Cơ Cấu Cán Bộ Quản Lý Doanh Nghiệp Du Lịch Các Tỉnh Dhntb Theo Giới Tính Và Năm Sinh


Về mặt cơ cấu thì lao động nữ vẫn chiếm tỷ lệ cao hơn so với nam

giới. Lao động nữ chiếm tới 55,60%, trong khi đó lao động nam chỉ là

44,40% trong tổng số lao động du lịch.

Sự phát triển của du lịch trong những năm gần đây đòi hỏi các tỉnh

khu vực cần phải có sự phát triển mạnh về nhân lực ngành Du lịch và cần cải tạo tốt về cơ sở hạ tầng. Công tác quản lý về đào tạo nguồn nhân lực ngành Du lịch cũng là một vấn đề cần chú ý đối với các tỉnh trong khu vực, đặc biệt là các tỉnh Tây Nguyên vì những tỉnh này gặp rất nhiều khó khăn trong công tác đào tạo và quản lý nhân lực. Cần có sự quan tâm hơn nữa của các cơ quan quản lý về Du lịch để Tây Nguyên thực sự có sự phát triển du lịch đúng đắn.

Nguồn nhân lực ngành

Du lịch

ở các tỉnh

khu vực DHNTB và Tây

Nguyên mới hình thành và trong quá trình phát triển với nhiều biến động.

Các cơ

quan quản lý nhà nước về du lịch

ở địa phương chưa hình thành

được hệ thống thông tin về thị trường lao động trong lĩnh vực du lịch, để có những phân tích, đánh giá khách quan và chính xác về thực trạng chất

lượng nguồn nhân lực ngành

Du lịch ở các tỉnh

khu vực DHTNB và Tây

Nguyên, tác giả Luận án đã tiến hành khảo sát trên địa bàn tất cả các tỉnh thuộc phạm vi nghiên cứu. Việc khảo sát được tiến hành cả với cán bộ quản lý doanh nghiệp và người lao động trực tiếp. Phiếu khảo sát được thiết kế trên cơ sở tham khảo mẫu phiếu của một số cơ sở đào tạo và xin ý kiến đóng góp của nhiều cán bộ quản lý, cán bộ làm việc lâu năm trong ngành Du lịch.

Tác giả đã tiến hành gửi 124 phiếu đến cán bộ quản lý (81 phiếu ở

DHNTB và 43 phiếu ở Tây Nguyên); 528 phiếu đến nhân viên các doanh

nghiệp ( 423 phiếu

ở DHNTB và 105 phiếu

ở Tây Nguyên). Sau khi thu

thập, xử lý các thông tin có liên quan, kết quả xử lý phiếu điều tra như sau:

a) Đối với cán bộ quản lý doanh nghiệp:


Bảng 2.7. Cơ cấu cán bộ quản lý doanh nghiệp du lịch các tỉnh DHNTB theo giới tính và năm sinh

(Tính đến cuối tháng 6 năm 2009)


Địa phương

Giới tính

Năm sinh

Bình Định

Nam

Nữ

Trước 1960

1961 -

1970

1971 -

1980

1981 -

1990

Người

4

0

0

2

2

0

Tỷ lệ %

100,0

0

0

0

50,00

50,00

0

Tổng số

4

Phú Yên







Người

12

8

4

7

5

4

Tỷ lệ %

60,00

40,00

20,00

35,00

25,00

20,00

Tổng số

20

Khánh Hoà







Người

17

17

7

16

12

1

Tỷ lệ %

50,00

50,00

20,58

41,17

35,29

2,94

Tổng số

34

Ninh Thuận







Người

5

5

3

4

1

2

Tỷ lệ %

50,00

50,00

30,00

40,00

10,00

20,00

Tổng số

10

Bình Thuận







Người

9

4

6

5

1

1

Tỷ lệ %

69,23

30,77

46,15

38,46

7,69

7,69

Tổng số

13

Toàn khu vực DHNTB







Người

47

34

20

32

21

8

Tỷ lệ %

58,02

41,98

24,69

39,50

25,92

9,87

Tổng số

81

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 162 trang tài liệu này.

Phát triển nguồn nhân lực ngành Du lịch khu vực duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên - 11


Về giới tính: Kết quả khảo sát cho thấy số lượng cán bộ quản lý là nam (Nam Trung Bộ: 58%; Tây Nguyên: 69% - Bảng 2.7 và Bảng 2.8) nhiều hơn nữ. Về độ tuổi, phần lớn trong khoảng 40-50 (Nam Trung Bộ: 65,42%; Tây Nguyên: 53,83%).

Bảng 2.8. Cơ cấu cán bộ quản lý doanh nghiệp du lịch các tỉnh Tây Nguyên theo giới tính và năm sinh

(Tính đến cuối tháng 6 năm 2009)


Địa phương

Giới tính

Năm sinh

Kon Tum

Nam

Nữ

Trước 1960

1961 -

1970

1971 -

1980

1981 -

1990

Người

8

2

1

5

2

2

Tỷ lệ %

80,00

20,00

10,00

50,00

20,00

20,00

Tổng số

13

Gia Lai







Người

7

3

2

5

1

0

Tỷ lệ %

70,00

30,00

20,00

50,00

10,00

00,00

Tổng số

10

Đắk Lắk







Người

6

7

2

4

3

4

Tỷ lệ %

46,15

53,85

15,38

30,76

23,07

30,76

Tổng số

13

Đắk Nông







Người

4

1

0

4

1

0

Tỷ lệ %

80,00

20,00

00,00

80,00

20,00

00,00

Tổng số

5

Lâm Đồng







Người

5

0

1

3

1

0

Tỷ lệ %

100,0

0

00,00

20,00

60,00

20,00

00,00

Tổng số

5

Toàn khu vực Tây nguyên

Người

30

13

6

21

8

6

Tỷ lệ %

69,76

30,23

13,95

48,83

18,60

13,95



Tổng số

43

Đặc biệt, số

lượng cán bộ

trong độ

tuổi trên 50 khá nhiều (Nam

Trung Bộ: 24,69%; Tây Nguyên: 13,95%). Những người ở độ tuổi dưới 30 không nhiều (Nam Trung Bộ: 9,87%; Tây Nguyên: 13,95%). Như vậy, vấn đề trẻ hóa phải được đặt ra đối với cán bộ quản lý doanh nghiệp du lịch.

Về thành phần kinh tế: Các cán bộ quản lý được khảo sát thuộc các doanh nghiệp du lịch nhà nước, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ

phần, doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

Trong đó, ở các tỉnh khu vực DHNTB chủ yếu là công ty nhà nước, công ty cổ phần và doanh nghiệp tư nhân, còn tại các tỉnh Tây Nguyên - là công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần và doanh nghiệp tư nhân.

Bảng 2.9. Cơ cấu cán bộ quản lý doanh nghiệp du lịch các tỉnh DHNTB theo loại hình doanh nghiệp

(Tính đến cuối tháng 6 năm 2009)



Tỉnh

Bình

Định

Phú Yên

Khánh Hòa

Ninh

Thuận

Bình

Thuận

Tổng

Tổng số

(Người)


4


20


34


10


13


81


SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

Tổng

%

Nhà

nước

1

25,00

5

25,00

12

35,29

2

20,00

2

15,38

22

27,16

TNHH

0

0

0

0

2

5,88

1

10,00

4

30,7

6

7

8,64

Cổ phần

1

25,00

6

30,00

9

26,47

4

40,00

1

7,69

21

25,92

Tư nhân

1

25,00

9

45,00

6

17,64

2

20,00

4

30,7

6

22

27,16

ĐTNN

1

25,00

0

0

4

11,76

0

0

2

5,38

7

8,64


Bảng 2.10. Cơ cấu cán bộ quản lý doanh nghiệp du lịch các tỉnh Tây Nguyên theo loại hình doanh nghiệp

(Tính đến cuối tháng 6 năm 2009)


Tỉnh

Kon Tum

Gia Lai

Đắk Lắk

Đắk Nông

Lâm Đồng

Tổng tiểu vùng

Tổng số

(Người)


10


10


13


5


5


43


Số lượng

%

Số lượng

%

Số lượng

%

Số lượng

%

Số lượng

%

Tổng

số

%

Nhà

nước

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

TNHH

1

10,0

0

2

20,00

4

30,76

1

20,00

1

20,00

9

20,93

Cổ phần

8

80,0

0

7

70,00

4

30,76

3

60,00

2

40,00

24

55,81

Tư nhân

1

10,0

0

1

10,00

5

38,46

1

20,00

2

40,00

10

23,25

ĐTNN

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0


Bảng 2.11. Cơ cấu cán bộ quản lý doanh nghiệp du lịch các tỉnh khu vực DHNTB theo trình độ đào tạo

(tính đến cuối tháng 6 năm 2009)


DH NTB

(Người)

Trình độ đào tạo

Chuyên ngành

Dưới THPT

Trung học PT

Cao đẳng

Đại học

Sau ĐH

Du lịch

Khác

0

16

8

55

0

29

52

%

0

19,75

9,87

67,90

0

35,80

64,19


LLCT

QLNN

Ngoại ngữ (E)

Tin học

SC

TC

CC

SC

TC

CC

A/B

C

>C

A/B

C

>C

27

9

3

6

3

0

39

8

21

53

3

5

%

33,33

11,1

1

3,7

0

7,4

0

3,7

0

0

48,1

4

9,8

7

25,92

65,43

3,7

0

6,17

Tổng số

(Người)

81

Về trình độ và nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng:


* Đối với khu vực DHNTB: phần lớn cán bộ quản lý du lịch có trình độ đại học và chỉ khoảng 1/3 được đào tạo chuyên ngành du lịch (35,80%). Tuy nhiên, chưa có cán bộ có trình độ trên đại học. Về lý luận chính trị chủ yếu đã qua các lớp sơ cấp (33,33%), còn về quản lý nhà nước thì hầu như chưa được đào tạo. Về ngoại ngữ, hầu như đều biết tiếng Anh ở trình độ A/B (48,14%). Có tới 25,92% có trình độ trên C. Đặc biệt có một số cán bộ biết 2 ngoại ngữ (4 người); hoặc 3 ngoại ngữ (2 người) và chủ yếu tập trung ở Khánh Hòa.

Tin học phần lớn có trình độ A/B (65,43%), có khoảng 10% có trình độ C và trên C.

Ở các tỉnh Tây Nguyên, phần lớn cán bộ quản lý du lịch có trình độ

đại học và chỉ khoảng 1/3 được đào tạo chuyên ngành du lịch (30,23%).

Tuy nhiên, chưa có cán bộ có trình độ trên đại học. Về lý luận chính trị, chủ yếu đã qua các lớp trung cấp (37,20%), còn về quản lý nhà nước thì chưa được đào tạo. Về ngoại ngữ, hầu như đều biết tiếng Anh ở trình độ A/B (51,16%). Chỉ có số ít có trình độ trên C (4,65%). Đặc biệt cũng có cán bộ biết 2 ngoại ngữ (1 người); hoặc 3 ngoại ngữ (1 người) và chủ yếu tập trung ở KonTum. Về tin học phần lớn có trình độ A/B (53,48%), có khoảng 5% có trình độ C và trên C.

Nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng của các tỉnh khu vực DHNTB tập trung

vào quản lý kinh doanh tổng hợp (kỹ năng lãnh đạo doanh nghiệp; lập

chiến lược và kế hoạch kinh doanh; đàm phán ký kết hợp đồng; chiến lược

phát triển kinh doanh, lập kế hoạch sản xuất, kinh doanh; vv...) chiếm

phần lớn (43,20%); sau đó đến ngoại ngữ (34,56%, mặc dù phần lớn cán bộ quản lý đã có trình độ nhất định) và quản trị nhân sự (34,56%). Đối với các lớp ngắn hạn thì nhu cầu phần lớn thuộc về các khóa quản lý khách sạn (44,44%) và nhà hàng (24,69%).


Đối với các tỉnh khu vực Tây Nguyên, nhu cầu đào tạo bồi dưỡng về ngoại ngữ và quản trị nhân sự chiếm đa phần (đều là 55,81% và 41,86), đó cũng do đặc thù của các tỉnh khu vực Tây Nguyên so với các tỉnh DHNTB. Nhu cầu hiểu biết về quản lý kinh doanh tổng hợp (kỹ năng lãnh đạo doanh nghiệp; lập chiến lược và kế hoạch kinh doanh; đàm phán ký kết hợp đồng; chiến lược phát triển kinh doanh, lập kế hoạch sản xuất, kinh doanh; vv...) và các quy định hiện hành của Nhà nước về thành lập và hoạt động của doanh nghiệp du lịch cũng được khá nhiều người quan tâm (đều khoảng trên

30%). Kiến thức quản lý nhà nước được quan tâm hơn so với các tỉnh khu

vực DHNTB, khi có tới 34,88% thể hiện mong muốn, ngang với nhu cầu về kỹ năng giao tiếp (32,55%) và ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý (34,88%).

Đối với các lớp ngắn hạn, cũng giống như các tỉnh khu vực DHNTB, phần lớn nhu cầu hướng tới các khóa về quản lý khách sạn (39,53%) và nhà hàng (20,93%).

b) Đối với nhân viên các doanh nghiệp du lịch:

Về giới tính và độ tuổi:

Kết quả

khảo sát cho thấy số lượng nhân

viên nam (DHNTB: 42,08%; Tây Nguyên: 27,62% ít hơn nữ (xu hướng này ngược lại với cơ cấu của cán bộ quản lý đã được mô tả ở trên). Về độ tuổi, phần lớn trong khoảng 30-40 (DHNTB: 40,19%; Tây Nguyên:

60,46%). Đặc biệt, số

lượng nhân viên trong độ

tuổi 50 không đáng kể

(DHNTB: 1,65%; Tây Nguyên: 6,66%), đặc điểm này ngược lại với đặc điểm cơ cấu của cán bộ quản lý đã được mô tả ở trên.

Về thành phần kinh tế: Các nhân viên được khảo sát thuộc các doanh nghiệp du lịch nhà nước, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, trong đó

chủ

yếu là công ty cổ

phần và công ty nhà nước

ở các tỉnh

khu vực


DHNTB, còn tại nhiệm hữu hạn.

các tỉnh

Tây Nguyên - là công ty cổ phần, công ty trách

Về trình độ và nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng:

* Đối với khu vực DHNTB:

Về trình độ đào tạo, gần một nửa số nhân viên có trình độ đại học (39,95%) và chỉ khoảng 1/2 được đào tạo chuyên ngành du lịch (47,99%). Tuy nhiên, vẫn còn nhiều người vẫn đang ở trình độ trung học phổ thông (38,77%) và chưa có ai có trình độ trên đại học.

Về lý luận chính trị và quản lý nhà nước thì hầu như chưa có mấy người đã qua các lớp đào tạo, bồi dưỡng.

Về ngoại ngữ, hầu như đều biết tiếng Anh ở trình độ A/B (59,80%). Cũng có số lượng người có trình độ C (11,50%) và trên C (16,90%). Đặc biệt có một số ít người biết nhiều ngoại ngữ (và cũng tương tự như đối với cán bộ quản lý, chủ yếu tập trung ở Khánh Hòa). Ngoài tiếng Anh, các nhân viên còn biết tiếng Pháp, Hoa, Nhật, Nga.

Về tin học phần lớn có trình độ A/B (49,64%), có khoảng 7% có trình độ C và trên C.

* Đối với khu vực Tây Nguyên:

Về trình độ đào tạo, phần lớn nhân viên có trình độ phổ thông trung học (46,66%) và khoảng 1/2 được đào tạo chuyên ngành du lịch (43,8%). Tuy nhiên, vẫn còn một số nhân viên ở trình độ dưới phổ thông trung học (0,95%), và cũng chưa có cán bộ có trình độ trên đại học. Về lý luận chính trị và quản lý nhà nước thì hầu như chưa hề được đào tạo. Về ngoại ngữ, hầu như đều biết tiếng Anh ở trình độ A/B (55,23%). Cũng có số ít có trình

độ trên C (0,95%). Đặc biệt cũng có cán bộ biết 2 ngoại ngữ (1 người).

Về tin học phần lớn có trình độ A/B (41,90%), có khoảng 7% có trình độ C và trên C.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 17/12/2023