Danh Mục Thu Thập Đánh Giá Trong Phát Triển Năng Lực Gdđl


trong quá trình này bao gồm: Đánh giá dựa trên năng lực, đánh giá chẩn đoán, đánh giá quá trình, đánh giá vì sự tiến bộ của người học, đánh giá thực hành, đánh giá giao tiếp. Thiết kế KHĐG bao gồm các bước: i) Xác định mục tiêu đánh giá; ii) Mô tả mức độ đạt được các chỉ số chất lượng hành vi năng lực GDĐL; iii) Xác định phương pháp và công cụ đánh giá; iv) Thiết kế công cụ đánh giá; v) tích hợp kế hoạch đánh giá vào KHBD.

Mục tiêu đánh giá được xây dựng dựa trên mục tiêu phát triển năng lực GDĐL gắn với từng đơn vị kiến thức, kĩ năng, hoạt động trong KHBD. Thiết kế mục tiêu đánh giá cần tính đến khả năng đáp ứng của SV để có những điều chỉnh phù hợp.

Mô tả mức độ đạt được các chỉ số chất lượng hành vi của mỗi chỉ báo năng lực GDĐL cần căn cứ vào các thang phân loại mục tiêu giáo dục về cả kiến thức, kĩ năng và thái độ, như thang Bloom, Dreyfus.

Lựa chọn hình thức, phương pháp và công cụ đánh giá phù hợp với hoạt động và mục tiêu phát triển năng lực GDĐL. Trong đó, phương pháp đánh giá thích hợp cho hình thức đánh giá và các công cụ đánh giá thực hiện hiệu quả phương pháp đánh giá. Ví dụ, GiV áp dụng đánh giá thường xuyên (đánh giá quá trình) để thúc đẩy sự tiến bộ của SV trong rèn luyện các năng lực dạy học, phương pháp đánh giá thông qua sản phẩm học tập, phương pháp đánh giá hồ sơ học tập, phương pháp quan sát nên được sử dụng thường xuyên, cùng với đó là thiết kế các công cụ đánh giá phù hợp như tiêu chí, bảng kiểm hồ sơ học tập, tiêu chí đánh giá sản phẩm (bài trình bày đa phương tiện, báo cáo tìm hiểu thực tế tại trường phổ thông…). Các công cụ đánh giá cần được thiết kế đúng kĩ thuật để có thể đánh giá một cách chính xác kết quả của sản phẩm.

Đánh giá tổng kết quá trình phát triển năng lực GDĐL của SV cần thu thập đầy đủ bằng chứng đánh giá như là những đánh giá xác thực. Một danh mục các phương tiện cải tiến từ danh mục của Griffins và Nix [dẫn theo 23] được sử dụng để đánh giá toàn diện quá trình phát triển năng lực GDĐL (bảng 2.8). Đây là bước thực thi các đánh giá đã được trình bày trong KHĐG thiết kế trước đó. GiV cần kết luận và nhận định về mức độ đạt được các chỉ số chất lượng hành vi của từng chỉ báo năng lực GDĐL. Việc thu thập đầy đủ bằng chứng để có những đánh giá xác thực mức độ tiến bộ của SV trên đường phát triển năng lực là hết sức cần thiết trong khâu tổng kết. Điều này giúp GiV có cơ sở để điều chỉnh biện pháp, cách thức tác động cho những giai đoạn tiếp theo cũng như kế hoạch phát triển các chỉ báo năng lực khác. SV và các nhóm SV thực hiện tự đánh giá và đánh giá đồng đẳng kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của họ. Tổng hợp các đánh giá cho ra một kết quả cụ thể, có ý nghĩa cho việc dạy và việc học.


Bảng 2.7. Danh mục thu thập đánh giá trong phát triển năng lực GDĐL



Kết quả học tập, rèn luyện

- Trong các nhiệm vụ hay bài kiểm tra lí thuyết, thực hành và vận dụng; tự luận hoặc trắc nghiệm

- Trong các bài tập về đọc hay viết, chẳng hạn như bài tiểu luận, báo cáo, xê- mi-na

- Trong các bài tập miệng như tranh luận và thuyết trình, thảo luận, phát biểu

- Trong các bài kiểm tra giữa kì, bài thi cuối khóa (chuẩn hoá)


Các sản phẩm

- Các nghiên cứu về những chủ đề và chuyên đề trong môn học

- Bài tập hay bài thực hành ở nhà, ở phòng thực hành

- Các video thực hành bài dạy vi mô đã hoàn tất

- Các báo cáo, bài trình bày, sản phẩm, mô hình, tiểu luận…tạo ra trong quá trình học tập

- Nhật kí học tập, sổ theo dõi tiến bộ, hồ sơ học tập

Các quá trình

- Tham gia vào các hoạt động ngoại khóa, trải nghiệm

- Các hoạt động trong quá trình học tập của cá nhân và nhóm

- Những đóng góp cho lớp học hay các hoạt động nhóm khác

Hồ sơ thành tích

- Kết quả các bài thi đã được công bố

- Các khảo sát, báo cáo đánh giá và báo cáo cuối khóa học

Phẩm chất cá nhân

- Sự tiến bộ và cam kết đạt được các mục tiêu cá nhân thể hiện trên đường phát triển năng lực.

- Tinh thần, trách nhiệm và sự nỗ lực trong học tập và rèn luyện

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 289 trang tài liệu này.

(Nguồn: cải tiến từ danh mục của của Griffins và Nix [dẫn theo23] )

2.3.3.2. Cải tiến quy trình, biện pháp phát triển năng lực giáo dục địa lí

Dựa trên kết quả đánh giá quá trình và đánh giá tổng kết, GiV tiến hành điều chỉnh kế hoạch phát triển năng lực GDĐL cho SV. Quá trình này bao gồm việc hướng dẫn SV tự điều chỉnh kế hoạch phát triển năng lực dựa trên kết quả họ đạt được và điều chỉnh quy trình, phương thức phát triển năng lực GDĐL mà GiV đã áp dụng. Thu nhận phản hồi của SV sau mỗi quá trình phát triển năng lực là căn cứ hết sức quan trọng để GiV có nhưng cải tiến phù hợp và xây dựng kế hoạch phát triển cho nhưng năng lực GDĐL tiếp theo. Quá trình này diễn ra một cách thường xuyên như là một tiêu chí cho việc nâng cao chất lượng đào tạo, dựa trên những tiêu chí của việc đánh giá học phần/ mô-đun (cải tiến từ tiêu chí đánh giá đề cương môn học [63]) về:

Mục tiêu phát triển năng lực GDĐL đã đảm bảo tính khả thi và phù hợp với mục tiêu chung của chương trình và học phần hay chưa? Các mục tiêu đã được nêu đầy đủ và rõ ràng? Mục tiêu về kiến thức được viết cho từng nội dung, mục tiêu về kĩ năng được viết cho từng bài tiểu luận, bài tập và thực hành? Có cần phải điều chỉnh mục tiêu để phù hợp với các đối tượng SV hay không?

Nội dung năng lực GDĐL đáp ứng mục tiêu đến mức độ nào? phù hợp với trình độ và tâm lí, nhận thức của người học? Nội dung đảm bảo đến mức độ nào tính khả thi, kế thừa, hợp lí, cập nhật và thực tiễn. Khả thi: Phù hợp với trình độ của người học; phù hợp với điều kiện về cơ sở vật chất, năng lực GiV của cơ sở đào tạo; Kế thừa: nội dung kế thừa để phát triển các kiến thức, kĩ năng SV học được từ các học phần, mô-đun đã


học trong chương trình đào tạo; Hợp lý: Tỉ lệ nội dung giữa lí thuyết, thực hành và tự học phân bổ hợp lí trong kế hoạch hay chưa?

Phương thức phát triển năng lực GDĐL: Các PPDH triển khai trong kế hoạch phát triển năng lực GDĐL phù hợp với mục tiêu, nội dung, hình thức tổ chức, hình thức và yêu cầu kiểm tra, đánh giá, cơ sở vật chất và thiết bị dạy học, khả năng tiếp thu của SV? PPDH đa dạng, coi trọng việc bồi dưỡng ý thức tự giác trong học tập, năng lực tự học, tự nghiên cứu, phát triển tư duy sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề, rèn luyện kĩ năng thực hành, tạo điều kiện cho người học tham gia nghiên cứu, thực nghiệm và ứng dụng? Kế hoạch phát triển năng lực GDĐL đã thể hiện rõ ràng trong lịch trình chung? Lịch trình cụ thể được chia theo từng giai đoạn/ tuần cho từng nội dung bao gồm hình thức tổ chức dạy học, thời gian, địa điểm, nội dung chính và các yêu cầu đối với SV? Tổng thời lượng và tỉ lệ thời lượng lí thuyết/thực hành/tự học phù hợp?

Kế hoạch đánh giá quá trình và phát triển năng lực GDĐL thực thi hiêu quả? Thời gian kiểm tra, đánh giá được nêu rõ ràng, cụ thể? Hình thức kiểm tra, đánh giá kết quả học tập đã đảm bảo tính khoa học, khách quan, chính xác và đa dạng?

Học liệu đầy đủ, đa dạng, có nội dung cập nhật và phù hợp với mục tiêu của việc phát triển năng lực GDĐL? Đầy đủ: bài giảng, giáo trình và tài liệu tham khảo giao cho người học; Cập nhật: Các học liệu có nội dung cập nhật nhất trong lĩnh vực chuyên môn? Phù hợp: Nội dung các học liệu phù hợp với mục tiêu, nội dung và yêu cầu? Đa dạng: Học liệu đa dạng như giáo trình, bài giảng, tài liệu tham khảo, ebook, băng hình... từ nhiều nguồn cung cấp. Các địa chỉ cung cấp học liệu rõ ràng và người học có thể tìm được tài liệu dễ dàng?

2.4. Biện pháp hình thành và phát triển năng lực giáo dục địa lí cho sinh viên

2.4.1. Phát triển năng lực giáo dục địa lí theo phương thức tích hợp

2.4.1.1. Tích hợp kiến thức chuyên môn và phương pháp dạy học địa lí

Tri thức khoa học địa lí được đào tạo ở bậc đại học, kiến thức địa lí phổ thông được giảng dạy ở trường trung học và kiến thức về PPDH địa lí được tích hợp nhuần nhuyễn trong chương trình và phương pháp đào tạo (hình 2.6).


Hình 2 6 Tích hợp kiến thức chuyên môn và PPDH trong phát triển năng lực GDĐL 1


Hình 2.6. Tích hợp kiến thức chuyên môn và PPDH trong phát triển năng lực GDĐL

Mối quan hệ giữa tri thức khóa học địa lí và PPDH dạy địa lí được giảng dạy trong các học phần chuyên ngành và kiến thức địa lí sẽ giảng dạy ở trường phổ thông là mối quan hệ theo một cách quan niệm rất hình tượng “học mười, dạy một”. GiV chuyên ngành phải chứng minh cho SV thấy được việc trang bị kiến thức chuyên ngành một cách đầy đủ, hệ thống là cơ sở để giảng dạy hiệu quả, sâu sắc kiến thức địa lí phổ thông cho HS.

Sự kết hợp giữa tri thức khoa học địa lí và PPDH tạo nên khối kiến thức về PPDH nội dung địa lí cụ thể. Khối kiến thức này cần được thực hiện kết hợp trong quá trình giảng dạy các môn chuyên ngành bởi các GiV chuyên môn. Cụ thể, GiV chuyên môn tổ chức cho SV tham gia vào phương pháp giảng dạy các nội dung chuyên ngành, đồng thời với việc hướng dẫn SV phương pháp để dạy chính nội dung đó. Bước tiếp theo, SV được hướng dẫn vận dụng phương pháp mà GiV cung cấp cho những nội dung địa lí sẽ được giảng dạy ở trường phổ thông. Giải pháp này sẽ giúp SV kết nối được kiến thức chuyên môn với kiến thức phổ thông và PPDH cho từng loại kiến thức, kĩ năng địa lí cụ thể. Ví dụ, phương pháp, chiến lược để dạy các khái niệm địa lí khác với dạy về mối liên hệ hay quy luật địa lí; chiến lược dạy khái niệm địa lí tự nhiên khác cách thức dạy khái niệm địa lí KT – XH…

Phương pháp dạy học địa lí ở trường phổ thông là sự kết hợp của kiến thức địa lí phổ thông và PPDH địa lí. Khối kiến thức này được cung cấp cho SV trong quá trình giảng dạy các học phần phương. GiV chú trọng hướng dẫn SV vận dụng các PP&KT dạy học kết hợp các PP&KT dạy học đặc thù cho môn Địa lí để thực hành thiết kế, tổ chức các bài học địa lí phổ thông. Biện pháp này giúp SV vừa tiếp cận được PPDH vừa


làm sâu sắc thêm kiến thức địa lí phổ thông và quan trọng hơn là phương pháp để dạy hiệu quả những nội dung cụ thể đó.

Tóm lại, tích hợp giảng dạy PPDH địa lí dựa trên nền kiến thức chuyên ngành và kiến thức địa lí phổ thông là ý tưởng chủ đạo của biện pháp này. Trong đó, kiến thức bộ môn là “chất liệu” cho quá trình học tập, thực hành phương pháp và rèn luyện kĩ năng, năng lực dạy học cho SV. Thông qua cách thức này GiV sẽ làm sâu sắc thêm kiến thức địa lí cho SV khi mà kiến thức được vận dụng vào những tình huống cụ thể. Đồng thời, SV biết cách sử dụng PPDH phù hợp với đặc trưng của từng loại kiến thức địa lí.

2.4.1.2. Xây dựng giáo trình tích hợp theo tiếp cận mô-đun

Giáo trình dành cho SV sư phạm địa lí nên xây dựng theo hướng phát triển năng lực thay cho định hướng nội dung như hiện nay. Để thực hiện điều này, GiV cần xác định rõ những năng lực GDĐL mà SV cần đạt được trong toàn bộ nội dung, mỗi chương, cho đến từng đơn vị kiến thức, kĩ năng. Bên cạnh kiến thức địa lí cần chú ý đến kiến thức nội dung sư phạm địa lí (PCK-G). Giáo trình cung cấp những trường hợp cụ thể, những ví dụ minh họa về việc vận dụng kiến thức vào thực tế và đưa ra những yêu cầu để SV giải quyết. Phương pháp nên chú trọng nhiều vào hoạt động tự học và phát triển năng lực tự học cho SV. Giáo trình được biên soạn để có thể sử dụng kết hợp nhiều phương pháp giảng dạy khác nhau, tiếp cận linh hoạt – sáng tạo để đáp ứng nhu cầu của người học. Biên soạn giáo trình phù hợp với thực tế GDĐL ở trường phổ thông. Những thực tế đó được chuyển hóa thành những tình huống dạy học mà việc xử lí yêu cầu SV phải “xâm nhập” thực tế phổ thông [37].

Giáo trình các môn học nên được cải tiến theo hướng mô-đun hóa thay cho giáo trình đơn thuần về lí thuyết như hiện nay. Mục tiêu của mỗi mô-đun hướng đến phát triển một số chỉ báo năng lực GDĐL nhất định. Kiến thức, kĩ năng, phương pháp giảng dạy được tích hợp một cách nhuẫn nhuyễn trong các bài học. Chuỗi các hoạt động học tập và giảng dạy là trọng tâm của mô-đun, kết hợp học tập trực tuyến và học trực tiếp. GiV và SV cùng xây dựng và giám sát kế hoạch quản lí sự tiến bộ của SV. Đánh giá kết quả thực hiện mô-đun là việc đáp ứng các mục tiêu năng lực và chuẩn đầu ra của SV, làm căn cứ để SV học tiếp các mô-đun tiếp theo. Đánh giá quá trình được tích hợp trong kế hoạch quản lí sự tiến bộ (hình 2.7).


Hình 2 7 Cấu trúc thiết kế các mô đun trong phát triển năng lực GDĐL Trong 2

Hình 2.7. Cấu trúc thiết kế các mô-đun trong phát triển năng lực GDĐL

Trong quá trình giảng dạy và TNSP, NCS luận án đã thử nghiệm, thẩm định thành công và đưa vào sử dụng giáo trình “Rèn luyện nghiệp vụ sư phạm thường xuyên môn Địa lí” dành cho đối tượng SV năm thứ 3 trong học kì 6 của khoa Địa lí – Trường ĐHSP TP HCM. Giáo trình bao gồm 7 bài học, mỗi bài phát triển cho SV một kĩ năng dạy học địa lí trên cơ sở tích hợp PP&KT dạy học và nội dung địa lí cụ thể: Bài 1. Kĩ năng sử dụng câu hỏi trong dạy học địa lí; Bài 2. Kĩ năng giải thích các hiện tượng và quá trình địa lí; Bài 3. Kĩ năng tổ chức và quản lí hoạt động thảo luận trong dạy học địa lí; Bài 4. Kĩ năng khởi động bài học địa lí; Bài 5. Kĩ năng trình bày bảng trong dạy học địa lí ; Bài 6. Kĩ năng xử lí tình huống sư phạm và tình huống dạy học địa lí; Bài 7. Kĩ năng thiết kế KHBD địa lí (phụ lục 2.5).

Về cách thức triển khai nội dung các bài học, giáo trình này thực hiện theo một logic chung. Bắt đầu, SV cần biết được mục tiêu để Sau khi kết thúc bài học, SV có thể làm được gì? Tiếp đó, SV sẽ trải nghiệm một hoạt động khởi động thú vị như là cách thức thu hút người học và đặt vấn đề cho kĩ năng sẽ thực hành. Nội dung chính được tổ chức trong 3 đến 4 hoạt động học tập, để chiếm lĩnh được nó SV cần tham gia tích cực, chủ động, tương tác với GiV, bạn học và tài liệu. Bạn đã học được những gì sau bài học này?, trả lời câu hỏi trên cũng chính là cách SV tự đánh giá thành quả học tập mình đạt được. Và như đã phân tích, kĩ năng phải luyện tập thường xuyên, vì thế không thể thiếu được phần Bài tập về nhà ở cuối của mỗi bài. Bên cạnh đó, những phần kiến thức tham khảo được cung cấp đầy đủ trong phụ lục của cuốn sách. Trong quá trình giảng dạy, GiV kết hợp nhuẫn nhuyễn giữa việc cung cấp lí thuyết và rèn luyện kĩ năng cho SV trong đó chú trọng nhiều hơn đến thực hành và vận dụng.


2.4.2. Sử dụng các phương pháp và kĩ thuật dạy học phát triển năng lực giáo dục địa lí trong các học phần phương pháp dạy học địa lí.

2.4.2.1. Sử dụng phương pháp huấn luyện

Huấn luyện là hình thức tập luyện thường diễn ra tại nơi làm việc hoặc diễn ra trong điều kiện gần gũi với môi trường công việc thực tế. Vận dụng trong đào tạo GV, huấn luyện là một trong những phương pháp hiệu quả để phát triển các kĩ năng sư phạm. Trong phát triển năng lực sư phạm người ta thường kết hợp hai loại huấn luyện là huấn luyện hành vi tái tạo và huấn luyện hành vi sáng tạo. Bởi vì hoạt động sư phạm vừa mang tính chất nghiệp vụ nhưng luôn chứa đựng tính sáng tạo [114].

Trong phát triển năng lực GDĐL, phương pháp huấn luyện có vai trò cung cấp, hướng dẫn, lời khuyên hoặc hỗ trợ định hướng cho SV thực hành các kĩ năng dạy học. Sự hỗ trợ của GiV qua các bước của phương pháp là vừa đủ để thúc đẩy SV tham gia tích cực vào quá trình rèn luyện, SV tự nhận ra những hạn chế, tự đánh giá và biết cách khắc phục, từ đó hứng thú hơn với các hoạt động thực hành kĩ năng. Thông qua phương pháp này, SV biết cách để chuyển hóa những hướng dẫn mang tính lí thuyết thành hành động thực tiễn để có kĩ năng, kĩ xảo. Đây là một trong những quá trình quan trọng đối với việc phát triển các năng lực dạy học.

Hoạt động học và luyện tập tổ chức dưới hình thức huấn luyện thường gồm 3 bước: Đặt vấn đề, luyện tập và tổng kết. Dưới đây trình bày một ví dụ trong việc sử dụng phương pháp huấn luyện để rèn luyện cho SV kĩ năng giải thích các hiện tượng và quá trình địa lí theo 3 bước trên.

Bước 1. Đặt vấn đề, GiV tích cực hóa những tri thức lí thuyết và những kinh nghiệm thực hành đã có về kĩ năng giải thích để làm cơ sở cho việc hình thành kĩ năng mới. Các KTDH thường sử dụng ở bước này là động não, tia chớp, trò chơi…Trong ví dụ dưới đây, kĩ thuật tổ chức trò chơi và phương pháp vấn đáp được sử dụng để tổ chức khởi động. SV được yêu cầu tham gia trò chơi học tập “đoán ý đồng đội” (Một SV được yêu cầu giải thích bằng lời những sự vật, hiện tượng địa lí và những SV khác có trách nhiệm phát biểu chính xác hiện tượng đó), kết thúc trò chơi GiV yêu cầu rút ra kết luận sư phạm liên quan đến kĩ năng giải thích. Tiếp đó, GiV thông báo nội dung, mục tiêu bài học (Trình bày được kĩ thuật giải thích trong dạy học địa lí; Giải thích được các hiện tượng và quá trình địa lí; Vận dụng được kĩ thuật giải thích để giải thích các hiện tượng, quá trình địa lí trong chương trình địa lí phổ thông).

Bước 2. Luyện tập, GiV tổ chức bước này gồm các khâu: luyện tập mở đầu, luyện tập thử, luyện tập có tính chất rèn luyện và luyện tập có tính chất sáng tạo.

- Luyện tập mở đầu: GiV hướng dẫn SV nghiên cứu lí thuyết để hiểu rõ vai trò, yêu cầu của kĩ thuật giải thích và cách thức thực hiện kĩ thuật này. SV được yêu cầu đọc


tài liệu để trả lời ba câu hỏi: Giải thích là gì? Kĩ thuật giải thích cần đảm bảo những yêu cầu nào? Nêu một số thủ thuật để áp dụng kĩ thuật này hiệu quả.

- Luyện tập thử: GiV hướng dẫn SV sử dụng kiến thức lí thuyết về kĩ thuật giải thích vào luyện tập cho một hiện tượng địa lí cụ thể: Hiện tượng “gió đất – gió biển”. SV được yêu cầu viết phần giải thích cho hiện tượng này, đồng thời suy nghĩ về kịch bản giải thích, kết hợp kênh chữ, kênh hình và việc sử dụng ngôn ngữ. Sau đó, một vài SV được mời thực hành thử, các SV khác và GiV phản hồi, góp ý cho những phần thực hành đó. Trên cơ sở các mẫu luyện tập này, GiV kết luận về những vấn đề SV cần lưu ý cho quá trình luyện tập tiếp theo.

- Luyện tập có tính chất rèn luyện: SV và các nhóm SV tự thực hành nhiệm vụ luyện tập theo cách thức GiV đã hướng dẫn cho đến khi đạt yêu cầu cơ bản của kĩ thuật giải thích hiện tượng và quá trình địa lí được nêu trong tiêu chí đánh giá. Ở khâu này, tính tự lực và chủ động của SV cao hơn và luyện tập nhằm hình thành kĩ năng, kĩ xảo trong điều kiện là bài tập hoặc nhiệm vụ ổn định.

- Luyện tập có tính chất sáng tạo: GiV đưa ra những bài tập giải thích gắn những tình huống học tập không giống bài tập về “gió đất – gió biển”, các yêu cầu và tiêu chí cũng được nâng cao hơn. SV phải chuyển hóa một cách sáng tạo những tri thức, kĩ năng, hành động vào hoàn cảnh mới.

Bước 3. Tổng kết, GiV kết luận về những kết quả đạt được trong kĩ thuật giải thích, gợi ý để SV việc khắc phục một số hạn chế và định hướng cho những bước luyện tập tiếp theo ở ngoài lớp hoặc phòng thực hành NVSP.

2.4.2.2. Sử dụng phương pháp dạy học vi mô

Dạy học vi mô (DHVM) là phương pháp đào tạo GV, trong đó mỗi SV sẽ tập trung vận dụng một hoặc một vài kĩ năng dạy học để thực hiện một bài học vi mô trong một thời gian ngắn cho một nhóm nhỏ HS [101, tr.28]. Phương pháp DHVM có những đặc điểm cơ bản: Đây là phương pháp đặc thù trong đào tạo GV; Sử dụng môi trường luyện tập được đơn giản hoá thông qua lớp học và bài học vi mô; Dạy học dựa trên những tình huống mô phỏng lớp học bình thường; Các nhận xét được đưa ra ngay khi bài học vi mô kết thúc; Sử dụng quy trình ghi hình – phát lại như phương tiện quan sát có mục đích; Môi trường rèn luyện được giám sát chặt chẽ; Yêu cầu của quy trình rèn luyện độc lập với từng cá nhân [101,tr.32].

Đây là một trong những phương pháp hiệu quả đối với việc phát triển các năng lực dạy học địa lí cho SV sư phạm. Bởi vì, các kĩ năng riêng lẻ được “bóc tách” và thao tác hóa để SV có thể làm được bằng một sự nỗ lực vừa phải. Ghi hình quá trình thực hành giúp họ tự đánh giá được mức độ đạt được các kĩ năng cũng như phong cách giảng dạy của bản thân để có những điều chỉnh phù hợp. Việc quan sát và cung cấp thông tin phản

Xem tất cả 289 trang.

Ngày đăng: 26/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí