phương; (11) Hiệu quả hoạt động liên kết, hợp tác phát triển NNLDL. Cụ thể gồm các tiêu chí cơ bản sau đây (Bảng 2.2):
Bảng 2.2. Các tiêu chí đánh giá phát triển NNLDL
Nguồn tham khảo | |
- Quy mô về NNLDL tại thời điểm đánh giá - Tỷ lệ NNLDL tăng bình quân hàng năm - Mức tăng (giảm) hàng năm của NNLDL | Lê Văn Kỳ (2018); Đinh Thị Hải Hậu (2014); Thủ tướng Chính Phủ (2013); Trần Sơn Hải (2011); |
- Sự chuyển dịch cơ cấu theo hướng tiến bộ, hợp lý : + Cơ cấu nhân lực du lịch theo trình độ đào tạo, chuyên môn + Cơ cấu lao động giữa các ngành nghề thuộc ngành Du lịch + Cơ cấu về giới tính, độ tuổi + Cơ cấu giữa các vùng, miền du lịch | Lê Văn Kỳ (2018); Nguyễn Phan Thu Hằng (2017); Nguyễn Thị Mai Phương (2015) Thủ tướng Chính Phủ (2013); Trần Sơn Hải (2011); |
- Tiêu chí đánh giá về chất lượng - Hiệu quả hoạt động đào tạo NNLDL - Tài chính cho phát triển NNLDL - Chất lượng xây dựng chiến lược, quy hoạch phát triển NNLDL; - Hiệu quả của chính sách thu hút NNLDL của địa phương, - Hiệu quả của công tác tổ chức quản lý phát triển NNLDL của địa phương - Hiệu quả hoạt động liên kết, hợp tác phát triển NNLDL | Lê Văn Kỳ (2018); Nguyễn Phan Thu Hằng (2017) và Nguyễn Thị Mai Phương (2015); Đinh Thị Hải Hậu (2014); Quy hoạch phát triển nhân lực ngành Du lịch giai đoạn 2011-2020; Trần Xuân Cầu (2012); và đề xuất của nghiên cứu sinh. |
Có thể bạn quan tâm!
- Nguồn Nhân Lực Du Lịch Và Phát Triển Nguồn Nhân Lực Du Lịch
- Yêu Cầu Năng Lực Đối Với Nhân Lực Trực Tiếp Cung Ứng Và Kinh Doanh Tại Các Đơn Vị Kinh Doanh Du Lịch
- Liên Kết Giữa Nhà Nước, Nhà Trường Và Doanh Nghiệp Trong Ptnnldl
- Mối Quan Hệ Giữa Nhà Nước Và Các Chủ Thể Khác Trong Phát Triển Nguồn Nhân Lực Du Lịch
- Bài Học Kinh Nghiệm Rút Ra Cho Các Tỉnh Trung Du, Miền Núi Bắc Bộ
- Số Lượng Khách Du Lịch Tới Các Tỉnh Của Vùng Tdmnbb Thời Gian Qua
Xem toàn bộ 232 trang tài liệu này.
(Nguồn: Tổng hợp và đề xuất của nghiên cứu sinh)
Tiêu chí phát triển NNLDL về số lượng được thể hiện qua sự thay đổi về số lượng NNLDL qua thời gian và cho biết quy mô về NNLDL tại thời điểm đánh giá (Lê Văn Kỳ, 2018; Đinh Thị Hải Hậu, 2014 và Trần Sơn Hải, 2011). Đánh giá về số lượng đề cập tới vấn đề hiện tại có bao nhiêu người và sẽ có bao nhiêu nữa trong tương lai. Số lượng phản ánh quy mô NNLDL của một tỉnh, thành phố hoặc một vùng du lịch và được xem xét gắn liền với cơ cấu NNLDL. Theo đó, số lượng và cơ cấu NNLDL cần phù hợp với cơ cấu hoạt động du lịch của tỉnh, thành phố hoặc vùng du lịch đó, đồng thời phản ánh nhu cầu thực tế công việc đòi hỏi, sự phát triển của ngành Du lịch tại địa phương. Việc đảm bảo NNLDL đủ về số lượng phụ thuộc vào việc hoạch định, tuyển chọn đặc
biệt là thu hút lao động xã hội, lao động từ các ngành khác chuyển sang, đặc biệt là ngành nông nghiệp tham gia vào hoạt động du lịch nhằm đảm bảo cho địa phương thực hiện thành công chiến lược, kế hoạch PTDL do mình đề ra, không chỉ có ý nghĩa trong phạm vi ngành mà còn mang lại hiệu quả KTXH. Phát triển NNLDL về mặt số lượng góp phần vào quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của từng địa phương nói riêng và cả nước nói chung. Quá trình đào tạo, tự đào tạo, chính sách thu hút, tuyển dụng những người có trình độ, kiến thức chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp cao là các hoạt động chính để tăng trưởng NNLDL về số lượng.
Theo tác giả Lê Văn Kỳ (2018), Hệ thống chỉ tiêu đánh giá phát triển nhân lực (2013) và Trần Sơn Hải (2010), tiêu chí đánh giá phát triển về chất lượng và cơ cấu: Thể hiện sự nâng lên về chất lượng của NNLDL, biểu hiện qua các tiêu chí đánh giá chất lượng NNLDL được nâng lên, và sự chuyển dịch cơ cấu theo hướng tiến bộ, hợp lý, qua đó thấy được chất lượng NNLDL đã đáp ứng được yêu cầu đặt ra hay chưa, cụ thể bao gồm: theo trình độ chuyên môn, trình độ đào tạo của NNLDL, địa giới du lịch, lĩnh vực hoạt động, trình độ đào tạo, ngành nghề chuyên môn, giới tính và độ tuổi. Trong đó, tỷ trọng nhân lực có trình độ cao đẳng, đại học trở lên qua các năm, tỷ trọng càng cao thì chất lượng nhân lực càng tốt. Cơ cấu theo địa giới du lịch thể hiện sự phân bổ nhân lực du lịch giữa các địa phương, các vùng, miền và khu du lịch. Cơ cấu theo lĩnh vực hoạt động bao gồm khu vực QLNN, sự nghiệp và khu vực kinh doanh. Bên cạnh đó, việc xác định cơ cấu nhân lực hợp lý, chính xác phù hợp theo trình độ đào tạo, giới tính và độ tuổi để đảm bảo tính hiệu quả KTXH của hoạt động này, tránh tình trạng “thừa thầy, thiếu thợ”, giúp ổn định của thị trường lao động.
Tiêu chuẩn chất lượng NNLDL là những yêu cầu về năng lực và kết quả thực hiện công việc của người lao động trong ngành Du lịch. Các tiêu chuẩn này gắn liền với từng chức danh nhân lực trong ngành Du lịch. Chỉ tiêu về chất lượng bao gồm các chỉ tiêu theo trình độ chuyên môn, trình độ đào tạo của NNLDL, qua đó thấy được chất lượng NNLDL đã đáp ứng được yêu cầu đặt ra hay chưa. Khi đánh giá chất lượng của người lao động người ta thường sử dụng các công cụ đo lường định tính để xác định mức độ đáp ứng về năng lực như trình độ các kỹ năng mà người lao động tích lũy được, như sự hiểu biết của người lao động về nhiệm vụ, như thái độ nghề nghiệp của họ. Kỹ năng nghề nghiệp của người lao động có được thông qua quá trình học tập, rèn luyện và trong quá trình lao động kỹ năng nghề nghiệp ngày càng hoàn thiện hơn. Trong ngành kinh doanh du lịch, việc trang bị và trau dồi thường xuyên kỹ năng làm việc là hết sức quan trọng. Năng lực cho người lao động được đề cập ở đây bao gồm cả năng lực nghề nghiệp và kỹ năng mềm.
Bảng 2.3. Các tiêu chí đánh giá chất lượng nguồn nhân lực du lịch
Nguồn tham khảo | |
Kiến thức chung và chuyên môn nghề nghiệp | Vũ Văn Viện (2017); Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và Liên minh Châu Âu EU (2015), Quy hoạch phát triển nhân lực ngành Du lịch giai đoạn 2011-2020, Trần Sơn Hải (2011), Nguyễn Thị Hồng Cẩm (2011) |
Kỹ năng giao tiếp, phục vụ khách hàng | Lê Văn Kỳ (2018), Nguyễn Phan Thu Hằng (2017) và Nguyễn Thị Mai Phương (2015); Đinh Thị Hải Hậu (2014); Quy hoạch phát triển nhân lực ngành Du lịch giai đoạn 2011-2020; Trần Xuân Cầu (2012), |
Kỹ năng ngoại ngữ | Lê Văn Kỳ (2018); Vũ Văn Viện (2017); Quy hoạch phát triển nhân lực ngành Du lịch giai đoạn 2011-2020, Dự án do EU thực hiện (2013), Trần Xuân Cầu và Mai Quốc Chánh (2008) |
Kỹ năng lãnh đạo và quản lý | Dự án do EU và Bộ VHTTDL thực hiện (2015), Dự án do EU thực hiện (2013) |
Kỹ năng khác (xử lý tình huống, công nghệ thông tin, làm việc nhóm ,…) | Nguyễn Phan Thu Hằng (2017); Quy hoạch phát triển nhân lực ngành Du lịch giai đoạn 2011-2020, Vũ Thị Kim Loan (2010), Trần Xuân Cầu và Mai Quốc Chánh (2008 |
Tinh thần và thái độ làm việc | Lê Văn Kỳ (2018), Nguyễn Phan Thu Hằng (2017), Vũ Văn Viện (2017), Vũ Thị Kim Loan (2010), |
Chấp hành nội quy về lao động | Lê Văn Kỳ (2018), Nguyễn Phan Thu Hằng (2017), Vũ Văn Viện (2017), Vũ Thị Kim Loan (2010), |
Kinh nghiệm làm việc | Nguyễn Phan Thu Hằng (2017), Nguyễn Thị Hồng Cẩm (2011) |
Sức khỏe và độ tuổi | Nguyễn Phan Thu Hằng (2017) và Nguyễn Thị Mai Phương (2015), Trần Sơn Hải (2011) |
Các tiêu chí
(Nguồn: Tổng hợp và đề xuất của nghiên cứu sinh)
Theo tác giả Nguyễn Phan Thu Hằng (2017), Dự án do EU và Bộ VHTTDL thực hiện (2015), Dự án do EU thực hiện (2013), và Lê Thị Hồng Điệp (2010) thì hiệu quả làm việc hay mức độ đáp ứng yêu cầu công việc của người lao động thể hiện năng suất lao động của người lao động đây là yếu tố hàng đầu thể hiện chất lượng của NNL. Các hoạt động học tập, đào tạo, phát triển giúp nâng cao năng lực của nhân lực chỉ thực sự đạt kết quả khi qua đó nhân lực nâng cao được năng suất và hiệu quả công việc. Năng suất lao động thể hiện năng lực làm việc thực tế của đội ngũ NNLDL, năng suất thường được đo bằng sản lượng, giá trị lao động theo doanh thu được tạo ra. Năng suất lao
động của NNLDL thể hiện bởi sự đáp ứng nhu cầu thực tế công việc đòi hỏi, sự phát triển của ngành Du lịch tại các địa phương. Việc đảm bảo năng suất lao động NNLDL phụ thuộc vào hầu hết các hoạt động như thu hút, đào tạo và bồi dưỡng lao động. Phát triển NNLDL về năng suất lao động góp phần vào quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của từng địa phương nói riêng và cả nước nói chung. Tuy nhiên, yếu tố về năng suất lao động tuy dễ nói nhưng lại rất khó đánh giá và điều chỉnh do có nhiều quan điểm khác nhau về năng suất lao động, bên cạnh đó lao động ngành Du lịch là ngành dịch vụ nên việc tính toán sản lượng và doanh thu là việc tương đối phức tạp, trong luận án nghiên cứu sinh đánh giá mức độ đáp ứng yêu cầu công việc của đội ngũ lao động ngành Du lịch bằng việc sử dụng thang đo Likert 1-5 (1 là thấp nhất; 5 là cao nhất).
Tác giả Lê Văn Kỳ (2018), Trần Xuân Cầu và Mai Quốc Chánh (2014), Nguyễn Văn Dung (2011), Vũ Thị Kim Loan (2010), Trần Sơn Hải (2011) tiêu chí đánh giá chất lượng gồm: thể hiện sự nâng lên về chất lượng của NNLDL, đó là về kỹ năng chuyên môn, kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp, sức khỏe và kết quả thực hiện công việc của người lao động trong ngành Du lịch. Việc đánh giá các kỹ năng và kiến thức chuyên môn nghề nghiệp để thấy được chất lượng NNLDL đã đáp ứng được yêu cầu đặt ra hay chưa. Đặc thù của hoạt động du lịch là hoạt động cung cấp dịch vụ vui chơi, nghỉ dưỡng thông qua đội ngũ lao động phục vụ trực tiếp. Theo nghiên cứu của nghiên cứu sinh các kỹ năng cần thiết đối với NNLDL:
- Kỹ năng phục vụ khách hàng: Là khả năng thực hiện một tập hợp các động tác chuẩn, thao tác chuẩn. Việc sử dụng lao động sống, lao động trực tiếp thông qua các thao tác kỹ thuật đã thể hiện về kỹ năng nghề của người lao động làm đúng, làm chính xác ngay từ đầu. Du lịch là ngành dịch vụ và có những đặc thù riêng, do vậy nhận thức một cách đầy đủ của người lao động đối với ngành dịch vụ có vai trò là ý nghĩa to lớn trong công việc của người lao động. Sự linh hoạt và những thay đổi về công việc, vị trí địa lý đòi hỏi người lao động phải có sự sẵn sàng nhằm thích ứng với sự dịch chuyển vị trí và đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách du lịch. Trong quá trình khách du lịch lưu trú và sử dụng các sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp thì không phải sản phẩm nào, dịch vụ nào cũng khách du lịch lên kế hoạch mua sắm từ trước. Trong quá trình tiêu dùng dịch vụ rất có thể sẽ phát sinh các yêu cầu khác, do đó nhân viên phải luôn thích ứng một cách linh hoạt nhằm đem đến dịch vụ tốt nhất, nhanh nhất các nhu cầu phát sinh của khách hàng. Đào tạo, tập huấn cho người lao động ngành Du lịch các kiến thức về khoa học, công nghệ mới; các kỹ năng lao động và ý thức chấp hành luật pháp về lao động, lề lối làm việc, nếp nghĩ và hướng phát triển bản thân người lao động.
Kỹ năng giao tiếp là cách thức giao tiếp, ứng xử với khách hàng trong quá trình cung ứng dịch vụ, sản phẩm cho khách hàng. Đặc điểm của dịch vụ chính là quá trình sản xuất và tiêu dùng diễn ra cùng một lúc, khách hàng thường xuyên tiếp xúc với
nhân viên trong quá trình mua bán hàng hóa, dịch vụ. Một khách hàng có quyết định tiêu dùng dịch vụ của một doanh nghiệp hay không phụ thuộc khá nhiều vào nhân viên, trong đó giao tiếp là yếu tố quan trọng tạo cho khách hàng niềm tin vào sản phẩm sẽ được tiêu dùng. Giao tiếp là ấn tượng ban đầu khi khách tiếp xúc với doanh nghiệp, ấn tượng ban đầu là quan trọng nhất và thường được tạo ra trong quá trình giao tiếp giữa nhân viên và khách hàng. Năng lực giao tiếp có được đào tạo ngay khi còn ngồi trên ghế nhà trường, trong quá trình làm việc và là yêu cầu đối với một nhân viên làm việc trong ngành dịch vụ. Trong du lịch thì yếu tố văn hóa được thể hiện khá rõ thông qua chính những con người làm việc hàng ngày, họ thường xuyên tiếp xúc với khách du lịch, tiếp xúc với tài sản của khách. Cách thức giao tiếp của người lao động với khách hàng thể hiện sự tôn trọng khách hàng. Yếu tố này có ảnh hưởng rất lớn tới tâm lý khách hàng và là một nguyên nhân dẫn đến khách hàng có quyết định tiêu dùng dịch vụ tiếp theo hay không.
- Kỹ năng sử dụng ngoại ngữ: Du lịch gắn liền với việc giao thoa văn hóa giữa các vùng, miền, giữa các quốc gia và các dân tộc khác nhau, ngôn ngữ chính là công cụ để kết nối khách hàng với các sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp. Ngoại ngữ là công cụ để giao tiếp chủ yếu trong du lịch, do đó yêu cầu đối với nhân viên là phải biết ngoại ngữ, và tiếng Anh là một trong những ngoại ngữ chủ yếu dùng để giao tiếp trong ngành Du lịch. Tuy nhiên, tùy từng vị trí làm việc, tùy từng đối tượng khách hàng cụ thể mà yêu cầu ngoại ngữ với từng nhân viên, từng vị trí làm việc là khác nhau. Hướng dẫn viên du lịch, nhân viên lễ tân, nhân viên bàn, bar,... là những người đòi hỏi yêu cầu rất cao về ngoại ngữ vì ở những nhân viên ở bộ phận này thường xuyên tiếp xúc với khách hàng, nhu cầu của khách hàng cũng được thể hiện thông qua giao tiếp bằng ngôn ngữ. Do đó kỹ năng sử dụng ngoại ngữ chính là một trong những yếu tố chính để đánh giá chất lượng NNLDL.
- Thái độ, tinh thần làm việc cũng là một trong các yếu tố đánh giá phát triển nguồn nhân lực du lịch. Bên cạnh kiến thức, kĩ năng, thái độ và tinh thần của NNLTDL làm việc cũng quyết định rất lớn tới hiệu quả hoạt động du lịch. Một thái độ, tinh thần làm việc tích cực, chuyên nghiệp, cho phép NNLDL dễ dàng tiếp cận, đáp ứng và xử lý các yêu cầu của khách hàng. Bằng cấp, chứng chỉ thể hiện trình độ đào tạo của NNLDL. Thông qua các bằng cấp, chứng chỉ, có thể phần nào nắm bắt được mặt bằng phát triểnvề trình độ của người lao động. Ngoài ra, đây cũng là căn cứ quan trọng cho hoạt động tuyển dụng, đào tạo. Với NNLDL có bằng cấp, chứng chỉ thấp, chứng tỏ một phần NNLDL tại đó chưa thực sự phát triển. Nâng cao tinh thần, nhận thức, trách nhiệm và kinh nghiệm làm việc của người lao động ngành Du lịchbằng việc giáo dục văn hóa, đạo đức và nhân cách, tư duy kinh tế-xã hội và cách hành xử trong quan hệ xã hội. Để nâng cao năng lực nhận thức cho người lao động cần nâng cao chất lượng một cách toàn diện
ở cả ba mặt: nâng cao kiến thức, phẩm chất đạo đức, năng lực công tác để sẵn sàng nhận nhiệm vụ và hoàn thành nhiệm vụ được giao.
- Theo tác giả Nguyễn Phan Thu Hằng (2017), Nguyễn Thị Mai Phương (2015), Trần Sơn Hải (2011) và qua ý kiến của chuyên gia thì Sức khỏe và độ tuổi của người lao động được xem là yếu tố quan trọng để đánh giá chất lượng người lao động. Sức khoẻ có nhiều định nghĩa khác nhau theo nhiều tổ chức. Tổ chức Y tế Thế giới, cơ quan của Liên hợp quốc, đặt tiêu chuẩn và cung cấp chương trình kiểm soát bệnh tật đã định nghĩa sức khỏe là: “tình trạng hoàn toàn thoải mái cả về thể chất, tinh thần và các quan hệ xã hội chứ không phải đơn giản là tình trạng không có bệnh hay ốm yếu”. Các chuyên gia y tế công cộng cho rằng định nghĩa này chưa đầy đủ, một số thành phần khác trong sức khỏe con người còn có dinh dưỡng, tinh thần và tri thức. Bộ Y tế Việt Nam quy định 3 trạng thái là: Loại A: thể lực tốt không có bệnh tật; Loại B: trung bình; Loại C: Yếu không có khả năng lao động.
Bảng 2.4. Phân loại sức khoẻ theo thể lực của người dân Việt Nam
Nam | Nữ | |||
Chiều cao(cm) | Cân nặng (kg) | Chiều cao (cm) | Cân nặng (kg) | |
1. Rất khoẻ | ≥ 163 | ≥ 51 | ≥ 154 | ≥ 48 |
2. Khoẻ | 160-161 | 47-50 | 152-153 | 47-48 |
3. Trung bình | 157-159 | 43-46 | 150-151 | 42-43 |
4. Yếu | 155-156 | 41-42 | 148-149 | 40-41 |
5. Rất yếu | 153-154 | 40 | 147 | 38-39 |
5. Kém | ≤ 152 | ≤ 39 | ≤ 146 | ≤ 37 |
(Nguồn: Thông tư 36/TTLT-BYT-BQP ngày 17/10/2011 của Bộ Y tế và Bộ Quốc phòng)
Yếu tố sức khỏe với người lao động không những là một yếu tố chung cần thiết với tất cả người lao động mà tùy thuộc vào những hoạt động đặc thù của nhân lực du lịch mà cần có thêm những yêu cầu tiêu chuẩn riêng về sức khỏe. Vì vậy, việc xây dựng yếu tố phản ánh về sức khỏe của lao động làm du lịch cần xuất phát từ yêu cầu cụ thể đối với hoạt động có tính đặc thù đối với từng loại lao động cụ thể. Yêu cầu về sức khỏe không chỉ là một quy định bắt buộc khi tuyển chọn lao động mà còn phải yêu cầu được duy trì trong suốt quá trình làm việc của người lao động đến khi về hưu. Sức khỏe cơ thể và sức khỏe tinh thần để tạo ra nguồn nhân lực có khả năng làm việc tốt nhất, làm việc với năng suất và chất lượng cao. Đặc thù của ngành Du lịch là người lao động
thường xuyên phải đi lại, làm việc và cường độ lao động cao do vậy yếu tố sức khỏe rất quan trọng trong việc hoàn thành công việc một cách tốt nhất. Chỉ tiêu biểu hiện trạng thái về sức khỏe chia thành các mức: thể lực tốt, thể lực trung bình, thể lực yếu, không có khả năng lao động. Ngành Du lịch là ngành dịch vụ có cường độ lao động trực tiếp cao, đồng thời còn là điều kiện tiên quyết để duy trì và phát triển trí lực, biến tri thức thành sức mạnh vật chất và tham gia vào lực lượng sản xuất xã hội. Do chưa thống kê, điều tra về các chỉ tiêu về thể lực (sức khoẻ), nên không có cơ sở đánh giá chi tiết về thực trạng thể lực (sức khoẻ) của nhân lực ngành Du lịch.
Ngoài ra, theo tác giả Nguyễn Phan Thu Hằng (2017), Nguyễn Thị Hồng Cẩm (2011) thì kinh nghiệm làm việc là một trong những yếu tố để đánh giá chất lượng của NNL. Tóm lại, chín tiêu chí đánh giá chất lượng NNLDL phù hợp với đề tài luận án được xác định gồm: (1) Kiến thức chung và chuyên môn nghề nghiệp; (2) Kỹ năng giao tiếp, phục vụ khách hàng; (3) Kỹ năng ngoại ngữ; (4) Kỹ năng lãnh đạo và quản lý;
(5) Chấp hành nội quy về lao động; (6) Tinh thần và thái độ làm việc; (7) Kinh nghiệm làm việc; (8) Sức khỏe và độ tuổi; (9) Kỹ năng khác (xử lý tình huống, công nghệ thông tin, làm việc nhóm ,…).
Nhóm tiêu chí về đào tạo NNLDL: Phản ánh về đào tạo NNLDL, sử dụng chỉ tiêu về số người được đào tạo ngành, nghề du lịch hàng năm như số người được đào tạo nghề, trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học, sau đại học. Qua nhóm chỉ tiêu này thấy được tình trạng đào tạo NNLDL theo các cấp đào tạo có đáp ứng được yêu cầu phát triển NNLDL hay không.
Tác giả Đinh Thị Hải Hậu (2014) và Thủ tướng Chính Phủ (2013) đưa thêm chỉ tiêu về tài chính cho phát triển NNLDL: Chỉ tiêu này thể hiện hành động thực tế của Nhà nước, ngành Du lịch, các tỉnh, các tổ chức, doanh nghiệp và người dân cho phát triển NNLDL thông qua vốn hay mức chi đầu tư kinh phí dành cho đầu tư phát triển NNLDL hàng năm, cụ thể ở đây là cho hoạt động đào tạo, bồi dưỡng.
Tác giả Lê Văn Kỳ (2018) còn có các tiêu chí đánh giá hoạt động phát triển NNL: Chất lượng xây dựng chiến lược, quy hoạch phát triển NNLDL; Hiệu quả của chính sách thu hút NNLDL của địa phương và hiệu quả của công tác tổ chức quản lý phát triển NNLDL của địa phương.
Bên cạnh đó, để có thể đánh giá chính sách nói chung và chính sách phát triển NNLDL nói riêng thì việc xem xét, nhận định về giá trị các kết quả thực thi, nghĩa là việc xem xét, nhận định về những giá trị này sẽ được đo lường theo những thước đo nhất định. Nhưng thực tế, việc đưa ra các thước đo đúng đắn, đầy đủ để đánh giá chính sách là một khó khăn lớn bởi vì cùng một kết quả thực thi có thể được nhìn nhận dưới nhiều góc độ khác nhau. Theo tác giả Lương Công Lý (2015) và qua quá trình nghiên
cứu, với phạm vi nghiên cứu của luận án, nghiên cứu sinh đưa ra 3 tiêu chí đánh giá chính sách phát triển NNLDL dưới đây:
Tính hiệu quả, hiệu lực của chính sách: Là sự so sánh tương quan giữa kết quả do chính sách đó đem lại so với chi phí và công sức đã bỏ ra cho kết quả đó, điều này cũng là sự phản ánh mức độ tác động, ảnh hưởng của chính sách phát triển NNLDL, làm biến đổi hoặc duy trì thực tế chính sách theo mong muốn của Nhà nước. Đánh giá tính hiệu quả, hiệu lực thường trả lời câu hỏi: Chính sách phát triển NNLDL có đạt được các kết quả có giá trị không? Hiệu quả , hiệu lực của chính sách không chỉ tính đến các con số về một mặt kinh tế hay mặt xã hội mà là sự đánh giá tổng hợp về cả các mặt kinh tế, xã hội, chính trị hay văn hóa thể hiện ở sự công bằng, bình đẳng, toàn diện của chính sách.
Tính hấp dẫn của chính sách: Là việc xem xét các phương pháp tổ chức, bao gồm các quy trình và thủ tục hoạt động được sử dụng để thực hiện chính sách. Mục tiêu là xác định hiệu quả trong quá trình tổ chức thực hiện có hợp lý, phù hợp hay không , những phàn nàn của nhân dân trong quá trình thực hiện?
Tình phù hợp với thực trạng hiện tại địa phương: Là việc xem xét đặc điểm của đối tượng thụ hưởng chính sách để chủ động, linh hoạt và sáng tạo triển khai thực thi chính sách cho phù hợp với đặc điểm của địa phương, khu vực.
2.3. Các yếu tố ảnh hưởng tới phát triển nguồn nhân lực du lịch
Phát triển NNLDL của một quốc gia, vùng du lịch hoặc địa phương chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác nhau. Bao gồm các yếu tố khách quan bên ngoài (môi trường ngành Du lịch và môi trường vĩ mô), doanh nghiệp KDDL và các yếu tố thuộc về bản thân nhân lực ngành Du lịch (Hình 2.3). Cụ thể:
Nguồn nhân lực du lịch và Phát triển nguồn nhân lực du lịch
Yếu tố thuộc về doanh nghiệp và bản thân người lao động
Môi trường ngành Du lịch
Môi trường vĩ mô
Hình 2.3. Các yếu tố khách quan ảnh hưởng đến phát triển NNLDL
(Nguồn: Tổng hợp nghiên cứu của nghiên cứu sinh)
2.3.1. Yếu tố thuộc về môi trường vĩ mô