Thực Trạng Nợ Xấu Và Các Yếu Tố Tác Động Đến Nợ Xấu Tại Các Nhtmcp Việt Nam


Dự phòng rủi ro

trên tổng dư nợ

Cùng chiều

Hasan và Wall (2004)

Ngược chiều

Boudriga et al. (2009)

Tỷ lệ nợ xấu

năm trước

Cùng chiều

Rajha (2016), Đỗ Quỳnh Anh và

Nguyễn Đức Hùng (2013)

Tỷ lệ dư nợ trên

tổng tài sản

Cùng chiều

Ekanayake & Azeez (2015), Rajha

(2016)

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 99 trang tài liệu này.

Các yếu tố tác động đến nợ xấu tại các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam - 4


2.4. Điểm mới của đề tài


Tác giả dựa trên các khảo lược về các nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước để vận dụng nghiên cứu trong luận văn, tuy nhiên do các nghiên cứu trước đây hầu hết sử dụng của dữ liệu trong quá khứ, chưa cập nhật đến tình hình hiện tại. Trong bài nghiên cứu của mình, tác giả sử dụng dữ liệu mang tính cập nhật trong giai đoạn 2008-2017 tại các NHTMCP Việt Nam hiện nay, và đồng thời cũng đưa ra các giải pháp mang tính thời sự, phù hợp với tình hình thực tế.


KẾT LUẬN CHƯƠNG 2


Chương 2 tác giả nêu lên lý thuyết về nợ xấu được dựa trên các định nghĩa trong nước và quốc tế. Tác giả cũng đã chỉ ra các nghiên cứu về các yếu tố tác động đến nợ xấu, trong đó bao gồm 2 nhóm yếu tố là vĩ mô và vi mô. Có nhiều nghiên cứu thực nghiệm trên thế giới về các yếu tố vi mô, vĩ mô tác động đến nợ xấu, qua đó tác giả vận dụng để làm cơ sở nghiên cứu cho bài nghiên cứu của mình.


CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG NỢ XẤU VÀ CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN NỢ XẤU TẠI CÁC NHTMCP VIỆT NAM

3.1. Giới thiệu về các NHTM Việt Nam


3.1.1. Hệ thống các NHTM Việt Nam


Tháng 5/1990, hội đồng Nhà nước thông qua Pháp lệnh về Ngân hàng nhà nước Việt Nam và Pháp lệnh về ngân hàng, hợp tác xã tín dụng, các công ty tài chính. Sự ra đời của 2 Pháp lệnh này đưa hệ thống ngân hàng Việt Nam từ hệ thống ngân hàng một cấp sang hệ thống ngân hàng hai cấp. NHNN có chức năng quản lý và giám sát các NHTM, giám sát việc thực thi chính sách tiền tệ, phát hành tiền, quản lý dự trữ ngoại hối với mục tiêu ổn định tiền tệ và kiểm soát lạm phát. NHTM có chức năng trung gian thanh toán, tạo tiền và trung gian tín dụng.

Trong giai đoạn đổi mới, hệ thống NHTM Việt Nam đã có những bước phát triển nổi bật như tăng trưởng về quy mô, số lượng ngân hàng, đa dạng hóa về các sản phẩm dịch vụ…

Bảng 3.1 : Số lượng ngân hàng Việt Nam 2008-2018


Năm

2008

2009

2010

2011

2012

2013

2014

2015

2016

2017

2018

NHTM

Nhà nước


5


5


5


5


5


5


5


7


7


7


4

NHTM

Cổ phần


40


40


37


35


34


33


33


28


28


31


31

Ngân hàng 100%

vốn nước

ngoài


5


5


5


5


5


5


5


5


8


8


9

Ngân hàng

liên doanh


5


5


5


4


4


4


4


3


2


2


2


Chi nhánh Ngân hàng nước

ngoài


39


41


48


50


49


53


51


50


51


51


49

Tổng

cộng

94

96

100

99

97

100

98

93

96

99

95

Nguồn: Thống kê từ báo cáo thường niên NHNN từ 2008-2018 Bảng 3.1 cho thấy, tính đến năm 2018, hệ thống ngân hàng Việt Nam có 4 NHTM Nhà nước, 31 NHTM cổ phần, 9 NH 100% vốn nước ngoài, 2 NH liên doanh và 49

chi nhánh NH nước ngoài.

Các NHTM cổ phần Việt Nam có xu hướng giảm về số lượng, năm 2011 hệ thống ngân hàng Việt Nam đối mặt với nguy cơ không đảm bảo khả năng thanh toán. Trước tình hình này, Thủ tướng chính phủ đã phê duyệt đề án 254/ QĐ-TTg ngày 1/3/2012 nhằm tái cơ cấu hệ thống các TCTD giai đoạn 2011-2015, đảm bảo sự phát triển an toàn và bền vững cho cả hệ thống.

Năm 2017 quốc hội ban hành Nghị quyết số 42/2017/QH14 ngày 21/06/2017 về thời điểm xử lý nợ xấu của các TCTD thông qua luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật các TCTD. Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án 1058/QĐ-TTg ngày 19/07/2017 về “Cơ cấu lại hệ thống các TCTD gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2016- 2020”, theo đó ngành ngân hàng đã có cơ sở pháp lý rõ ràng nhằm triển khai đồng bộ các giải pháp về thanh tra giám sát, cơ cấu lại hệ thống tín dụng gắn liền với xử lý nợ xấu.

3.1.2. Quy mô NHTM Việt Nam


Quy mô của các NHTM Việt Nam được thể hiện qua các tiêu chí:


- Tổng tài sản có

- Vốn tự có

- Vốn điều lệ


Bảng 3.2 : Quy mô NHTM Việt Nam tính đến 31/12/2018



Tổng tài sản có

Vốn tự có

Vốn điều lệ


Loại NHTM


Số tuyệt đối (tỷ đồng)

Tốc độ tăng trưởng

(%)

Số tuyệt đối (tỷ đồng)

Tốc độ tăng trưởng

(%)

Số tuyệt đối (tỷ đồng)

Tốc độ tăng trưởng

(%)

NHTM

Nhà nước

4,863,353

6.42

268,599

5.48

147,890

0.08

NHTM

Cổ phần

4,554,977

13.07

338,183

16.36

267,234

24.42

Ngân hàng liên doanh và

nước ngoài


1,136,614


19.12


162,864


14.82


113,489


3.49

Nguồn: Thống kê của NHNN


Thống kê của NHNN tính đến 31/12/2018, tổng tài sản có của các NHTM Việt Nam có xu hướng tăng. Tổng tài sản sản có của NHTM Nhà nước chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng tài sản có của hệ thống NHTM Việt Nam, đạt 4863353 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 46%. Tiếp đến là NHTM Cổ phần có tổng tài sản có đạt mức 4554977 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 45%, nhóm này cũng có mức tăng trưởng khá trong năm 2018, tăng 13.07% so với 2017. Ngân hàng liên doanh và nước ngoài có tổng tài sản có chiếm 11% trong tổng tài sản có của hệ thống NHTM Việt Nam.

Về vốn tự có của các NHTM Việt Nam cũng có xu hướng tăng. Cụ thể tính đến 31/12/2018, vốn tự có của các NHTM nhà nước đạt mức 268599 tỷ đồng, tăng 5.48% so với cùng thời điểm năm 2017. Vốn tự có của các NHTM Cổ phần tăng trưởng khá ở mức 16.36%, đạt 338183 tỷ đồng vào cuối 2018, của Ngân hàng liên doanh và nước ngoài tăng trưởng 14.82%.


Vốn điều lệ của của NHTM nhà nước tăng nhẹ 0.08% so với 31/12/2017, đạt 147980 tỷ đồng vào cuối 2018. Vốn điều lệ của NHTM Cổ phần vào cuối 2018 tăng trưởng mạnh 24.42% so với 2017, đạt mức 267234 tỷ đồng. Vốn điều lệ của Ngân hàng liên doanh và nước ngoài tăng trưởng 3.49%.

3.2. Tình hình nợ xấu các NHTMCP Việt Nam


Bảng 3.3: Tổng quan về tỷ lệ nợ xấu và dư nợ tín dụng của hệ thống Ngân

hàng ở Việt Nam



Năm


Nợ xấu (tỷ đồng)

Dư nợ tín dụng

(tỷ đồng)

Tỷ lệ nợ

xấu

2008

48,042

1,372,628

3.50%

2009

41,582

1,890,109

2.20%

2010

62,487

2,479,633

2.52%

2011

93,529

2,834,221

3.30%

2012

125,939

3,086,750

4.08%

2013

131,623

3,472,902

3.79%

2014

146,693

3,964,665

3.70%

2015

118,589

4,650,553

2.55%

2016

135,433

5,505,406

2.46%

2017

152,331

6,509,858

2.34%

Nguồn: Thống kê của NHNN


7,000,000

4.50%

4.08%

3.79%

6,000,000

3.70%

4.00%

3.50%

3.30%

3.50%

5,000,000

3.00%

2.52%

2.55%

4,000,000

2.46%

2.20%

2.34%

2.50%

3,000,000

2.00%


1.50%

2,000,000

1.00%

1,000,000

0.50%

-

0.00%

2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017

Dư nợ tín dụng (tỷ đồng)

Tỷ lệ nợ xấu


Hình 3.1 Tổng quan về tỷ lệ nợ xấu và dư nợ tín dụng của hệ thống Ngân hàng ở Việt Nam giai đoạn 2008-2017

Hình 3.1 cho thấy từ 2008-2017 dư nợ tín dụng đang có xu hướng tăng qua các năm.

Tỷ lệ nợ xấu giai đoạn 2008-2009 ở mức dưới 3%, giai đoạn này nợ xấu vẫn chưa phải là vấn đề quan tâm hàng đầu và chưa ảnh hưởng đến những bất ổn về tài chính quốc gia, các ngân hàng tự xử lý nợ xấu bằng cách trích lập dự phòng rủi ro tín dụng; thông qua phát mãi tài sản đảm bảo, tái cơ cấu nợ vay.

Nợ xấu 2010-2012 có dấu hiệu tăng, giai đoạn này các ngân hàng bắt đầu đối mặt với vấn đề thanh khoản, hoạt động kinh doanh kém hiệu quả. Nguyên nhân do việc thực thi chính sách tiền tệ thắt chặt, nợ xấu của nhiều năm trước tích tụ. Nợ xấu năm 2012 đạt đỉnh điểm ở mức 4.08% do tình hình kinh tế thế giới diễn biến phức tạp, nợ công châu Âu bùng nổ gây ảnh hưởng không ít đến nền kinh tế Việt Nam, các ngân hàng gặp khó khăn về thanh khoản, nợ xấu và nguy cơ đổ vỡ rất cao, đe dọa lớn đến sự an toàn của cả hệ thống ngân hàng. Vấn đề lớn được đặt ra là việc phải tái cơ cấu ngân hàng nhằm khắc phục những hạn chế, cùng với việc kiểm soát và hạn chế nợ


xấu. NHNN đã xây dựng trình Bộ Chính trị, Chính phủ chấp thuận và Thủ tướng đã ký quyết định số 254/QĐ-TTg ngày 1/3/2012 ban hành đề án tái cơ cấu hệ thống các TCTD giai đoạn 2011-2015 (hay còn gọi là đề án 254). Trên thực tế trong năm 2012, NHNN chỉ tập trung vào việc giải quyết thanh khoản, tái cơ cấu tổ chức, nâng cao quản trị hệ thống ngân hàng, bước đầu cho việc thực hiện xử lý nợ xấu một cách toàn diện.

Giai đoạn 2013-2017, tỷ lệ nợ xấu có diễn biến khả quan hơn, nợ xấu ở mức 3.79% vào năm 2013 và giảm xuống còn 2.34% vào năm 2017. Năm 2013 chính phủ và NHNN đã thực hiện tích cực việc xử lý nợ xấu theo đề án 254 đã được nêu ra, thành lập Công ty quản lý tài sản các TCTD VAMC theo nghị định số 53/2013/NĐ- CP ngày 18/05/2013 nhằm xử lý nợ xấu. Ngoài ra trong năm này, đề án xử lý nợ xấu của hệ thống các TCTD cũng đã được phê duyệt ngày 31/05/2013 theo Quyết định số 843/2013/QĐ-TTg (đề án 843), theo đó xử lý nợ xấu phải thực hiện nhanh chóng, quyết liệt bằng nhiều biện pháp. Trong năm 2014, tỷ lệ nợ xấu có cải thiện ở mức 3.70% tuy nhiên vẫn cao hơn mức quy định cho phép dưới 3% do tình hình kinh tế vĩ mô vẫn chưa ổn định, nhiều doanh nghiệp vẫn hoạt động kém hiệu quả. Năm 2015, nợ xấu đã được kiểm soát ở mức dưới 3%, chính phủ và NHNN đã thực hiện quyết trong công tác quản lý nợ xấu, một số văn bản được ban hành như chỉ thị số 02/CT- NHNN ngày 27/01/2015 về tăng cường xử lý nợ xấu tại các TCTD; Nghị định 34/2015/NĐ-CP ngày 31/03/2015 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của nghị định 53/2013/NĐ-CP ngày 18/05/2013. Các TCTD đã dần đáp ứng được chỉ tiêu các tỷ lệ về khả năng chi trả, tỷ lệ an toàn vốn, tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn theo quy định của NHNN, vấn đề thanh khoản được đảm bảo, nợ xấu được xử lý quyết liệt, nguồn vốn huy động tăng trưởng khá. Đây là tiền đề quan trọng giúp cho hệ thống ngân hàng mở rộng tín dụng đi đôi với việc giảm mặt bằng lãi suất, gỡ bỏ các khó khăn trong sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, kiềm chế lạm phát và đảm bảo ổn định nền kinh tế vĩ mô. Trong giai đoạn tái cơ cấu hệ thống ngân hàng đến cuối 2015, NHNN Việt Nam lựa chọn phương án mua lại 3 ngân hàng với giá 0 đồng, bao gồm Ngân hàng TMCP Xây dựng (VNCB), Ngân

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 10/12/2023