đảm bảo đủ chỗ cho tối thiểu cho 20 người, đáp ứng yêu cầu tự học, tự nghiên cứu của học viên. Đảm bảo yêu cầu về thư viện là yêu cầu cấp bách đặt ra cho các TTBDCTCH để đáp ứng nhu cầu tự học, làm việc nhóm của học viên, giúp họ tích cực, chủ động khám phá tri thức trong xu thế phát triển của cách mạng khoa học công nghệ. Thư viện truyền thống sẽ phải chuyển dần sang thư viện số với khả năng lưu trữ lớn, khả năng truy xuất và cung cấp thông tin nhanh chóng, chính xác và tiết kiệm để cung cấp các thông tin tốt hơn phục vụ việc giảng dạy của giảng viên và tự học tập, nghiên cứu của học viên.
Cấp ủy cần quan tâm, tăng cường đầu tư về con người, trong đó, chú trọng đặc biệt đến việc phát triển đội ngũ cán bộ, giảng viên; tăng cường đầu tư cho nghiên cứu khoa học, đào tạo và bồi dưỡng; đầu tư cho đổi mới phương thức tổ chức và quản lý; đầu tư cho cơ sở vật chất. Việc đảm bảo cơ sở vật chất, kỹ thuật cho việc giảng dạy và học tập tại các TTBDCTCH chính là một trong những điều kiện quan trọng để nâng cao chất lượng, hiệu quả vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh trong giáo dục LLCT tại các trung tâm.
Tiểu kết chương 4
Trong giai đoạn cách mạng hiện nay, đất nước đang ở thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế sâu rộng, nhiều vấn đề mới, khó đang đặt ra, nên yêu cầu nâng cao hiệu quả vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục LLCT là một nội dung quan trọng, đặc biệt đối với các TTBDCTCH - nơi đào tạo, bồi dưỡng LLCT cho cán bộ, đảng viên và nhân dân ở cơ sở. Quán triệt đầy đủ tư tưởng của Người, vận dụng một cách sáng tạo vào thực tiễn giáo dục LLCT tại các TTBDCTCH là một yêu cầu của thực tiễn cách mạng hiện nay.
Trên cơ sở tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục và thực tiễn giáo dục LLCT tại các TTBDCTCH, luận án đã đề xuất các nhóm giải pháp nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh trong giáo dục LLCT tại các TTBDCTCH. Trong đó, việc nâng cao nhận thức của các chủ thể giáo dục, đổi mới phương thức quản lý, chỉ đạo, nội dung, chương trình, phương pháp giảng dạy là những giải pháp mang tính quyết định đến hiệu quả vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh trong giáo dục LLCT tại các trung tâm, đồng thời cũng là các giải pháp để nâng cao chất lượng giáo dục LLCT tại các TTBDCTCH ở Việt Nam hiện nay.
Đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục LLCT trên cơ sở vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục LLCT tại các TTBDCT cấp huyện ở Việt Nam hiện nay và trong nhiều năm tới vẫn là công việc hết sức quan trọng. Việc đổi mới giáo dục LLCT tại các TTBDCTCH và quan tâm đúng đắn đến công tác này sẽ là điều kiện để có được một đội ngũ cán bộ, đảng viên ở cơ sở vững mạnh.
KẾT LUẬN
Có thể bạn quan tâm!
- Nâng Cao Nhận Thức, Trách Nhiệm Của Giảng Viên Trong Hoạt Động Giảng Dạy
- Xây Dựng Nội Dung Chương Trình Phải Thể Hiện Được Những Vấn Đề Cơ Bản, Cốt Lòi Nhất Của Chủ Nghĩa Mác - Lênin, Tư Tưởng Hồ Chí Minh, Sát Hợp
- Phát Huy Tính Tích Cực, Chủ Động, Sáng Tạo Của Người Học, Lấy Người Học Làm Trung Tâm, Giúp Học Viên Tiếp Tục Tự Học, Tự Nâng Cao Kiến Thức
- Nguyễn Duy Bắc (2004 ), “Một Số Vấn Đề Lý Luận Và Thực Tiễn Về Dạy Và Học Môn Mác - Lênin Và Tư Tưởng Hồ Chí Minh, Trong Các Trường Đại Hoc” ,
- Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh trong giáo dục lý luận chính trị tại các trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện ở Việt Nam hiện nay - 23
- Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh trong giáo dục lý luận chính trị tại các trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện ở Việt Nam hiện nay - 24
Xem toàn bộ 218 trang tài liệu này.
Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của mình, Hồ Chí Minh luôn quan tâm đến công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, đặc biệt là đào tạo, bồi dưỡng cán bộ về LLCT. Là giảng viên LLCT đầu tiên của Đảng, người kiến tạo, đặt viên gạch đầu tiên xây dựng nền móng vững chắc cho công tác giáo dục LLCT, với cách nói hình ảnh dễ nhớ, dễ hiểu, Người đã thực hiện rất thành công công tác giáo dục LLCT cho cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân.
Là người kiến tạo, xây dựng nền móng vững chắc cho công tác giáo dục LLCT, Hồ Chí Minh đã xây dựng nên một hệ thống tư tưởng về vị trí, vai trò, mục đích, nội dung, chương trình, nguyên tắc, phương pháp, phương châm, cách thức tổ chức quản lý và các điều kiện đảm bảo cho hoạt động giáo dục LCLT. Tư tưởng chỉ đạo, phương thức thực hiện của Người đã trở thành những nguyên lý, phương châm, phương pháp, nguyên tắc của công tác giáo dục LLCT hiện nay. Vì vậy, việc nghiên cứu, quán triệt, vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh trong giáo dục LLCT là một công việc cần thiết và cấp bách, có ý nghĩa to lớn cả về lý luận và thực tiễn.
Trên cơ sở quán triệt, vận dụng sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục LLCT trong điều kiện thực tiễn mới, chất lượng giáo dục LLCT tại các TTBDCTCH đã ngày càng được nâng cao, công tác giáo dục LLCT cho cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân ở cơ sở đã có những thành tích rất đáng khích lệ. Số lượng người học ngày càng tăng, nội dung chương trình đào tạo, bồi dưỡng LLCT đã được đổi mới, cập nhật, một số chương trình đã có sự thống nhất hài hòa giữa lý luận và thực tiễn. Phương pháp đào tạo, bồi dưỡng cũng được thay đổi theo hướng tích cực, hiện đại, có những ứng dụng công nghệ trong giảng dạy và học tập. Trình độ lý luận và chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ giảng viên đã ngày càng được nâng cao. Chất lượng,
hiệu quả của công tác giáo dục LLCT từng bước được cải thiện, góp phần đáng kể khắc phục “tình trạng ngại học, lười học lý luận chính trị, dạy và học hình thức”.
Tuy nhiên, việc giáo dục LLCT vẫn còn có nhiều bất cập, hạn chế, các giờ học LLCT vẫn chưa thu hút được học viên, xã hội vẫn coi trọng chuyên môn hơn phẩm chất chính trị, một bộ phận cán bộ, đảng viên còn có những biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống… Nguyên nhân của tình trạng là do việc vận dụng tư tưởng Hồ Chí minh trong giáo dục LLCT chưa tốt. Các chủ thể giáo dục còn nhận thức chưa thật đúng, chưa thật rò về vị trí, vai trò, mục tiêu, nhiệm vụ, mục đích giáo dục LLCT; việc chỉ đạo các hoạt động giáo dục LLCT còn lúng túng; các nguồn lực về con người và cơ sở vật chất kỹ thuật đảm bảo cho hoạt động dạy học còn chưa tương xứng với yêu cầu, nhiệm vụ.
Từ thực tế trên, luận án đã nghiên cứu, luận giải các vấn đề lý luận, thực tiễn, những yêu cầu đặt ra, cũng như các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng ngày càng tốt hơn về công tác giáo dục LLCT tại các TTBDCTCH, đáp ứng yêu cầu đặt ra trong giai đoạn cách mạng mới, như: Các chủ thể giáo dục cần nhận thức sâu sắc và vận dụng triệt để hơn nữa những chỉ dẫn của Chủ tịch Hồ Chí Minh về công tác giáo dục LLCT; Cấp ủy Đảng và cả hệ thống chính trị cần nâng cao hơn nữa nhận thức về vị trí, vai trò, mục đích của giáo dục LLCT; Trong quản lý, điều hành, chỉ đạo công tác giáo dục LLCT cần có sự thống nhất, đồng bộ, xây dựng cơ chế phối hợp chặt chẽ, hiệu quả giữa các cơ quan, tổ chức có trách nhiệm từ Trung ương đến địa phương, đảm bảo sự tinh gọn, hiệu quả trong hệ thống tổ chức giảng dạy; Ban Tuyên giáo Trung ương trong xây dựng nội dung, chương trình cần đổi mới theo hướng tinh gọn, cốt lòi, khoa học, hiện đại, hệ thống, dễ hiểu, dễ tiếp thu, gắn lý luận với thực tiễn, phù hợp với đối tượng; Trong biên soạn cũng như giảng dạy, Ban Tuyên giáo Trung ương, giảng viên các TTBDCTCH cần đảm bảo thực hiện
nghiêm nguyên tắc tính đảng, tính khoa học, tính thực tiễn, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học, sử dụng linh hoạt các hình thức, phương pháp giảng dạy, đánh giá chất lượng học viên; Trong xây dựng đội ngũ giảng viên, cần kiện toàn tổ chức bộ máy, đổi mới cơ chế, chính sách đãi ngộ đối với giảng viên, xây dựng và phát triển đội ngũ những người thầy có trí tuệ, nhân cách, tâm huyết và mẫu mực. Đồng thời, cấp ủy các cấp cần quan tâm đảm bảo các điều kiện vật chất, kỹ thuật, xây dựng tiêu chí trung tâm chính trị đạt chuẩn để đảm bảo yêu cầu nhiệm vụ giảng dạy và học tập LLCT, tham mưu tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận.
Ngày nay, trong bối cảnh Việt Nam ngày càng hội nhập vào nền kinh tế thế giới và chịu tác động bới cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, việc nghiên cứu, khẳng định rò ràng hơn những giá trị lý luận và thực tiễn của tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục LLCT càng có ý nghĩa quan trọng, nhất là đối với các TTBDCTCH. Các TTBDCTCH nói riêng và các cơ sở giáo dục LLCT nói chung, cần tiếp tục quán triệt nghiêm túc việc học tập và làm theo tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục LLCT, đồng thời có sự vận dụng sáng tạo, linh hoạt trong bối cảnh, điều kiện thực tiễn mới, chất lượng giáo dục LLCT tại các TTBDCTCH sẽ ngày càng được nâng cao, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc./.
DANH MỤC
CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ
1. Các bài báo liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu
1. Mai Yến Nga: Trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện - sau 20 năm nhìn lại”. Tạp chí Tuyên giáo số 6/2016.
2. Mai Yến Nga: “Hiệu quả bước đầu từ mô hình trưởng ban tuyên giáo là giám đốc trung tâm chính trị cấp huyện”, Tạp chí Tuyên giáo số 10/2020.
3. Mai Yến Nga: “Giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục lý luận chính trị cho cán bộ, đảng viên ở cơ sở”, Tạp chí Tuyên giáo số 01/2021.
4. Mai Yến Nga: “Giáo dục lý luận chính trị cho cán bộ, đảng viên ở cơ sở trong công tác tuyên giáo của Đảng”. Ban Tuyên giáo Trung ương, Kỷ yếu Hội thảo khoa học cấp quốc gia kỷ niệm 90 năm ngày truyền thống ngành tuyên giáo (01/8/1930 - 01/8/2020), Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật, H. 2020.
5. Mai Yến Nga, Nguyễn Mai Thảo Nhung: “Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục và việc vận dụng trong quản lý, giảng dạy lý luận tại các trung tâm chính trị cấp huyện”. Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật, Học viện quản lý giáo dục “Tư tưởng Hồ Chí Minh về quản lý giáo dục”, Kỷ yếu Hội thảo khoa học quốc gia. Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật, H. 2020.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Hoàng Anh (2006), Giáo dục lý luận Mác - Lênin với việc hình thành và phát triển nhân cách của sinh viên Việt Nam trong điều kiện kinh tế thị trường hiện nay; Luận án Tiến sĩ Triết học, Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.
2. Hoàng Anh (2013), Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục và vận dụng vào đào tạo đại học hiện nay Nxb. CTQG, Hà Nội;
3. Ngô Thị Hải Anh (2012), Tìm hiểu tư tưởng Hồ Chí Minh về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lý luận chính trị, Tạp chí quản lý Nhà nước, số 198.
4. Vũ Ngọc Am, Hiệu quả và tiêu chí đánh giá hiệu quả công tác giáo dục lý luận chính trị”(2011), Tạp chí Tuyên giáo số 11;
5. Lương Gia Ban (chủ biên) (2002), Góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy và đổi mới nội dung chương trình các môn khoa học Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
6. Lương Gia Ban (2004), Tư tưởng Hồ Chí Minh về lý luận và học tập lý luận, Tạp chí Triết học, số 1 (152).
7. C. Mác - Ph. Ăngghen toàn tập, tập 1 (1995), Nxb Chính trị quốc gia.
8. N. Cơ-rúp-scai-a (1988), Về giáo dục cộng sản chủ nghĩa, Nxb. Tiến bộ Mát-xơ-cơ-va.
9. Ban Tuyên giáo Trung ương (2006), “Báo cáo 10 năm thực hiện Quyết định 100-QĐ/TW, ngày 3/9/2008 về việc tổ chức trung tâm bồi dưỡng lý luận chính trị cấp huyện”. Đề án báo cáo Ban Bí thư khóa X.
10. Ban Tuyên giáo Trung ương (2019), “Báo cáo 10 năm thực hiện Quyết định 185-QĐ/TW, ngày 3/9/2008 về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy của trung tâm bồi dưỡng lý luận chính trị cấp huyện”, Đề án báo cáo Ban Bí thư khóa XII.
11. Ban Tuyên giáo Trung ương (2013), “Đổi mới giảng dạy, học tập các
môn lý luận chính trị trong hệ thống giáo dục quốc dân”, Đề án báo cáo Bộ Chính trị.
12. Ban Tuyên giáo Trung ương - BGD&ĐT- Học viện Báo chí và Tuyên truyền (2014), “Nâng cao chất lượng đào tạo giảng viên lý luận chính trị ở Việt Nam hiện nay”, Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc gia, Hà Nội.
13. Ban Tuyên giáo Trung ương (2018), “Nâng cao nhận thức về ý nghĩa, vai trò, tầm quan trọng, sự cần thiết và nội dung học tập, nghiên cứu, vận dụng sáng tạo và phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh trong toàn Đảng” Đề án báo cáo Bộ Chính trị khóa XII.
14. Ban Tuyên giáo Trung ương (2012), Bồi dưỡng nghiệp vụ tuyên giáo lĩnh vực nghiên cứu, giáo dục lý luận chính trị, Nxb Chính trị quốc gia.
15. Ban Tuyên giáo Trung ương, Hướng dẫn số 65-HD/BTGTW, ngày 11 tháng 12 năm 2012 của Ban Tuyên giáo Trung ương về thực hiện chương trình Sơ cấp lý luận chính trị.
16. Ban Tuyên giáo Trung ương, Hướng dẫn số 10-HD/BTGTW, ngày 30 tháng 9 năm 2016 của Ban Tuyên giáo Trung ương về thực hiện chương trình học tập lý luận chính trị dành cho học viên lớp đối tượng kết nạp Đảng.
17. Ban Tuyên giáo Trung ương, Hướng dẫn số 11-HD/BTGTW ngày 30 tháng 9 năm 2016 của Ban Tuyên giáo Trung ương về thực hiện chương trình học tập lý luận chính trị dành cho đảng viên mới.
18. Ban Tuyên giáo Trung ương, Hướng dẫn số 101-HD/BTGTW ngày 20 tháng 9 năm 2019 của Ban Tuyên giáo Trung ương về thực hiện chương trình“Bồi dưỡng nghiệp vụ tuyên giáo cơ sở”.
19. Ban Tuyên giáo Trung ương, Hướng dẫn số 69-HD/BTGTW ngày 09 tháng 10 năm 2018 của Ban Tuyên giáo Trung ương hướng dẫn thực hiện chương trình chuyên đề bồi dưỡng lý luận chính trị và nghiệp vụ công tác của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội.
20. Ban Tuyên giáo Trung ương, Ban Tổ chức Trung ương, Hướng dẫn số 29-HD/BTCTW-BTGTW, ngày 27/7/2009 về thực hiện Quyết định 185- QĐ/TW, ngày 03/9/2008 của Ban Bí thư, về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy của trung tâm bồi dưỡng chính trị huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh.