Một số biểu hiện như “Quan hệ giữa GV và HS trở nên khô khan, ít thiện cảm hơn”, “Kỷ luật học tập trên lớp của HS kém đi” có số người đồng tình rất ít (lần lựơt là 2,7% và 11,9%). Qua một số nhận định trên cho thấy đa số GV và CBQL đã thấy được kết quả của việc đổi mới PPDH. Tuy nhiên họ cũng chưa thực sự hiểu đúng về những khó khăn của đổi mới PPDH vì với những nhận định “Chỉ đạo chuyên môn gặp khó khăn nhiều hơn” chỉ có 10,0% số người đồng ý và “Uốn nắn, dạy bảo HS khó hơn vì các em tự do hơn” cũng chỉ có 14,9% số người đồng ý, và “Đối với GV năng lực chuyên môn còn hạn chế thì thấy khó khăn hơn trong đổi mới PPDH” có 48% đồng ý, trong khi rõ ràng là nếu đổi mới PPDH thì những khó khăn như vậy là tất yếu xảy ra.
* Kết luận chung về thực trạng đổi mới PPDH
80%
73.1%
72.0%
71.0%
70%
Có thể bạn quan tâm!
- Cơ Sở Khoa Học Của Dạy Học Hợp Tác
- Bản Chất, Cấu Trúc, Tác Dụng Của Dhht N
- Mục Đích Của Việc Phát Triển Kỹ Năng Dhht Cho Gv Thcs
- Các Nguyên Tắc Xây Dựng Biện Pháp Phát Triển Kỹ Năng Dhht Cho Gv Thcs
- Phát triển kỹ năng dạy học hợp tác cho giáo viên trung học cơ sở - 8
- Nhóm Biện Pháp 2: Hướng Dẫn Thực Hiện Kỹ Năng Dhht Và Ứng Dụng Thực Hành, Rèn Luyện Kỹ Năng Dhht Tại Trường Thcs
Xem toàn bộ 176 trang tài liệu này.
60%
50%
40%
30%
26.9%
28.0%
29.0%
20%
10%
0%
Nhận thức
Thực hiện
Kết quả
Có
Không
Biểu đồ 1.2. Kết quả khảo sát thực trạng đổi mới PPDH
Qua xem xét biểu đồ 1.2 cho thấy:
- Nhận thức về đổi mới PPDH: Đa số GV và CBQL hiểu đúng về đổi mới PPDH (73,1%), nhưng vẫn còn một số hiểu biết chưa chính xác về đổi mới PPDH;
- Thực hiện đổi mới PPDH: Có 72% GV và CBQL đã thực hiện đổi mới PPDH ở một số kỹ năng dạy học như thiết kế bài học, tiến hành giảng dạy, phương pháp sử dụng ĐDDH. Mặc dù vậy vẫn có những việc quan trọng cần phải thực hiện trong đổi mới PPDH thì GV vẫn chưa làm được.
- Kết quả của việc đổi mới PPDH: Có 71% số người tham gia khảo sát hiểu đúng về kết quả của việc đổi mới PPDH, chủ yếu là những tác động tích cực. Vẫn còn nhiều GV và CBQL chưa nhận thức đúng về những khó khăn do yêu cầu đổi mới PPDH đặt ra.
c. Kết quả khảo sát về thực trạng nhận thức, kỹ năng HTHT, DHHT của GV, CBQL trường THCS và thực trạng bồi dưỡng phát triển kỹ năng DHHT cho GV THCS
* Kết quả khảo sát nhận thức về HTHT của GV và CBQL trường THCS
Nếu hiểu HTHT là “HS cùng nhau học tập để tiến bộ như nhau” là hoàn toàn sai vậy mà có 56,2% số người được hỏi đồng ý. “HS cùng nhau học tập để cùng tiến bộ với kết quả cá nhân không như nhau” là một trong những kết quả quan trọng của HTHT bởi vì thực chất không phải tất cả HS đều có khả năng học tập như nhau, vậy mà tiêu chí này chỉ có 41,6% người được hỏi đồng ý, điều đó chứng tỏ họ cũng chưa hiểu đầy đủ về HTHT. Một số đặc điểm khác của HTHT được đa số người được hỏi đồng ý cao là “HS vừa có trách nhiệm cá nhân vừa có trách nhiệm với nhóm”, “HS tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau, phân chia công việc với nhau trong học tập”, “HS và GV cộng tác với nhau trong giờ học để đạt được mục tiêu bài học”, “HS được trao đổi trực tiếp với nhau về bài học” với số người đồng ý lần lượt là 86,9%, 84,4%, 83,0, 82,1%. Những tỷ lệ này cho thấy bước đầu họ đã có hiểu biết nhất định về HTHT.
Nhận định: Nhìn chung GV và CBQL đã hiểu khá đầy đủ những đặc điểm của HTHT nhưng vẫn còn một số đặc điểm rất quan trọng khác thì họ chưa nhận diện đúng.
* Kết quả khảo sát nhận thức về DHHT của GV và CBQL trường THCS
Với cách hiểu DHHT "Là cách dạy học có mục đích giúp cho HS vừa học tốt bài học vừa rèn luyện được khả năng HTHT" có 82,2% đồng ý và "Là cách dạy học trong đó GV và HS cộng tác với nhau để tiến hành dạy học" có 67,2% đồng ý. Tuy nhiên cũng với một số cách hiểu đúng khác về DHHT như: "Đó là chiến lược dạy học giúp HS hợp tác với nhau trong học tập", "Đó là dạy cho HS cách học tập theo kiểu hợp tác", "DHHT cũng chính là HTHT" thì số ý kiến đồng ý lại không cao lần lượt 59,9%, 40,4% và 47,1% cho thấy đa số GV và CBQL chưa thực sự hiểu đúng về DHHT, và cách hiểu DHHT là "Là cách dạy học trong đó hoạt động giảng dạy và hoạt động HTHT kết hợp với nhau" là hoàn toàn sai thì lại có đa số ý kiến đồng ý với 78,1%.
Như vậy có thể nhận định rằng đa số GV và cán bộ quản lý bước đầu đã có một số hiểu biết về DHHT, tuy nhiên sự hiểu biết này chưa đầy đủ và chưa hoàn toàn chính xác.
* Kết quả khảo sát thực trạng về thực hiện kỹ năng DHHT ở trường THCS
Theo kết quả thu được từ khảo sát, hầu hết GV và CBQL đều đã áp dụng một số yêu cầu của DHHT: 82,7% GV đã thực hiện việc "Tạo môi trường học tập cởi mở để HS tự do trao đổi ý kiến với GV và cả nhóm"; 81,5% "Tổ chức HS thành nhóm nhỏ để học
tập"; 78,4% "Tạo cơ hội cho mỗi HS tự do phát biểu ý kiến của mình"; với các công việc khác để thực hiện DHHT thì đa số GV trả lời đã thực hiện với tỷ lệ 70%. Tuy nhiên lại có 95,4% người được hỏi cho rằng họ chưa từng thực hiện DHHT. Như vậy hiện nay bước đầu GV và CBQL đã biết đến DHHT và đã thực hiện một số công việc của DHHT, tuy nhiên sự hiểu biết này chưa đầy đủ và chưa hoàn toàn chính xác, và thực tế GV chưa dạy học theo đúng đặc điểm nguyên tắc, qui trình DHHT.
Từ đó có thể đưa ra kết luận: Đa số GV và CBQL chưa hiểu đầy đủ và chính xác về DHHT và HTHT và cũng chưa thực hiện DHHT một cách đúng đắn. Điều nầy chứng tỏ rằng việc DHHT vẫn là vấn đề chưa thực sự quen thuộc với GV, do đó tất nhiên ở họ cũng không thể có các kỹ năng về DHHT được.
* Kết quả khảo sát về tính hiệu quả của DHHT
Theo những người tham gia khảo sát thì DHHT nhìn chung mang lại kết quả tích cực: 85,4% cho rằng “Quan hệ sư phạm giữa GV và HS trở nên tích cực và hiệu quả hơn”, 83,9% đồng ý. DHHT “Làm cho mọi HS phải suy nghĩ và hoạt động nhiều hơn do đó có thể phát huy khả năng của từng em”... 80,9% ý kiến đồng ý “HS có hứng thú học tập hơn trước” và với nội dung này kết quả của DHHT là có số ý kiến đồng ý thấp nhất cũng là 56,2%.
Như vậy hầu hết số GV và CBQL đều cho rằng DHHT rõ ràng mang lại kết quả tích cực.
Kết luận chung về thực trạng nhận thức, thực hiện kỹ năng DHHT của GV THCS
80%
72.0%
74.6%
73.0%
70%
60%
54.1%
50%
45.9%
40%
30%
28.0%
Có
Không
25.4%
27.0%
20%
10%
0%
Nhận thức học tập Nhận thức dạy học
Thực hiện
Kết quả
Biểu đồ 1.3. Kết quả GV và CBQL trả lời về HTHT và DHHT
Biểu đồ 1.3 cho thấy:
- Nhận thức về HTHT của những người tham gia khảo sát đạt 72% nhưng vẫn còn có một số đặc điểm của DHHT đa số GV chưa hiểu một cách đầy đủ.
- Về DHHT thì GV và CBQL còn chưa hiểu rõ lắm.
- Về thực hiện DHHT, nếu tính theo những công việc chi tiết thì có đa số GV và CBQL đã thực hiện 74,6%, nhưng với câu hỏi “chưa thực hiện” thì có 95,4% ý kiến đồng ý (có nghĩa là hầu hết GV và CBQL đều cho rằng họ chưa từng thực hiện DHHT, chứng tỏ họ chưa thực sự hiểu đúng DHHT cần phải thực hiện những công việc gì).
- Đa số GV và CBQL đồng ý với kết quả tích cực của DHHT đem lại 73,05%.
Có thể nói nhận thức của CBQL, GV về HTHT, DHHT phần nhiều biểu hiện ở cảm tính và kinh nghiệm vì qua kết quả khảo sát cho thấy có nhiều chỗ GV trả lời còn mơ hồ, thiếu chính xác và trên thực tế các trường vẫn chưa tổ chức giảng dạy theo mô hình DHHT. Điều này chứng tỏ GV cũng chưa từng học tập bồi dưỡng nhận thức và kỹ năng về DHHT.
* Kết quả khảo sát bằng phiếu hỏi về thực trạng bồi dưỡng phát triển kỹ năng DHHT cho GV THCS
Để tìm hiểu tình hình bồi dưỡng các kỹ năng DHHT cho GV và CBQL như thế nào, chúng tôi có đưa ra 14 kỹ năng được coi là cần thiết để DHHT trên cơ sở nghiên cứu đặc điểm và bản chất của HTHT. Theo số liệu khảo sát thì tất cả 14 kỹ năng được đưa ra đều nhận được kết quả là dưới 50% số GV cho rằng họ đã được bồi dưỡng. Chẳng hạn, các kỹ năng như “Kỹ năng trình bày kế hoạch bài học (giáo án) theo yêu cầu HTHT”, “Kỹ năng quản lý lớp và quản lý học tập (kể cả tổ chức, giám sát, kiểm tra, điều hành, đánh giá và chỉ đạo học tập) trong môi trường HTHT”, “Kỹ năng phân tích nội dung học tập để dạy HS HTHT” với lần lượt 41,4%, 30,5%, 24,5% số ý kiến GV cho là họ đã được bồi dưỡng. Một số những kỹ năng khác như “Kỹ năng giao tiếp với cá nhân HS theo hướng HTHT”, “Kỹ năng giao tiếp với lớp (kể cả kỹ năng ứng xử với hành vi của người học và kỹ năng tham gia, hợp tác với HS để động viên, khuyến khích HS trong học tập) trong môi trường HTHT”, kỹ năng “thiết kế môi trường học tập và hình thức học tập”, Kỹ năng “trò chuyện với HS”, kỹ năng “phân tích nội dung học tập”, kỹ năng thiết kế mục tiêu bài học và môn học” có số ý kiến cho rằng họ đã được bồi dưỡng lần lượt là 19,6% và 9,9%, 18,7%, 21,0%, 24,5%, 16,3%... Các kỹ năng còn lại (Kỹ năng quan sát, phân tích hồ sơ sản phẩm hoạt động, ghi chép dữ liệu về người học; Kỹ năng hoạch định các hoạt động và tương tác trên lớp theo yêu cầu HTHT; Kỹ năng xử lý đánh giá thông tin người học; Kỹ năng tổ chức và sử dụng các nguồn lực; Kỹ năng đánh giá và
lựa chọn phương pháp luận dạy học) thì 100% CBQL, GV cho rằng họ chưa được bồi dưỡng (xem biểu đồ 1.4).
24.5 %
41.4 %
16.3 %
18.7 %
0 %
30.5 %
19.6 %
9.9 %
Có
Không
0 %
0 %
21 %
14.1 %
0 %
0 %
Phân tích nội dung học tập Trình bày kế hoạch bài học
Thiết kế mục tiêu bài học và môn học Thiết kế môi trường học tậpvà hình thức học tập Hoạch định các hoạt động và tương tác trên lớp
Quản lý lớp và quản lý học Giao tiếp với cá nhân học sinh
Giao tiếp với lớp Tổ chức và sử dụng các nguồn lực... Đánh giá và lựa chọn PP luận DH Trò chuyện với học sinh
Phỏng vấn học sinh Quan sát, phân tích hồ sơ và sản phẩm Xử lý và đánh giá thông tin về người học
0 % 10 20
% %
30 40
% %
50 60 70
% % %
80 90
% %
100
%
Biểu đồ 1.4. Kết quả khảo sát về thực trạng kỹ năng DHHT của CBQL, GV THCS
Nhận xét: Qua kết quả khảo sát bằng phiếu điều tra cho thấy hầu hết CBQL, GV đều chưa được bồi dưỡng các kỹ năng DHHT. Một số lượng nhỏ GV, CBQL cho là đã biết được một số kỹ năng DHHT có thể là do được hướng dẫn của chuyên gia nước ngoài tổ chức tập huấn qua các dự án. Qua tìm hiểu thêm và kết quả khảo sát trên có thể nhận định CBQL, GV chưa được bồi dưỡng một cách chính thức về kỹ năng DHHT.
* Kết quả trao đổi ý kiến, hỏi CBQL GD, Chuyên gia và nghiên cứu tài liệu về hoạt động bồi dưỡng cho GV THCS
Để tìm hiểu sâu hơn, toàn diện hơn về thực trạng bồi dưỡng GV, chúng tôi tiếp xúc trao đổi, hỏi các lãnh đạo Sở GD-ĐT, lãnh đạo phòng GD-ĐT và các chuyên gia về tình hình bồi dưỡng và thực trạng phát triển kỹ năng DHHT cho GV THCS ở 3 tỉnh
Miền Đông Nam Bộ, (2 giám đốc, 1 phó giám đốc Sở; 6 lãnh đạo, 4 chuyên viên phòng GD-ĐT), đồng thời qua nghiên cứu, tổng hợp các báo cáo của Tỉnh và Bộ GD-ĐT, có liên quan đến việc bồi dưỡng GV, chúng tôi đúc kết được những vấn đề sau:
- Về nội dung bồi dưỡng đã thực hiện
+ Bồi dưỡng GV THCS theo chương trình đổi mới giáo dục phổ thông (GDPT) gắn với việc bồi dưỡng về phương pháp sử dụng thiết bị dạy học (TBDH) phù hợp với sự thay đổi của sách giáo khoa (SGK) mới.
+ Bồi dưỡng DHHT lồng ghép trong chuyên đề thuộc các chương trình bảo vệ môi trường, phòng chống ma túy, HIV/AIDS... Việc bồi dưỡng chỉ tập trung ở một số trường trọng điểm có điều kiện áp dụng dạy học theo chiến lược HTHT nhóm.
+Bồi dưỡng thường xuyên theo chu kỳ với mục đích nâng cao chất lượng đội ngũ GV và chất lượng giáo dục, hỗ trợ cho việc bồi dưỡng thực hiện chương trình đổi mới GDPT, đồng thời góp phần nâng cao ý thức, phương pháp và kỹ năng tự học cho GV, giúp GV tự bồi dưỡng, nâng cao năng lực CM-NV.
+ Bồi dưỡng GV thông qua sự liên kết với các trường cao đẳng và đại học sư phạm để đào tạo GV đạt chuẩn về trình độ CM-NV.
+ Bồi dưỡng GV thông qua các chuyên đề nhằm giúp cho GV cập nhật kiến thức, CM-NV, phát triển kỹ năng dạy học nâng cao sự hiểu biết về giáo dục, dạy học phục vụ yêu cầu đổi mới PPDH theo hướng dẫn của Bộ GD-ĐT.
Trong các nội dung, chương trình bồi dưỡng nêu trên, hoạt động bồi dưỡng thường xuyên và bồi dưỡng về đổi mới chương trình GDPT là chủ yếu.
- Hình thức, đặc điểm, đối tượng tham gia bồi dưỡng
Bồi dưỡng thông qua các lớp tập huấn chuyên đề được tổ chức ở cấp tỉnh hoặc cụm huyện, thị, chủ yếu học tập trong hè. Đối tượng tham gia bồi dưỡng là cán bộ quản lý, GV THCS. Báo cáo viên được tuyển chọn từ những GV giỏi, nòng cốt trong mạng lưới chuyên môn và giảng viên trường cao đẳng sư phạm được ngành cử đi tập huấn tiếp thu do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức. Đối với chương trình liên kết đào tạo, bồi dưỡng từ xa, việc nâng chuẩn CM-NV do giảng viên các trường đại học thực hiện theo hợp đồng liên kết.
- Nhận xét đánh giá về hoạt động bồi dưỡng và kỹ năng DHHT của GV THCS ở
các tỉnh Miền Đông Nam bộ bằng phương pháp chuyên gia và nghiên cứu tài liệu
+ Đã giúp cho GV tiếp cận chương trình SGK mới để chủ động trong dạy học, thực hiện đổi mới chương trình GDPT.
+ GV nhận thức được một số vấn đề về sự cần thiết đổi mới PPDH theo hướng tích cực hóa hoạt động học tập của HS phù hợp với nội dung chương trình SGK mới.
+ Đã nâng tỷ lệ GV đạt chuẩn về CM-NV.
+ Tạo nền tảng cho GV tâm huyết với nghề, có được phong cách tự học, tự nghiên cứu.
+ Giúp cho GV nâng cao ý thức về rèn luyện các kỹ năng dạy học theo yêu cầu
đổi mới PPDH.
- Tuy nhiên, công tác bồi dưỡng GV trong thời gian qua chưa thực sự mang lại kết quả tốt trong việc phát triển kỹ năng dạy học cho GV nói chung và kỹ năng DHHT nói riêng vì các lý do sau:
+ Một số chuyên đề, học phần bồi dưỡng cho GV có thời lượng và nội dung về chuyên môn nghiệp vụ chưa thỏa đáng, chưa thực sự đáp ứng yêu cầu thực tiễn dạy học. Nội dung yêu cầu vận dụng, thực hành để giúp GV đổi mới PPDH, phát triển kỹ năng dạy học và đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS, đánh giá chất lượng dạy học của GV còn ít. Việc xây dựng chương trình chưa bám sát thực tiễn làm hạn chế chất lượng chương trình, tài liệu, ảnh hưởng đến chất lượng bồi dưỡng GV.
+ Nội dung chương trình bồi dưỡng thường xuyên còn “đóng”, bắt buộc mọi GV, mọi địa phương đều phải thực hiện. Điều này làm giảm hứng thú tự học, tự nghiên cứu, sáng tạo của GV đối với những nội dung không thiết thực cho bản thân. Chương trình thiếu các nội dung về phương pháp dạy phù hợp với những vùng khó khăn, vùng có HS dân tộc hoặc những vấn đề khó của chương trình SGK mới.
+ Chương trình bồi dưỡng thường xuyên có một số nội dung chưa thiết thực hoặc lập lại nội dung bồi dưỡng thay sách gây nhàm chán cho GV, ít nội dung, thời lượng dành cho thực hành.
+ Khả năng tự học của một bộ phận GV còn hạn chế, ít tìm tòi và liên hệ thực tiễn để hiểu thấu đáo những nội dung mà tài liệu đề cập. Nhiều GV có tư tưởng trông chờ ỷ lại vào việc giải đáp thắc mắc, hệ thống hóa kiến thức trong các kỳ học tập bồi dưỡng tập trung dẫn đến tiếp thu kiến thức còn hạn chế. Phương pháp bồi dưỡng chủ yếu là thuyết trình, chưa đáp ứng yêu cầu của chương trình và SGK phổ thông mới; việc vận dụng thực hành các phương pháp, kỹ năng dạy học nhằm phát huy tính tích cực của học sinh ít được quan tâm.
+ Nội dung và phương pháp tiến hành bồi dưỡng chưa đáp ứng được yêu cầu cốt lõi của việc nâng cao chất lượng dạy học mà chủ yếu mới chỉ dừng lại ở việc cung cấp
kiến thức cho GV tiếp cận với chương trình, nội dung SGK mới. Chưa dành nhiều thời gian và nội dung để phát triển kỹ năng dạy học cho GV.
+ Nội dung chương trình bồi dưỡng thường xuyên, theo mục đích đề ra góp phần thực hiên tốt việc hỗ trợ đổi mới chương trình GDPT, song thực tế triển khai còn nhiều bất cập, điều này đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo ghi nhận khi đánh giá hạn chế trong báo cáo tổng kết thực hiện chương trình bồi dưỡng thường xuyên chu kỳ II, III cho GV phổ thông. Báo cáo đã nêu “Một số nội dung chương trình bồi dưỡng thường xuyên chưa phù hợp với việc thực hiện chương trình và SGK mới”; “chương trình bồi dưỡng thường xuyên chưa thiết thực, hoặc lập lại nội dung bồi dưỡng thay sách gây nhàm chán cho GV”. Việc biên soạn SGK theo nội dung chương trình mới và duyệt mẫu sản xuất cung ứng TBDH theo chương trình các khối lớp không kịp thời cho công tác bồi dưỡng. Do vậy, khi triển khai bồi dưỡng thiếu các phương tiện để ứng dụng thực hành rèn luyện các kỹ năng dạy học tương ứng. Công tác đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cũng cần thiết phải xem lại chất lượng đào tạo, hình thức tổ chức vì kết quả dạy học của GV sau đào tạo bồi dưỡng nâng chuẩn chưa được cải thiện rõ rệt.
Việc phát triển kỹ năng dạy học cho GV qua công tác bồi dưỡng ít được quan tâm, nhất là các kỹ năng dạy học phát huy tính tích cực học tập của HS theo các chiến lược dạy học hiện đại như DHHT, kiến tạo, nêu vấn đề… Đặc biệt cho đến nay việc bồi dưỡng kỹ năng DHHT cho GV THCS vẫn chưa chính thức triển khai, chưa có một hệ thống các kỹ năng DHHT cần thiết để bồi dưỡng cho GV giúp cho GV có thể áp dụng trong thực tiễn dạy học. Chính vì thế cũng chưa có các biện pháp bồi dưỡng các kỹ năng này.
d. So sánh kết quả trả lời của GV và CBQL trường THCS về các khía cạnh của khảo sát thực trạng
- Khi đổi mới PPDH, GV còn gặp nhiều khó khăn. Về ý kiến “Đối với GV năng lực chuyên môn còn hạn chế thì thấy khó khăn hơn trong đổi mới PPDH” có 62,8% CBQL đồng ý, nhưng chỉ có 48% GV đồng ý với ý kiến này. Điều này cho thấy có thể là bản thân GV chưa nhận thức rõ được một cách đầy đủ về đổi mới PPDH và cũng chưa thực sự thực hiện có hiệu quả về đổi mới PPDH ở tại trường học. Do đó, họ chưa biết rõ là muốn thực hiện tốt việc đổi mới PPDH thì sẽ gặp những khó khăn nhất định. CBQL là những người chịu trách nhiệm kiểm tra giám sát việc dạy học của GV do đó việc trả lời của họ về vấn đề này khách quan hơn.
- Nhận thức của CBQL về HTHT tốt hơn GV, HTHT là “HS cùng nhau học tập để tiến bộ như nhau” là một sự hiểu sai về học tâp hợp tác, có 46,5% CBQL đồng ý với ý kiến này trong khi đó có 55,4% GV đồng ý. “HS cùng nhau học tập để cùng tiến bộ với