Một Sô Giải Pháp Phát Triển Nguồn Nhân Lực Ngành Du Lịch Tỉnh Khu Vực Dhntb Và Tây Nguyên:


du lịch phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng của nguồn nhân lực. Du lịch các tỉnh khu vực DHNTB và Tây Nguyên nói riêng, Du lịch Việt Nam nói chung đang tụt hậu một khoảng cách khá xa so với ngành Du lịch của các nước trong khu vực và trên thế giới. phát triển, nâng cao chất lượng nguồn nhân

lực ngành Du lịch chính là một trong những chìa khoá giúp ngành Du lịch

Việt Nam xoá dần khoảng cách đó để vươn lên đứng vào nhóm các nước có ngành Du lịch phát triển ở khu vực Đông Nam Á.

Phát triển nhân lực chất lượng cao luôn là bài toán khó, đòi hỏi sự đồng thuận của tất cả các cấp, các ngành, các doanh nghiệp, mỗi người lao động và hệ thống các giải pháp đồng bộ. Một số nhóm giải pháp phát triển

nguồn nhân lực ngành Du lịch được đề xuất cụ thể như sau:

các tỉnh

khu vực DHNTB và Tây Nguyên

3.3.2. Một sô giải pháp phát triển nguồn nhân lực ngành Du lịch tỉnh khu vực DHNTB và Tây Nguyên:

các

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 162 trang tài liệu này.

3.3.2.1. Nhóm giải pháp thứ nhất: Tăng cường quản lý nhà nước đối với phát triển nguồn nhân lực ngành Du lịch.

1) Lập hệ thống cơ sở dữ liệu về nguồn nhân lực ngành Du lịch: Hệ thống cơ sở dữ liệu về nguồn nhân lực ngành Du lịch giữ một vai trò hết sức quan trọng trong việc đánh giá số lượng, chất lượng, cơ cấu đào tạo của nguồn nhân lực ngành Du lịch. Chuỗi dữ liệu theo thời gian không chỉ dùng để đánh giá những biến động về số lượng, chất lượng, cơ cấu nguồn

Phát triển nguồn nhân lực ngành Du lịch khu vực duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên - 17

nhân lực ngành du lịch mà còn cho phép hoạch định các chiên lươc, chinh

sach, chương trình, kế hoạch phát triển nguồn nhân lực ngành Du lịch phù hợp với yêu cầu phát triển và các định hướng phát triển du lịch.

- Mục tiêu của giải pháp: Xây dựng, triển khai, vận hành hệ thống

cơ sở dữ liệu về nguồn nhân lực ngành Du lịch các tỉnh khu vực DHNTB

và Tây Nguyên. Hệ thống cơ sở dữ liệu này sẽ đưa ra bức tranh toàn cảnh

về tình trạng của nguồn nhân lực ngành

Du lịch của khu vực, từ

đó có


những kế hoạch phát triển nguồn nhân lực ngành Du lịch của khu vực đáp ứng với yêu cầu phát triển. Tạo điều kiện cho cán bộ làm công tác phát triển nguồn nhân lực ngành Du lịch của các cơ quan quản lý nhà nước về du lịch có thể sử dụng và vận hành cơ sở dữ liệu. Nâng cao hiệu quả của công tác phát triển nguồn nhân lực ngành Du lịch thông qua hệ thống cơ sở dữ liệu. Hệ thống này cũng cho phép kết nối toàn quốc và với Tổng cục Du lịch, Bộ VH, TT & DL giúp cho việc hoạch định chiến lược phát triển nguồn nhân lực chung của toàn ngành Du lịch.

- Nội dung của giải pháp:

+ Tiến hành điều tra về nguồn nhân lực ngành Du lịch của khu vực DHNTB và Tây Nguyên.

các tỉnh

Việc điều tra cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các Sở VH,TT&DL trên địa bàn khu vực với Tổng cục Thống kê và Tổng cục Du lịch để xây dựng phương án điều tra và nội dung của phiếu điều tra. Trước khi điều tra cần tiến hành thống kê sơ bộ số lượng các cơ quan quản lý và các doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh du lịch để xác định số lượng phiếu điều tra cần phát ra.

Phiếu điều tra gồm 2 loại: loại dành cho cán bộ quản lý ở các cơ

quan quản lý, các cấp quản lý và loại dành cho lao động trong các doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh du lịch. Chỉ tiêu nội dung của phiếu điều tra gồm 2 nhóm: nhóm chỉ tiêu phản ánh về số lượng (biểu hiển bằng con số) và nhóm chỉ tiêu phản ánh về chất lượng (biểu hiện bằng mức độ; các chỉ tiêu này phải được xác định để phản ánh năng lực, trình độ cũng như khả năng đáp ứng của họ với tình hình thực tế).

Những thông tin mà phiếu điều tra cần thu thập về nguồn nhân lực ngành Du lịch bao gồm: độ tuổi giới tính, nơi làm việc, công việc đang đảm nhân, trình độ văn hoá, ngoại ngữ, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, những yêu cầu về đào tạo bồi dưỡng trong thời gian tới. Phiếu điều tra được phát


cho các doanh nghiệp du lịch, cơ sở kinh doanh du lịch trên địa bàn các tỉnh trong khu vực.

Về số lượng phiếu điều tra: Trong quá trình viết luận án, do điều

kiện thời gian và kinh phí có hạn nên tác giả chỉ phát 286 phiếu cho cán bộ quản lý và 922 phiếu cho lao động tại doanh nghiệp. Để tăng độ chuẩn xác của thông tin cần thu thập, cần phát hành phiếu điều tra đến từng doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh du lịch trên địa bàn (phát đồng thời 2 mẫu phiếu điều tra về lao động quản lý và lao động trực tiếp). Muốn làm được điều này, trước hết cần thống kê sơ bộ về số lượng doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh du lịch trên địa bàn từng tỉnh để phát hành đủ số lượng phiếu điều tra. Các Sở VH,TT&DL phối hợp với các Sở LĐ,TB&XH , Cục Thống kê tỉnh và các chủ các doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh du lịch để những doanh nghiệp, cơ sở này có trách nhiệm kê khai đầy đủ, chính xác những nội dung của phiếu điều tra.

+ Xây dựng phần mềm cập nhật và xử lý dữ liệu về nguồn nhân lực ngành Du lịch: Các Sở VH,TT&DL thuê viết phần mềm cập nhật, xử lý dữ

liệu về nguồn nhân lực ngành Du lịch. Phần mềm này cần được thống

nhất sử dụng chung để đảm bảo tính kết nối và tương thích giữa các tỉnh trong khu vực.

Các bảng biểu phân tích đầu ra cũng cần được cân nhắc để phục vụ tốt yêu cầu quản lý và phát triển. Song song với các bảng biểu phân tích, các mẫu biểu báo cáo về tình hình biến động nguồn nhân lực ngành Du lịch cũng được thiết kế để phát hành và cập nhật (hàng tháng, quý, 6 tháng và năm) sau khi đã có được cơ sở dữ liệu ban đầu.

Sau khi đã có phần mềm, các tỉnh cần trang bị hệ thống máy tính đủ mạnh, cài phần mềm, kết nối với nhau và với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, với Tổng cục Du lịch.


+ Đào tạo, tập huấn cho cán bộ phụ trách công tác phát triển nguồn nhân lực ngành Du lịch: Xây dựng tài liệu hướng dẫn sử dụng và tiến hành đào tạo, tập huấn cho các cán bộ phụ trách nắm vững kỹ thuật và quy trình vận hành, khai thác hệ thống thông tin điện tử về nguồn nhân lực ngành Du lịch.

+ Vận hành, tổng kết đánh giá: Việc vận hành thời gian đầu không thể tránh được những trục trặc nhất định, do vậy cần có quá trình vận hành thử và điều chỉnh phần mềm cho phù hợp với tình hình thực tiễn.

Việc tổng kết đánh giá cần được tiến hành ngay sau khi vận hành thành công hệ thống cơ sở dữ liệu điện tử. Do đặc diểm của nước ta là không có cơ quan quản lý vùng nên những thông tin về nguồn nhân lực mỗi tỉnh và của toàn khu vực nên được tập hợp báo cáo tỉnh và cơ quan quản lý nhà nước về du lịch ở Trung ương kèm theo những kiến nghị, đề xuất cụ

thể để có những chính sách phù hợp phát triển nguồn nhân lực ngành Du lịch.


liệu:

- Điều kiện để tiến hành xây dựng và vận hành hệ thống cơ sở dữ


+ Các Sở VH,TT&DL chủ động xây dựng phương án điều tra, mẫu

phiếu điều tra trình các cấp có thẩm quyền phê duyệt và cấp kinh phí điều tra.

+ Các Sở

VH,TT&DL phối hợp với các Sở

LĐ,TB&XH , Cục

Thống kê, công ty tư vấn về tin học có uy tín, các chủ các doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh du lịch để tiến hành hoạt động điều tra.

+ Các Sở VH,TT&DL phối hợp tích cực với nhau và kết nối với Tổng cục Du lịch để chia sẻ và sử dụng hệ thống cơ sở dữ liệu. Thành lập bộ phận chuyên theo dõi và phân tích dữ liệu của nguồn nhân lực ngành Du lịch phục vụ cho việc hoạch định các chính sách phát triển nguồn nhân lực ngành Du lịch.


+ Bộ VH,TT&DL, Tổng cục Thống kê, Uỷ ban Nhân dân các tỉnh cấp kinh phí, tạo điều kiện thuận lợi cho cuộc điều tra; bố trí nhân lực chuyên trách vận hành hệ thống cơ sở dữ liệu.

2) Hoàn thiện cơ chế phát triển nguồn nhân lực ngành Du lịch:

- Mục tiêu của giải pháp:

Cơ chế

phát triển nguồn nhân lực nói

chung, nguồn nhân lực ngành Du lịch nói riêng còn khá nhiều bất cập. Việc hoàn thiện hệ thống cơ chế phát triển nguồn nhân lực ngành Du lịch cần được tiến hành một cách đồng bộ từ Trung ương đến địa phương, cả đối với ngành Du lịch và với các ngành khác có liên quan đến hoạt động du lịch.

- Nội dung giải pháp hoàn thiện cơ chế phát triển nguồn nhân lực ngành Du lịch gồm:

+ Xây dựng, ban hành mới hoặc bổ sung, sửa đổi văn bản quy phạm pháp luật quy định về đào tạo du lịch liên quan trực tiếp đến: các cơ sở đào tạo du lịch; hình thức đào tạo du lịch; đội ngũ giảng viên, giáo viên, đào tạo viên; công tác tuyển sinh; chương trình khung theo các bậc học; học phí;

văn bằng, chứng chỉ; tuyển dụng và sử dụng lao động du lịch. Những quy

định này sẽ tác động trực tiếp đến chất lượng của công tác đào tạo du lịch, cũng như quy trình tuyển dụng, sử dụng lao động đã qua đào tạo.

+ Xây dựng, ban hành tiêu chuẩn chức danh quản lý và nghiệp vụ của ngành làm cơ sở cho việc đào tạo và sử dụng nhân lực phù hợp với yêu cầu và điều kiện thực tế.

+ Nghiên cứu áp dụng cơ chế quản lý, kiện toàn và tăng cường năng lực hệ thống quản lý phát triển nguồn nhân lực ngành Du lịch.

Những nội dung chủ yếu của giải pháp này phụ thuộc chủ yếu vào các cơ quan quản lý nhà nước ở Trung ương (ví dụ nội dung xây dựng, ban hành mới hoặc bổ sung văn bản quy phạm pháp luật quy định về đào tạo du lịch; nội dung xây dựng, ban hành tiêu chuẩn chức danh quản lý và nghiệp vụ của ngành). Đối với Uỷ ban Nhân dân cấp tỉnh, Chính phủ đã có


Nghị định 166/2004/NĐ-CP, ngày 16 tháng 9 năm 2004 quy định trách

nhiệm quản lý nhà nước về giáo dục, theo đó Uỷ ban Nhân dân cấp tỉnh

chịu trách nhiệm về

phát triển sự

nghiệp giáo dục của tỉnh với những

nhiệm vụ, quyền hạn tập trung vào việc quản lý các loại hình trường, lớp học được giao theo thẩm quyền.

Theo Luật Tổ chức Hội đồng Nhân dân và Uỷ ban Nhân dân sửa đổi (ngày 26 tháng 11 năm 2003), thì Uỷ ban Nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật, để góp phần hoàn thiện hệ thống cơ chế về phát triển nguồn nhân lực, các sở, ban ngành ở địa phương như Sở VH, TT&DL, Sở Nội vụ, Sở LĐ, TB & XH cần nghiên cứu tham mưu Uỷ ban Nhân dân cấp tỉnh trong thẩm quyền của mình ban hành những cơ chế kiện toàn và tăng cường năng lực hệ thống quản lý phát triển nguồn nhân lực. Cụ thể:

+ Xây dựng văn bản quản lý hoạt động bồi dưỡng du lịch trên địa bàn khu vực để phục vụ cho việc đảm bảo tiêu chuẩn chức danh, nghề về du lịch có tính thực thi liên tục.

+ Xây dựng cơ chế phối hợp giữa các sở, ban ngành có liên quan đến công tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực.

+ Trên cơ sở các văn bản có liên quan, nghiên cứu xây dựng cơ chế

chính sách thu hút và sử

dụng nguồn nhân lực ngan

h Du lịch

ở khu vực

DHNTB và Tây Nguyên để vừa thu hút được lao động cho ngành Du lịch vừa tránh được những biến động theo mùa vụ.

3) Xây dựng chiến lược phát triển nguồn nhân lực ngành Du lịch các tỉnh khu vực DHNTB và Tây Nguyên: Xây dựng chiến lược phát triển luôn là một trong những nội dung quản lý nhà nước quan trọng của các ngành. Trong các chiến lược thành phần của ngành Du lịch (những chiến lược phát triển theo ngành hẹp), bên cạnh chiến lược về đầu tư phát triển du lịch,

chiến lược phát triển thị trường sản phẩm, chiến lược phát triển nguồn


nhân lực ngành Du lịch giữ một vai trò hết sức quan trọng, cần được quan tâm xây dựng.

- Mục tiêu của giải pháp: Xây dựng chiến lược phát triển nguồn nhân lực ngành Du lịch khu vực với những định hướng, lộ trình thực hiện cụ thể;

xây dựng được lực lượng lao động đáp ứng yêu cầu cả về số lượng và

chất lượng; huy động các nguồn lực phục vụ cho sự phát triển nguồn nhân lực ngành Du lịch.

- Nội dung của giải pháp:

+ Tiến hành điều tra khảo sát thực trạng nguồn nhân lực ngành Du lịch các tỉnh khu vực DHNTB và Tây Nguyên.

+ Các Sở VH,TT&DL phối hợp với các sở, ban ngành có liên quan xây

dựng Chiến lược phát triển nguồn nhân lực ngành Du lịch các tỉnh khu vực DHNTB và Tây Nguyên, gắn với chiến lượng phát triển kinh tế - xã hội của khu vực và chiến lược phát triển Du lịch Việt Nam. Cụ thể:

. Nghiên cứu kỹ chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của khu vực đã được các cấp có thẩm quyền phê duyệt; chiến lược phát triển du lịch Việt

Nam, qua đó xác đinh vị

trí vai trò của du lịch

các tỉnh

DHNTB va

Tây

Nguyên đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của khu vực và sự phát triển du lịch của cả nước.

. Nghiên cứu dự báo về phát triển nguồn nhân lực ngành Du lịch của các

tỉnh khu vực DHNTB và Tây Nguyên, từ xu thế biến động, định hướng phát triển, cho đến số lượng, cơ cấu trình độ đào tạo; số lượng và các loại hình cơ sở đào tạo du lịch, sự phân bố trên phạm vi toàn khu vực...

. Xác định quan điểm phát triển, mục tiêu chiến lược, lộ trình phát triển

nguồn nhân lực ngành Du lịch của

các tỉnh

khu vực DHNTB va

Tây

Nguyên, các nguồn lực phục vụ cho sự phát triển.


. Xây dựng hệ thống các giải pháp khả thi để phát triển nguồn nhân lực ngành Du lịch của khu vực, dự báo nhu cầu vốn đầu tư, nguồn vốn đầu tư, các dự án đầu tư và phân kỳ đầu tư cho các mốc thời gian 2015, 2020.

. Xây dựng các chương trình, kế hoạch, lộ trình hành động cụ thể để đạt được mục tiêu phát triển nguồn nhân lực ngành Du lịch

3.3.2.2. Nhóm giải pháp thứ 2: Nâng cao chất lượng đào tạo lực ngành Du lịch:

1) Phát triển mạng lưới cơ sở đào tạo du lịch:

nguồn nhân

- Mục tiêu cua

giai

phap

: Xây dựng mạng lưới đào tạo du lịch hiện

đại, đào tạo chất lượng cao, phân bố phù hợp với yêu cầu phát triển du lịch

trong các tỉnh khu vực DHNTB và Tây Nguyên, thông qua việc thiết lập

một số cơ sở đào tạo du lịch mới và tăng cường cơ sở vật chất và năng lực cho các cơ sở đào tạo du lịch đang có trong khu vực.

- Nội dung của giải pháp:

+ Đầu tư xây dựng cơ sở đào tạo mới trên cơ sở xác định chính xác nhu cầu phải tổ chức xây dựng mới cơ sở đào tạo, đảm bảo sự cân đối theo toàn khu vực, phù hợp với chương trình phát triển hệ thống cơ sở đào tạo du lịch của ngành Du lịch Việt Nam. Thành lập và xây dựng trường trung cấp nghề Du lịch tại Bình Thuận.

+ Đầu tư bổ sung, tăng cường trang thiết bị phục vụ cho công tác đào tạo, tăng cường năng lực cho cơ sở đào tạo du lịch hiện có tại khu vực là Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật và Du lịch Khánh Hòa, Trường

Trung cấp Du lịch Nha Trang, Trương Trung câp

Du lic

h Đà Lat

(trực thuộc

Bộ VH, TT & DL); Trường Trung học Kinh tế Kỹ thuật Tôn Đức Thắng (tỉnh Bình Thuận).

+ Đào tạo cán bộ quản lý đào tạo cho các cơ sở đào tạo góp phần nâng cao chất lượng đào tạo: Tổ chức các khóa đào tạo về quản lý đào tạo cho cán bộ lãnh đạo các trường chuyên nghiệp du lịch; tổ chức các chuyến

Xem tất cả 162 trang.

Ngày đăng: 17/12/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí