học, ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy, đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực học sinh,...
Kiểm tra, đánh giá giáo viên về năng lực giáo dục, khả năng tích hợp giáo dục HS trong các hoạt động ngoại khóa, trải nghiệm sáng tạo, khả năng giáo dục HS thông qua môn học.
Kiểm tra, đánh giá chuyên môn nghiệp vụ của giáo viên thông qua việc thực hiện quy chế chuyên môn: Về soạn giáo án, thực hiện chương trình, chấm trả bài kiểm tra, ngày giờ công, giờ giấc ra vào lớp, kế hoạch cá nhân,...
Kiểm tra, đánh giá chuyên môn, nghiệp vụ của giáo viên thông qua kết quả học tập của học sinh: xếp loại của học sinh về hạnh kiểm, học lực, chất lượng bộ môn, kết quả về chuyển lớp thẳng, tốt nghiệp THCS và kết quả thi tuyển sinh vào lớp 10. Kiểm tra, đánh giá chuyên môn nghiệp vụ thông qua hoạt động bồi dưỡng, các công tác khác như: công tác chủ nhiệm lớp, công tác phụ trách Đoàn thành niên, Công đoàn,...
3.2.5.3. Cách thức thực hiện
Hiệu trưởng uỷ quyền xây dựng kế hoạch về nội dung, thời gian kiểm tra, đánh giá cho các tổ trưởng chuyên môn, phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn, tổ thanh tra của trường. Các tiêu chí đánh giá, xếp loại giáo viên được xây dựng trên cơ sở các quy định của Bộ Giáo dục &Đào tạo, quy định của trường.
Phải xây dựng lực lượng kiểm tra gồm những thành viên có uy tín, có nghiệp vụ sư phạm giỏi, phân công cụ thể và xác định quyền hạn, trách nhiệm của từng thành viên trong tổ kiểm tra.
Triển khai kế hoạch tới các tổ, cá nhân nắm được nội dung thời gian kiểm tra, đánh giá và chủ động trong việc thực hiện kế hoạch đó.
Phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn, các tổ trưởng chuyên môn, nhóm trưởng, tổ thanh tra trường học tiến hành thực hiện kế hoạch kiểm tra, đánh giá định kỳ báo cáo hiệu trưởng. Ngoài ra, các tổ trưởng chuyên môn có thể kiểm tra, đánh giá chuyên môn, nghiệp vụ giáo viên theo chuyên đề thông qua các hoạt động: dự giờ, kiểm tra giáo án, thông qua nhận xét của các đồng nghiệp, ý kiến của học sinh và cha mẹ học sinh; Việc đánh giá, xếp loại giờ dạy của giáo viên theo hướng đổi mới gồm 20 tiêu chí thuộc 3 hoạt động (Thiết kế bài dạy, hoạt động của thầy, hoạt động của trò), chủ yếu đánh giá hoạt động của trò, sự tương tác giữa GV- HS, HS-HS.
Kiểm tra, đánh giá giáo viên thông qua các bài kiểm tra bồi dưỡng thường xuyên của trường, của Phòng giáo dục.
Duy trì tổ chức thi GV dạy giỏi, GV chủ nhiệm giỏi, tự làm đồ dùng dạy học, hướng dẫn HS nghiên cứu khoa học cấp trường, có kế hoạch chọn GV, chọn sản phẩm kết quả cao tham gia thi cấp thành phố, cấp tỉnh.
3.2.5.4. Điều kiện thực hiện
- Việc kiểm tra, đánh giá phải bảo đảm tính công bằng, khách quan và dân chủ. Bảo đảm ổn định nề nếp kiểm tra, đánh giá, triển khai và làm đủ, làm đúng các yêu cầu của các tiêu chí đã đặt ra trước khi kiểm tra, đánh giá.
- Việc kiểm tra, đánh giá công tác phát triển năng lực DHTH cho GV chú trọng đến chất lượng, Hiệu trưởng các trường có nhiệm vụ nhắc nhở, đôn đốc GV hoàn thành tốt công tác này.
- Xây dựng và thực hiện ưu tiên khuyến khích cho đội ngũ GV tham gia phát triển năng lực DHTH và tự bồi dưỡng.
* Mối quan hệ giữa các biện pháp
Sự phân chia các biện pháp chỉ là tương đối, bởi vì các biện pháp có liên quan chặt chẽ với nhau, chi phối và tác động lẫn nhau. Mỗi biện pháp là một thành tố để tạo nên một hệ thống biện pháp hoàn chỉnh trong quản lý phát triển năng lực dạy học tích hợp cho giáo viên các trường THCS thành phố Cẩm Phả, Quảng Ninh.
Mỗi biện pháp là một hoạt động cụ thể của hoạt động quản lý, là một cách để thực hiện chức năng phát triển năng lực dạy học tích hợp cho giáo viên đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông. Các biện pháp đều tập trung vào mục tiêu phát triển năng lực dạy học tích hợp cho giáo viên THCS của thành phố Cẩm Phả, nên các biện pháp này luôn chi phối lẫn nhau, tác động lẫn nhau và quy định tính khả thi cho nhau.
Sử dụng đồng bộ các biện pháp trên, kết hợp với việc huy động các nguồn lực cần thiết sẽ giúp cho cán bộ quản lý phát triển năng lực cho giáo viên các trường THCS thành phố Cẩm Phả giải quyết được những vấn đề đặt ra trong phát triển năng lực đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông cho giáo viên THCS thành phố Cẩm Phả, Quảng Ninh trong giai đoạn hiện nay.
* Điều kiện thực hiện các biện pháp trong thực tế
Qua điều tra thực tế bằng phiếu hỏi đối với cán bộ quản lý giáo dục, chuyên viên và giáo viên các trường THCS của thành phố Cẩm Phả, chúng tôi nhận thấy đại đa số ý kiến được hỏi đều cho rằng, các trường THCS, cơ quan chức năng của ngành giáo dục thành phố Cẩm Phả có đủ các điều kiện cần thiết về cơ chế quản lý và các nguồn lực (nhất là nguồn nhân lực) để tổ chức thực hiện có hiệu quả những biện pháp phát triển năng lực dạy học tích hợp của giáo viên THCS mà luận văn đã đề cập. Tuy
nhiên, thực tế ở các trường THCS hiện nay thì cơ chế, điều kiện để thực hiện phát triển năng lực dạy học tích hợp đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông cho giáo viên, cần phải được chuẩn bị một cách chu đáo và cụ thể hóa hơn nữa thông qua các văn bản quy phạm pháp quy mới đáp ứng được yêu cầu nâng cao hiệu quả quản lý phát triển năng lực dạy học tích hợp đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông của thành phố Cẩm Phả, Quảng Ninh hiện nay.
Nghiên cứu kết quả đánh giá các biện pháp có thể khẳng định, mặc dù có số ít ý kiến trái chiều trong nhận định, đánh giá tình hình triển khai thực hiện các biện pháp phát triển năng lực dạy học tích hợp cho giáo viên THCS đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông, song các biện pháp luận văn đã xây dựng có cơ sở khoa học và có tính khả thi cao. Thực hiện tốt các biện pháp trên sẽ góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục nói chung; quản lý phát triển năng lực dạy học tích hợp cho đội ngũ giáo viên các trường THCS thành phố Cẩm Phả nói riêng. Đồng thời, phát huy tốt hiệu quả của các chức năng quản lý, làm cho hoạt động quản lý được thống nhất, đồng bộ, tạo lực thúc đẩy giải quyết được những khâu yếu, điểm yếu trong phát triển năng lực dạy học tích hợp cho giáo viên THCS. Chất lượng, hiệu quả thực hiện các biện pháp phụ thuộc vào sự nỗ lực cao của các chủ thể quản lý nhà trường và các cơ quan chức năng của Phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố Cẩm Phả, Quảng Ninh hiện nay.
3.3. Khảo nghiệm tính cần thiết, tính khả thi của các biện pháp luận văn đã đề xuất
3.3.1. Mục đích khảo nghiệm
Để đánh giá mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện.
3.3.2. Đối tượng khảo nghiệm
Chúng tôi khảo nghiệm tính cần thiết, tính khả thi của các biện pháp bằng cách thăm dò ý kiến của 96 người trong đó cán bộ quản lý 20 người (10 hiệu trưởng, 10 hiệu phó), 76 giáo viên các trường trung học cơ sở của thành phố Cẩm Phả, Quảng Ninh.
3.3.3. Quy trình khảo nghiệm
Tiến hành lấy phiếu trưng cầu ý kiến của cán bộ quản lý và giáo viên các trường trung học cơ sở thành phố Cẩm Phả, Quảng Ninh về các biện pháp quản lý phát triển năng lực cho giáo viên.
Sau khi có được kết quả trưng cầu ý kiến, tác giả tiến hành phân tích xử lý số liệu trên bảng thống kê; tính điểm trung bình của các biện pháp đó được khảo sát, rồi xếp theo thứ bậc để nhận xét, đánh giá và rút ra kết luận.
Mức đánh giá cho mỗi biện pháp được xác định như sau:
- Rất cần thiết/rất khả thi: 3,0 điểm
- Cần thiết/khả thi: 2,0 điểm
- Không cần thiết/không khả thi: 1,0 điểm
3.3.4. Đánh giá tính cần thiết, tính khả thi của các biện pháp
Chúng tôi đã tiến hành điều tra và xử lý kết quả điều tra về tính cần thiết và khả thi của các biện pháp quản lý phát triển năng lực cho giáo viên các trường THCS thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh, kết quả đánh giá được biểu hiện cụ thể như sau:
* Về tính cần thiết của các biện pháp
Bảng 3.1. Ý kiến về tính cần thiết của các biện pháp
Các biện pháp | SL | Tính cần thiết | Thứ bậc | ||||
Rất cần thiết | Cần thiết | Không cần thiết | ĐTB | ||||
1. | Nâng cao nhận thức của CBQL,GV, các lực lượng liên quan về phát triển năng lực DHTH cho GV THCS thành phố Cẩm Phả, Quảng Ninh | SL | 71 | 20 | 5 | 2,69 | 4 |
% | 74,0 | 20,8 | 5,2 | ||||
2. | Xây dựng kế hoạch phát triển năng lực DHTH cho giáo viên THCS thành phố Cẩm Phả, Quảng Ninh | SL | 70 | 24 | 2 | 2,71 | 3 |
% | 72,9 | 25,0 | 2,1 | ||||
3. | Tổ chức, triển khai có hiệu quả kế hoạch phát triển năng lực DHTH cho giáo viên THCS thành phố Cẩm Phả, Quảng Ninh. | SL | 73 | 22 | 1 | 2,75 | 1 |
% | 76,0 | 23,0 | 1,0 | ||||
4. | Đảm bảo các nguồn lực cho hoạt động phát triển năng lực DHTH cho giáo viên THCS thành phố Cẩm Phả, Quảng Ninh | SL | 72 | 22 | 2 | 2,73 | 2 |
% | 75,0 | 23,0 | 2,0 | ||||
5. | Đổi mới hoạt động kiểm tra, đánh giá năng lực DHTH cho giáo viên THCS thành phố Cẩm Phả, Quảng Ninh | SL | 67 | 23 | 6 | 2,64 | 6 |
% | 69,8 | 24,0 | 6,2 | ||||
6. | Động viên, khuyến khích giáo viên THCS thành phố Cẩm Phả, Quảng Ninh tự học tập, phát triển năng lực DHTH | SL | 69 | 22 | 5 | 2,67 | 5 |
% | 71,8 | 23,0 | 5,2 |
Có thể bạn quan tâm!
- Đánh Giá Của Cán Bộ, Giáo Viên Về Thực Hiện Kế Hoạch Phát Triển Năng Lực Dạy Học Tích Hợp Cho Giáo Viên Các Trường Trung Học Cơ Sở
- Đề Xuất Các Biện Pháp Phát Triển Năng Lực Cho Giáo Viên Các Trường Trung Học Cơ Sở Thành Phố Cẩm Phả, Quảng Ninh
- Biện Pháp 3: Tổ Chức, Triển Khai Có Hiệu Quả Kế Hoạch Phát Triển Năng Lực Cho Giáo Viên Trung Học Cơ Sở Thành Phố Cẩm Phả, Quảng Ninh
- Tương Quan Giữa Tính Cần Thiết Và Tính Khả Thi Của Các Biện Pháp
- Phát triển năng lực dạy học tích hợp môn xã hội cho giáo viên trung học cơ sở thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh - 13
- Phát triển năng lực dạy học tích hợp môn xã hội cho giáo viên trung học cơ sở thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh - 14
Xem toàn bộ 119 trang tài liệu này.
Các ý kiến được hỏi đều cho rằng, các biện pháp luận văn đưa ra là có tính cần thiết, điểm trung bình chung cho các biện pháp đều đạt từ 2,64 điểm trở lên. Các biện pháp 3, 4, 2, 1, 6 và 5 được đánh giá ở mức độ cần thiết với số điểm đạt được là: 2,75; 2,73; 2,71; 2,67 và 2,64 điểm. Sở dĩ có sự đánh giá ấy là do các đối tượng được điều tra nhận thức được vị trí, vai trò, trách nhiệm, năng lực quản lý của các chủ thể quản lý trong thực hiện quản lý phát triển năng lực cho giáo viên đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông; thấy rõ vai trò của giáo viên trong thực hiện nhiệm vụ dạy học, giáo dục, tự học tập để nâng cao trình độ chuyên môn, năng lực của bản thân và hiểu rõ những hạn chế, bất cập tồn tại trong tổ chức gửi giáo viên đi đào tạo lại và phát triển năng lực nhằm đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, cũng như hiểu được thực trạng tự quản lý của giáo viên trong tự học, tự bồi dưỡng về phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống, chuyên môn theo chuẩn nghề nghiệp hiện nay, nên các biện pháp ấy có tính cần thiết.
Tỷ lệ những người được điều tra cho rằng các biện pháp mà luận văn nêu ra không cần thiết, chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ. Sở dĩ như vậy là do số người này cho rằng, những hạn chế của quá trình quản lý phát triển năng lực dạy học tích hợp cho giáo viên THCS đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông thành phố Cẩm Phả, Quảng Ninh hiện nay, chưa đến mức cần thiết để xác lập các biện pháp mang tính độc lập, mà chỉ cần kết hợp với các hoạt động bồi dưỡng chuyên môn, năng lực dạy học trong các đợt tập huấn hè để nâng dần trình độ chuyên môn cho giáo viên là đủ. Thực tế lại xác nhận, tuy việc kết hợp các biện pháp quản lý với lãnh đạo, chỉ đạo là tất yếu, song nâng cao chất lượng quản lý phát triển năng lực dạy học tích hợp cho giáo viên THCS thành phố Cẩm Phả, Quảng Ninh cần có những biện pháp độc lập, mang tính đột phá. Điều đó đưa tới chỗ, các biện pháp mà luận văn đề xuất thực sự là cần thiết và được xếp theo thứ tự là biện pháp 3, 4, 2, 1, 6, 5 (biểu đồ 3.1).
Biểu đồ 3.1. Tính cần thiết của các biện pháp
* Về tính khả thi của các biện pháp
Bảng 3.2. Ý kiến của cán bộ quản lý, giáo viên về tính khả thi của các biện pháp
Các biện pháp | SL | Tính khả thi | Thứ bậc | ||||
Rất khả thi | Khả thi | Không khả thi | ĐTB | ||||
1. | Nâng cao nhận thức của CBQL,GV, các lực lượng liên quan về phát triển năng lực DHTH cho GV THCS thành phố Cẩm Phả, Quảng Ninh | SL | 62 | 27 | 7 | 2,57 | 4 |
% | 64,6 | 28,1 | 7,3 | ||||
2. | Xây dựng kế hoạch phát triển năng lực DHTH cho giáo viên THCS thành phố Cẩm Phả, Quảng | SL | 70 | 24 | 2 | 2,71 | 2 |
% | 73,0 | 25,0 | 2,0 | ||||
3. | Tổ chức, triển khai có hiệu quả kế hoạch phát triển năng lực DHTH cho giáo viên THCS thành phố Cẩm Phả, Quảng | SL | 70,0 | 23,0 | 3 | 2,70 | 3 |
% | 73,0 | 24,0 | 3,0 | ||||
4. | Đảm bảo các nguồn lực cho hoạt động phát triển năng lực DHTH cho giáo viên THCS thành phố Cẩm Phả, Quảng Ninh | SL | 71 | 23,0 | 2 | 2,72 | 1 |
% | 74,0 | 24,0 | 2,0 | ||||
5. | Đổi mới hoạt động kiểm tra, đánh giá năng lực DHTH cho giáo viên THCS thành phố Cẩm Phả, Quảng Ninh | SL | 60 | 29,0 | 7 | 2,55 | 5 |
% | 62,5 | 30,2 | 7,3 | ||||
6. | Động viên, khuyến khích giáo viên THCS thành phố Cẩm Phả, Quảng Ninh tự học tập, phát triển năng lực DHTH | SL | 58 | 29 | 9 | 2,50 | 6 |
% | 60,4 | 30,2 | 9,4 |
Kết quả khảo nghiệm cũng cho thấy các biện pháp luận văn đưa ra có tính khả thi với kết quả tương đối cao, số điểm trung bình của các biện pháp về tính khả thi đều đạt từ 2,50 điểm trở lên. Sở dĩ như vậy vì các biện pháp đưa ra phù hợp với quyết tâm của lãnh đạo các cấp trong ngành giáo dục của thành phố Cẩm Phả, Quảng Ninh và cán bộ quản lý, giáo viên ở từng trường THCS ở của thành phố Cẩm Phả, Quảng Ninh và phù hợp với đặc điểm, yêu cầu đổi mới căn bản và toàn diện công tác quản lý giáo dục của nhà trường trong tình hình mới.
Trong các biện pháp mà tác giả đưa ra thì biện pháp sẽ được ưu tiên về tính khả thi trong quá trình thực hiện sẽ là 4, 2, 3, 1, 5, 6, việc thực hiện ấy nhằm giải quyết một số vấn đề cần thiết hiện nay về quản lý phát triển năng lực cho giáo viên THCS thành phố Cẩm Phả, Quảng Ninh đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông hiện nay theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, nhằm giải quyết vấn đề hiện nay của giáo viên chưa đạt chuẩn về năng lực dạy học ở các trường THCS của thành phố; mặt khác, chủ thể quản lý và từng giáo viên là những nhân tố cơ bản nhất trong việc lập, thực hiện kế hoạch bồi dưỡng và tự phát triển năng lực cũng như gửi đi đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực cho giáo viên, tạo động lực thúc đẩy cho quá trình quản lý phát triển năng lực cho giáo viên đạt hiệu quả mong muốn.
Tuy nhiên, biện pháp 2, 4 còn 2 ý kiến, biện pháp 3 còn 3 ý kiến, biện pháp 5 và biện pháp 1 còn 7 ý kiến, biện pháp 6 còn 9 ý kiến cho rằng các biện pháp đó không khả thi. Kết quả tìm hiểu cho thấy, số người cho rằng các biện pháp không có tính khả thi là do công tác phát triển năng lực cho giáo viên hiện nay còn chịu sự tác động của những bất cập về quy chế, quy định liên quan; sự phối hợp trong quản lý của các lực lượng trong nhà trường, cơ quan chức năng cấp trên chưa nhịp nhàng, ăn khớp với nhau. Bên cạnh đó, các cấp quản lý giáo dục, không thể cùng lúc giải quyết được ngay những yêu cầu đặt ra trong phát triển năng lực cho giáo viên THCS đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông. Điều đó là đúng nhưng nếu có sự nỗ lực cao của các lực lượng quản lý, sự nỗ lực vươn lên của mỗi giáo viên thì những biện pháp quản lý phát triển năng lực cho giáo viên THCS thành phố Cẩm Phả, Quảng Ninh đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông mà luận văn nêu ra hoàn toàn có tính khả thi trong thực tiễn.
Kết quả khảo nghiệm ý kiến của cán bộ quản lý, giáo viên cho thấy những biện pháp luận văn đề ra có tính khả thi, được xếp theo thứ tự ưu tiên là biện pháp 4, 2, 3, 1, 5, 6 (biểu đồ 3.2).
2
1,5
1
Rất cần thiết
Cần thiết
Không cần thiết
0,5
0
BP1
BP2
BP3
BP4
BP5
Biểu đồ 3.2. Tính khả thi của các biện pháp
* Đánh giá về sự tương quan giữa tính cần thiết và mức độ khả thi của các biện pháp đã đề xuất
Đại đa số ý kiến được hỏi đều cho rằng, các trường THCS thành phố Cẩm Phả, Quảng Ninh và cơ quan chức năng của ngành giáo dục thành phố Cẩm Phả có đủ các điều kiện cần thiết về cơ chế chính sách và các nguồn lực (nhất là nguồn nhân lực) để thực hiện có hiệu quả những biện pháp luận văn đã đề xuất. Tuy nhiên, thực tế ở các trường THCS thành phố Cẩm Phả, Quảng Ninh hiện nay thì cơ chế, điều kiện để thực hiện việc quản lý phát triển năng lực dạy học tích hợp đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông cho giáo viên THCS hiện nay cần phải được chuẩn bị một cách chu đáo và cụ thể hóa hơn nữa thông qua các văn bản quy phạm pháp quy của ngành giáo dục và cơ quan có liên quan trong thành phố và tỉnh mới đáp ứng được yêu cầu nâng cao hiệu quả quản lý phát triển năng lực dạy học tích hợp cho giáo viên THCS thành phố Cẩm Phả, Quảng Ninh đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông hiện nay và những năm tiếp theo.