10
chương trình sư phạm Địa lí tại các trường đại học ở Hàn Quốc gồm có 3 nhóm chính: giáo dục nền tảng về kiến thức sư phạm (do khoa giáo dục học phụ trách); kiến thức sư phạm Địa lí bao gồm PPDH địa lí, lí thuyết học tập môn Địa lí (do khoa Địa lí giảng dạy); kiến thức địa lí như một chủ đề chính của chương trình giảng dạy [139].
Nâng cao chất lượng đào tạo GV địa lí, ở phương diện vĩ mô, cần thiết phải đặt trong mối quan hệ với tất cả các thành phần của hệ thống GDĐL để khắc phục những hạn chế như GiV địa lí ít quan tâm về phương pháp đào tạo GV, hoặc một bộ phận không được đào tạo tốt về địa lí là nhận định của Sarah W. Bednarz and Robert S. Bednarz trong nghiên cứu về Đào tạo GV địa lí [120]. Đối với chương trình đào tạo GV, nghiên cứu: Đề xuất mô hình khóa học đào tạo GV địa lí [141] của Jerry T. Mitchell trả lời cho câu hỏi: Làm thế nào để cải thiện GDĐL thông qua các chương trình đào tạo GV? Nghiên cứu chia sẻ mô hình của một khóa học phương pháp GDĐL dành cho SV sư phạm, trong đó nội dung địa lí được kết hợp với các chiến lược sư phạm khác và các lĩnh vực khác liên quan cho việc giảng dạy địa lí ở nhà trường. Cùng xu hướng này, Sarah Witham Bednarz & Joseph P. Stoltman và Jongwon Lee trong Đào tạo GV địa lí ở Hoa Kì, trình bày về quá trình đào tạo gồm: thực trạng, các nhân tố ảnh hưởng, sự chuyển đổi mô hình đào tạo và xem xét các vấn đề mà các nhà GDĐL phải đối mặt trong thập kỉ tới và những nghiên cứu để có thể giải quyết chúng. Các câu hỏi cần giải quyết, bao gồm: Chuẩn bị kiến thức địa lí gì cho GV? Chuẩn bị kiến thức sư phạm cho GV địa lí như thế nào? Mối quan hệ giữa các khóa học địa lí học thuật và môn Địa lí như thế nào? GV cần có bao nhiêu kiến thức địa lí để trở thành GV địa lí hiệu quả? Sự kết hợp các phương pháp sư phạm, chủ đề và kinh nghiệm tạo ra mức độ tối ưu của kiến thức nội dung sư phạm trong địa lí như thế nào?...[122]. Ở một nghiên cứu khác, Harte, W., & Reitano, P. (2015) theo dõi sự tiến bộ của các SV sư phạm Địa lí ở giai đoạn cuối trong quá trình đào tạo, tập trung vào sự tự tin của họ về kiến thức, kĩ năng và việc giảng dạy địa lí. Dữ liệu thu thập từ hai cuộc khảo sát và các cuộc phỏng vấn sau các bài học vi mô chỉ ra rằng: SV có đủ khả năng cần thiết về kiến thức và các kĩ năng giảng dạy địa lí. Những kết quả này có ý nghĩa đối với các khóa học về GDĐL được giảng dạy trong các chương trình đào tạo GV (Sự tự tin của GV địa lí đối với kiến thức môn Địa lí và kĩ năng dạy học địa lí) [132]. Nhấn mạnh chuyên môn trong đào tạo GV địa lí. Nhóm tác giả Jennifer Hill đã có tóm tắt về việc giảng dạy và đào tạo GV địa lí ở Anh trong tác phẩm “Phát triển chuyên môn”. Phát triển chất lượng chuyên môn cho GV địa lí cung cấp cho họ các công cụ để đối phó và tìm giải pháp cho những những thách thức chuyên môn. Trong thế giới có nhiều thay đổi nhanh chóng, điều quan trọng là làm cho GV địa lí có thể tiếp tục mở rộng triển vọng của họ, học hỏi một cách hợp tác, liên tục thay đổi phương pháp sư phạm và áp dụng hiệu quả trong lớp học [134].
11
Một công trình nổi bật của D. Lambert và D. Baderstone: Học cách dạy địa lí ở trường phổ thông [135] đề cập đến những vấn đề lí luận hiện đại của quá trình dạy học địa lí ở trường phổ thông như tầm quan trọng của dạy học địa lí, quá trình học tập môn Địa lí của HS, PPDH…trong một nghiên cứu khác Lambert và Mitchell thảo luận về cách phát triển kiến thức môn học cần được hình thành trong quá trình đào tạo SV trở thành GV THCS, nghiên cứu trường hợp SV địa lí. Các tác giả cho rằng mục đích GDĐL đã bị đơn giản hóa quá mức và tách rời khỏi phương pháp sư phạm cũng như trải nghiệm của HS. Chính vì thế cần thiết lập lại cấu trúc môn học cũng như chương trình giảng dạy. Khái niệm về "giáo viên tốt” cũng được đề xuất trong nghiên cứu này (Kiến thức môn học và đào tạo GV THCS ở Anh: nghiên cứu trường hợp môn Địa lí) [141].
6.2. Việt Nam
Giáo dục địa lí và năng lực GDĐL là những khái niệm chưa được sử dụng nhiều trong các nghiên cứu về KHGD ở nước ta. Chính vì thế, luận án tiếp cận các nghiên cứu xuất phát từ môn Địa lí và dạy học địa lí để làm rõ quan niệm về GDĐL. Lí luận dạy học địa lí của Nguyễn Dược đã đề cập một cách hệ thống đến môn Địa lí trong nhà trường phổ thông. Trong đó, các tác giả phân tích mối quan hệ giữa môn Địa lí và khoa học Địa lí, vị trí, chức năng, nhiệm vụ của môn học; hệ thống tri thức địa lí trong nhà trường phổ thông bao gồm kiến thức, kĩ năng, kĩ xảo được lựa chọn từ khoa học địa lí và được sắp xếp theo một trình tự nhất định nhằm cung cấp một dung lượng kiến thức và giáo dục HS theo mục tiêu đào tạo của nhà trường [27].
Chương trình GDPT môn Địa lí 2018 là công trình đầy đủ, cập nhật nhất về GDĐL ở nước ta ở thời điểm hiện nay. Trong đó xác định vai trò và tầm quan trọng của môn Địa lí. Khung năng lực đặc thù bộ môn Địa lí bao gồm: Nhận thức khoa học địa lí; Tìm hiểu địa lí và Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học. Nội dung GDĐL bao gồm: địa lí đại cương, địa lí thế giới, địa lí Việt Nam, địa lí địa phương [17]. Trước đó, Nguyễn Viết Thịnh và Đỗ Thị Minh Đức đã đề cập một cách hệ thống và phân tích bản chất của cấu trúc năng lực đặc thù địa lí và phương thức đánh giá năng lực địa lí của HS trong nghiên cứu Xác định các năng lực đặc thù địa lí và đánh giá năng lực đạt được của HS trong chương trình GDPT mới [97].
Có thể bạn quan tâm!
- Phát triển năng lực giáo dục địa lý cho sinh viên ngành sư phạm Địa lý - 1
- Phát triển năng lực giáo dục địa lý cho sinh viên ngành sư phạm Địa lý - 2
- Tổng Quan Các Nghiên Cứu Liên Quan Đến Đề Tài Luận Án
- Cơ Sở Lí Luận Và Thực Tiễn Của Việc Phát Triển Năng Lực Giáo Dục Địa Lí Cho Sinh Viên Ngành Sư Phạm Địa Lí
- Sự Tương Thích Giữa Chuẩn Nghề Nghiệp Gv Phổ Thông Với Chuẩn Đầu Ra Cử Nhân Ngành Sư Phạm (Nguồn: [37])
- Phát Triển Năng Lực Giáo Dục Địa Lí Cho Sinh Viên
Xem toàn bộ 289 trang tài liệu này.
Mối quan hệ giữa giảng dạy kiến thức chuyên môn và phương pháp là một lĩnh vực mà nhiều nhà GDĐL trong nước nghiên cứu. Nguyễn Viết Thịnh và Đỗ Thị Minh Đức đã phân tích Vai trò của GiV và các tổ bộ môn dạy khoa học cơ bản trong việc hình thành và nâng cao năng lực sư phạm cho SV địa lí. Nghiên cứu chỉ ra: các khoa và bộ môn đào tạo GV cần nâng cao chất lượng đào tạo cả về khoa học cơ bản và NVSP, thể hiện ở các kế hoạch cụ thể để đón đầu sự thay đổi của GDPT. SV sư phạm địa lí cần thiết được trang bị một nền tảng kiến thức, kĩ năng bền vững, một động cơ học tập và
12
giảng dạy địa lí đủ lớn để có thể thúc đẩy điều này ở HS. Cần có sự phối hợp hơn nữa giữa các bộ môn trong việc hình thành và rèn luyện các kĩ năng địa lí cơ bản cho SV, vì lẽ không có kĩ năng nào không dựa trên nền tảng của kiến thức cơ bản; phải thường xuyên củng cố tư duy địa lí cho SV, tạo ra thói quen nghề nghiệp: nhìn các vấn đề từ góc độ địa lí [98].
Về đào tạo GV nói chung, có nhiều mô hình trường khác nhau. Các trường ĐH sư phạm trọng điểm như Trường ĐH Sư phạm Hà Nội, Trường ĐH Sư phạm TP HCM là những trường chuyên về đề tạo GV. Mô hình trường sư phạm thuộc các ĐH đa ngành như Trường Đại học Sư phạm Huế thuộc ĐH Huế, Trường ĐH Sư phạm Đà Nẵng thuộc ĐH Đà Nẵng, Trường ĐH Giáo dục thuộc ĐH Quốc gia Hà Nội…Ngoài ra, còn có mô hình các khoa sư phạm thuộc các trường ĐH đa ngành (Khoa Sư phạm thuộc Trường Đại học Cần Thơ, Trường Đại học An Giang, Trường Đại học Đồng Tháp…).
Đào tạo GV theo định hướng phát triển năng lực nghề nghiệp là một trong những xu hướng thu hút rất nhiều nghiên cứu của các nhà giáo dục trong những năm gần đây. Tác giả phân chia một cách tương đối những nghiên cứu này thành 3 nhóm để làm cơ sở tổng quan gồm: Những nghiên cứu về lí luận chung liên quan đến các KHGD, những nghiên cứu về quan điểm, PPDH trong đào tạo GV và những nghiên cứu vận dụng vào các chuyên ngành cụ thể.
Trước hết, nhóm những nghiên cứu về lí luận chung liên quan đến các KHGD tiêu biểu với “Phát triển năng lực nghề cho SV các trường đại học sư phạm” của Bùi Minh Đức (2017) nghiên cứu về bối cảnh đào tạo GV phổ thông hiện nay; Xu thế xây dựng và phát triển chuẩn nghề nghiệp GV theo tiếp cận năng lực của một số nước trên thế giới. Trọng tâm của nghiên cứu là phát triển năng lực nghề nghiệp cho SV sư phạm theo tiếp cận năng lực bao gồm quan niệm, khung năng lực nghề của GV trung học, chuẩn đầu ra về năng lực của SV sư phạm, PPDH, đánh giá năng lực nghề cho SV sư phạm [37]. Mô hình đào tạo GV theo định hướng phát triển năng lực nghề của Vũ Thị Sơn (2013) đã trình bày các quan điểm về mô hình đào tạo GV, mô hình đào tạo GV theo định hướng phát triển năng lực. Nghiên cứu đi tìm câu trả lời cho 3 câu hỏi: 1) Những năng lực nào cần được hình thành? Làm thế nào để phát triển những năng lực đó? 3) Bằng cách nào để đo lường được sự phát triển năng lực nghề ở SV [91]. Một số nghiên cứu khác của Phan Trọng Ngọ: Tiếp cận năng lực nghề dạy học trong đào tạo GV (2014)
[77] và Giải pháp đào tạo GV đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông (2015) [78] hay Năng lực giáo dục của GV phổ thông một số vấn đề lí luận và thực tiễn [79] cho thấy: trong lĩnh vực đào tạo GV, tiếp cận theo năng lực, trước hết đòi hỏi phải có nhận thức đúng về năng lực theo quan điểm hiện đại, xác định được khung chuẩn năng lực đầu ra, xác định được mục tiêu các năng lực cần đào tạo, thiết kế chương trình và tổ
13
chức đào tạo theo phương thức mới so với đào tạo theo nội dung. Đặng Văn Đức (2016) trong nghiên cứu: Đổi mới chương trình đào tạo GV theo định hướng phát triển năng lực cho thấy : Giáo dục dựa trên năng lực là nhằm mục đích cung cấp cho SV những kiến thức, kĩ năng, thái độ, hình thành phẩm chất và năng lực để họ nhận biết và giải quyết vấn đề trong phạm vi công việc tương lai. Điều này đòi hỏi SV phải chịu trách nhiệm nhiều hơn về quá trình học tập của mình thông qua các nhiệm vụ học tập dựa trên năng lực [41]. Trong một nghiên cứu cụ thể, Nguyễn Thị Kim Dung và đồng nghiệp (2015), trên cơ sở tiếp cận năng lực nghề thiết lập quy trình phát triển chương trình đào tạo nghiệp vụ sư phạm theo hướng hình thành năng lực nghề [24]. Trịnh Thanh Hải & Trần Việt Cường và nhóm tác giả (2015) Phát triển năng lực sư phạm cho SV trong đào tạo ở trường sư phạm [46] nghiên cứu các yếu tố tác động đến con đường hình thành năng lực sư phạm của người GV ở ba giai đoạn: Trong quá trình học THPT (tiền sư phạm), đào tạo ở trường sư phạm và trong môi trường dạy học ở trường phổ thông đến việc phát triển năng lực, nghiên cứu đề xuất một số biện pháp nhằm phát triển năng lực sư phạm cho SV. Về đánh giá năng lực, Khung năng lực đánh giá SV tốt nghiệp đại học sư phạm [25] của Nguyễn Thị Kim Dung (2018) đã trình bày những định hướng đổi mới đánh giá SV tốt nghiệp, trong đó nhấn mạnh: Nội dung đánh giá phải lấy năng lực sư phạm được đào tạo làm chính. Tác giả đề xuất khung giá trị và năng lực nghề nghiệp đối với SV tốt nghiệp đại học sư phạm gồm 3 nhóm giá trị và 3 nhóm năng lực nghề.
Nhóm thứ hai gồm những nghiên cứu liên quan đến quan điểm, phương pháp, cách thức đào tạo GV theo tiếp cận năng lực. Phạm Quang Tiệp (2017), Đào tạo GV theo tiếp cận dạy học dựa vào tương tác đề xuất năm mô hình dạy học dựa vào tương tác trong đào tạo GV [102]. Phạm Thanh Thúy và cộng sự (2015), nghiên cứu dạy học theo lí thuyết kiến tạo trong các trường ĐH sư phạm để vận dụng lí thuyết kiến tạo vào quá trình đạo tạo SV qua các biện pháp thiết kế dạy học, các biện pháp hướng dẫn SV học tập, các biện pháp tổ chức môi trường học tập kiến tạo [100]. Tưởng Duy Hải, Đỗ Hương Trà (2016), Học qua trải nghiệm: Mô hình đào tạo dạy học tích hợp các môn khoa học cho các GV tương lai kết luận: Đào tạo dạy học tích hợp cần được thực hiện xen kẽ trong quá trình đào tạo khoa học cơ bản, KHGD và nghiệp vụ sư phạm, đồng thời cần huy động sự hợp tác của các GiV nhằm tạo điều kiện cho SV được học trong môi trường tích hợp qua chính các hoạt động trải nghiệm, tạo ra sự liên kết giữa các môn học [45]. Những nghiên cứu về đánh giá trong giáo dục ĐH: Nguyễn Thành Nhân (2016) đề xuất mô hình đánh giá kết quả học tập theo định hướng phát triển năng lực SV trong đào tạo theo tín chỉ và kiểm đếm tính khả thi của mô hình trong Đánh giá kết quả học tập môn học theo định hướng phát triển năng lực SV [80]. Hồ Thị Nhật (2019), Đánh giá vì sự tiến bộ học tập ở giáo dục ĐH cung cấp một phân tích khái quát về đổi mới đánh giá và
14
giới thiệu các loại hình, phương pháp, công cụ đánh giá phục vụ dạy học bậc ĐH. Quan điểm chi phối nghiên cứu này là đánh giá vì sự tiến bộ của người học [81].
Từ xu hướng chung về đào tạo GV theo định hướng phát triển năng lực, các nhà nghiên cứu trong các lĩnh vực chuyên ngành có những vận dụng phù hợp với ngành mình. Chính vì thế các công trình nghiên cứu trong mảng này khá đa dạng Nhóm ngành khoa học tự nhiên có các nghiên cứu tiêu biểu như: Trần Trung, Trần Việt Cường (2013), Tiếp cận hiện đại trong rèn luyện năng lực sư phạm cho SV ngành toán ở trường đại học [109] đã trình bày kết quả vận dụng mô hình dạy học dự án vào giảng dạy các học phần lí luận và dạy học bộ môn Toán. Phát triển năng lực vận dụng phương pháp dạy học tích cực cho SV sư phạm Hóa học ở các trường đại học của Kiều Phương Hảo (2017) [47], tác giả đề xuất cấu trúc năng lực vận dụng PPDH tích cực và bộ công cụ đánh giá năng lực, đồng thời đề xuất các biện pháp phát triển năng lực này cho SV. Cụ thể hơn có nghiên cứu của Nguyễn Mậu Đức (2016) Phát triển năng lực dạy học cho sinh viên ngành Sư phạm Hóa học thông qua vận dụng mô hình nghiên cứu bài học [35]. Tác giả sử dụng quan điểm nghiên cứu bài học thông qua PPDH vi mô kết hợp với sự hỗ trợ của website học tập để phát triển năng lực SV ngành sư phạm Hóa học khi giảng dạy các học phần lí luận và PPDH. Phát triển năng lực ứng dụng CNTT&TT trong dạy học cho SV sư phạm hóa học của các trường đại học của Thái Hoài Minh (2018) [72] mô tả cấu trúc năng lực ứng dụng CNTT&TT dành cho SV sư phạm Hóa học, đề xuất và kiểm chứng quy trình, biện pháp phát triển năng lực này trong đào tạo SV ở đại học sư phạm. Nhóm ngành KHXH có các nghiên cứu tiêu biểu sau: Lê Thị Kim Loan, (2019), “Phát triển năng lực CNTT trong dạy học cho SV sư phạm ở trường đại học”[68]. Trần Thị Loan, (2019), “Rèn luyện kĩ năng thiết kế bài học theo tiếp cận năng lực cho SV đại học sư phạm”[67]. Phát triển năng lực dạy học cho SV Cao đẳng Sư phạm qua dạy học vi mô [76] của Uông Thị Lê Na, 2017. Các nghiên cứu này tổng quan cơ sở lí luận về phát triển năng lực dạy học cho SV, khảo sát, đánh giá thực trạng và đề xuất các biện pháp phát triển các năng lực dạy học thành phần thông qua những biện pháp cụ thể.
Đổi mới đào tạo GV địa lí theo định hướng phát triển năng lực cũng là một xu hướng tập trung nhiều nghiên cứu của các nhà GDĐL, GiV, NCS. Những nghiên cứu nổi bật mang tính chất định hướng chung cần nhắc đến là: “Cơ sở khoa học và thực tiễn đổi mới đào tạo theo hướng nâng cao năng lực sư phạm cho SV khoa Địa lí trường ĐH sư phạm Hà Nội đáp ứng yêu cầu đổi mới GDPT sau năm 2015” (2013) [42] của Đặng Văn Đức và Phạm Thị Thanh. Các tác giả trên cơ sở lí luận về chương trình tiếp cận năng lực, năng lực sư phạm của GV, cũng như cơ sở thực tiễn đã đề xuất một số định hướng cơ bản đổi mới đào tạo theo hướng nâng cao năng lực cho SV sư phạm địa lí trên
15
các phương diện: Chương trình, nội dung đào tạo cho phù hợp với yêu cầu mới; PPDH đại học; ứng dụng CNTT&TT trong dạy học địa lí.
Trên cơ sở định hướng chung, những mô hình, biện pháp, phương pháp và cách thức phát triển năng lực cho SV ngành sư phạm Địa lí được cụ thể hóa trong rất nhiều nghiên cứu. Về chương trình đào tạo: “Đổi mới chương trình đào tạo GV địa lí ở trường ĐH An Giang đáp ứng yêu cầu chương trình GDPT tổng thể” của Bùi Hoàng Anh, Trần Phước Hậu (2018) trên cơ sở kế thừa và phát huy ưu điểm của chương trình hiện hành (ngành Sư phạm Địa lí), cải tiến cho phù hợp với định hướng phát triển phẩm chất, năng lực của người học đáp ứng yêu cầu chương trình phổ thông mới [2]. Xây dựng chương trình đào tạo GV địa lí ở trường ĐH Sư phạm Thái Nguyên đáp ứng yêu cầu của bối cảnh mới của Nguyễn Thanh Mai, Phạm Hương Giang (2019) đã tổng quan về chương trình đào tạo GV địa lí ở trường ĐH Sư phạm Thái Nguyên từ đó xây dựng chương trình đào tạo GV trong bối cảnh mới và thường xuyên rà soát và cập nhật nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường lao động [146].
Về phương pháp phát triển năng lực cho SV sư phạm Địa lí, các nhà nghiên cứu tiếp cận ở những khía cạnh và thành phần năng lực cụ thể. Đối với việc phát triển kĩ năng dạy học: Rèn luyện kĩ năng dạy học cho SV sư phạm Địa lí bằng PPDH vi mô
[101] của Trần Thị Thanh Thủy, 2013, đã xác định được hệ thống kĩ năng dạy học cốt lõi cần trang bị cho SV ngành sư phạm Địa lí trong hai nhóm: Lập kế hoạch bài học (kĩ năng xác định mục tiêu, kĩ năng thiết kế các hoạt động dạy học, kĩ năng thiết kế nhiệm vụ kiểm tra – đánh giá…), Thực hiện kế hoạch bài học (kĩ năng sử dụng câu hỏi, giải thích, sử dụng PTDH địa lí, kết hợp các PPDH…). Quan trọng hơn, tác giả đã vận dụng PPDH vi mô để rèn luyện, phát triển những kĩ năng này cho SV theo hướng tiếp cận năng lực với quy trình và những cách thức cụ thể. Tương tự, Nguyễn Ngọc Minh, 2014, trong nghiên cứu: Hình thành và rèn luyện kĩ năng NVSP thường xuyên cho SV địa lí trường đại học sư phạm theo phương thức đào tạo tín chỉ [73] trình bày kết quả các phương pháp hình thành và rèn luyện 7 nhóm kĩ năng dành cho SV sư phạm Địa lí và các hình thức tổ chức rèn luyện kĩ năng NVSP ở trường đại học sư phạm trong phương thức đào tạo tín chỉ.
Đối với những phương pháp cụ thể, Nguyễn Thị Việt Hà, trong công trình “Sử dụng phương pháp dự án nhằm nâng cao năng lực dạy học tích hợp giáo dục biến đổi khí hậu cho SV sư phạm Địa lí” đã xác định mục tiêu, nội dung, nguyên tắc, xây dựng quy trình, thiết kế và tổ chức thực hiện một số dự án trong dạy học tích hợp giáo dục biến đổi khí hậu cho SV [44]. Lê Thị Lành (2016), đề xuất và áp dụng mô hình cải tiến để tổ chức xê-mi-na định hướng phát triển năng lực trong đào tạo GV địa lí thông qua một số nghiên cứu trường hợp trong nghiên cứu: Xây dựng mô hình tổ chức Xê-mi-na
16
định hướng phát triển năng lực trong đào tạo GV địa lí bậc đại học [65]. Trong một nghiên cứu khác, Lê Thị Lành và cộng sự đã trình bày các biện pháp đổi mới tổ chức xê-mi-na, đổi mới cách thức tổ chức các bài thực hành, vận dụng phương pháp dự án để hướng dẫn SV thực hiện hoạt động giáo dục thông qua giảng dạy một số môn về PPDH (Một số biện pháp phát triển năng lực tổ chức hoạt động giáo dục cho SV ngành sư phạm Địa lí trường đại học Quy Nhơn, 2015) [64].
Đối với các thành phần năng lực cụ thể, Ngô Thị Hải Yến nghiên cứu Đổi mới phương pháp giảng dạy để nâng cao năng lực giải quyết vấn đề cho SV khoa Địa lí, trường ĐHSP Hà Nội thông qua môn Giáo dục dân số - Sức khoẻ sinh sản, 2010 [116]. Phát triển năng lực dạy học trải nghiệm trong đào tạo SV sư phạm Địa lí ở Trường Đại học Cần Thơ” (2021) [86] của Nguyễn Thị Ngọc Phúc đã xác định được các thành tố và biểu hiện cụ thể của năng lực dạy học trải nghiệm trong dạy học địa lí. Từ đó, nghiên cứu đề xuất quy trình và các biện pháp phát triển năng lực dạy học trải nghiệm trong dạy học địa lí cho SV sư phạm Địa lí ở trường ĐH Cần Thơ dựa trên các nguyên tắc và yêu cầu cụ thể. Kết quả nghiên cứu cho thấy việc phát triển năng lực dạy học trải nghiệm trong đào tạo SV sư phạm đã được tổ chức với nhiều biện pháp hiệu quả như: Trang bị kiến thức, kĩ năng nền tảng về dạy học trải nghiệm trong môn Địa lí cho SV, sử dụng đa dạng các PP&KT dạy học tích cực trong đào tạo SV, tăng cường ứng dụng CNTT&TT, nâng cao hiệu quả hoạt động thực tế, TTSP ở trường phổ thông, đổi mới kiểm tra, đánh giá.
Ứng dụng CNTT&TT trong phát triển năng lực cho SV sư phạm Địa lí cũng là một xu hướng thu hút nhiều nghiên cứu. Đặng Văn Đức, 2005, Nghiên cứu Ứng dụng CNTT&TT trong đổi mới phương pháp đào tạo ở khoa Địa lí trường ĐH Sư phạm Hà Nội [40] tích hợp qua chương trình, nội dung, PPDH, hình thành kĩ năng và kiểm tra đánh giá kết quả học tập của SV. Trần Thị Hà Giang, 2018, Ứng dụng CNTT&TT trong dạy học địa lí cho SV ngành Giáo dục Tiểu học theo định hướng phát triển năng lực
[43] đã chỉ ra cơ sở lí luận và thực tiễn của việc ứng dụng CNTT & TT bằng mô hình dạy học kết hợp (Blended learning) trong dạy học địa lí cho SV. Tác giả đề xuất những yêu cầu, nguyên tắc và quy trình áp dụng dạy học kết hợp trong dạy học địa lí cho SV ngành Giáo dục Tiểu học theo định hướng phát triển năng lực.
Tóm lại, các nghiên cứu tuy tiếp cận ở những phương diện khác nhau của việc đào tạo GV địa lí nhưng đều có những điểm chung nổi bật sau: i) Vận dụng linh hoạt quan điểm tiếp cận năng lực nghề dạy học trong đào tạo GV địa lí; ii) Xác định được những năng lực quan trọng cần phát triển cho SV sư phạm Địa lí để đáp ứng thực tiễn đổi mới GDPT; iii) Áp dụng và kiểm chứng các phương pháp, biện pháp cụ thể trong việc đào
17
tạo GV địa lí nhằm phát triển năng lực gồm: Dạy học dự án, dạy học vi mô, học tập trải nghiệm, xê-mi-na, bài tập thực hành lí luận, và những KTDH cụ thể.
Trên cơ sở tổng quan những công trình nghiên cứu trong và ngoài nước, vấn đề nghiên cứu về phát triển năng lực GDĐL cho SV ngành sư phạm Địa lí tập trung vào các nội dung sau:
Thứ nhất, đưa ra các quan niệm đầy đủ và chính xác về những khái niệm cốt lõi của đề tài về: GDĐL, năng lực GDĐL, phát triển năng lực GDĐL; từ đó làm rõ cấu trúc năng lực GDĐL đối với SV tốt nghiệp ngành sư phạm Địa lí bậc đại học với hệ thống tiêu chí, chỉ báo và chỉ số chất lượng hành vi.
Thứ hai, phân tích những ưu điểm và hạn chế của việc đào tạo GV địa lí hiện nay được đề cập trong các nghiên cứu và chương trình đào tạo của các trường sư phạm. Trên cơ sở đó, luận án kế thừa, chọn lọc và vận dụng các thành quả của những nghiên cứu trước, phát huy những ưu điểm đã có, dự kiến về những giải pháp để khắc phục những hạn chế trong quá trình đào tạo.
Thứ ba, đưa ra các biện pháp phát triển năng lực GDĐL cho SV sư phạm ngành Địa lí, trên cơ sở lựa chọn, kết hợp vận dụng và cải tiến quan điểm, phương pháp, cách thức, phương tiện, nội dung giáo dục theo định hướng phát triển năng lực nghề nghiệp. Từ đó, xây dựng một quy trình chung cho việc phát triển năng lực GDĐL và các chỉ báo năng lực thành tố. Đây là nhiệm vụ cơ bản, trọng tâm của đề tài.
7. Những đóng góp của luận án
Nghiên cứu cơ sở lí lí luận, thực tiễn và TNSP, luận án đã đạt được những kết quả đáp ứng mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu. Điểm mới của luận án là đã bước đầu vận dụng được quan điểm hiện đại về chương trình tiếp cận năng lực, chuẩn năng lực và đánh giá năng lực người học để xác định và mô tả cấu trúc năng lực GDĐL và xây dựng ĐPTNL cho từng chỉ báo. Kết quả này định hướng cho quá trình xác định mục tiêu, áp dụng quy trình và biện pháp, cũng như đánh giá kết quả quá trình phát triển năng lực GDĐL cho SV. Các kết quả cụ thể:
Về mặt lí luận:
- Vận dụng có chọn lọc các vấn đề lí luận để thiết lập quan niệm về GDĐL, năng lực GDĐL, phát triển năng lực GDĐL cho SV sư phạm. Bên cạnh đó, sử dụng các quan điểm về đào tạo GV theo định hướng phát triển năng lực nghề nghiệp; các lí thuyết học tập và giáo dục vào quá trình đào tạo SV ngành sư phạm Địa lí. Kết quả này làm cơ sở gợi mở hướng tiếp cận mới cho những nghiên cứu phục vụ cho sự phát triển của nền GDĐL trong nước.
- Xác định và mô tả một cách chi tiết cấu trúc năng lực GDĐL dành cho SV tốt nghiệp ngành sư phạm Địa lí bao gồm hệ thống các chỉ báo, chỉ số chất lượng hành vi