Nhóm Biện Pháp 2: Hướng Dẫn Thực Hiện Kỹ Năng Dhht Và Ứng Dụng Thực Hành, Rèn Luyện Kỹ Năng Dhht Tại Trường Thcs


phiếu học tập và xử lý thông tin ngược khi học sinh hoàn thành phiếu học tập sao cho hiệu quả cao. Do hạn chế về mặt thời gian trên lớp nên sau khi học sinh hoàn thành, giáo viên có thể thu lại phiếu học tập để xử lý thông tin hoặc đổi chéo phiếu học tập giữa các học sinh để các em tự đánh giá lẫn nhau.

Phiếu học tập có thể là văn bản, biểu số liệu, hình ảnh, sơ đồ… tóm tắt hoặc trình bày những cấu trúc nhất định, một lượng thông tin, dữ liệu hoặc sự kiện cần thiết cho người học. Trong DHHT có thể nghiên cứu những tư liệu này theo phương thức cá nhân trong nhóm, hoặc cộng tác với nhau trong nhóm trên cơ sở phân chia dữ liệu thành những bộ phận khác nhau cho mỗi thành viên. Từ kết quả tập hợp sự kiện cá nhân, HS cộng tác xây dựng dữ liệu chung cho việc thảo luận nhóm và triển khai các nhiệm vụ học tập tiếp theo của chiến lược hợp tác.

Phiếu học tập còn nêu lên nhiệm vụ học tập, những yêu cầu hoạt động, hướng dẫn học tập, những công việc và vấn đề để người học thực hiện. Thông qua nội dung và tính chất này, phiếu học tập thực hiện chức năng công cụ hoạt động và giao tiếp trong quá trình học tập của học sinh.

Cách thực hiện

- Thiết kế nội dung phiếu học tập phải thể hiện định hướng của giáo viên về phương pháp dạy học cụ thể của bài học và biện pháp sử dụng các tình huống, môi trường dạy học.

- Phân bổ những sự kiện và công việc trong phiếu học tập cần kết hợp nhuần nhuyễn với việc lựa chọn hình thức biểu hiện. Cụ thể như có những dữ liệu và sự kiện nên được trình bày bằng văn bản bình thường, sơ đồ, biểu mẫu. Hình thức biểu đạt công việc trong phiếu học tập cũng cần được lựa chọn. Đó có thể là bài tập thực hành, bài tập xử lý tình huống, yêu cầu giải quyết vấn đề, có thể là viết báo cáo, viết tham luận, viết bản tổng kết, làm đồ dùng học tập, chế tạo sản phẩm, thực hiện bài kiểm tra, nhận xét đánh giá quá trình hay sự vật nhất định, tổng quan hoặc tập hợp dữ liệu. Tất cả những việc này đều phải phù hợp với đặc điểm của lớp và của bài học.

- Chọn lọc các nguồn thông tin, dữ liệu và sự kiện từ sách hướng dẫn giảng dạy, sách hướng dẫn học tập, nhật báo, tạp chí chuyên ngành, tạp chí khoa học… có thể cắt, chụp, trích đoạn. Giáo viên tìm kiếm, tập hợp một số nguồn và biên tập lại cho hệ thống và chặt chẽ. Có thể kết hợp các dữ liệu từ nhiều nguồn khác nhau thành một tài liệu để đưa vào phiếu học tập.

- Để hình thành phiếu học tập tốt, giáo viên phải chịu khó tìm và khai thác những tài liệu ngoài chương trình giáo dục và sách giáo khoa, sách giáo viên một cách thường xuyên. Thông tin và dữ liệu cần được chủ động tích lũy, chỉnh lý và cập nhật, được tổ


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 176 trang tài liệu này.

chức thành những cơ sở dữ liệu để truy cập theo bài học, theo chuyên đề, hoặc theo hệ thống khái niệm, mô hình phương pháp dạy học đã dự kiến. Khi cần đến dữ liệu thì có thể tập hợp nhanh chóng để thiết kế hệ thống phiếu học tập kịp thời và luôn có tính chất mới mẻ.

* Kỹ năng sử dụng câu hỏi

Phát triển kỹ năng dạy học hợp tác cho giáo viên trung học cơ sở - 9

Câu hỏi được sử dụng trong nhiều lĩnh vực: Trong đời sống cũng như trong quá trình dạy học, quá trình phỏng vấn, trong giao tiếp… Nhưng câu hỏi của GV đặt ra trong dạy học hoàn toàn khác hẳn các lĩnh vực khác trong cuộc sống.

Những câu hỏi của GV đặt ra trong khi giảng dạy chủ yếu liên quan đến những điều mà GV đã biết. Đó là những câu hỏi về những gì HS đã học hoặc suy ra từ những kiến thức đã học. Những câu hỏi này mang yếu tố mở, yếu tố nhận biết, khám phá hoặc khám phá lại dưới dạng thông tin khác, bằng cách tìm ra mối liên hệ, các qui tắc, các con đường để tạo ra một câu trả lời hay một cách giải mới.

Kỹ thuật hỏi và sử dụng câu hỏi là việc phải làm khi tiến hành bất kỳ nhiệm vụ dạy học nào. Trong bước chuẩn bị, phải xác định nội dung và ý chính của tài liệu học tập, cần phải hỏi về những gì, hỏi để làm gì.

Cách thực hiện

- Trong dạy học, GV cần dự kiến hai nhóm câu hỏi xét theo giá trị và vai trò

sư phạm:

+ Câu hỏi chốt bao quát nội dung học tập cơ bản, có liên quan đến những ý chính của bài học, thường ứng với khái niệm trung tâm hoặc kỹ năng, phương pháp chủ yếu mà người học phải lĩnh hội.

+ Câu hỏi mở rộng, được chuẩn bị dưới dạng các tình huống dự kiến, giả định, còn từ ngữ, câu chữ cụ thể thì chưa xác định, vì loại câu hỏi này chỉ thật sự xảy ra tùy theo tình huống. Tuy không chuẩn bị chính xác được loại câu hỏi mở rộng, nhưng phải có định hướng cụ thể bởi vì loại câu hỏi này có vai trò quyết định trong tương tác, thảo luận, giữ cho các tư tưởng được tiến triển liên tục, các tình huống được sinh động, hấp dẫn.

- Khi đặt câu hỏi, giáo viên cần chú ý đến các đặc điểm sau:

+ Tính rõ ràng về nghĩa: Câu hỏi phải đơn giản tránh rắc rối, tránh đánh đố dẫn tới chỗ có thể hiểu theo nhiều cách, tránh mù mờ và đa nghĩa dễ làm cho học sinh hoang mang, cần phải rõ nghĩa, rõ ý, tập trung vào một vấn đề có liên quan đến chủ đề hoặc khái niệm chủ yếu.


+ Tính thách thức về trí tuệ: Câu hỏi đừng lặp đi lặp lại và chỉ xoáy vào một vài sự kiện, không nên đơn điệu về từ ngữ hoặc cấu trúc, không nên hỏi những câu chính mình đã biết rõ ai cũng trả lời được. Câu hỏi cần phải khác cái gì đó tầm thường, khiến cho người trả lời được nó phải cảm thấy hãnh diện và thỏa mãn. Cần tránh trường hợp đáp án của câu hỏi đã có sẵn trong sách giáo khoa hay đã vô tình hoặc cố ý được nói rõ từ trước đó.

+ Tình huống có định hướng giao tiếp có tác dụng khơi gợi kinh nghiệm giao tiếp, đặc biệt là kinh nghiệm hoạt động ngôn ngữ và nhận thức về giao tiếp. Bản thân việc tổ chức các hành động HTHT theo nhóm, các kỹ thuật thảo luận… đòi hỏi kinh nghiệm giao tiếp của học sinh phải đạt trình độ nhất định. Vì vậy, câu hỏi kiểu tình huống có định hướng giao tiếp thường được tạo ra theo chiến lược DHHT.

+ Câu hỏi không dành riêng cho cá nhân học sinh nào, mà hướng vào cả nhóm hay lớp. Nếu câu hỏi được chuẩn bị để cho cá nhân trả lời thì đó là sai lầm, vì như vậy kỹ thuật hỏi không còn giá trị hỗ trợ giáo viên gây ảnh hưởng tích cực đến học sinh. Câu hỏi định hướng cho nhóm hay số đông thì câu hỏi sẽ tác động đến nhiều người, tác động ấy ảnh hưởng khuyến khích người học tích cực tham gia, cùng suy nghĩ, đồng thời tạo nên sự đồng cảm, sự liên kết hợp tác hành động, quan hệ thân thiện và ý thức trách nhiệm chung của nhiều học sinh. Câu hỏi phải gây được phản ứng ở nhiều học sinh, ai cũng thấy mình có trách nhiệm phải giải đáp, ai cũng bận tâm và suy nghĩ, do đó không khí nhóm hay lớp học trở nên sinh động và cuốn hút.

+ Câu hỏi cần đảm bảo tính vừa sức đối với lứa tuổi và năng lực của học sinh, đây là yêu cầu chung của biện pháp dạy học. Cần phát triển những câu hỏi động viên, thăm dò giá trị, gợi nhớ kinh nghiệm, gợi mở sự kiện và suy nghĩ, cùng với những hành vi ứng xử không lời thân thiện, biểu cảm, hấp dẫn. Khi bắt đầu, không nên dùng câu hỏi quá dễ vì nó dẫn ngay tới câu trả lời đúng và giải đáp ấy quá đơn giản nên không có tác dụng khích lệ đa số học sinh.

+ Biết chờ đợi là thủ thuật cần thiết của GV nhằm khuyến khích học sinh suy nghĩ để trả lời. Thái độ nôn nóng của giáo viên khi thúc giục học sinh trả lời ngay lập tức sẽ tạo ra cho học sinh tâm thế không thoải mái, miễn cưỡng khi trả lời câu hỏi của GV.

+ Đánh giá và thu nhận thông tin phản hồi về kết quả và quá trình học tập mà học sinh đã thực hiện, đánh giá ít nhất có hai mặt là thẩm định và chẩn đoán, từ đó rút ra thông tin cần thiết. Để nắm được thực trạng học tập, giáo viên không thể kiểm tra từng học sinh theo từng sự kiện, từng ý, từng chủ đề, từng khái niệm và từng kỹ năng, mà nên dùng câu hỏi phân kỳ, có tính vấn đề, với một phương án khó và một phương án dể kết hợp với nhau. Cách hỏi này đánh động đồng thời nhiều học sinh, chỉ cần một vài em trả lời nhưng giáo viên vẫn nắm được tình trạng chung nhờ quan sát phản ứng của cả nhóm


hay cả lớp. Các câu hỏi cần tập trung ở một vài điểm chính yếu của bài học, nhất là

những yếu tố quan niệm và ứng dụng.

* Kỹ năng sử dụng lời nói

Giáo viên thường sử dụng lời nói trên lớp nhằm: thông báo, trình bày, mô tả, giải thích, minh họa, hỏi, hướng dẫn, kiểm tra, nhận xét, chấp nhận hay thừa nhận.

Cách thực hiện

GV thực hiện qui trình khi sử dụng lời nói trên lớp:

- Thiết lập mối quan hệ:

Quan hệ thân thiện và tin cậy lẫn nhau giữa giáo viên và học sinh phụ thuộc chủ yếu vào cả quá trình làm việc, hợp tác với nhau. Quan hệ này được thiết lập ở trong nhiều giờ học, nó không thể bỗng dưng xuất hiện. Tại mỗi giờ học, có thể tiến hành họat động này như sau:

+ Kể chuyện ngắn gọn nhưng hóm hỉnh, chan hòa, tốt nhất là câu chuyện có liên quan đến tài liệu học tập, là cái cớ để đặt ra câu hỏi hay đặt ra nhiệm vụ học tập, liên hệ để tạo ra tình huống dạy học thích hợp.

+ Kiểm tra bài trước với nhận xét dương tính nhằm gợi nhớ kinh nghiệm của học sinh, đặc biệt là kinh nghiệm sống và những cảm xúc tích cực.

+ Thông báo, hỏi han với thái độ ân cần, gợi ấn tượng đẹp những điều hay đã từng chia sẻ giữa thầy và trò, giữa các thành viên của lớp, giữa nhà trường và gia đình học sinh, những thành công và thất bại với tâm trạng cảm thông và đồng cảm.

+ Lời nói và hành vi không lời khi ứng xử phải trang nhã, sinh động, hấp dẫn để có sức kích thích và duy trì hứng thú của học sinh mỗi khi gặp gỡ ngoài lớp và trên lớp.

- Chuẩn bị các nhiệm vụ và hành động lời nói để dạy học trên lớp:

Tóm tắt những khái niệm, tư tưởng, lý thuyết… bằng lời và thể hiện lời nói phối hợp với các phương tiện trực quan, hoạt động tổ chức, quan hệ khác nhau trên lớp.

- Tạo lập các tình huống dạy học và không khí học tập chăm chú, hấp dẫn:

+ Chỉ riêng lời nói cũng có thể tạo ra những tình huống dạy học tích cực. Thuyết trình phối hợp với minh họa trực quan và hỏi đáp là cách làm tương đối hiệu quả và dễ thực hiện để tạo lập các tình huống dạy học sinh động.

+ Lời nói trong sự kết hợp với những phương tiện khác có vai trò giải thích, minh

họa, nhận xét, hướng dẫn là chính để tạo lập các tình huống dạy học.


+ Các tình huống và bầu không khí học tập tích cực được tạo lập trên cơ sở nội dung học tập, tâm thế sẵn sàng học tập, những kinh nghiệm của người học, tương thích với nội dung vấn đề học tập.

- Tạo cấu trúc và tiến trình thích hợp cho các hành động lời nói

Một số tiêu chuẩn cấu trúc lời nói cần thực hiện trong DHHT

+ Tính trôi chảy, mạch lạc - tức là tránh chắp vá, lủng củng; cần liền mạch, lưu

loát và uyển chuyển.

+ Tính giản dị trong cấu trúc ngữ pháp và ngôn từ, tránh dùng nhiều câu phức hợp, nên dùng ít câu, ít từ mà ý đủ, nghĩa chính xác, lời cô động, nội dung toàn vẹn, tương tác đa chiều.

+ Tính tường minh, thể hiện phong cách sáng sủa, từ ngữ và câu đẹp, diễn cảm, ý cụ thể và chính xác, có giải thích và minh họa kèm theo, không dùng lời lẽ cụt lủn, tối nghĩa, vòng vèo, ám chỉ.

- Một cấu trúc và tiến trình dùng lời nói hiệu quả trên lớp cần đạt được một số yêu cầu sau:

+ Cụ thể và chính xác, có giải thích và minh họa kèm theo.

+ Tạo được nhiều sự hưởng ứng, kích thích tư duy học sinh.

+ Tạo được sự thích ứng cao của tiến trình học tập đối với nội dung và mục tiêu

của giờ học, bảo đảm tiến độ giờ học.

+ Tạo được nhiều cơ hội tác động giáo dục hành vi, giá trị, hướng dẫn kỹ năng học tập, cung cấp nhiều thông tin cho học sinh để phát triển các kỹ năng đánh giá, nhu cầu, hứng thú học tập.

+ Cung cấp được nhiều thông tin chuyên biệt về hướng dẫn học độc lập, học ở nhà và khai thác các nguồn học tập khác.

2.2.1.3. Điều kiện thực hiện nhóm biện pháp

Để thực hiện có hiệu quả nhóm biện pháp này, cần có những điều kiện sau:

- Về phía người giáo viên:

+ Cần nâng cao nhận thức về tác dụng, lợi ích của mô hình DHHT trong việc đổi mới PPDH để từ đó có được ý thức thường trực, chủ động sử dụng các phương pháp tích cực, trong đó có phương pháp DHHT với những nội dung, hoàn cảnh dạy học phù hợp.


+ Cần xóa bỏ thói quen dạy học theo lối mòn cũ, quyết tâm đổi mới PPDH, nắm vững kỹ năng, nội dung DHHT và những vấn đề hổ trợ có liên quan để giữ đươc vị trí chủ đạo, là người tổ chức hướng dẫn, điểu chỉnh hoạt động học tập của HS.

+ Cần có những kiến thức, kỹ năng dạy học căn bản làm nền tảng phát triển kỹ năng DHHT, đặc biệt quan tâm đến yếu tố tự học tự rèn luyện trên cơ sở nắm vững tri thức và kỹ năng DHHT.

- Về phía cán bộ quản lý giáo dục các cấp:

+ Tạo điều kiện thuận lợi để triển khai nội dung phát triển kỹ năng DHHT thông qua các chuyên đề đổi mới PPDH, giúp GV nắm bắt những vấn đề về chiến lược DHHT.

+ Trong điều kiện cho phép về tài chánh, cơ sở vật chất, cố gắng cung ứng đủ những nhu cầu cần thiết về học liệu, phương tiện dạy học phục vụ cho việc hình thành kỹ năng DHHT cho GV trong các đợt bồi dưỡng và trong thực tế triển khai tại trường, lớp.

2.2.2. Nhóm biện pháp 2: Hướng dẫn thực hiện kỹ năng DHHT và ứng dụng thực hành, rèn luyện kỹ năng DHHT tại trường THCS

2.2.2.1. Mục đích

- Giúp cho GV nắm vững cách thức, qui trình thực hiện các kỹ năng DHHT.

- Củng cố, khắc sâu kiến thức, kỹ năng đã được học tập.

- Tạo cho GV có thói quen thường xuyên luyện tập, nâng cao ý thức tự học, tự rèn luyện kỹ năng DHHT.

- Nâng cao năng lực hoạt động ở các tổ chuyên môn ở cơ sở giáo dục theo hướng tiếp cận với mô hình DHHT.

2.2.2.2. Nội dung nhóm biện pháp

* Bin pháp 1. Hướng dẫn GV thực hiện kỹ năng xây dựng sự phụ thuộc tích cực giữa các thành viên trong nhóm HTHT

DHHT nhóm sẽ không thành công nếu thiếu đi tính phụ thuộc tích cực giữa các thành viên trong nhóm HTHT. Trên cơ sở mục tiêu chung đã được xác định, GV cần hướng dẫn cho nhóm trưởng xác định nhiệm vụ của mỗi thành viên trong nhóm HTHT, từ đó mỗi thành viên tập trung nỗ lực hoạt động hợp tác với nhau để thực hiện nhiệm vụ học tập xoay quanh mục tiêu đã đề ra. Sự phụ thuộc tích cực thể hiện qua việc phân công nhiệm vụ và vai trò trong nhóm, nhờ đó HS sẽ nỗ lực phối hợp với nhau trong việc hoàn thành nhiệm vụ. GV cần đặt tên cho mỗi nhóm, giải thích cho HS nắm được các vấn đề liên quan đến sự thành công cũng như những thách thức mà nhóm học hợp tác phải giải quyết.


Trong DHHT ở cấp THCS, kỹ năng xây dựng sự phụ thuộc tích cực giữa các thành viên trong nhóm HTHT được thiết kế như sau:

- GV giải thích cho các thành viên thấy rõ những nhiệm vụ học tập đặt ra. Bài tập, các câu hỏi tình huống vấn đề chỉ có thể được giải quyết với sự tham gia đóng góp tích cực của các thành viên. Để đạt được yêu cầu này thì bản thân mỗi thành viên phải nỗ lực nghiên cứu, tìm tòi, liên hệ các kiến thức đã có và các thành viên khác cũng phải nỗ lực như vậy. GV đưa ra những điều kiện cụ thể ví dụ như kết quả của một thành viên trong nhóm phải được các bạn trong nhóm đồng ý hoặc mỗi HS phải giải quyết được vấn đề hay thực hiện kết quả học tập theo yêu cầu của bài học đề ra.

- Để làm tăng sự phụ thuộc tích cực của nhóm và trách nhiệm cá nhân, GV chọn bất kỳ một thành viên trong nhóm để kiểm tra đánh giá bài làm hoặc yêu cầu nhóm đưa ra một bài làm để đánh giá kết quả học tập chung cho cả nhóm. Vì vậy để đạt được kết quả cao, các thành viên trong nhóm phải hợp tác đọc, kiểm tra, hướng dẫn sửa chữa bài làm với nhau. Điều này tạo nên sự gắn bó và phát huy trách nhiệm của mỗi cá nhân trong tập thể nhóm HTHT.

- Tạo sự phụ thuộc tích cực trên cơ sở thi đua giữa các nhóm: GV kích thích học tập nâng cao hiệu quả HTHT nhóm, tạo sự phụ thuộc tích cực qua việc phát động thi đua theo những điều kiện, tiêu chí GV đặt ra. Kết quả học tập của nhóm HTHT và thời gian hoàn thành khối lượng công việc được giao là cơ sở để xếp loại đánh giá thi đua. Chính điều nầy buộc các nhóm phải giao nhiệm vụ cho các thành viên rõ ràng, mỗi cá nhân phải cố gắng hoàn thành công việc chung một cách tốt nhất để góp phần vào việc đánh giá kết quả của từng nhóm.

- Sự phụ thuộc tích cực bằng cách đưa ra phần thưởng cho nhóm

GV đưa ra các tiêu chí để trao thưởng cho nhóm khi thực hiện đạt kết quả học tập theo yêu cầu GV đề ra. Sự phụ thuộc tích cực về phần thưởng được xây dựng như sau:

+ Cộng thêm điểm thưởng vào bài cho HS trong nhóm HTHT.

+ Khen thưởng cả nhóm khi các thành viên trong nhóm đạt được tiêu chí.

+ GV đánh giá riêng về những nỗ lực kết hợp giữa các thành viên.

- Xây dựng sự phụ thuộc tích cực trên cơ sở sự phụ thuộc về tư liệu học tập: Sự phụ thuộc tích cực lẫn nhau về tư liệu học diễn ra khi các thông tin, hoặc các tài liệu cần được chia cho các thành viên trong nhóm. Các thành viên trong nhóm phải kết hợp các nguồn tư liệu học tập lại mới có thể đạt được mục tiêu của nhóm. Để tạo nên sự phụ thuộc tích cực về tư liệu học tập cần cho cả nhóm có một tài liệu học tập chung. Do đó, các thành viên khác phải lắng nghe một bạn đọc tư liệu để cùng giải quyết nhiệm vụ.


Muốn giải quyết được nhiệm vụ học tập, các thành viên phải lần lượt đọc các thông tin của mình và lắng nghe thông tin của bạn trong nhóm.

- Xây dựng sự phụ thuộc tích cực trên cơ sở phụ thuộc về nhiệm vụ: Sự phụ thuộc tích cực lẫn nhau về nhiệm vụ được thiết lập khi có sự phân chia công việc cho mỗi thành viên chịu trách nhiệm để tạo ra những hoạt động của nhóm hợp tác. Việc chia công việc thành các đơn vị nhỏ phù hợp với mỗi thành viên thuộc nhóm để thực hiện theo một trình tự nhất định là biểu hiện của sự phụ thuộc về thực hiện nhiệm vụ của các thành viên trong nhóm HTHT.

- Xây dựng sự phụ thuộc tích cực trên cơ sở vai trò cá nhân: Sự phụ thuộc tích cực trên cơ sở vai trò cá nhân diễn ra khi mỗi thành viên trong nhóm HTHT được phân công nhiệm vụ cụ thể và gắn kết với nhau. Những nhiệm vụ cụ thể của từng thành viên, xác định trách nhiệm hoàn thành công việc chung của cả nhóm. Những vai trò này phải luân phiên hàng ngày, sao cho mỗi HS đều tiếp thu được những kinh nghiệm đáng kể.

* Biện pháp 2. Hướng dẫn GV cách rèn luyện HS hình thành kỹ năng HTHT

Mọi kỹ năng liên cá nhân, biểu hiện trong hoạt động của nhóm có thể coi là kỹ năng hợp tác. Học sinh THCS hầu như chưa được dạy các kỹ năng này một cách bài bản mà chỉ thực hiện một cách tự nhiên. Do vậy, cần phải dạy cho các em những kỹ năng trong các tình huống HTHT thích hợp với nhau.

Để có thể hình thành những kỹ năng hợp tác trong nhóm, chúng tôi sắp xếp thứ tự các kỹ năng theo nhóm và dạy theo một hệ thống nhất định. Những kỹ năng này được thể hiện bằng những hành vi thích hợp trong HTHT nhóm. Khi các nhóm bắt đầu hoạt động có hiệu quả, những hành vi mong đợi có thể gồm: Mỗi thành viên lần lượt giải thích vì sao có đáp án như vậy?Trao đổi về sự tìm kiếm kiến thức mới. Hỏi lại các thành viên trong nhóm xem kiến thức và kỹ năng đang học có liên quan gì với những kiến thức đã biết. Nêu ý kiến về đáp án của thành viên trong nhóm đưa ra; khuyến khích mọi người tham gia; lắng nghe chính xác điều bạn đang nói.

Quan sát hành vi của HS: Trong quá trình HS hợp tác với nhau trong nhóm, GV cần quan sát xem có những vấn đề gì nảy sinh. Dựa các tiêu chí hợp tác (hiểu nhiệm vụ, sự hợp tác, luyện tập kỹ năng hợp tác…), GV ghi lại số lần HS có những hành vi thích hợp đối với học tập hợp tác nhóm. Các dữ liệu đó cho biết quá trình tiến triển hợp tác bao gồm cả các kỹ năng hợp tác cũng như cách tổ chức của GV để rút kinh nghiệm cho những lần sau.

Can thiệp nhằm dạy các kỹ năng hợp tác.

Trong khi theo dõi các nhóm hoạt động, nếu học sinh còn thiếu nhũng kỹ năng HTHT. Giáo viên sẽ can thiệp nhằm củng cố lại những hành vi đã hướng dẫn. Quá trình

Xem tất cả 176 trang.

Ngày đăng: 09/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí