Bối Cảnh Và Định Hướng Phát Triển Du Lịch


đào tạo, hoạt động phát triển nguồn nhân lực ngành Du lịch bao gồm nhiều bộ, ngành, địa phương dưới sự phân công, phân cấp của chính phủ. Mỗi cơ sở đào tạo chịu tác động của nhiều cơ quan trực tiếp liên quan đến quản lý nhà nước.

+ Thiếu đồng bộ trong quản lí, quy hoạch và phát triển nguồn nhân lực ngành Du lịch: Chưa xây dựng được hệ thống cơ sở dữ liệu của nguồn nhân lực ngành Du lịch các tỉnh khu vực DHNTB và Tây Nguyên để có cơ sở vững chắc quản lý, phát triển nguồn nhân lực ngành Du lịch. Do thiếu

hệ thống cơ sở dữ liệu nên chưa xây dựng được chiến lược phát triẻn

nguồn nhân lực nganh Du lịch với những lộ trình cụ thể. Từ việc chưa xây dựng được chiến lược phát triển nguồn nhân lực nên công tác quy hoạch và

quản lý phát triển nguồn nhân lực nganh Du lịch gặp nhiều khó khăn. Đội

ngũ cán bộ làm công tác quản lý đào tạo bồi dưỡng nhân lực ngành Du lịch

rất mỏng, chủ yếu làm việc kiêm nhiệm, thiếu kiến thức và hiểu biết về quản lý đào tạo, bồi dưỡng và về đào tạo bồi dưỡng trong du lịch. Chưa có định hướng cụ thể cho công tác đào tạo, bồi dưỡng nhân lực ngành Du lịch nên các cơ sở đào tạo bồi dưỡng nhân lực ngành Du lịch bung ra hoạt động tự phát, chưa được kiểm tra, chấn chỉnh.

+ Cơ quan quản lý nhà nước về đào tạo cũng như cơ quan quản lý chuyên ngành chưa xây dựng những tiêu chí cụ thể về chuyên môn làm căn

cứ cho các cơ sở đào tạo xây dựng chương trình, giáo trình dẫn đến nội

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 162 trang tài liệu này.

dung đào tạo của các cơ sở không thống nhất, không có quy chuẩn tối thiểu về nội dung chương trình đào tạo chuyên ngành Du lịch cho từng bậc học, từng ngành học. Học viên tốt nghiệp ra trường khó xác định trình độ tay nghề hoặc trình độ quản lý. Việc bổ sung cập nhật kiến thức và phương pháp giảng dạy cũng phụ thuộc chủ yếu vào từng cơ sở đào tạo.

+ Chưa phát huy được vai trò của chính quyền địa phương các cấp ;

Phát triển nguồn nhân lực ngành Du lịch khu vực duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên - 14

việc phát triển nguồn nhân lực chủ yếu phó mặc cho các doanh nghiệp


kinh doanh du lịch, trong khi đó hầu hết các doanh nghiệp du lịch chưa có chiến lược phát triển nguồn nhân lực cho mình kể cả trong dài hạn và ngắn hạn; sự phối kết hợp của các chủ thể phát triển nguồn nhân lực ngành Du lịch yếu, thiếu sự kết hợp giữa các tỉnh trong khu vực để phát triển nguồn nhân lực ngành Du lịch.

2.3.2.2. Nguyên nhân của các hạn chế:

- Ngành Du lịch các tỉnh khu vực DHNTB và Tây Nguyên có sự tăng trưởng quá nhanh, khiến cho các yếu tố cần thiết cho sự tăng trưởng này

không theo kịp và không đáp ứng được. Nguồn nhân lực ngành Du lịch đòi

hỏi những điều kiện và thời gian nhất định để phát triển nên đã không theo kịp với tốc độ phát triển của ngành Du lịch.

Sự tăng trưởng nóng cũng khiến cho nhu cầu về nguồn nhân lực

ngành Du lịch tăng cao, trong khi thị trường lao động không có khả năng đáp

ứng, ngoài ra do

ảnh hưởng của tính mùa vụ

du lịch,

xu hướng thuê lao

động có tính chất mùa vụ khá phát triển ở nhiều khu, điểm du lịch là những nguyên nhân chính gây ra tình trạng chất lượng nguồn nhân lực ngành Du lịch chưa cao và không đồng đều.

- Công tác đào tạo, bồi dưỡng chưa đáp ứng yêu cầu cua xã hội : Có

khoảng cách khá lớn giữa qui mô, cơ cấu, và chất lượng đào tạo với nhu cầu sử dụng lao động của các doanh nghiệp du lịch. Chương trình đào tạo tại các trường khá lạc hậu, đào tạo nặng về lý thuyết, việc đổi mới khá chậm chạp do thiếu cơ sở vật chất, thiếu kinh phí đào tạo.

Các bên liên quan đến đào tạo chưa tìm được tiếng nói chung và chưa phát huy vai trò của mình. Việc đào tạo được phó thác cho các cơ sở đào

tạo, đang gặp nhiều hạn chế về ngành du lịch.

năng lực và khả

năng đào tạo chuyên

- Công tác quản lý nhà nước đối với phát triển nguồn nhân lực ngành

Du lịch còn nhiều bất cập: Tổ chức bộ máy thiếu ổn định qua nhiều lần


tách nhập, lực lượng mỏng, thiếu bộ phận chuyên trách về công tác phát

triển nguồn nhân lực ngành Du lịch ; chưa xây dựng được chiến lược và

các chính sách phát triển nguồn nhân lực ngành Du lịch ; hệ thống các văn

bản về phát triển nguồn nhân lực ngành Du lịch thiếu đồng bộ, đôi khi còn phủ nhận nhau và chưa tạo điêu kiện tốt nhất để phát triển nguồn nhân lực ngành Du lịch.

- Nhiều doanh nghiệp du lịch chưa có chiến lược phát triển nguồn

nhân lực, các tiêu chuẩn trong ngành Du lịch chậm được ban hành. Nhiều

doanh nghiệp chưa có đội ngũ giám đốc nhân sự có tính chuyên nghiệp cao tại các doanh nghiệp, chưa xây dựng được tiêu chuẩn công việc, chưa thực hiện đúng qui trình tuyển chọn, đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực, chưa quan tâm giải quyết tốt mối quan hệ giữa sử dụng và bồi dưỡng lao động.

- Thiếu các chính sách phù hợp để huy động các nguồn tài trợ và

thiếu sự phối hợp chặt chẽ giữa các đối tác liên quan để phát triển nguồn nhân lực ngành Du lịch.

- Vai trò của các hiệp hội, tổ chức nghề nghiệp chưa cao trong các hoạt động đào tạo, phát triển nguồn nhân lực ngành Du lịch.


Tiểu kết chương 2 :

Chương 2 giới thiệu khái quát về địa bàn và thực trạng phát triển du

lịch của

các tỉnh

khu vực

duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên; phân

tích thực trạng phát triển nguồn nhân lực ngành Du lịch.

Thực trạng phát triển nguồn nhân lực ngành Du lịch của các tỉnh khu vực DHNTB và Tây Nguyên được phân tích trên nhiều góc độ, trong đó tập trung vào đánh giá bản thân nguồn nhân lực ngành Du lịch; công táo đào tạo, bồi dưỡng nhân lực và công tác quản lý nhà nước về phát triển nguồn nhân lực ngành Du lịch trên địa bàn nghiên cứu. Các phiếu điều tra khảo sát về thực trạng lao động quản lý và lao động trong doanh nghiệp trong khu vực được sử dụng để minh chứng cho các nhận xét đánh giá về lực lượng lao động du lịch của khu vực.

Những ưu điểm của thực trạng phát triển nguồn nhân lực ngành Du lịch các tỉnh khu vực DHNTB và Tây Nguyên là đã có sự phát triển cả về lượng và chất, phần nào đáp ứng được yêu cầu phát triển du lịch; hệ thống các cơ sở đào tạo đã có sự phát triển nhanh chóng với nhièu ngành nghề đào tạo phục vụ cho ngành du lịch, công tác đào tạo mới được tăng cường kể cả về quy mô, chất lượng và năng lực đào tạo, công tác đào tạo lại, bồi dưỡng nhân lực được chú trọng hơn; công tác quản lý nhà nước đối với phát triển nguồn nhân lực nganh Du lịch được củng cố.

Bên cạnh đó, nguồn nhân lực và công tác đào tạo phát triển nguồn

nhân lực ngành Du lịch các tỉnh khu vực DHNTB và Tây Nguyên có những hạn chế tồn tại chính là thiếu về số lượng, yếu về chất lượng, bất hợp lý

về cơ

cấu.

Chất lượng của nguồn nhân lực ngành Du lịch chưa đáp

ứng

được yêu cầu phát triển, người lao động chưa được trang bị đầy đủ các kỹ

năng và kiến thức cần thiết cho công việc mà mình đảm nhận. Tỷ lệ lao

động được đào tạo chuyên ngành Du lịch còn quá ít, lao động phổ thông chưa qua đào tạo còn nhiều ; khả năng sử dụng thành thạo ngoại ngữ và


các công nghệ

còn thấp. Sự

thiếu hụt lực lượng lao động dẫn đến tình

trạng tranh dành, lôi kéo lao động giữa các doanh nghiệp làm cho thị trường lao động mất cân đối cung cầu, doanh nghiệp chưa chú trọng đúng mức công tác đào tạo nguồn nhân lực. Người lao động chưa có ý thức tự đào tạo, bồi dưỡng cho bản thân. Công tác quản lý nhà nước đối với phát triển nguồn nhân lực ngành Du lịch gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là công tác đào tạo. Vai trò của các sở quản lý du lịch trong quản lý nguồn nhân lực ngành Du lịch khá mờ nhạt; thiếu một chiến lược tổng thể phát triển nguồn nhân

lực ngành Du lịch. Các cơ sở đào tạo có quy mô nhỏ, giáo trình, chương

trình, nội dung đào tạo thiếu thống nhất, chất lượng của đội ngũ giáo viên còn hạn chế, chất lượng đào tạo chưa cao, chưa theo sát với nhu cầu của xã hội. Còn khoảng cách khá xa giữa những kiến thức do các cơ sở đào tạo trang bị cho người học với đòi hỏi của công việc tại các doanh nghiệp kinh doanh du lịch, phần lớn các doanh nghiệp vẫn phải đào tạo lại người lao động trước khi đưa vào sử dụng; chưa thiết lập được hệ thống cơ sở dữ liệu về nguồn nhân lực ngành Du lịch phục vụ cho quản lý và phát triển. Các bên có liên quan đến công tác đào tạo, phát triển nguồn nhân lực ngành

Du lịch chưa tìm được tiếng nói chung. Chưa phát huy được vai trò của

chính quyền địa phương các cấp; việc phát triển nguồn nhân lực chủ yếu phó mặc cho các doanh nghiệp kinh doanh du lịch, trong khi đó hầu hết các doanh nghiệp du lịch chưa có chiến lược phát triển nguồn nhân lực cho mình kể cả trong dài hạn và ngắn hạn; sự phối kết hợp của các chủ thể phát triển nguồn nhân lực ngành Du lịch yếu, thiếu sự kết hợp giữa các tỉnh

trong khu vực để

phát triển nguồn nhân lực ngành Du lịch.

Chưa thu hút

được các nguồn lực xã hội phục vụ phát triển nguồn nhân lực ngành Du

lịch ; chưa có chính sách thu hút, tuyển dụng, sử dụng và đãi ngộ hợp lý nên chưa thu hút được nguồn nhân lực ngành Du lịch chất lượng cao.


Chương 3.

MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC

NGÀNH DU LỊCH CÁC TỈNH KHU VỰC DUYÊN HẢI NAM

TRUNG BỘ VÀ TÂY NGUYÊN


3.1. Bối cảnh và định hướng phát triển du lịch

các tỉnh

khu vực

duyên hải Nam Trung Bộ (DHNTB) và Tây Nguyên đến năm 2020

3.1.1. Bối cảnh phát triển du lịch Nguyên:

các tỉnh

khu vực DHNTB và Tây

3.1.1.1. Những thuận lợi và cơ hội phát triển :

- Bối cảnh quốc tế : Bối cảnh quốc tế trong thời gian tới có nhiều thời cơ lớn đan xen với nhiều thách thức lớn. Toàn cầu hoá nền kinh tế thế giới là xu thế tất yếu khách quan không thể đảo ngược, làm tăng tính phụ

thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia trên thế

giới. Để

phát triển, các nước

phải tăng cường hợp tác và cạnh tranh lẫn nhau với lợi thế nghiêng về

những nước có nền kinh tế và khoa học công nghệ phát triển. Điều này làm cho sự cách biệt giàu nghèo giữa các quốc gia ngày càng lớn. Khoa học và công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin và công nghệ sinh học tiếp tục có những bước nhảy vọt, ngày càng trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp,

thúc đẩy sự

phát triển kinh tế

và biến đổi sâu sắc các lĩnh vực của đời

sống xã hội. Các nước đang phát triển, trong đó có nước ta, đang đứng trước cơ hội thu hẹp khoảng cách so với các nước phát triển, cải thiện vị

thế của mình; đồng thời cũng đối mặt với nguy cơ tụt hậu xa hơn nếu

không tranh thủ được cơ hội, khắc phục yếu kém để vươn lên.

Song song với quá trình hội nhập kinh tế quốc tế và toàn cầu hóa, nhu cầu du lịch cũng tăng lên rất mạnh. Xu hướng xóa bỏ các rào cản ngăn cách giao lưu văn hóa giữa các quốc gia, dân tộc đã thúc đẩy nhu cầu giao


lưu văn hóa. Bên cạnh đó, những tiến bộ về khoa học công nghệ, giao

thông vận tải cũng góp phần thúc đẩy du lịch quốc tế phát triển.

Du lịch là ngành kinh tế có sự tăng trưởng cao và ổn định. Theo thống kê của Tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO), mặc dù bị ảnh hưởng nặng nề của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới, nhưng năm 2008 ngành Du lịch

toàn cầu đã đem lại nguồn thu tới 944 tỷ USD, tạo việc làm cho trên 300

triệu người. Du lịch được coi là ngành kinh tế quan trọng giúp các nước đang phát triển đẩy nhanh mục tiêu phát triển kinh tế, xoá đói giảm nghèo. Theo dự báo của UNWTO, đến năm 2020, tổng mức chi tiêu của du khách

quốc tế

sẽ tăng gấp đôi so với con số

800 tỷ

USD/năm như

hiện nay.

Nhiều nước trên thế giới đã coi du lịch là một trong những nguồn thu ngoại tệ lớn nhất, riêng tại các nước vùng Caribê, 50% GDP là từ du lịch. Hiện nay, Pháp đang là quốc gia đón nhiều du khách nước ngoài nhất (khoảng 75 triệu lượt), tiếp đó là Tây Ban Nha (53 triệu lượt), Mỹ (41,9 triệu lượt). Trong chiến lược phát triển kinh tế, du lịch luôn được coi ngành kinh tế quan trọng, giúp các nước đang phát triển đẩy nhanh mục tiêu xóa đói giảm nghèo và cải thiện đời sống cho người dân.

- Tình hình trong nước: Việt Nam có tài nguyên du lịch phong phú, đa dạng với nhiều di sản được UNESCO công nhận là di sản thế giới. Kể từ Đại hội Đảng lần thứ VI, nước ta kiên trì đi theo đường lối đổi mới, hội nhập kinh tế quốc tế, phát triển nền kinh tế mở, do đó du lịch có điều kiện để phát triển. Việt Nam phát triển nền kinh tế thị trường, định hướng xã

hội chủ nghĩa, liên tục tăng trưởng với tốc độ cao; cơ cấu kinh tế đang

chuyển đổi nhanh theo hướng tăng dần tỷ trọng của khối công nghiệp và dịch vụ; kết cấu hạ tầng ngày càng được đầu tư phát triển; đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được cải thiện; nhận thức về ngành Du lịch thay đổi theo hướng tích cực; nhu cầu du lịch tăng nhanh. Uy tín của Việt


Nam đang tăng nhanh trên trường quốc tế. nước ta đã đăng cai tổ chức

thành công nhiêù chủ tịch ASEAN.

sự kiện lớn của thế giới như ASEM, APEC, hiện đang là

Năm 2007 Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức WTO. Đây là điều kiện thuận lợi để du lịch Việt Nam xúc tiến mở rộng thị trường thu hút du khách. Cơ hội lớn thứ hai từ việc hội nhập với nền kinh tế quốc tế là tăng thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài vào du lịch để phát triển hạ tầng, nâng cao năng lực phục vụ khách trong và ngoài nước. Theo số liệu thống kê của Cục Đầu tư Nước ngoài - Bộ Kế hoạch và Đầu tư, đến năm 2008 có trên 9 tỷ USD vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đầu tư vào lĩnh vực du lịch - dịch vụ, còn trong năm 2009, chỉ tính riêng 02 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài vào lĩnh vực du lịch là dự án Bãi biển Rồng (Quảng Nam) và dự án Hồ Tràm (Bà Rịa - Vũng Tàu) đã có số vốn đăng ký lên đến trên 8 tỷ USD. Các chuyên gia nhận định, trong thời gian tới đây, làn sóng đầu tư vào du lịch - dịch vụ sẽ tiếp tục gia tăng, đặc biệt là trong lĩnh vực khách sạn nhà hàng. Theo cam kết gia nhập WTO về du lịch, Việt Nam sẽ mở cửa hơn nữa cho các doanh nghiệp nước ngoài tham gia vào lĩnh vực khách sạn, nhà hàng và dịch vụ đại lý lữ hành, tạo nên sự cạnh tranh về thương hiệu và chất lượng trong phát triển triển du lịch.

Nước ta có chế độ chính trị ổn định, an ninh đảm bảo; đất nước, con người Việt Nam mến khách; Việt Nam được đánh giá là một trong những điểm đến an toàn, thân thiện nhất của châu Á. Hệ thống pháp luật đang từng bước được hoàn thiện; chính sách đổi mới, mở cửa và hội nhập với việc gia nhập các tổ chức kinh tế khu vực và thế giới đã và đang tạo điều kiện thuận lợi cho kinh tế đối ngoại, trong đó có du lịch phát triển.

Đảng và Nhà nước rất quan tâm đến phát triển du lịch, thể hiện rõ nét trong văn kiện Đại hội Đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ IX: … ”Phát

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 17/12/2023