Đánh Giá Chung Về Thực Trạng Phát Triển Nguồn Nhân Lực Ngành Du Lịch Các Tỉnh Khu Vực Dhntb Và Tây Nguyên


- Hệ thống chính sách phát triển nguồn nhân lực ngành Du lịch: Hệ

thống chính sách về phát triển nguồn nhân lực ngành Du lịch bao gồm:

Chính sách về quản lý phát triển du lịch: quy định những tiêu chuẩn nghề nghiệp du lịch, chương trình đào tạo chuyên ngành; Chính sách về giáo dục, đào tạo du lịch: về cơ sở đào tạo du lịch, chương trình đào tạo, tiêu chuẩn giáo viên, chế độ đối với giáo viên và người học, học phí; Chính sách về lao động du lịch: quy định chế độ làm việc, thời gian làm việc, chế độ bảo hiểm, tiền lương, đào tạo nghề. Hệ thống này được ban hành chủ yếu ở cấp Trung ương; các tỉnh trong khu vực thường áp dụng những chính sách này mà không ban hành chính sách riêng của mình.

- Quản lý nhà nước đối với công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực ngành Du lịch: Chủ thể quản lý nhà nước về đào tạo và hoạt động phát triển nguồn nhân lực ngành Du lịch bao gồm nhiều bộ, ngành và địa

phương dưới sự

phân công trách nhiệm của chính phủ.

Ở đây, công tác

quản lý nhà nước về đào tạo trong lĩnh vực du lịch có sự tham gia phối hợp

của nhiều cơ

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 162 trang tài liệu này.

quan. Trong đó, cơ

quan chịu trách nhiệm chính gồm: Bộ

Phát triển nguồn nhân lực ngành Du lịch khu vực duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên - 13

GD&ĐT, Bộ VH,TT&DL (Tổng cục Du lịch) với vai trò là cơ quan quản lý ngành, và các bộ ngành liên quan khác như Bộ LĐ,TB & XH (Tổng cục dạy nghề), Bộ KH & ĐT, Bộ Tài chính…. Đối với công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, Bộ VH,TT&DL phối hợp với Bộ Nội vụ thực hiện.

Ở các tỉnh khu vực DHNTB và Tây Nguyên, Bộ VH,TT&DL quản lý trực tiếp một trường cao đẳng và hai trường trung học nghiệp vụ du lịch (Trường Trung cấp du lịch Nha Trang và Đà Lạt mới thành lập năm 2007); Bộ GD & ĐT và các bộ, ngành khác quản lý các trường đại học, trung học, trường và trung tâm dạy nghề chuyên ngành du lịch; Ủy ban Nhân dân các tỉnh quản lý các trung tâm giáo dục thường xuyên, các trường trung học, trung tâm dạy nghề; ở một số doanh nghiệp có các trường trung học, trung tâm dạy nghề.


Công tác quản lý nhà nước về đào tạo, bồi dưỡng nhân lực ngành Du lịch được tăng cường thông qua việc xây dựng và thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về giáo dục và đào tạo được Tổng cục Du lịch (nay là Bộ VH,TT&DL) cụ thể hóa cho phù hợp với ngành, như quy chế tổ chức và hoạt động của các trường cao đẳng, trung học nghiệp vụ du lịch trực thuộc Tổng cục Du lịch; các quy định về tiêu chuẩn hướng dẫn viên du lịch quốc tế, tiêu chuẩn nhân viên phục vụ khách sạn,... đã tổ chức xây dựng chương trình khung trung học chuyên nghiệp ngành Du lịch, tập huấn và triển khai quy trình đào tạo lại, bồi dưỡng nâng cao năng lực lao động của

ngành. Việc bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển, từ chức, miễn nhiệm

cán bộ, công chức, viên chức lãnh đạo được tiến hành đúng tiêu chuẩn, trình tự, thủ tục theo quy định tại Quyết định 27/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ và các quy định tại các văn bản hướng dẫn của các bộ, ngành liên quan. Công tác kiểm tra, thanh tra đào tạo du lịch bước đầu được quan tâm, đã tiến hành thanh tra việc sử dụng và cấp văn bằng, chứng chỉ không hợp pháp. Hàng năm đều tổ chức kiểm tra, thanh tra công tác tuyển sinh.

Các cơ sở giáo dục và đào tạo về du lịch trực thuộc các cơ quan chủ quản khác nhau như các bộ (Bộ GD & ĐT, Bộ Công thương…), ngành, và địa phương khác nhau … Sự khác biệt về cơ quan chủ quản và ảnh hưởng của cơ quan chủ quản rất lớn tới các cơ sở đào tạo nên cũng gây ra những khó khăn nhất định để có được liên thông giữa các bậc học, công nhận văn bằng chứng chỉ, công nhận chất lượng đào tạo chung giữa các ngành nghề đào tạo trong các truờng, cơ sở đào tạo du lịch.

Mỗi cơ sở đào tạo chịu tác động của 4 cơ quan trực tiếp liên quan đến quản lý nhà nước về đào tạo: 1) Cơ quản chủ quản (quản lý về nhân

sự, tổ chức, phân phối tài chính, trực tiếp giao chỉ tiêu đào tạo); 2) Cơ quan

quản lý nhà nước về đào tạo (Bộ GD&ĐT, Bộ LĐ&TBXH ra các quy định

quy chế

quản lý hoạt động tổ

chức đào tạo

ở các cấp đào tạo thuộc


quyền); 3) Cơ

quan quản lý tài chính (Bộ

Tài chính và các cơ quan theo

ngành dọc theo dõi và phối hợp ra các quy định về chế độ tài chính); và 4) Cơ quan quản lý về kế hoạch (Bộ KH & ĐT chủ trì, lập kế hoạch chỉ tiêu đào tạo). Riêng đối với cơ sở đào tạo công lập có sử dụng lao động thuộc biên chế nhà nước của chịu sự quản lý nhà nước về nhân sự từ Bộ Nội vụ. Mặc dù Chính phủ có quy định phân công, phân cấp cho các bộ ngành

quản lý theo Nghị định 166/2004/NĐ-CP ngày 16/9/2004 nhưng chưa thể

chi tiết hoá trong từng sự vụ. Vì vậy, để giải quyết các vấn đề có liên quan đến nhiều cơ quan quản lý, các cơ sở đào tạo thường mất nhiều thời gian và gặp không ít khó khăn. Cụ thể: Chính phủ quy định cụ thể trách nhiệm

quản lý nhà nước về giáo dục của UBND cấp tỉnh, Sở GD&ĐT, UBND

cấp huyện, Phòng GD&ĐT, UBND cấp xã nhưng không đề cập đến các sở quản lý chuyên ngành. Chính vì vậy, vai trò của các Sở VH, TT & DL rất khiêm tốn trong việc phối hợp với các cơ quan chức năng của địa phương theo phân công của UBND tỉnh trong quản lý giáo dục.

Đối với công tác phát triển nguồn nhân lực, bản thân nhiệm vụ này nằm trong chiến lược phát triển nhân lực của từng địa phương và khi thực

hiện có sự

phối hợp của nhiều cơ

quan chức năng (Sở

Nội vụ, Sở

GD&ĐT, Sở Lao động…) trong đó vai trò của Sở quản lý về du lịch rất mờ nhạt. Ngay trong nội bộ Sở VH,TT&DL ở mỗi địa phương, vai trò của bộ

phận du lịch cũng bị

hạn chế

về chức năng nhiệm vụ

do trong mỗi Sở

thường chỉ có 1 phòng quản lý du lịch hoặc phòng nghiệp vụ du lịch.

Vai trò của các cơ quan theo ngành dọc về du lịch tại các quận huyện

cũng rất mờ nhạt. Không ít quận huyện ở các địa phương trong cả nước

thậm chí cũng không có cán bộ chuyên trách về du lịch.

Chính vì vậy, vai trò của Bộ VH,TT&DL - Tổng cục Du lịch đối với quản lý nhà nước về đào tạo cũng như phát triển nguồn nhân lực ngành Du

lịch, nếu xét trên góc độ

các cơ

quan quản lý theo ngành dọc, cũng còn


nhiều hạn chế

(mới chỉ

phát huy vai trò của cơ

quan chủ

quản của các

trường trực thuộc, chưa phát huy được thế ngành).

mạnh của vai trò quản lý

Hệ thống văn bản quản lý nhà nước về đào tạo, phát triển nguồn

nhân lực ngành Du lịch được xây dựng từ chức năng, nhiệm vụ của các cơ

quan quản lý nhà nước

ở cấp Trung

ương, địa phương; các văn bản quy

định, hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ của các cơ sở đào tạo, các bên tham gia vào phát triển nguồn nhân lực; các văn bản về chiến lược, quy hoạch như chiến lược giáo dục, chiến lược du lịch; các văn bản quy định chi tiết các hành vi, hoạt động của các đối tượng chịu sự quản lý nhà nước như hoạt động tổ chức đào tạo, tuyển sinh, công nhận tốt nghiệp; học phí, lệ phí…. Các văn bản quy định và hệ thống chính sách chủ yếu gồm: Luật Giáo dục, Luật Du lịch, Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam giai đoạn 2001 - 2010 và các văn bản quy phạm pháp luật khác.

Mặc dù có nhiều luật và các chiến lược đang được xây dựng và hoàn

chỉnh nhưng thiếu các văn bản hướng dẫn thực thi. Điều này không nhỏ tới việc triển khai áp dụng trong thực tiễn.

ảnh hưởng

2.3. Đánh giá chung về thực trạng phát triển nguồn nhân lực ngành Du lịch các tỉnh khu vực DHNTB và Tây Nguyên

2.3.1. Những ưu điểm và nguyên nhân:

2.3.1.1. Những ưu điểm:

- Trong những năm qua, nguồn nhân lực ngành vực DHNTB và Tây Nguyên có sự tăng trưởng nhanh

Du lịch các tỉnh khu chóng về số lượng,

cùng với đó chất lượng đội ngũ lao động ngành Du lịch cũng được nâng cao đáng kể, phần nào đáp ứng được nhu cầu sử dụng của các doanh nghiệp du

lịch và yêu cầu phát triển ngành. Điều đáng ghi nhận nhất là đội ngũ lao

động ở các doanh nghiệp du lịch có yếu tố nước ngoài hoặc liên doanh với các hãng du lịch danh tiếng có chất lượng tương đối cao và đồng đều.


- Hệ

thống các cơ

sở đào tạo đã có sự phát triển nhanh chóng với

nhiều ngành nghề đào tạo phục vụ cho ngành Du lịch. Nhiều cơ sở đã có cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại, đội ngũ giáo viên được đào tạo bài bản, chương trình giáo trình được chuẩn hoá, tiệm cần dần với tiêu chuẩn của

các nước có ngành Du lịch phát triển. Công tác đào tạo mới được tăng

cường kể

cả về

quy mô, chất lượng và năng lực đào tạo, cơ cấu ngành

nghề đào tạo chuyển dịch theo hướng tích cực; công tác đào tạo lại, bồi

dưỡng nhân lực được chú trọng hơn; hoạt động liên kết đào tạo, bồi dưỡng nhân lực du lịch chặt chẽ hơn.

- Công tác quản lý nhà nước đối với phát triển nguồn nhân lực nganh

Du lịch được củng cố. Tổ

chức bộ

máy quản lý nhà nước đối với phát

triển nguồn nhân lực ngành Du lịch được kiện toàn; các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý nguồn nhân lực, giáo dục và đào tạo, đạo tạo nghề được cụ thể hoá một bước vào ngành Du lịch; bước đầu tổ chức điều tra thu thập thông tin nhân lực ngành Du lịch.

2.3.1.2. Những nguyên nhân:

- Ngành Du lịch của khu vực có sự phát triển khởi sắc với nhiều cơ sở kinh doanh du lịch có quy mô lớn như các khu resort, khách sạn cao cấp với trang thiết bị đồng bộ, có khả năng cung cấp các dịch vụ du lịch chất lượng cao đã thu hút một lượng lớn lao động với những đòi hỏi tương đối cao về trình độ đào tạo, trình độ chuyên môn.

- Công tác đào tạo du lịch được các cấp, các ngành, các địa phương quan tâm hơn, lực lượng giảng viên, giáo viên đã chủ động cập nhật kiến

thức mới để nâng cao năng lực giảng dạy; nhiều doanh nghiệp đã chủ

động đặt hàng cơ sở đào tạo, giúp cho công tác đào tạo du lịch tiệm cận với nhu cầu xã hội. Sự đầu tư của nhà nước cho các cơ sở đào tạo du lịch trong giai đoạn trước đã bắt đầu phát huy hiệu quả.


- Công tác quản lý nhà nước đối với phát triển nguồn nhân lực ngành Du lịch được tăng cường, đội ngũ làm công tác quản lý phát triển nguồn nhân lực ngành Du lịch trong các cơ quan quản lý đang dần được bổ sung và nâng cao chất lượng và chuẩn hoá; hệ thống các chính sách phát triển nguồn nhân lực ngành Du lịch dần được hoàn thiện, tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho phát triển nguồn nhân lực ngành Du lịch.

2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân:

2.3.2.1. Những hạn chế:

- Nguồn nhân lực ngành Du lịch đã có những bước phát triển nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển nhanh và bền vững của ngành Du lịch khu vực:

+ Lực lượng lao động ngành

Du lịch của khu vực

có trình độ văn

hoá và chuyên môn không đồng đều, hạn chế về nhiều mặt, nhất là về

ngoại ngữ và chuyên môn kỹ thuật cao, tỷ lệ lao động sử dụng thành thạo ngoại ngữ còn thấp; có sự chênh lệch khá lớn về chất lượng của đội ngũ lao động du lịch trong các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác nhau và theo các lĩnh vực chuyên môn nghiệp vụ khác nhau, sự khác biệt không chỉ thể hiện ở chuyên môn được đào tạo mà còn thể hiện ở ý thức và thái độ làm việc.

+ Sự phân bố về lao động ngành Du lịch không đồng đều trong các

tỉnh của khu vực. Nguồn nhân lực

nganh Du lịch tập trung chủ

yếu ở

những tỉnh có ngành Du lịch phát triển như Khánh Hoà, Bình Thuận và Lâm

Đồng. Ngay

ở những tỉnh này thì nguồn nhân lực ngành

Du lịch cũng

thường tập trung Thiết và Đà Lạt,

ở những đô thị

phát triển du lịch như Nha Trang, Phan

+ Chưa có sự ổn định cao về đội ngũ lao động trực tiếp phục vụ du lịch. Tỷ lệ lao động chuyển từ doanh nghiệp du lịch này đến doanh nghiệp du lịch khác hoặc chuyển ra khỏi ngành có xu hướng tăng.


+ Chất lượng của nguồn nhân lực ngành Du lịch chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển: người lao động chưa được trang bị đầy đủ các kỹ năng và kiến thức cần thiết cho công việc mà mình đảm nhận. Thiếu các kỹ năng phụ liên quan đến công tác phục vụ khách du lịch như kiến thức về

tâm lí của du khách, kỹ huống.

năng giao tiếp, ngoại ngữ, khả

năng xử

lí tình

- Công tác đào tạo, bồi dưỡng còn nhiều bất cập, nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực ngành Du lịch là rất lớn song hệ thống các cơ sở đào tạo du lịch chưa đáp ứng được nhu cầu xã hội.

+ Cơ sở vật chất kỹ thuật của các cơ sở đào tạo nguồn nhân lực ngành Du lịch còn nghèo nàn, hạn chế, chắp vá; chỉ có phòng học lý thuyết là chủ yếu, có ít các cơ sở thực hành – một trong những cơ sở quan trọng để thực hành các kỹ năng cần thiết.

+ Năng lực đào tạo của các cơ sở đào tạo du lịch trên địa bàn của khu vực còn hạn chế. Các cơ sở đào tạo du lịch trong khu vực chỉ đáp ứng trên 50% nhu cầu lao động, số còn còn lại các doanh nghiệp du lịch, cơ sở sử dụng lao động du lịch phải thu hút từ các cơ sở đào tạo du lịch khu vực

phía Nam (TP Hồ Chí Minh, Bà Rịa – Vũng Tau), khu vực miền Trung

(Huế, Đà Nẵng), thậm chí của các cơ sơ phía Bắc (Hà Nội, Hải Phòng).

+ Chưa có chương trình, giáo trình thống nhất phục vụ cho giảng dạy ở tất cả các cấp độ, mỗi cơ sở lại giảng dạy theo những chương trình, giáo trình không phải là tốt nhất, đạt tiêu chuẩn quốc tế mà đơn giản là họ chỉ có thể tiếp cận và sử dụng những chương trình, giáo trình đó.

+ Lực lượng giáo viên cơ hữu của các trường quá ít; chất lượng của đội ngũ giảng viên, giáo viên không đồng đều, phương pháp giảng dạy còn dùng nhiều đến biện pháp dạy chay, nặng về lý thuyết và những vấn đề hàn lâm.


+ Còn khoảng cách khá xa giữa những kiến thức do các cơ sở đào tạo trang bị cho người học với đòi hỏi của công việc tại các doanh nghiệp kinh doanh du lịch. Phần lớn các doanh nghiệp vẫn phải đào tạo lại người lao động trước khi đưa vào sử dụng.

- Công tác quản lý nhà nước về phát triển nguồn nhân lực ngành Du lịch mặc dù đã được quan tâm, nhưng vẫn còn nhiều hạn chế, bất cập, biểu hiện rõ nhất là:

+ Bộ máy quản lý nhà nước về phát triển nguồn nhân lực ngành Du lịch chưa đủ mạnh cả ở Trung ương và địa phương. Các Sở VH,TT & DL tại các địa phương thực hiện các hoạt động quản lý và phát triển nguồn nhân lực tại các địa phương, trên cơ sở kiểm tra giám sát sự hoạt động của

các doanh nghiệp du lịch trên cơ sở các văn bản pháp lý liên quan. Do việc

sáp nhập nên bộ phận chuyên trách về công tác phát triển nhân lực ngành Du lịch gặp nhiều khó khăn.

+ Đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý phát triển nguồn nhân lực ngành Du lịch rất mỏng, chủ yếu làm việc kiêm nhiệm, năng lực hạn chế nên hiệu quả và hiệu lực quản lý thấp.

+ Đã có định hướng chung cho công tác đào tạo, bồi dưỡng nhân lực ngành Du lịch tuy nhiên định hướng cụ thể vẫn chưa có nên các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng nhân lực ngành Du lịch hoạt động tự phát, chưa được kiểm tra, chấn chỉnh thường xuyên.

+ Thiếu các văn bản hướng dẫn cụ thể của cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục, đào tạo và của ngành Du lịch đối với công tác đào tạo, bồi dưỡng nhân lực ngành Du lịch; chưa ban hành kịp thời và tổ chức thực hiện chưa tốt các văn bản hướng dẫn về chủ trương xã hội hoá đào tạo, bồi dưỡng nhân lực ngành Du lịch.

+ Có sự chồng chéo trong quản lý của các chủ thể quản lý đối với hoạt động đào tạo phát triển nguồn nhân lực. Chủ thể quản lý nhà nước về

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 17/12/2023