Nhóm Giải Pháp Thứ Ba: Các Giải Pháp Hỗ Trợ:


tham quan thực tế tại các cơ sở đào tạo du lịch nước ngoài cho cán bộ lãnh đạo các trường chuyên nghiệp du lịch.

+ Thiết lập mạng lưới đào tạo du lịch trong

các tỉnh

khu vực

DHNTB và Tây Nguyên có sự gắn kết chặt chẽ trong việc triển khai công tác đào tạo: hình thành tổ chức mạng lưới đào tạo và quy chế liên kết của mạng lưới.

+ Thông tin, tuyên truyền quảng bá về chất lượng và kết quả đào

tạo của các cơ sở đào tạo du lịch.Trao đổi thông tin, giảng viên, hợp tác

liên kết đào tạo trong khu vực.

- Tổ chức thực hiện:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 162 trang tài liệu này.

+ Bộ VH,TT & DL chủ trì các dự án xây dựng trường trực thuộc Bộ; tham gia, hướng dẫn, tư vấn đối với các trường khác; tìm nguồn tài trợ và thực hiện chương trình đào tạo, bồi dưỡng về quản lý cơ sở đào tạo du lịch.

+ UBND cấp tỉnh chủ trì giao cho các sở, ban ngành địa phương

Phát triển nguồn nhân lực ngành Du lịch khu vực duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên - 18

tham mưu, trong đó Sở VH,TT&DL đóng vai trò chủ đạo trong việc thực hiện các dự án xây dựng trường trực thuộc địa phương.

+ Bộ GD&ĐT, Bộ KH&ĐT phối hợp trong việc phê duyệt thành lập và đầu tư xây dựng các trường mới.

+ Các cơ sở đào tạo du lịch thuộc diện được đầu tư nâng cấp, tăng cường năng lực có trách nhiệm tham gia thực hiện nhiệm vụ thuộc phạm vi của mình .

2) Đào tạo giáo viên, giảng viên du lịch:

- Mục tiêu của giải pháp: Xây dựng đội ngũ giáo viên, giảng viên du lịch đủ tiêu chuẩn, có trình độ chuyên môn và phương pháp giảng dạy lý thuyết và thực hành chuyên về du lịch đaṕ ứng các yêu cầu đối với giáo

viên, giảng viên du lịch, có đủ trong khu vực.

năng lực giảng dạy

ở các cơ

sở đào tạo


- Nội dung của giải pháp:

+ Đào tạo, bồi dưỡng kiến thức chuyên môn du lịch về từng lĩnh vực cho đội ngũ giảng viên đại học, cao đẳng và giáo viên trung cấp chuyên nghiệp du lịch với các lĩnh vực chuyên môn: Quản lý du lịch, Quản

trị

khách sạn, Quản trị

Lữ hành, Quản trị

Nhà hàng, Quản trị

Dịch vụ,

Hướng dẫn du lịch, Nghiệp vụ lễ tân, Nghiệp vụ lưu trú, Nghiệp vụ phục vụ nhà hàng, Kỹ thuật chế biến món ăn và Kỹ thuật pha chế đồ uống.

+ Đào tạo ngoại ngữ và phương pháp giảng dạy cho giảng viên và

giáo viên: Bồi dưỡng, bổ

túc kiến thức sư

phạm và phương pháp giảng

dạy hiện đại tạo ra đội ngũ nòng cốt. Những giảng viên, giáo viên nòng cốt này sẽ tiếp tục truyền đạt cho đồng nghiệp tại cơ sở đào tạo của mình. Tất cả các giáo viên, giảng viên được đào tạo ngoại ngữ phụ vụ công tác giảng dạy và nghiên cứu, đặc biệt là tiếng Anh.

- Tổ chức thực hiện:

+ Các Sở VH, TT & DL của các tỉnh trong khu vực DHNTB và Tây Nguyên chủ trì xây dựng dự án trình Bộ VH, TT & DL cấp kinh phí, nguồn tài trợ và tìm đối tác tư vấn; tổ chức các khóa thí điểm, đánh giá và chuyển giao cho một số trường thực hiện.

+ Các Sở VH, TT & DL xác định tiêu chí đánh giá, lựa chọn đối

tượng là giảng viên, giáo viên có chuyên ngành phù hợp tham gia chương trình đào tạo, bồi dưỡng; đồng thời có những cam kết bắt buộc để sau khi những giáo viên, giảng viên sau khi được tham gia khoá đào tạo bồi dưỡng sẽ phục vụ lâu dài tại các cơ sở đào tạo du lịch trong khu vực và truyền đạt lại cho các thế hệ giáo viên tiếp theo.

+ Các trường triển khai cử giáo viên, giảng viên tham gia các khóa bồi dưỡng; một số trường được chọn thực hiện việc đào tạo, bồi dưỡng giáo viên có sự tham gia của giảng viên nước ngoài dưới sự điều phối của Bộ VH, TT & DL, Tổng cục Du lịch.


3) Phát triển chương trình, nội dung đào tạo, bồi dưỡng, đào tạo lại nguồn nhân lực ngành Du lịch:

- Mục tiêu của giải pháp: Trang bị khung cơ bản về chương trình,

nội dung đào tạo và bồi dưỡng các chuyên ngành đào tạo du lịch tương ứng với tiêu chuẩn chức danh quản lý và tiêu chuẩn chức danh nghiệp vụ ngành Du lịch, phù hợp với yêu cầu thực tiễn để áp dụng trong các cơ sở đào tạo du lịch.

- Nội dung của giải pháp:

+ Trên cơ sở tiêu chuẩn chức danh quản lý du lịch xây dựng và đưa vào áp dụng khung chương trình và nội dung bồi dưỡng kiến thức quản lý du lịch đối với từng đối tượng:

* Chương trình, nội dung bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước về du lịch cho cán bộ lãnh đạo các Sở VH,TT & DL.

* Chương trình, nội dung bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước về du lịch cho công chức ngạch chuyên viên.

* Chương trình, nội dung bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước về du lịch cho công chức ngạch chuyên viên chính.

* Chương trình, nội dung bồi dưỡng kiến thức quản lý du lịch cho giám đốc khách sạn, giám đốc lữ hành, giám đốc nhà hàng.

* Chương trình, nội dung bồi dưỡng kiến thức quản lý, giám sát bộ phận kinh doanh khách sạn, lữ hành, hướng dẫn, nhà hàng du lịch, cơ sở vui chơi, giải tí, thể thao, hội nghị.

+ Xây dựng và áp dụng khung chương trình và nội dung đào tạo đối với các chuyên ngành đào tạo phù hợp với mặt bằng chung của khu vực.

* Xây dựng chương trình, nội dung đào tạo quản lý du lịch

* Xây dựng chương trình, nội dung đào tạo quản trị khách sạn

* Xây dựng chương trình, nội dung đào tạo quản trị nhà hàng

* Xây dựng chương trình, nội dung đào tạo quản trị lữ hành


* Xây dựng chương trình, nội dung đào tạo quản trị giải trí, thể thao, hội nghị, lễ hội

* Xây dựng chương trình, nội dung đào tạo hướng dẫn du lịch

* Xây dựng chương trình, nội dung đào tạo nghiệp vụ lễ tân

* Xây dựng chương trình, nội dung đào tạo nghiệp vụ Nhà hàng

* Xây dựng chương trình, nội dung đào tạo nghiệp vụ lưu trú

* Xây dựng chương trình, nội dung đào tạo chế biến món ăn

* Xây dựng chương trình, nội dung đào tạo phục vụ giải trí, thể thao, hội nghị, lễ hội

* Xây dựng chương trình, nội dung đào tạo pha chế đồ uống

+ Ban hành các tài liệu hướng dẫn áp dụng chương trình, nội dung đào tạo và bồi dưỡng du lịch, xuất bản hoặc dịch và xuất bản một số sách chuyên môn du lịch.

* Văn bản, tài liệu hướng dẫn áp dung chương trình, nội dung đào tạo, bồi dưỡng

* Xuất bản, dịch và xuất bản một số

đầu sách về

các lĩnh vực

chuyên môn du lịch phục vụ công tác đào tạo, bồi dưỡng.

- Tổ chức thực hiện:

+ Các Sở VH, TT & DL của các tỉnh trong khu vực DHNTB và Tây Nguyên chủ trì xây dựng các chương trình đào tạo, bồi dưỡng lại trình Bộ VH, TT & DL phê duyệt, cấp kinh phí; huy động huy động các chuyên gia trong nước và chuyên gia nước ngoài tham gia thực hiện xây dựng chương trình nội dung đào tạo, bồi dưỡng đối với từng nghiệp vụ cụ thể.

+ Các cơ sở đào tạo và cơ sở sử dụng lao động du lịch phối hợp tham gia ý kiến trong việc xây dựng chương trình, và đưa vào áp dụng.

+ Các cơ quan quản lý, các doanh nghiệp chủ động bố trí thời gian cử các cán bộ, nhân viên của mình theo học các lớp đào tạo, bồi dưỡng và đạo tạo lại.


4) Đào tạo nhân lực ngành Du lịch theo nhu cầu xã hội:

- Mục tiêu của giải pháp: Mục tiêu cơ bản của giải pháp này là nâng cao chất lượng công tác đào tạo nhân lực ngành Du lịch, đáp ứng nhu cầu của xã hội, trang bị các kiến thức, kỹ năng hỗ trợ cho hoạt động của đội ngũ lao động trong ngành Du lịch với nguyên tắc: “ai làm việc gì thì học để làm việc đó cho tốt”.

Hình thức đào tạo này thường gây tốn kém về nguồn lực, tuy nhiên đây là hình thức rất hiệu quả, do đáp ứng được nhu cầu thiết thực của xã

hội, xoá dần khoảng cách giữa đào tạo và nhu cầu sử dụng; các doanh

nghiệp và xã hội không phải bỏ thêm chí phí và thời gian cho việc đào tạo lại, có thể sử dụn ngay lao động vừa được đào tạo, đáp ứng nhu cầu bức xúc về nguồn nhân lực có tay nghề phù hợp, vì vậy cần được nghiên cứu áp dụng rộng rãi.

- Nội dung của giải pháp:

+ Xác định nhu cầu đào tạo: Các bước cần thiết trong xác định nhu cầu đào tạo gồm: phân tích nhu cầu của doanh nghiệp, cơ sở sử dụng lao động; phân tích công việc và phân tích cá nhân. Tránh bỏ sót hoặc cắt ngắn các khâu để tránh trường hợp không đưa ra được một danh sách nhu cầu cần đào tạo một cách cụ thể và chi tiết. Sản phẩm của công đoạn này là những nhu cầu chính cho các nhóm công việc tiêu biểu trong doanh nghiệp du lịch, danh sách nhu cầu cụ thể cho những nhóm người hoặc từng người cụ thể.

Trong điều kiện hiện nay của ngành Du lịch

các tỉnh

khu vực

DHNTB và Tây Nguyên thì phương pháp xác định nhu cầu đào tạo theo vị trí công việc là phù hợp nhất (đây là phương pháp được nhiều dự án du lịch có yếu tố nước ngoài tại các tỉnh khu vực DHNTB và Tây Nguyên đã thực hiện và đạt kết quả tốt). Ngoài ra có thể kết hợp thêm các phương pháp khác như phỏng vấn, đánh giá nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng tại các dự án, cơ


sở đào tạo. Điều này làm cho công tác đào tạo nguồn nhân lực ngành Du lịch phù hợp với nhu cầu thực tế của các doanh nghiệp du lịch.

+ Thiết kế

chương trình đào tạo:

Khâu đầu tiên trong thiết kế

chương trình đào tạo là cần xác định mục tiêu đào tạo. Một mục tiêu đào tạo tốt cần phải cụ thể, lượng hoá được, hiện thực và quan sát được. Các mục tiêu cần cụ thể và lượng hóa được vì với những mục tiêu không định lượng được sẽ gây nhiều khó khăn cho việc đánh giá hiệu quả đào tạo sau này.

Một chương trình đào tạo, bồi dưỡng theo yêu cầu của công việc cần giải quyết được 3 nội dung đào tạo là kiến thức, kỹ năng và thái độ. Ngoài ra cũng cần cân đối hàm lượng kiến thức của các loại kiến thức, do đó chương trình đào tạo, bồi dưỡng cần chia kiến thức thành 3 loại: loại mà người học phải biết, loại cần biết và loại nên biết.

Loại phải biết là kiến thức nhất thiết phải được trang bị trong các khoá đào tạo, bồi dưỡng theo nhu cầu. Đó là các loại kiến thức, kỹ năng cần để thực hiện đúng, đủ các nhiệm vụ được giao. Loại kiến thức cần biết là loại kiến thức mà giảng viên có thể gợi ý, giới thiệu cho học viên nghiên cứu, mở rộng tầm hiểu biết để hỗ trợ cho việc thực hiện công việc. Loại kiến thức nên biết là kiến thức bổ trợ, người học có thể tự nghiên cứu, trang bị cho mình khi có điều kiện tiếp cận.

Khâu thứ hai là thiết kế nội dung giảng dạy: cần có sự trao đổi kỹ lưỡng giữa doanh nghiệp du lịch sử dụng lao động với các cơ sở đào tạo du lịch, tránh những chương trình có sẵn, và không theo sát được nhu cầu của doanh nghiệp.

Hiện nay, nội dung đào tạo của đa số

các cơ

sở đào tạo du lịch

thường mang nặng tính lý thuyết, hàn lâm. Nhiều bài giảng dành quá nhiều thời gian giảng giải về định nghĩa, tầm quan trọng và các yêu cầu, nguyên tắc, mà ít thời gian dành cho việc giải thích làm gì, làm như thế nào, trong


điều kiện hoàn cảnh nào, v.v...Rất nhiều chương trình đào tạo chỉ chuẩn bị nội dung giảng giải là chính, ít chuẩn bị phần thực hành, phần kích thích suy nghĩ, sáng tạo và độc lập của học viên. Để khắc phục bất cập này cần có sự tham gia của các chuyên gia đầu ngành du lịch và các doanh nghiệp du lịch trong khâu thiết kế nội dung giảng dạy cho phù hợp với nhu cầu thực tế.

+ Thực hiện chương trình đào tạo: Phương pháp giảng dạy một

chiều vừa không gây hứng thú cho học viên, không kích thích quá trình học tập của học viên, vừa làm cả thày và trò mệt mỏi. Ngoài ra, phương pháp này còn không phù hợp với đối tượng học viên là người lớn đi học, cũng không quan tâm tới phong cách học cá nhân của từng người. Việc ít trao đổi giữa giáo viên và học viên trên lớp cũng làm giáo viên có ít thông tin phản hồi để kiểm tra quá trình học tập của học viên ngay trên lớp học, và ít có sự điều chỉnh cần thiết. Việc không quan tâm tới phong cách học tập của cá nhân khiến nhiều nhu cầu và phương pháp học hữu hiệu đối với nhiều học viên bị bỏ qua. Học viên không có nhiều hoạt động trên lớp, không có điều kiện trao đi, đổi lại, và ít có điều kiện học từ những người ngồi trong cùng lớp.

Đào tạo, bồi dưỡng theo nhu cầu đòi hỏi giáo viên được đào tạo về phong cách giảng dạy. Do đó, việc thiết kế phương pháp giảng dạy là rất cần thiết. Đa số giáo viên chuẩn bị bài giảng để lên lớp, dành rất ít thời gian cho việc thiết kế phương pháp, hoặc thậm chí không để ý tới thiết kế

phương pháp và chỉ sử dụng một phương pháp giảng dạy truyền thống,

giảng dạy một chiều, trong đó giáo viên nói, học viên nghe. Đào tạo theo nhu cầu đòi hỏi phương pháp giảng dạy phải phát huy được tính chủ động của học viên, giảng viên chỉ giữ vai trò dẫn dắt.

Phương pháp giảng dạy của giáo viên cần tạo nên một sự giao lưu thông tin 2 chiều giữa giáo viên và học viên. Giáo viên giữ vai trò là người


dẫn dắt để học viên được thảo luận nhóm, trình bày những hiểu biết,

chính kiến và cách xử lý của mình, trao đổi học tập lẫn nhau, kích thích suy nghĩ của học viên. Cách làm này làm cho các chương trình đào tạo sôi động và hấp dẫn hơn, cuốn hút người học, đồng thời đem lại những lợi ích thiết thực cho cả người dạy và người học.

Số lượng học viên trong một lớp học cũng là vấn đề lớn trong thực hiện chương trình đào tạo. Thường các lớp học có trên 40-50 học viên, thậm chí còn nhiều hơn. Với số lượng học viên như thế, không cho phép

giáo viên sử

dụng các phương pháp giảng dạy tích cực như

thảo luận

nhóm, bài tập tình huống, đóng vai... vì với số lượng học viên quá lớn, giáo viên không kiểm soát nổi lớp học khi sử dụng những phương pháp đó. Như vậy, kể cả khi giáo viên có biết về các phương pháp giảng dạy tích cực, thì hoàn cảnh cũng không cho phép họ áp dụng phương pháp đó.

+ Đánh giá hiệu quả đào tạo: Công tác đánh giá hiệu quả của đào tạo

cần phản ánh được: phản ứng của học viên trong khóa học về nội dung,

phương pháp và công tác tổ chức lớp học; đánh giá mức độ học tập của học viên, được tổ chức ngay trước và ngay sau khóa học, rồi lấy kết quả so sánh với nhau; đánh giá sự thay đổi hành vi của học viên trong công việc làm hàng ngày, thường thực hiện sau khóa học vài ba tháng, và đánh giá ảnh hưởng của khóa đào tạo tới kết quả kinh doanh của công ty, tổ chức.

Việc đánh giá mức độ học tập của học viên tránh làm theo kiểu hình thức. Khi việc đánh giá đào tạo được tổ chức bài bản, chính thức, thì việc

rút ra bài học kinh nghiệm được đầy đủ và toàn diện cho những lần kế

tiếp. Ngoài ra, cần phải xem công tác đào tạo như một hoạt động đầu tư, và cần phải đánh giá xem hiệu quả của quá trình đầu tư như thế nào, để có phương án đầu tư tiếp cho có lợi hơn.

3.3.2.3. Nhóm giải pháp thứ ba: Các giải pháp hỗ trợ:

Xem tất cả 162 trang.

Ngày đăng: 17/12/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí