Phương Pháp Đánh Giá Năng Lực Làm Việc Với Sách Giáo Khoa


3.5. Kết luận chương 3

Kết quả nghiên cứu xây dựng tiến trình dạy học theo hướng phát triển năng lực làm việc với SGK trong dạy học phần Điện học” VL 11 nâng cao, cho phép rút ra một số kết luận như sau.

+ Phần Điện học” ở SGK VL 11 nâng cao được trình bày bằng kênh chữ kết hợp với kênh hình một cách logic và thuận lợi cho việc tổ chức các hoạt động làm việc với SGK cho HS trong quá trình dạy học. Giáo viên nghiên cứu và chú trọng việc tổ chức cho HS làm việc với các kênh thông tin trình bày ở SGK thuộc phần này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc rèn luyện cho HS các KN làm việc với SGK và KN tự học.

+ Quy trình tổ chức rèn luyện KN làm việc với SGK cho HS trong dạy học VL THPT được vận dụng trong các kiểu bài lên lớp như: bài nghiên cứu tài liệu mới, bài ôn tập, bài thực hành và bài kiểm tra - đánh giá. Quy trình này cũng được sử dụng trong các khâu của bài lên lớp như: iểm tra bài cũ, nghiên cứu kiến thức mới, củng cố vận dụng. Mỗi khâu, mỗi kiểu bài lên lớp đều có các ví dụ tham khảo để dễ dàng tiếp cận việc sử dụng quy trình.

+ Việc sử dụng Quy trình tổ chức rèn luyện KN làm việc với SGK cho HS trong dạy học vật lí THPT” cần lưu ý đến các mức độ KN hiện có của HS vào từng thời điểm dạy học sao cho phù hợp nhất. Các mức độ sử dụng quy trình được chia thành ba mức độ: Mức độ1: áp dụng cho trường hợp HS chưa có KN làm việc với SGK VL hoặc có nhưng ở mức thấp. Mức độ 2: áp dụng cho trường hợp HS có KN làm việc với SGK nhưng còn lúng túng chưa thành thạo hoặc thụ động. Mức độ 3: áp dụng cho trường hợp HS có KN làm việc với SGK tương đối thành thạo, gần đạt đến mức độ chủ động làm việc độc lập để giải quyết các yêu cầu nhận thức. Ứng với mỗi mức độ rèn luyện KN làm việc với SGK, đề tài đã cung cấp các ví dụ minh họa cho mức độ đó, do đó sẽ thuận tiện cho việc tham khảo.

+ Đề tài giới thiệu một số bài giảng (08 bài) trong phần Điện học” được thiết kế theo hướng rèn luyện cho HS các KN làm việc với SGK trong dạy học VL.

+ Trong quá trình dạy học theo hướng sử dụng Quy trình tổ chức rèn luyện KN làm việc với SGK cho HS trong dạy học vật lí THPT”, GV cần linh hoạt với các


tình huống cụ thể, không nên lạm dụng quy trình trong suốt cả tiết dạy mà cần kết hợp với các biện pháp dạy học phù hợp. Mỗi tiết dạy không nên tổ chức quá nhiều hoạt động làm việc với SGK, có thể giới hạn nhiều nhất đến vài hoạt động, với thời gian phù hợp. Các bài giảng đề tài đã giới thiệu mang tính chất minh họa cho việc sử dụng Quy trình tổ chức rèn luyện KN làm việc với SGK cho HS trong dạy học vật lí THPT”, giáo viên có thể vận dụng linh hoạt vào các bài giảng khác, các nội dung khác hoặc các khối lớp khác.


CHƯƠNG 4

THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM


4.1. Mục tiêu thực nghiệm sư phạm

Kiểm tra, đánh giá tính hả thi của đề tài và tính đúng đắn của giả thuyết khoa học đề tài đã đề xuất. Quá trình TNg sư phạm được chia thành hai vòng, mỗi vòng đáp ứng các mục tiêu khác nhau.

4.1.1. Mục tiêu thực nghiệm vòng một

Thực nghiệm vòng một được tiến hành để kiểm tra, đánh giá một số vấn đề sau:

+ Tính hợp lí của quy trình tổ chức rèn luyện cho HS kỹ năng làm việc với SGK trong dạy học vật lí THPT

+ Tính khả thi và hiệu quả sử dụng các bài giảng theo hướng rèn luyện cho HS các KN làm việc với SGK trong dạy học VL có sử dụng quy trình tổ chức rèn luyện cho HS kỹ năng làm việc với SGK trong dạy học vật lí THPT

+ Các tiêu chí đánh giá năng lực làm việc với SGK VL của HS được đề tài đề xuất

+ Điều chỉnh, bổ sung các vấn đề cần thiết của quy trình, bài giảng, tiêu chí đánh giá năng lực làm việc với SGK VL chuẩn bị cho vòng thực nghiệm tiếp theo

4.1.2. Mục tiêu thực nghiệm sư phạm vòng hai

Thực nghiệm sư phạm vòng hai được tiến hành để kiểm tra, đánh giá một số vấn đề sau:

+ Năng lực làm việc với SGK VL của HS

+ Tính đúng đắn của giả thuyết khoa học của đề tài

4.2. Phạm vi, đối tượng thực nghiệm sư phạm

Căn cứ vào thực tiễn và mục tiêu nghiên cứu, đề tài đã xác định phạm vi và đối tượng nghiên cứu một cách hợp lí nhất để đáp ứng được mục tiêu đặt ra.

4.2.1. Phạm vi thực nghiệm

+ Về địa bàn thực nghiệm: tại hai trường THPT trên địa bàn huyện Bình Sơn: Trường THPT Trần Kỳ Phong và Trường THPT Số 1 Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi


+ Về nội dung dạy học: Phần Điện học” VL 11 nâng cao THPT gồm các bài học:

Bài 1: Điện tích. Định luật Cu - lông

Bài 2: Thuyết electron. Định luật bảo toàn điện tích

Bài 3: Điện trường

Bài 4: Công của lực điện. Hiệu điện thế

Bài 10: Dòng điện hông đổi. Nguồn điện

Bài 12: Điện năng và công suất điện. Định luật Jun - Len-xơ

Bài 14: Định luật Ôm đối với các loại mạch điện. Mắc các nguồn điện thành bộ (tiết 1)

Bài 16: Thực hành: Đo suất điện động và điện trở trong của nguồn điện

4.2.2. Đối tượng thực nghiệm

+ Người học: HS lớp 11 THPT thuộc các trường trên cùng địa bàn huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi: Trường THPT Trần Kỳ Phong và Trường THPT Số 1 Bình Sơn.

+ Người dạy: GV đang dạy môn Vật lí tại các trường: THPT Trần Kỳ Phong (với 02 giáo viên), và trường THPT Số 1 Bình Sơn với (04 giáo viên), tỉnh Quảng Ngãi.

4.3. Tiến trình thực nghiệm

Để đảm bảo thực hiện được quá trình thực nghiệm sư phạm của đề tài, chúng tôi đã lấy giấy giới thiệu thực nghiệm sư phạm của cơ sở đào tạo và liên hệ với Hiệu trưởng các trường THPT Trần Kỳ Phong, THPT Số 1 Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi. Sau

hi được các Hiệu trưởng các trường này chấp thuận bằng văn bản, chúng tôi liên hệ và làm việc với Tổ Vật lí của các trường theo văn bản giới thiệu của Hiệu trưởng các trường này để chọn mẫu thực nghiệm cho đề tài và tiến hành thực nghiệm hai vòng.

4.3.1. Chọn mẫu thực nghiệm

+ Chọn mẫu thực nghiệm vòng một

Thực nghiệm sư phạm vòng một được thực hiện vào năm học 2013 - 2014. Mẫu thực nghiệm vòng một được chọn gồm 12 lớp 11 năm học 2013-2014 với 540 HS, trong đó có 08 lớp 11 thuộc trường THPT Số 1 Bình Sơn và 04 lớp còn lại thuộc trường THPT Trần Kỳ Phong.

+ Chọn mẫu thực nghiệm vòng hai


Mẫu thực nghiệm vòng hai được chọn gồm 12 lớp 11 năm học 2014-2015 với 551 HS, trong đó có 08 lớp 11 thuộc trường THPT Số 1 Bình Sơn và 04 lớp còn lại thuộc trường THPT Trần Kỳ Phong. Để chọn mẫu thực nghiệm vòng hai, HS các lớp được chọn được làm một bài kiểm tra đầu vào ngay trước khi bắt đầu quá trình thực nghiệm vòng hai. Đề kiểm tra đầu vào được xây dựng trên cơ sở các tiêu chí năng lực làm việc với SGK, và thiết kế theo hình thức tự luận. Sau khi có kết quả kiểm tra đầu vào và tiến hành so sánh giữa hai nhóm là tương đương nhau, chúng tôi tiến hành chia các lớp trên thành hai nhóm: Nhóm Thực nghiệm (TNg) và Nhóm Đối chứng (ĐC) như ở (phụ lục 1. Kết quả khảo sát đầu vào ngay trước khi tiến hành quá trình thực nghiệm). Các lớp được chọn thực nghiệm vòng hai có KN làm việc với SGK của cả hai nhóm là tương đương nhau.

4.3.2. Tổ chức thực nghiệm

+ Lựa chọn GV giảng dạy

GV được lựa chọn ở cả hai vòng TNg là các GV có kinh nghiệm giảng dạy, có uy tín đối với HS, có PP sư phạm tốt và nhiệt tình giúp đỡ, hợp tác thực hiện đề tài. Riêng đối với TNg vòng hai, ưu tiên chọn các GV đã tham gia giảng dạy thực nghiệm ở vòng một.

+ Chuẩn bị tài liệu cho GV giảng dạy thực nghiệm

Tài liệu giảng dạy TNg được phát đến GV trước khi tổ chức gặp gỡ tất cả GV được chọn giảng dạy TNg. Các tài liệu này bao gồm quy trình tổ chức rèn luyện KN làm việc với SGK cho HS trong dạy học vật lí, các bài giảng thuộc phần Điện học” theo hướng rèn luyện KN làm việc với SGK cho HS như đã xác định ở trên, các mức độ sử dụng quy trình tổ chức rèn luyện KN làm việc với SGK VL cho HS. Việc phổ biến trước các tài liệu thực nghiệm giúp cho GV có thời gian đọc và tham khảo để tiện cho việc trao đổi tiếp theo.

+ Hướng dẫn GV thực hiện

Các GV giảng dạy thực nghiệm được mời tập trung để nghe hướng dẫn và thống nhất các công việc của quá trình TNg. Cụ thể: GV được nghe mục tiêu của quá trình TNg, nghe hướng dẫn về: cách sử dụng quy trình tổ chức rèn luyện KN làm việc với SGK trong dạy học VL, các giáo án đã nhận được trước khi tập trung.


+ Thống nhất thực hiện

Ở vòng một, các lớp TNg được GV giảng dạy theo hướng sử dụng các bài giảng được thiết ế theo hướng sử dụng quy trình tổ chức rèn luyện cho HS ỹ năng làm việc với SGK VL 11 nâng cao đã được hướng dẫn. Sau mỗi tiết dạy, tác giả đề tài và GV giảng dạy trao đổi, thống nhất, rút inh nghiệm cho các tiết dạy tiếp theo.

Ở vòng hai, các lớp được chọn TNg thuộc nhóm TNg được giảng dạy theo các bài giảng được soạn theo hướng sử dụng quy trình tổ chức rèn luyện cho HS

ỹ năng làm việc với SGK, các lớp thuộc nhóm ĐC được GV giảng dạy theo cách thông thường.

+ Các bài học của cả hai vòng bao gồm

Bài 1: Điện tích. Định luật Cu - lông

Bài 2: Thuyết electron. Định luật bảo toàn điện tích

Bài 3: Điện trường

Bài 4: Công của lực điện. Hiệu điện thế

Bài 10: Dòng điện hông đổi. Nguồn điện

Bài 12: Điện năng và công suất điện. Định luật Jun - Len-xơ

Bài 14: Định luật Ôm đối với các loại mạch điện. Mắc các nguồn điện thành bộ (tiết 1)

Bài 16: Thực hành: Đo suất điện động và điện trở trong của nguồn điện

+ Khảo sát đầu vào ngay trước thực nghiệm

Ngay trước khi tiến hành TNg vòng hai, tất cả các lớp 11 của cả hai trường được thực hiện cùng một bài kiểm tra đầu vào, bài này có nội dung kiến thức thuộc chương trình VL lớp 10 và các câu hỏi được ra theo hướng kiểm tra KN làm việc với SGK VL của HS (Phụ lục 1). Sau khi có kết quả kiểm tra đầu vào, có 12 lớp có kết quả kiểm tra đầu vào về KN làm việc với SGK tương đương nhau, 12 lớp trên được chia thành hai nhóm: Nhóm Thực nghiệm (TNg) gồm các lớp 11A1, 11A3, 11A5, 11A7, 11B1, 11B3; và Nhóm Đối chứng (ĐC) gồm các lớp 11A2, 11A4, 11A6, 11A8, 11B2, 11B4 như Bảng P1.1 (Phụ lục 1).

+ Quan sát quá trình dạy thực nghiệm

Ở mỗi tiết dạy của giáo viên đều được tác giả luận án quan sát, ghi chép cẩn


thận về cảm xúc, thái độ, sự hưng phấn làm việc với SGK của HS thể hiện qua sự hăng say, chủ động, tích cực làm việc với SGK, tích cực tranh luận, thảo luận và tốc độ làm việc với SGK của HS. Đồng thời, quan sát công việc tổ chức hoạt động nhận thức cho HS của GV. Đặc biệt quan sát theo phiếu quan sát hoạt động làm việc với SGK. Mỗi hoạt động làm việc với SGK của HS được lặp lại tối thiểu ba lần. Sự lặp lại như vậy đảm bảo loại trừ tính ngẫu nhiên về kết quả thực hiện các hoạt động cũng như sự tiến bộ hoặc chưa tiến bộ của HS về hoạt động làm việc với SGK.

+ Khảo sát đầu ra ngay trước khi kết thúc thực nghiệm

Để kiểm tra và so sánh sự tiến bộ về KN làm việc với SGK của nhóm TNg và nhóm ĐC, của chính nhóm TNg trước và sau thực nghiệm, ngay sau khi kết thúc TNg vòng hai, chúng tôi tiến hành cho cả hai nhóm thực hiện cùng một bài kiểm tra đầu ra. Bài kiểm tra đầu ra có nội dung kiến thức thuộc phần Điện học” VL lớp 11 nâng cao, các câu hỏi trong bài kiểm tra được ra theo hướng kiểm tra năng lực làm việc với SGK của học sinh (Phụ lục 2), đề được ra theo hình thức tự luận. Kết quả bài kiểm tra đầu ra được trình bày ở Bảng P2.1 (Phụ lục 2).

4.4. Phương pháp đánh giá năng lực làm việc với sách giáo khoa

Năng lực làm việc với SGK của HS được hình thành và phát triển thông qua một quá trình rèn luyện lâu dài và bền bỉ. Trong quá trình phát triển năng lực làm việc với SGK cho HS, GV phải kiểm tra, đánh giá, tổng kết và điều chỉnh cho phù hợp. Đánh giá năng lực làm việc với SGK của HS được thực hiện thông qua kết hợp đánh giá định tính bằng quan sát và đánh giá định lượng thông qua các kết quả làm bài kiểm tra năng lực làm việc với SGK.

4.4.1. Phương pháp định tính


Để đánh giá định tính năng lực làm việc với SGK, cần tiến hành quan sát diễn biến của các hoạt động làm việc với SGK của HS trong tất cả các tiết học có sử dụng bài giảng được thiết kế có sử dụng quy trình tổ chức các hoạt động làm việc với SGK. Các diễn biến này được ghi lại một cách chi tiết và được tổng hợp sau khi tất cả các lớp TNg hoàn thành xong việc rèn luyện cùng một KN làm việc với SGK. Việc ghi lại kết quả quan sát được thực hiện bởi GV quan sát kết hợp với các thiết


bị ghi âm, ghi hình.

Kết quả quan sát các hoạt động làm việc với SGK của HS được ghi lại theo phiếu quan sát các hoạt động làm việc với SGK ngay dưới đây.

PHIẾU QUAN SÁT HOẠT ĐỘNG LÀM VIỆC VỚI SGK VL

GV giảng dạy:………………………………(Nam/Nữ………..)

Trường THPT……………………………, tỉnh………………………………….. Tên bài học:………………………………………………………………………….. Hoạt động làm việc với SGK:……………………………………………………….. Tiết theo PPCT:………….(Nâng cao/ Chuẩn: ….), Ngày:………….…………

Lớp 11………….., Sĩ số lớp:…………….(………..Nam; ………Nữ)



Thao tác làm việc SGK

HS cần hướng dẫn

Hoàn thành

Không h.thành


Tgian

Cần

Không

Cần ít

Viết ra được các ý chính từ kênh chữ







Sơ đồ hóa được kênh chữ







Hình ảnh hóa được kênh chữ







Toán học hóa được kênh chữ







Đọc được các kênh hình







Xác định được các đại lượng, đơn vị đo,

giá trị cực đại, cực tiểu từ đồ thị, bảng biểu







Viết ra được phương trình mô tả mối liên hệ giữa các đại lượng trên đồ thị, bảng biểu







Khái quát hoá được mối liên hệ giữa các

đại lượng cho trên đồ thị, bảng biểu







Diễn đạt được kênh hình







Nhận xét:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 241 trang tài liệu này.

Phát triển năng lực làm việc với sách giáo khoa cho học sinh trong dạy học phần điện học Vật lý 11 nâng cao trung học phổ thông - 17

Kết quả quan sát định tính cho phép đánh giá sự tiến bộ của các em trong các hoạt động làm việc với SGK diễn ra ngay tại mỗi tiết học. Phần nhận xét ở phiếu quan sát hoạt động làm việc với SGK VL được ưu tiên để ghi chép về: tiến trình thực hiện bài giảng, kỹ năng tổ chức các hoạt động làm việc với SGK VL của GV, tình trạng công việc của GV trong giờ dạy, tính tích cực, hưng phấn và tự tin của

Xem tất cả 241 trang.

Ngày đăng: 09/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí