lực trong ngành du lịch của thành phố.

+ Phương pháp thu thập tài liệu, tổng hợp để làm rõ cơ sở lý luận về nguồn nhân lực; phương pháp thống kê, sử dụng dữ liệu thứ cấp phân tích số liệu về thực trạng và đề ra các giải pháp phát triển nguồn nhân lực ngành du lịch của TPHCM giai đoạn 2013-2020.‌

6. Ý nghĩa của đề tài

- Làm rõ các vấn đề lí luận và thực tiễn về nguồn nhân lực trong ngành du

lịch.

- Nâng cao nhận thức của bản thân về nguồn nhân lực nói chung và về phát

triển nguồn nhân lực ngành du lịch của TPHCM nói riêng.

- Đề xuất các giải pháp để các nhà nghiên cứu, hoạch định chính sách TP tham khảo, đồng thời, làm tài liệu tham khảo cho việc học tập và giảng dạy.

7. Kết cấu của đề tài

Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, đề tài có kết cấu gồm 3 chương:

Xem tất cả 129 trang.

Ngày đăng: 30/08/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí