Tương Quan Giữa Tính Cần Thiết Và Tính Khả Thi Của Các Biện Pháp

Bảng 3.3. Tương quan giữa tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp



TT


Tên biện pháp

Tính cấp thiết

Tính khả thi


D2

Tổng

điểm

ĐTB

Thứ

bậc

Tổng

điểm

ĐTB

Thứ

bậc


1.

Nâng cao nhận thức của CBQL,GV, các lực

lượng liên quan về phát triển năng lực DHTH cho GV THCS thành phố Cẩm Phả, Quảng Ninh


2,58


2,69


4


247


2,57


4


0


2.

Xây dựng kế hoạch phát triển năng lực DHTH cho giáo viên THCS thành phố Cẩm Phả,

Quảng Ninh


2,60


2,71


3


260


2,71


2


1


3.

Tổ chức, triển khai có hiệu quả kế hoạch phát triển năng lực DHTH cho giáo viên THCS

thành phố Cẩm Phả, Quảng Ninh


2,64


2,75


1


259


2,70


3


2


4.

Đảm bảo các nguồn lực cho hoạt động phát

triển năng lực DHTH cho giáo viên THCS thành phố Cẩm Phả, Quảng Ninh


2,62


2,73


2


261


2,72


1


1


5.

Đổi mới hoạt động kiểm tra, đánh giá năng

lực DHTH cho giáo viên THCS thành phố Cẩm Phả, Quảng Ninh


2,53


2,64


6


245


2,55


5


1


6.

Động viên, khuyến khích giáo viên THCS thành phố Cẩm Phả, Quảng Ninh tự học tập,

phát triển năng DHTH


2,56


2,67


5


241


2,50


6


1

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 119 trang tài liệu này.

Phát triển năng lực dạy học tích hợp môn xã hội cho giáo viên trung học cơ sở thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh - 12

Nghiên cứu kết quả khảo nghiệm về sự tương quan giữa tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp có thể khẳng định, mặc dù có số ít ý kiến trái chiều trong nhận định, đánh giá tình hình, song các biện pháp luận văn đã xây dựng có cơ sở khoa học cả về lý luận và thực tiễn, các biện pháp đều có tính cần thiết và tính khả thi, theo thứ tự ưu tiên biện pháp 2, 4, 3, 1, 5 và 6. Chất lượng, hiệu quả thực hiện các biện pháp phụ thuộc vào sự nỗ lực cao của các chủ thể quản lý nhà trường và các cơ quan chức năng của phòng giáo dục và đào tạo và sự nỗ lực cố gắng của chính đội ngũ giáo viên THCS thành phố Cẩm Phả, Quảng Ninh.

Error! Objects cannot be created from editing field codes. Biểu đồ 3.3. Tương quan giữa tính cần thiết và tính khả thi‌

Để so sánh sự tương quan giữa tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp, tác giả sử dụng công thức tính hệ số tương quan thứ bậc Spearman:

Error! Objects cannot be created from editing field codes.

Trong công thức trên: R: là hệ số tương quan

N: là số biện pháp đề xuất

D: là hệ số chênh lệch giữa thứ bậc của mức độ cần thiết và mức độ khả thi (D được tính bằng hiệu số mi - ni)

Sau khi thay số và tính nếu:

0 < R < 1 (R dương): tính cần thiết và tính khả thi có tương quan thuận, nghĩa là biện pháp vừa cần thiết vừa khả thi.

Trường hợp R dương và có giá trị càng lớn (nhưng không bao giờ lớn hơn 1) thì tương quan giữa chúng càng chặt chẽ (nghĩa là các biện pháp vừa cần thiết vừa khả thi).

0 > R: Tính cần thiết và tính khả thi có tương quan nghịch nghĩa là các biện pháp có tính cần thiết nhưng không khả thi hoặc ngược lại.

Thay số vào công thức trên có:

Error! Objects cannot be created from editing field codes. =>Error!

Objects cannot be created from editing field codes. =>R = 1 - 0,17 =>R = 0,83 Dựa vào kết quả R = 0,83 có thể kết luận mức độ cần thiết và khả thi của các

biện pháp có tương quan thuận và quan hệ rất chặt chẽ, nghĩa là các biện pháp vừa cần thiết lại vừa khả thi cao.

Kết luận chương 3


Để phát triển năng lực cho giáo viên THCS ở thành phố Cẩm Phả, Quảng Ninh phải thực hiện các biện pháp nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm cho các chủ thể quản lý; xây dựng kế hoạch khoa học, hợp lý, khả thi, tổ chức triển khai, thực hiện tốt các hoạt động giáo dục, đào tạo bồi dưỡng, đảm bảo các nguồn lực cho hoạt động phát triển năng lực DHTH cho giáo viên; động viên, khuyến khích giáo viên THCS thành phố Cẩm Phả, Quảng Ninh tự học tập, phát triển năng lực DHTH đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông. Các biện pháp là một thể thống nhất, quan hệ chặt chẽ với nhau, tác động qua lại lẫn nhau, hỗ trợ cho nhau cùng hướng vào thực hiện tốt công tác phát triển năng lực DHTH nói riêng và phát triển năng lực DHTH các môn xã hội cho giáo viên THCS thành phố Cẩm Phả, Quảng Ninh hiện nay.

Kết quả khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp phát triển năng lực DHTH cho giáo viên các trường THCS thành phố Cẩm Phả, Quảng Ninh đã cho thấy các biện pháp được đề xuất là rất cần thiết và có tính khả thi cao.

Để công tác phát triển năng lực dạy học tích hợp các môn xã hội cho giáo viên THCS thành phố Cẩm Phả, Quảng Ninh, đạt hiệu quả và chất lượng đòi hỏi các chủ thể quản lý phải biết vận dụng linh hoạt các biện pháp cho phù hợp với từng thời điểm, phù hợp với tình hình, điều kiện thực tế, phát huy quyền chủ động, sáng tạo của giáo viên và sự kết hợp của các yếu tố, các thành viên tham gia vào công tác phát triển năng lực dạy học tích hợp cho giáo viên các trường THCS thành phố Cẩm Phả, Quảng Ninh đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông hiện nay.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ


1. Kết luận

Ðội ngũ giáo viên là nhân tố quyết định chất lượng giáo dục. Phát triển năng lực dạy học tích hợp cho giáo viên THCS nói chung và phát triển năng lực dạy học tích hợp các môn xã hội cho giáo viên THCS ở thành phố Cẩm Phả nói riêng là yêu cầu quan trọng và cần thiết để đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng, góp phần phục vụ nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và của đất nước.

Từ kết quả nghiên cứu đề tài “Phát triển năng lực dạy học tích hợp các môn xã hội cho giáo viên ở các trường THCS thành phố Cẩm Phả, Quảng Ninh”, tôi rút ra một số kết luận sau:

1.1. Phát triển năng lực dạy học tích hợp cho giáo viên các trường trung học cơ sở là công việc hết sức cần thiết, góp phần nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên vì giáo viên là nhân tố hàng đầu quyết định chất lượng giáo dục. Ngày nay, trong thời kỳ công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước, hội nhập quốc tế và xu thế đổi mới giáo dục đang đặt ra những yêu cầu ngày càng cao về phẩm chất, năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của người giáo viên nói chung, giáo viên trung học cơ sở nói riêng. Chính vì vậy, phát triển năng lực dạy học tích hợp cho giáo viên trung học cơ sở luôn được quan tâm đúng mức để đáp ứng yêu cầu về chất lượng ngày càng cao của đội ngũ giáo viên trong giai đoạn hiện nay. Phát triển năng lực dạy học tích hợp cho giáo viên trung học cơ sở, chắc chắn giúp đội ngũ giáo viên có một trình độ chuyên môn, nghiệp vụ tốt và tự tin hơn trong công việc của mình.

1.2. Qua khảo sát thực trạng phát triển năng lực dạy học tích hợp các môn xã hội cho giáo viên các trường trung học cơ sở thành phố Cẩm Phả, Quảng Ninh hiện nay, cho thấy việc phát triển năng lực dạy học tích hợp cho giáo viên trung học cơ sở thời gian qua đã đạt được một số thành tựu nhất định. Kết quả khảo sát cũng phản ánh những hạn chế trong công tác phát triển năng lực dạy học tích hợp cho giáo viên THCS, đó là chưa quan tâm đầy đủ đến đối tượng tham gia phát triển năng lực là đội ngũ giáo viên, chưa tiến hành khảo sát, tìm hiểu nhu cầu, nguyện vọng phát triển năng lực dạy học tích hợp của giáo viên, cũng như chưa xác lập được mục tiêu rõ ràng, cụ thể. Nội dung phát triển năng lực dạy học tích hợp cho giáo viên chưa đáp ứng được nhu cầu, mong đợi của giáo viên. Các phương pháp, hình thức tổ chức phát triển năng lực dạy học tích hợp cho giáo viên THCS chưa khoa học, chưa đáp ứng được yêu cầu đáp ứng đổi mới giáo dục phổ thông cho giáo viên các trường THCS

thành phố Cẩm Phả, Quảng Ninh. Công tác tổ chức, chỉ đạo phát triển năng lực dạy học tích hợp cho giáo viên các trường THCS trong thời gian qua chưa thật sự thường xuyên và chưa mang lại hiệu quả cao. Việc thiết lập mục tiêu, kế hoạch, nội dung chương trình phát triển năng lực cho giáo viên THCS chỉ mang tính một chiều từ Bộ, Sở, Phòng Giáo dục và Đào tạo mà chưa bám sát vào nhu cầu của giáo viên. Chưa xây dựng được chính sách, chế độ khen thưởng phù hợp để động viên, khích lệ những giáo viên tham gia phát triển năng lực dạy học tích hợp. Chưa có văn bản pháp quy nào quy định cụ thể các hình thức xử lý đối với những giáo viên không đạt yêu cầu sau các đợt bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ nói chung, phát triển năng lực dạy học tích hợp nói riêng.

1.3. Để thực hiện tốt phát triển năng lực dạy học tích hợp cho giáo viên, người quản lý cần sử dụng đồng bộ các biện pháp quản lý nhằm nâng cao hoạt động phát triển năng lực dạy học tích hợp cho giáo viên: Nâng cao nhận thức của CBQL,GV, các lực lượng liên quan về phát triển năng lực dạy học tích hợp cho GV; Xây dựng kế hoạch phát triển năng lực cho giáo viên; Tổ chức, triển khai có hiệu quả kế hoạch phát triển năng lực dạy học tích hợp cho giáo viên; Đảm bảo các nguồn lực cho hoạt động phát triển năng lực dạy học tích hợp cho giáo viên; Đổi mới hoạt động kiểm tra, đánh giá năng lực giáo viên; Động viên, khuyến khích giáo viên THCS thành phố Cẩm Phả, Quảng Ninh tự học tập, phát triển năng lực đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông.

Thường xuyên kiểm tra, đánh giá kết phát triển năng lực dạy học tích hợp bằng nhiều biện pháp, hình thức khác nhau.

Các biện pháp đã được khảo nghiệm và chứng minh được sự cần thiết và khả thi trong thực hiện phát triển năng lực dạy học tích hợp cho giáo viên THCS thành phố Cẩm Phả, Quảng Ninh hiện nay.

2. Khuyến nghị

Để nâng cao chất lượng phát triển năng lực dạy học tích hợp cho giáo viên các trường trung học cơ sở thành phố Cẩm Phả, Quảng Ninh những năm tiếp theo, tác giả có một số kiến nghị như sau:

Thứ nhất, đối với Phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố Cẩm Phả, Quảng Ninh Cần tập hợp đội ngũ cán bộ giáo dục, chuyên viên có trình độ chuyên môn phụ

trách, tiến hành việc thực hiện nhiệm vụ bồi dưỡng phát triển năng lực dạy học tích hợp thường xuyên và hiểu biết sâu sắc về nghiệp vụ để giải quyết những thắc mắc của giáo

viên trong thời gian thực hiện hoạt động phát triển năng lực dạy học tích hợp. Liên hệ với các cơ sở đào tạo cán bộ quản lý giáo dục, các trường sư phạm trong và ngoài tỉnh Quảng Ninh để triển khai các hoạt động phát triển năng lực dạy học tích hợp tại các trường trung học cơ sở. Đôn đốc, kiểm tra nghiêm túc các lớp bồi dưỡng phát triển năng lực dạy học tích hợp cho giáo viên ở các trường, tránh bệnh thành tích, đảm bảo chất lượng các lớp bồi dưỡng phát triển năng lực dạy học tích hợp cho giáo viên. Có chế độ chính sách ưu tiên cho giáo viên trung học cơ sở khi tham gia các lớp bồi dưỡng hoặc đào tạo phát triển năng lực dạy học tích hợp, giúp giáo viên yên tâm và tích cực, tự nguyện tham gia bồi dưỡng phát triển năng lực dạy học tích hợp.

Thứ hai, đối với Ban giám hiệu các trường trung học cơ sở

Làm tốt công tác khuyến khích, động viên giáo viên thực hiện việc đổi mới phương pháp dạy học, có chế độ khen thưởng giáo viên thực hiện tốt. Tạo điều kiện cho giáo viên tự học, tự nghiên cứu nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ; Hạn chế giao những công việc hành chính kiêm nhiệm và những quy định gò bó khiến giáo viên không phát huy được khả năng sáng tạo. Đầu tư cơ sở vật chất phục vụ việc giảng dạy. Áp dụng các biện pháp đã đề xuất trong phát triển năng lực dạy học tích hợp cho giáo viên một cách linh hoạt, sáng tạo, phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường hiện nay. Tích cực khuyến khích giáo viên tự giác trong tự bồi dưỡng, tự học tập nâng cao phẩm chất, năng lực, năng lực dạy học tích hợp.

Thứ ba, đối với giáo viên trung học cơ sở

Xác định rõ nhiệm vụ của người giáo viên là không ngừng học tập, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ nói chung, phát triển năng lực dạy học tích hợp nói riêng, coi đó là nhiệm vụ thiết yếu trực tiếp nâng cao chất lượng giảng dạy của người giáo viên và đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông mà Bộ Giáo dục và Đào tạo đã quy định. Mỗi giáo viên cần tự giác, tích cực, chủ động để tự nghiên cứu, cập nhật các nội dung về chuyên môn, năng lực dạy học theo yêu cầu mới về đổi mới nội dung dạy học để vận dụng vào nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục học sinh, coi đó là nhiệm vụ cần thiết, thường xuyên và liên tục, để rèn luyện và củng cố tay nghề trong suốt cuộc đời làm nghề dạy học.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Ban chấp hành Trung ương Đảng (2013), Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 về “Đổi mới căn bản toàn diện Giáo dục và Đào tạo đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”.

2. Bộ Giáo dục & Đào tạo (2000), Chiến lược phát triển giáo dục và đào tạo đến năm 2020, NXB Giáo dục, Hà Nội.

3. Bộ Giáo dục & Ðào tạo (2009), Thông tư 30 ban hành quy định chuẩn nghề nghiệp giáo viên THCS, giáo viên THPT.

4. Bộ Giáo dục & Ðào tạo (2011), Thông tư số 12/2011/TT-BGD&ÐT ngày 28/3/2011 ban hành Ðiều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học, Hà Nội.

5. Đảng cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VIII về định hướng phát triển giáo dục đào tạo trong thời kỳ CNH-HĐH.

6. Nguyễn Minh Đường (chủ biên 2006), Đào tạo nhân lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường, toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế, NXB Đại học quốc gia, Hà Nội.

7. Nguyễn Thanh Hoàn (2003), "Chất lượng giáo viên và những chính sách cải thiện chất lượng giáo viên", Tạp chí phát triển giáo dục Hà Nội.

8. Nguyễn Thị Mỹ Lộc (2004), "Nghề và nghiệp của người giáo viên", Tạp chí Thông tin Khoa học Giáo dục, (112), Hà Nội.

9. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2005), Luật Giáo dục,

NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

10. Quyết định 404/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ ngày 27 tháng 3 năm 2015 về việc Quyết định phê duyệt đề án đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông.

11. Raja Rosingh, Nền giáo dục cho thế kỷ XXI - Những triển vọng của châu Á - Thái Bình Dương.

12. Tác phẩm chủ yếu “Quản lý công nghiệp và tổng quát” (Administration industrielle et générale), xuất bản năm 1949, Henri Fayol (người Pháp, 1841 - 1925)

13. Tạp chí lý luận khoa học giáo dục, số 277/ Kỳ 1/ tháng 1/2012

14. Tập thể tác giả (2005), Từ điển bách khoa Việt Nam, NXB Từ điển bách khoa, Hà Nội.

15. Thuyết quản lý khoa học của F.W.Taylor.

16. Nguyễn Thị Tính, Giáo trình lí luận chung về quản lí và quản lí giáo dục, Tập bài giảng cho học viên Cao học Quản lý giáo dục, Đại học sư phạm Thái Nguyên.

17. Tổ chức OECD, Nhận định về vai trò của lãnh đạo trong quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên.

18. Từ điển Giáo dục học (2002), NXB Từ điển Bách khoa, Hà Nội.

19. Từ điển tiếng việt thông dụng (1998), NXB Từ điển Bách khoa, Hà Nội.

20. Thái Duy Tuyên (1999), Những vấn đề cơ bản của giáo dục học hiện đại, NXB Giáo dục.

21. V.A.Xukhômlinxki, Trong một tác phẩm nổi tiếng “Trường trung học Pavluts”.

22. Viện Ngôn ngữ học (2004), Từ điển Tiếng Việt, NXB Đà Nẵng.

23. Nguyễn Như Ý, Nguyễn Văn Khang (1996), Từ điển Tiếng Việt thông dụng, NXB Giáo dục, Hà Nội.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 19/05/2022