Sự Tương Thích Giữa Chuẩn Nghề Nghiệp Gv Phổ Thông Với Chuẩn Đầu Ra Cử Nhân Ngành Sư Phạm (Nguồn: [37])


Các thành phần và cấu trúc các lĩnh vực tiêu chuẩn về phẩm chất và năng lực tương đương là tương tự nhau. Điểm khác là ở một số chỉ báo, mức độ đạt được chất lượng các tiêu chí. Chuẩn nghề nghiệp GV mô tả năng lực ở trình độ kĩ năng, kĩ xảo thực hiện hoạt động để tạo ra sản phẩm nhất định. Ví dụ, “Chủ động cập nhật, vận dụng linh hoạt và hiệu quả các PPDH và giáo dục đáp ứng yêu cầu đổi mới, phù hợp với điều kiện thực tế” (tiêu chuẩn 2, tiêu chí 5) [14]. Trong khi đó, Chuẩn đầu ra mô tả tri thức nghề nghiệp với các chỉ báo từ kiến thức cho đến các kĩ năng thực hiện hành động. Ví dụ, trong tiêu chuẩn: Năng lực vận dụng phương pháp, phương tiện và hình thức tổ chức dạy học bộ môn, yêu cầu về kiến thức: Nêu được các cách phân loại phương pháp, phương tiện và hình thức tổ chức dạy học; yêu cầu về kĩ năng: Biết lựa chọn phương pháp, phương tiện và hình thức tổ chức phù hợp với mục tiêu, nội dung và đối tượng HS [10]. Sự khác nhau đó dẫn đến việc miêu tả Chuẩn đầu ra định hướng cụ thể cho thiết kế quá trình đào tạo, biên soạn giáo trình, tài liệu, công cụ kiểm tra, đánh giá kết quả đào tạo.

Sinh viên sau khi tốt nghiệp có thể giảng dạy tại các cơ sở giáo dục, đó là mục tiêu kì vọng của Chuẩn đầu ra, tức là tiệm cận mức “Đạt” trong thang đánh giá GV theo Chuẩn nghề nghiệp. Tuy nhiên, không phải tiêu chí nào SV cũng thua kém GV đã có thời gian trải nghiệm nghề nghiệp. Chính vì thế, không thể lấy mức độ thấp nhất trong Chuẩn nghề nghiệp để áp dụng cho Chuẩn đầu ra ở tất cả các tiêu chuẩn và tiêu chí. Thời gian trải nghiệm nghề nghiệp trong thực tiễn là nguyên nhân chính tạo nên sự chênh lệch tương đối năng lực SV mới tốt nghiệp so với yêu cầu Chuẩn nghề nghiệp GV. Để giảm bớt sự chênh lệch đó, khi xác định mức độ trong Chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo cần tăng yêu cầu kĩ năng thực hành nghề nghiệp. Tạo nhiều hơn cơ hội để SV được trải nghiệm thực tế phổ thông và tham gia như một thành phần trong quá trình vận hành của các trường học là một trong những định hướng quan trọng. Bên cạnh đó, việc phân tích điểm mạnh, điểm yếu của của SV mới tốt nghiệp so với Chuẩn nghề nghiệp GV, giúp xác định nội dung chương trình bồi dưỡng GV tập sự [10]. Từ Chuẩn nghề nghiệp GV có thể luận suy các giá trị nghề và năng lực nghề tương ứng cần thiết dành cho các giáo sinh (bảng 1.1).

Bảng 1.1. Sự tương thích giữa chuẩn nghề nghiệp GV phổ thông với chuẩn đầu ra cử nhân ngành sư phạm (nguồn: [37])


Chuẩn nghề nghiệp GV

Chuẩn đầu ra cư nhân sư phạm


Tiêu chuẩn 1. Phẩm chất nhà giáo

I. Những yêu cầu về đạo đức

nhà giáo và phong cách sư phạm

Tiêu chí 1. Đạo đức nhà giáo Tiêu chí 2. Phong cách nhà giáo

1. Đạo đức nghề nghiệp

2. Phong cách sư phạm

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 289 trang tài liệu này.


Tiêu chuẩn 2. Phát triển chuyên môn, nghiệp vụ

II. Những yêu cầu về chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm

Tiêu chí 3. Phát triển chuyên môn bản thân

3. Năng lực chuyên môn

Tiêu chí 4. Xây dựng KHDH và giáo dục theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực HS.

4. Năng lực xây dựng kế hoạch dạy học và giáo dục


Tiêu chí 5. Sử dụng PPDH và giáo dục theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực HS

5. Năng lực thiết kế và tổ chức hoạt động dạyhọc và giáo dục Năng lực sử dụng phương pháp,

phương tiện dạy học và giáo dục

Tiêu chí 6. Kiểm tra, đánh giá theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực HS

6. Năng lực kiểm tra, đánh giá

Tiêu chí 7. Tư vấn và hỗ trợ HS

7. Năng lực tư vấn và hỗ trợ HS

Tiêu chuẩn 3. Xây dựng môi trường giáo dục

III. Những yêu cầu về xây dựng môi trường giáo dục

Tiêu chí 8. Xây dựng văn hóa nhà trường

8. Năng lực xây dựng văn hóa nhà trường

Tiêu chí 9. Thực hiện quyền dân chủ trong nhà trường


9. Năng lực xây dựng môi trường giáo dục an toàn, dân chủ

Tiêu chí 10. Thực hiện và xây dựng trường học an toàn, phòng chống bạo lực học đường

Tiêu chuẩn 4. Phát triển mối quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội

IV. Những yêu cầu về phát triển mối quan hệ giữa nhà

trường, gia đình và xã hội

Tiêu chí 11. Tạo dựng mối quan hệ hợp tác với cha mẹ hoặc người giám hộ của HS và các bên liên quan

10. Năng lực xây dựng mối quan hệ hợp tác với cha mẹ hoặc người giám hộ của học sinh

Tiêu chí 12. Phối hợp giữa nhà trường, gia đình, xã hội để thực hiện hoạt động dạy học cho học sinh

11. Năng lực phối hợp giữa nhà trường, gia đình, xã hội


1.2. Giáo dục địa lí và năng lực giáo dục địa lí

1.2.1. Giáo dục địa lí

1.2.1.1. Quan niệm về giáo dục địa lí

Giáo dục địa lí là một khái niệm phức hợp. Để hiểu được khái niệm này cần giải thích nó trong mối quan hệ với môn Địa lí, chi tiết hóa các mục tiêu, giải thích vị trí, vai trò trong hệ thống giáo dục và xem xét những thành phần thiết yếu nhất.

Theo R. Gerber, cách thức con người tìm hiểu các phương pháp tiếp cận khác nhau về địa lí, phát triển các kĩ năng để khám phá địa lí, chiếm lĩnh các giá trị và thực hành chúng trong cuộc sống của họ được gọi là GDĐL. Môn Địa lí trong chương trình giảng dạy ở nhà trường phổ thông giáo dục HS về môi trường, trong môi trường và vì môi trường, xã hội nơi các em sinh sống. Địa lí, khi đó trở thành phương tiện cho giáo dục và đóng góp cho giáo dục thông qua: i) Sự hiểu biết về con người và môi trường ở bất


cứ đâu trên thế giới. ii) Thực địa cho phép học tập trong cộng đồng và trong môi trường địa phương. iii) Học tập cho xã hội và cho môi trường mà con người sinh sống [130].

Fachgebiet Didaktik der Geographie quan niệm: GDĐL là khoa học về giảng dạy và học tập địa lí. Nó cũng có thể được coi là một “siêu khoa học” (a meta-science) vì phản ánh nhiều lĩnh vực gồm: Địa lí, KHGD và tâm lí học sư phạm, để kiến tạo thành công môi trường học tập bộ môn. Ở phương diện đào tạo GV, GDĐL là giảng dạy kiến thức nội dung sư phạm cho SV. Nó thể hiện sự kết hợp giữa nội dung địa lí và phương pháp sư phạm để hiểu về cách thức mà các chủ đề, vấn đề được tổ chức, thể hiện và thích ứng với sở thích và khả năng đa dạng của người học [155].

Theo S. Bednarz, GDĐL là giảng dạy địa lí, học tập, suy nghĩ, và các quá trình giáo dục, nhận thức có liên quan chứ không chỉ đơn thuần là môn Địa lí. GDĐL là một lĩnh vực nghiên cứu, để định nghĩa người ta phải xem xét cả hai lĩnh vực học thuật liên quan đó là địa lí và giáo dục. Trong đó, nghiên cứu địa lí tìm hiểu về sự phức tạp và liên quan đến nhau của bề mặt Trái Đất. Giáo dục được chia thành ba lĩnh vực riêng. Lĩnh vực đầu tiên bao gồm nghiên cứu về học tập và xây dựng hiểu biết lí thuyết về quá trình học tập, giảng dạy, giáo dục. Lĩnh vực thứ hai liên quan đến việc nghiên cứu về đào tạo GV, quá trình chuẩn bị nền tảng kiến thức, kĩ năng cho cho các SV sư phạm. Lĩnh vực thứ ba nghiên cứu để cải thiện thực tế trong lớp học, trong quản lí, hoặc trong sự phát triển của chính sách giáo dục.

Hình 1 2 GDĐL được định nghĩa như là sự kết hợp giữa địa lí và giáo 1


Hình 1.2. GDĐL được định nghĩa như là sự kết hợp giữa địa lí và giáo dục

Nguồn: [122]

Nghiên cứu GDĐL là nơi mà nghiên cứu về địa lí và giáo dục “giao thoa” với nhau (hình 1.2). Hãy tưởng tượng địa lí và giáo dục như hai đĩa xoay chồng lên nhau. Sự trùng lặp có thể xảy ra ở bất cứ đề tài nghiên cứu nào mà cả hai phạm vi học thuật theo đuổi. Nếu sự trùng lặp xảy ra giữa lí thuyết học tập và địa lí, nghiên cứu sẽ đề cập đến những câu hỏi nền tảng như: “học tập địa lí là gì? Bản chất của kiến thức địa lí là gì? Những kĩ năng nào giúp nâng cao việc học tập địa lí?” Nếu sự trùng lặp xảy ra giữa lí thuyết học tập và một trong các đặc tính hệ thống của địa lí, nghiên cứu sẽ tập trung hơn vào những câu hỏi như:“HS học cách suy nghĩ về mối quan hệ giữa con người và môi trường như thế nào?”. Nếu địa lí giao với lĩnh vực đào tạo GV, nghiên cứu có thể tìm hiểu cách thức GV có được các kiến thức chuyên ngành để giảng dạy và khả năng giải thích các

29


khái niệm địa lí và giảng dạy các kĩ năng cơ bản. Các câu hỏi nghiên cứu về lĩnh vực chung của địa lí - giáo dục bao gồm: “làm thế nào để các GV tương lai xây dựng sự hiểu biết của họ về các nguyên tắc địa lí cơ bản? Điều gì tạo nên việc giảng dạy địa lí tốt? Làm thế nào để GV và nhà quản lý được đào tạo để nhận biết và thực hiện công tác giảng dạy có chất lượng?...” Nếu địa lí giao với miền phụ thứ ba của giáo dục, các chủ đề áp dụng, nghiên cứu sẽ liên quan đến việc ứng dụng những gì được coi là “thực hành tốt nhất” trong địa lí. Câu hỏi nghiên cứu liên quan bao gồm: “Mô hình nào của chương trình và đánh giá là hiệu quả nhất trong việc giảng dạy địa lí? Những chiến lược nào có hiệu quả trong việc thực hiện cải cách GDĐL?” Những câu hỏi nghiên cứu không độc lập mà liên quan đến nhau nên không loại hình nào được ưu tiên [117].

Tóm lại, từ những quan niệm của các tác giả trên có thể khái quát về GDĐL thông qua các nhận định sau:

- Giáo dục địa lí là một lĩnh vực học thuật và lĩnh vực nghiên cứu độc lập. Trong đó có sự kết hợp và “giao thoa” giữa Địa lí và Giáo dục. Trong sự kết hợp này, có lúc địa lí là lĩnh vực ưu thế hơn và ngược lại, tạo nên những dạng thức khác nhau của GDĐL. Cấu trúc GDĐL phát triển từ thấp đến cao theo mô hình “xoắn ốc” thể hiện quy luật phát triển của nhận thức (hình 1.3)



Hình 1 3 Mô hình thể hiện mối quan hệ và sự phát triển của GDĐL Giáo 2

Hình 1.3. Mô hình thể hiện mối quan hệ và sự phát triển của GDĐL

- Giáo dục địa lí về bản chất là cách thức hướng dẫn người học tìm hiểu các phương pháp tiếp cận khác nhau về địa lí, phát triển các kĩ năng để khám phá địa lí, nắm lấy các giá trị liên quan và thực hành chúng trong cuộc sống của họ một cách hiệu quả. Địa lí trở thành phương tiện cho giáo dục để phục vụ cho một số mục tiêu quan trọng. Nó giúp con người hiểu rõ các mối quan hệ cũng như trách nhiệm của họ đối với môi trường tự nhiên và xã hội để từ đó học cách tồn tại hòa hợp với tất cả các loài trên hành tinh.

30


- Giáo dục địa lí là khoa học về giảng dạy và học tập địa lí. Như vậy, GDĐL là khái niệm bao hàm dạy học địa lí. Ở phương diện này GDĐL thực hiện chức năng của mình thông qua môn Địa lí trong nhà trường. Đó là sự pha trộn giữa nội dung địa lí và phương pháp sư phạm để tạo thành kiến thức nội dung sư phạm chuyên ngành.

1.2.1.2. Mục tiêu của giáo dục địa lí

Hiến chương quốc tế về GDĐL xác định mục tiêu về kiến thức, kĩ năng, thái độ và giá trị mà mọi người cần được trang bị thông qua học tập và thực hành [130]:

GDĐL phát triển kiến thức và sự hiểu biết cho mọi người về: i) Địa điểm và nơi chốn để thiết lập một bộ khung (framework) cho các sự kiện địa lí và để hiểu về các mối quan hệ không gian cơ bản; ii) Các hệ thống tự nhiên chính của Hành tinh chúng ta để hiểu cách các hệ sinh thái tương tác; iii) Các hệ thống kinh tế - xã hội lớn của Hành tinh để phát triển ý thức về vị trí; iv) Sự đa dạng của các dân tộc và xã hội để hiểu được sự phong phú về văn hóa của nhân loại; v) Cấu trúc và quá trình trong các khu vực địa lí và hiểu sự phụ thuộc lẫn nhau trên toàn cầu.

Giáo dục địa lí phát triển các kĩ năng cho con người bao gồm: i) Các quá trình tư duy cần thiết trong việc giải quyết các vấn đề địa lí và thực hiện quyết định không gian;

ii) Thu thập, tổ chức, lưu giữ, phân loại sử dụng các dữ liệu dưới các hình thức như văn bản, hình ảnh, biểu đồ, bảng biểu, sơ đồ và bản đồ; iii) Kĩ năng liên quan đến việc tiến hành các nghiên cứu trên thực địa.

Giáo dục địa lí hình thành thái độ và giá trị cho con người: i) Quan tâm, hứng thú tìm hiểu về các đặc điểm tự nhiên và con người trên bề mặt Trái Đất; ii) Cảm thụ giá trị về cảnh quan nơi con người sinh sống; iii) Chia sẻ cảm xúc với các điều kiện sống khác nhau của mọi người trên khắp thế giới để từ đó có sự đồng cảm; iv) Sẵn sàng sử dụng kiến thức và kĩ năng địa lí đã học được một cách có trách nhiệm trong cuộc sống riêng tư và công cộng; v) Tôn trọng quyền bình đẳng của mọi người.

1.2.1.3. Vai trò và vị trí của giáo dục địa lí

Hiến chương về GDĐL của Hội địa lí quốc tế đã khẳng định: GDĐL rất quan trọng, nhằm trang bị cho những thế hệ tương lai kiến thức, kĩ năng, thái độ và thực hành giá trị, quan tâm và đưa ra quyết định hợp lí cho Hành tinh này. Những công dân được giáo dục về mặt địa lí hiểu rõ các mối quan hệ của con người cũng như trách nhiệm của họ đối với môi trường tự nhiên và các môi trường khác. GDĐL giúp con người học cách tồn tại hòa hợp với tất cả các loài trên hành tinh. Quan điểm địa lí giúp chúng ta hiểu sâu sắc hơn về những thách thức mang tính toàn cầu hiện nay như: biến đổi khí hậu, quản lí nguồn nước, an ninh lương thực, lựa chọn năng lượng, khai thác quá mức tài nguyên thiên nhiên và đô thị hóa.

31


Dạy học địa lí phục vụ cho một số mục tiêu giáo dục quan trọng. Việc học tập địa lí giúp người học hình thành câu hỏi, phát triển các kĩ năng trí tuệ và giải đáp những vấn đề ảnh hưởng đến cuộc sống của chính mình. Địa lí không chỉ giới thiệu các kĩ năng cần thiết của thế kỉ XXI mà còn cung cấp công cụ như bản đồ, nghiên cứu thực địa và việc sử dụng công nghệ truyền thông kĩ thuật số như hệ thống thông tin địa lí [143].

Địa lí là một môn học truyền thống đã được đưa vào chương trình giáo dục ở các cấp học từ rất sớm. Tuy nhiên, nó thay đổi theo những mức độ không giống nhau trong những nền giáo dục khác nhau. Ví dụ, ở nhiều quốc gia địa lí được tích hợp trong một chủ đề rộng hơn như xã hội hoặc nhân văn trong trường tiểu học. Trong trường THCS hoặc THPT là một môn học bắt buộc. Trong các trường cao đẳng và đại học, nó thường là một môn học tự chọn riêng biệt. Ở Việt Nam, GDĐL được thực hiện ở tất cả các cấp học phổ thông. Ở tiểu học và trung học cơ sở, nội dung GDĐL nằm trong Chương trình môn Lịch sử và Địa lí; ở THPT, Địa lí là môn học thuộc nhóm môn KHXH được lựa chọn theo nguyện vọng và định hướng nghề nghiệp của HS [17]. Môn Địa lí có vai trò quan trọng trong chương trình GDPT. Nhận định này có thể được giải thích bởi những lí do sau đây [144]:

Địa lí giúp cho người học hiểu về thế giới bởi nó cung cấp cho HS những kiến thức, kĩ năng cần thiết. Thông qua học tập địa lí HS học cách đọc bản đồ và giải thích thông tin địa lí ở quy mô từ địa phương đến toàn cầu. HS có thể sử dụng dữ liệu từ bản đồ, bảng biểu, biểu đồ và văn bản để nhận ra và giải quyết vấn đề. HS cũng có thể tích hợp các khái niệm từ nhiều lĩnh vực khoa học khác để hiểu và xử lí các vấn đề hiện tại của địa phương, quốc gia và quốc tế. Địa lí giúp người học biết về nơi đang ở và những gì là quan trọng đối với họ. Mỗi công dân trong thời đại toàn cầu hóa cần có kiến thức cơ bản về các quốc gia, vùng lãnh thổ và khu vực khác trên thế giới. Họ cũng cần hiểu các mối quan hệ khu vực và vai trò của quốc gia mình trên bản đồ thế giới. Trong một nền kinh tế luôn biến động, cạnh tranh khốc liệt thì GDĐL được lên kế hoạch tốt ở tất cả các cấp học sẽ làm cho người học nhận thức rõ hơn về các quốc gia và nền văn hóa khác và chuẩn bị cho HS của chúng ta có chỗ đứng trên thế giới. “Địa lí là một môn học và nguồn tài nguyên rất quan trọng cho các công dân thế kỉ XXI, những người sống trong một thế giới kết nối chặt chẽ. Nó giúp chúng ta nhận thức được những gì là có ý nghĩa để sống bền vững trong thế giới này” [152].

Địa lí giúp người học hiểu về chính đất nước của họ thông qua kiến thức về tự nhiên, môi trường, dân cư, kinh tế. Kiến thức địa lí giúp HS trở thành những công dân tốt hơn, tạo lập những nhà lãnh đạo hiệu quả cho đất nước trong tương lai. HS có thể hiểu mối quan hệ giữa địa lí và chính sách quốc gia hoặc quốc tế và họ có thể sử dụng kiến thức địa lí để đưa ra quyết định sáng suốt liên quan đến việc sử dụng tốt nhất các

32


nguồn lực của quốc gia. Bên cạnh đó, địa lí cung cấp bằng chứng quan trọng để nghiên cứu về quá khứ. Địa hình và khí hậu có liên quan đến hình thức di cư, sử dụng đất đai và sự thăng trầm của các nền văn minh… Địa lí nghiên cứu mối quan hệ giữa con người và môi trường để hiểu tác động của các yếu tố môi trường đối với cá nhân và cộng đồng. Đồng thời xác định cách thức con người thay đổi môi trường sống và các tác động môi trường lâu dài của các quá trình xã hội như tăng trưởng dân số và phát triển công nghệ.

1.2.1.4. Nội dung giáo dục địa lí

Trong lí luận dạy học địa lí truyền thống, tri thức địa lí bao gồm: Kiến thức địa lí (các khái niệm, quy luật và mối liên hệ địa lí), kĩ năng địa lí (kĩ năng bản đồ, biểu đồ, thực địa…). Chuẩn quốc gia về địa lí của Mỹ “Geography for life” (Địa lí vì cuộc sống) trình bày 3 thành phần của GDĐL gồm: Quan điểm địa lí, tri thức địa lí và kĩ năng địa lí, hợp lại thể hiện quan niệm mới nhất hiện nay rằng: có văn hóa địa lí nghĩa là gì? Trong Chương trình giáo dục địa lí 2018 khung năng lực đặc thù bộ môn Địa lí bao gồm: Nhận thức khoa học địa lí, Tìm hiểu địa lí, Vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học. Ở phương diện khác, Tim Tobias Favier quan niệm tri thức địa lí cấu thành từ kiến thức địa lí (kiến thức môn học, kĩ năng khám phá địa lí) và động cơ địa lí (Geography Drive) [127]. Từ những tiếp cận trên có thể thấy những thành phần cơ bản của GDĐL bao gồm: Quan điểm địa lí là sự kết hợp giữa quan điểm không gian và quan điểm sinh thái.

Quan điểm không gian quan tâm đến việc trả lời các câu hỏi: Cái gì ở đâu? Tại sao lại ở đó? và đặc biệt là quan tâm đến các hình mẫu không gian của các hiện tượng tự nhiên và nhân văn. Quan điểm sinh thái xem thế giới như là một mạng lưới của các mối quan hệ giữa các thành phần sống và không sống. Quan điểm sinh thái quan tâm đến các mối liên hệ và quan hệ này ở bên trong và giữa các hệ thống phức tạp như xã hội loài người và các hệ sinh thái [97].

Kiến thức địa lí bao gồm các khái niệm địa lí và mối liên hệ giữa chúng, các quy luật địa lí, các mối liên hệ, quan điểm địa lí. Khái niệm địa lí là các sự vật và hiện tượng địa lí đã được trừu tượng hóa và khái quát hóa dựa vào các dấu hiệu bản chất sau khi đã tiến hành các thao tác tư duy (so sánh, phân tích, tổng hợp…). Đặc trưng của các khái niệm địa lí để phân biệt với khái niệm của các khoa học khác đó là tính không gian hoặc có liên quan đến sự phân bố không gian. Đa phần kiến thức địa lí là kiến thức về các mối liên hệ bởi vì khoa học địa lí nghiên cứu chủ yếu các mối liên hệ giữa các sự vật, hiện tượng, quá trình địa lí về mặt không gian. Mối liên hệ phổ biến nhất là mối liên hệ nhân – quả, là biểu hiện mối tương quan, phụ thuộc một chiều của các sự vật, hiện tượng và quá trình địa lí. Quy luật địa lí là những kiến thức đã được khái quát hóa, trừu tượng hóa để biểu hiện các mối liên hệ giữa các sự vật, hiện tượng và quá trình địa lí có bản chất cố định, không thay đổi trong những điều kiện nhất định mỗi khi lặp lại.Ví dụ, quy

33


luật thống nhất và tuần hoàn của lớp vỏ địa lí, quy luật nhịp điệu, quy luật địa đới và phi địa đới [27].

Kĩ năng địa lí là những kĩ năng phục vụ cho việc học tập, nghiên cứu địa lí và phục vụ cho cuộc sống. Kĩ năng địa lí bao gồm: kĩ năng bản đồ, kĩ năng làm việc với các công cụ địa lí học, kĩ năng khảo sát thực địa… Năm kĩ năng giúp HS thực hiện khảo cứu địa lí một cách có hệ thống. Khi thực hiện các kĩ năng này, HS từng bước học cách “làm địa lí - doing geography”, đó là: 1. Đặt câu hỏi địa lí; 2. Thu thập thông tin địa lí; 3. Tổ chức thông tin địa lí; 4. Phân tích thông tin địa lí và 5. Trả lời các câu hỏi địa lí [97].

Động cơ địa lí (Geographic drive) là một mức độ nhất định của động lực địa lí (tìm tòi, khám phá), trong đó đề cập đến sự sẵn sàng nghiên cứu các đặc điểm, chức năng và các vấn đề của thế giới xung quanh. Động cơ địa lí thúc đẩy SV sư phạm có động lực và thái độ để giúp HS trở thành những công dân toàn cầu có trách nhiệm và tích cực - một mục tiêu quan trọng của GDĐL. Động cơ địa lí được xây dựng theo lí thuyết giá trị kì vọng, theo đó, mọi người có động lực làm việc khi có mục tiêu và đủ nỗ lực dự kiến cần thiết để đạt được mục tiêu đó. Con người khám phá, tìm hiểu địa lí vì những lí do khác nhau. Trong GDĐL cơ bản, họ muốn tìm hiểu về các đặc điểm và chức năng của thế giới xung quanh. Trong địa lí ứng dụng, con người tham gia vào khám phá, tìm hiểu địa lí vì sự quan tâm đến người khác hoặc môi trường, vì sợ thiên tai, vì lợi nhuận hoặc vì lí do thực tế nào đó. Yếu tố này có vai trò quan trọng trong GDĐL vì nó kích thích sự tiến bộ về động cơ học địa lí của của HS. HS nên sẵn sàng áp dụng kiến thức và kĩ năng mà họ đã học được ở trường vào cuộc sống và sau khi tốt nghiệp. Họ nên biết cách đặt câu hỏi khi nhận thấy điều gì đó khác lạ và sẵn sàng trả lời những câu hỏi đó. Họ nên sẵn sàng tham gia vào cuộc khám phá địa lí của chính bản thân họ [127].

1.2.2. Năng lực giáo dục địa lí

1.2.2.1. Quan niệm về năng lực giáo dục địa lí

Để làm rõ quan niệm về năng lực GDĐL, luận án nghiên cứu các khái niệm về năng lực, năng lực thực hiện, năng lực nghề nghiệp và năng lực nghề GV, cụ thể:

Năng lực là một phạm trù có nhiều cách quan niệm khác nhau. Theo Weinet, 2001, năng lực là những khả năng và kĩ xảo học được hoặc sẵn có của cá thể nhằm giải quyết tình huống xác định, cũng như sự sẵn sàng về động cơ, xã hội…và khả năng vận dụng các cách giải quyết vấn đề một cách có trách nhiệm và hiệu quả trong những tình huống linh hoạt [108].

Năng lực thực hiện là khả năng thực hiện được các hoạt động (nhiệm vụ, công việc) trong nghề theo chuẩn đặt ra. Năng lực này được coi như là sự tích hợp của kiến thức, kĩ năng và thái độ làm thành khả năng thực hiện một nhiệm vụ, công việc của nghề

Xem tất cả 289 trang.

Ngày đăng: 26/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí