Lựa Chọn Gv Dạy Các Lớp Thực Nghiệm Và Đối Chứng


Sau bước 2, học sinh đã tự lực tìm ra cách xử lý, cách giải quyết vấn đề, qua đó tự mình tìm ra tri thức mới, cách thức hành động mới.

Bước 3: Hợp tác với các bạn trong nhóm HTHT

Kết quả ban đầu thực sự có giá trị với học sinh, vì đó là kết quả do chính bản thân tạo nên, song rất dễ mang tính chủ quan, phiến diện. Nó cần được phân tích, đánh giá, sàng lọc và bổ sung của tập thể nhóm. Tuy nhiên, dù ở hình thức nào học sinh cũng không thụ động nghe bạn nói, nhìn bạn làm, mà tích cực, chủ động thể hiện qua các thao tác sau:

- Mở đầu cuộc trao đổi: xác định rõ mục tiêu và nhiệm vụ; ghi lại một cách tóm tắt, khái quát những vấn đề sẽ phát biểu.

- Tiến hành trao đổi: tự trình bày, tự giới thiệu bằng văn bản về cách xử lý, cách giải quyết tình huống, các kết quả đạt được); tích cực tham gia tranh luận, bằng cách tỏ thái độ đồng tình hay phản đối trước ý kiến của bạn bè về kết quả học tập của mình bằng những lập luận và lý lẽ có căn cứ khoa học; phân tích, đánh giá một cách khách quan để chỉ ra những ưu, khuyết điểm trong cách xử lý và giải quyết tình huống của bạn, đưa ra những khuyến nghị giúp bạn bổ sung và chỉnh lý cho hoàn thiện; ghi lại những ý kiến góp ý của bạn theo ý kiến của mình; tạo điều kiện thuận lợi để cho các bạn khác tham gia tranh luận.

- Kết thúc cuộc trao đổi: khai thác những gì đã hợp tác với bạn, sửa chữa, bổ sung, chỉnh lý và hoàn thiện sản phẩm ban đầu của mình; rút kinh nghiệm về cách học, cách xử lý tình huống của mình.

Bước 4: Hợp tác với các bạn trong lớp

Sau bước 3, qua trao đổi, tranh luận, sản phẩm ban đầu của học sinh đã được bổ sung, chỉnh lý và hoàn thiện. Tuy nhiên giữa các nhóm khác nhau, vẫn có thể có những ý kiến khác biệt và mâu thuẫn. Để đảm bảo cho tri thức có tính khách quan, tính xã hội và tính khoa học, sản phẩm đó cần được thảo luận trong tập thể lớp. Khi đó, cả nhóm là một người, một người là cả nhóm. Ở bước này, hoạt động của học sinh được thực hiện như: Đại điện nhóm trình bày kết quả, cách xử lý tình huống của nhóm mình, đưa ra những lập luận, lý lẽ để chứng minh, bảo vệ các kết quả đó trước lớp; tỏ rõ thái độ của mình trước ý kiến của nhóm khác; ghi lại những ý kiến của nhóm khác theo cách hiểu của mình; Khai thác ý kiến của các nhóm khác để bổ sung, điều chỉnh sản phẩm của mình.

Tuy nhiên, sự tranh luận giữa các nhóm học sinh không phải bao giờ cũng dẫn đến một sự thống nhất. Khi đó học sinh phải hợp tác với giáo viên, người trọng tài khoa học.


Bước 5: Hợp tác với giáo viên, tự đánh giá, tự điều chỉnh

Sự hợp tác giữa học sinh và GV được diễn ra trong suốt quá trình dạy học. Nhưng quan trọng nhất ở thời điểm, khi các mâu thuẩn, các bất đồng về cách xử lý, cách giải quyết tình huống giữa các học sinh trong một nhóm và giữa các nhóm trong lớp không giải quyết được. Lúc đó, GV là chỗ dựa tin tưởng của học sinh. Căn cứ vào sự phân tích, đánh giá và những kết luận của GV, học sinh tự kiểm tra, tự đánh giá, tự điều chỉnh lại các kết quả nghiên cứu của mình để đi đến một sản phẩm khoa học thực sự. Ở bước này, học sinh cần tiến hành các bước: so sánh, đối chiếu kết luận của GV và những ý kiến của bạn với kết quả nghiên cứu ban đầu của mình: đúng, sai, hay, dở, đủ, thiếu…; tổng hợp thêm lý lẽ, chốt lại từng vấn đề; tự sửa chữa, bổ sung, chỉnh lý và hoàn thiện kết quả ban đầu; tự rút kinh nghiệm về cách học, cách xử lý tình huống, cách giải quyết.

Trong quá trình hợp tác với GV, HS cũng phải giữ vai trò chủ thể tích cực, chủ động, không phụ thuộc nghe GV giải mà phải tích cực học GV bằng chính các hành động như: chủ động hỏi GV và biết cách hỏi GV về những gì mà mình có nhu cầu, nhất là về cách học, cách làm; tự ghi lại ý kiến, kết luận của GV; học cách xử lý tình huống, cách phân tích, tổng hợp ý kiến của GV để đi đến kết luận.

Tóm lại, qua các quá trình tự nghiên cứu cá nhân, hợp tác với bạn trong nhóm, trong lớp với GV, HS đã tự xây dựng cho mình một hệ thống tri thức có đầy đủ giá trị về mặt khoa học. Vì vậy, tri thức mà học sinh có được sẽ là một công cụ phương pháp luận giúp cho HS tiếp tục chiếm lĩnh các tri thức khác ở bậc cao hơn, hoặc vận dụng để giải quyết các tình huống thực tế (xem sơ đồ thiết kế qui trình DHHT, phụ luc 11).

* Bin pháp 4. Giáo viên thc hành ng dng, rèn luyn knăng DHHT ti trường THCS

Biện pháp có các nội dung sau:

* Triển khai thí điểm và tổ chức giảng dạy trong thực tiễn đối với các trường có GV tham dự bồi dưỡng chuyên đề DHHT.

Tổ chức dạy thí điểm, giáo án và qui trình DHHT được thiết kế theo hướng dẫn trong chương trình tập huấn, GV tham dự học tập, rút kinh nghiệm. Sau đó các tổ chuyên môn triển khai cho GV giảng dạy trong thực tế.

* Rèn luyện, thực hành kỹ năng DHHT ở tổ chuyên môn đưa nội dung DHHT trở thành chuyên đề sinh hoạt thường xuyên. Nội dung sinh hoạt chú ý đến việc rèn luyện kỹ năng DHHT như:

- Đại diện giáo viên trong tổ chuyên môn trình bày các yêu cầu, nội dung liên quan đến tổng thể thiết kế bài học (Gồm các kỹ năng thiết kế: mục tiêu, nội dung,


phương pháp, phương tiện giảng dạy - học tập, hoạt động… của DHHT), các thành viên khác nhận xét góp ý trao đổi kinh nghiệm. GV tiếp thu sữa chữa và tiếp tục thực hành cho đến khi thực hiện hoàn chỉnh thiết kế bài học.

- Ứng dụng cách rèn luyện HS hình thành kỹ năng HTHT như: Chọn ra một số kỹ năng HS phải thể hiện trong tình huống học tập, giao tiếp để làm mẩu.

Ví dụ:

+ Kỹ năng diễn đạt bằng lời nói (chọn lọc từ ngữ rõ ràng, dể hiểu, nói gọn gàng đúng trọng tâm, âm thanh vừa đủ thuyết phục...).

+ Kỹ năng trao đổi chia sẻ với bạn về kết quả học tập (thân ái, cảm thông những điều mà bạn chưa nắm vững. Không coi thường bạn, kiêu ngạo, ích kỹ...).

+ Kỹ năng biểu hiện thái độ trước hành vi của người khác (đồng tình- thái độ thân thiện; không đồng tình - không nên phản ứng tức thì, kiềm chế, tìm hiểu lý do, phản ứng nhẹ nhàng thuyết phục...).

+ Kỹ năng truyền đạt lại nội dung đã nghe (đủ ý, không bóp méo sự thật).


- Thiết kế mẫu qui trình DHHT nhóm, tổ chức triển khai, hướng dẫn GV thực hành, rèn luyện các bước hoạt động theo trình tự đã được tập huấn (từ bước 1 đến bước 5). Việc thiết kế qui trình DHHT nhóm được thực hiện ở từng tổ chuyên môn sẽ có lợi trong việc đánh giá, trao đổi rút kinh nghiệm, đặc biệt là chọn lựa các chương, các bài học phù hợp để tiến hành thực hiện, phát huy tốt những đặc trưng của DHHT.

- Chọn lọc đưa ra những kỹ năng khó thực hiện trong quá trình tiến hành DHHT để luyện tập trao đổi trong tổ chuyên môn và quan sát khi tiến hành thực hiện trên lớp như: các kỹ năng xây dựng sự phụ thuộc tích cực giữa các thành viên trong nhóm HTHT; kỹ năng tương tác nhận xét đánh giá... để trao đổi rút kinh nghiệm.

- Tổ chuyên môn thu thập kết quả đạt được và chưa được về thực hiện các kỹ năng DTHT để trình bày trong tổ. Các thành viên trong tổ tham gia ý kiến, phân tích, phát huy, phổ biến kinh nghiệm những kết quả thực hiện tốt đồng thời tìm ra nguyên nhân và đề xuất cách khắc phục những mặt hạn chế.

- Thống nhất nội dung và kế hoạch tổ chức học tập các chuyên đề nâng cao trình

độ chuyên môn nghiệp vụ bằng các giải pháp cụ thể ở các tổ chuyên môn.

* Dự giờ, quan sát thực hiện kỹ năng DHHT phải được tiến hành thường xuyên, nhất là đối với GV chưa có nhiều kinh nghiệm trong dạy học. Tùy theo mục đich đánh giá nhận xét về yêu cầu kỹ năng cần thực hiện, tổ chuyên môn có thể giao cho GV chuẩn bị để tiến hành trên lớp để các GV khác dự giờ trao đổi kinh nghiệm.


* Tổ chức seminar tại trường

Nội dung seminar có thể trao đổi về các vấn đề sau:

- Tổ chức seminar làm sáng tỏ những lợi ích do DHHT mang lại cho người học. Khắc sâu những kỹ năng thường sử dụng ở khâu tiến hành DHHT. Nghiên cứu tìm kiếm cách thức triển khai DHHT trong môn học, bài học cụ thể theo chương trình dạy học các lớp.

- Thông qua hoạt động seminar giúp GV trải nghiệm sự thành công trong việc

ứng dụng kỹ năng DHHT, phát huy tính tích cực trong việc học tập lẫn nhau.

- Nêu ra những thuận lợi, khó khăn trong việc triển khai DHHT ở trường.

- Chọn lọc những thông tin, những vấn đề liên quan đến DHHT chưa được thực hiện thông suốt, chưa vững chắc hoặc chưa thống nhất trong tổ chuyên môn để thảo luận.

- Cập nhật thông tin mới, những vấn đề liên quan đến đổi mới PPDH, những kết quả đạt được từ DHHT.

- Khi tổ chức Seminar cần chú ý:

+ Cần thu thập thông tin, các sự kiện có liên quan đến nội dung seminar nhằm giúp cho chất lượng seminar đạt kết quả cao, không lãng phí thời gian.

+ Nội dung seminar phải thiết thực đáp ứng yêu cầu mong đợi của các thành viên trong tổ, nhóm.

+ Phải đảm bảo thời gian và điều kiện vật chất tương ứng cho seminar tiến hành một cách thuận tiện nhất.

+ Các thành viên tham gia seminar phải tích cực làm việc, trao đổi với tinh thần thật sự cầu tiến.

2.2.3. Điều kiện thực hiện nhóm biện pháp

- Cần có những điều kiện cần thiết cho việc triển khai ứng dụng các kỹ năng DHHT, đặc biệt quan tâm yếu tố cơ sở vật chất, thiết bị dạy học theo mô hình DHHT.

- Ban giám hiệu các trường THCS cần bố trí thời gian thích hợp để tổ chuyên môn có điều kiện triển khai trên thực tế việc rèn luyện kỹ năng DHHT.

- Rèn luyện, thực hành kỹ năng DHHT bằng những chuyên đề cụ thể phù hợp với

điều kiện và thời gian hợp lý.

- Các tổ chuyên môn xây dựng nội dung, chương trình làm việc cần chú trọng yêu cầu phát triển kỹ năng DHHT cho GV đồng thời xây dựng tập thể đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau, nỗ lực quyết tâm đổi mới PPDH.


2.3. MỐI LIÊN HỆ GIỮA CÁC NHÓM BIỆN PHÁP

Biện pháp phát triển kỹ năng DHHT được thiết kế gồm 2 nhóm, có mối quan hệ chặt chẽ với nhau.

- Nhóm biện pháp 1. Xây dựng nội dung bồi dưỡng về kỹ năng DHHT cho GV THCS được cụ thể hóa thành 3 biện pháp nhằm giúp cho GV tiếp cận với mô hình dạy học mới và đó cũng chính là những yêu cầu cần đạt về phát triển kỹ năng DHHT cho GV THCS khi tham gia khóa bồi dưỡng những kỹ năng này.

- Nhóm biện pháp 2, thuộc nội dung hướng dẫn thực hành, rèn luyện phát triển kỹ năng DHHT của GV THCS, nhóm có 4 biện pháp. Các biện pháp rất có ý nghĩa trong việc thực hành, ứng dụng, rèn luyện phát triển kỹ năng DHHT trong các tổ chuyên môn và thực tiễn dạy học ở trường, đồng thời khuyến khích GV nâng cao ý thức tự học, tự rèn.

Trong mỗi nhóm biện pháp đều có những biện pháp mang tính đặc thù và bao gồm trong nó các yếu tố cơ bản của lý luận dạy học: mục đích; nội dung; điều kiện thực hiện rất cụ thể, khả thi, cần được ứng dụng trong thực tiễn.

Các biện pháp riêng lẻ trong mỗi nhóm biện pháp đều có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, 2 nhóm biện pháp được thiết kế theo một hệ thống kỹ năng có trình tự hợp lý tạo điều kiện thuận lợi cho việc GV học tập, bổi dưỡng.

Nếu thực hiện tốt 2 nhóm biện pháp nêu trên sẽ góp phần đổi mới PPDH đạt hiệu quả, kỹ năng DHHT của GV sẽ được phát triển.

2.4. KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Biện pháp phát triển kỹ năng DHHT cho GV THCS được xây dựng dựa trên các nguyên tắc đã xác định. Đồng thời căn cứ vào kết quả nghiên cứu lý luận dạy học, lý thuyết học tập, mô hình dạy học tiên tiến (hợp tác, tham gia, kiến tạo…), các công trình nghiên cứu về HTHT, DHHT trong nước và trên thế giới để kế thừa, vận dụng sáng tạo phù hợp với phạm vi, mục đích yêu cầu xây dựng nội dung bồi dưỡng kỹ năng DHHT.

Biện pháp được thiết kế thành 2 nhóm theo quan điểm truyền thống của lý luận dạy học: Xây dựng nội dung và qui trình thực hiện các kỹ năng dạy học (nhóm 1) và triển khai trong thực tiễn nội dung đó thông qua việc hướng dẫn thực hiện các kỹ năng DHHT cho GV tại các lớp bồi dưỡng chuyên đề đổi mới PPDH và tại trường THCS (nhóm 2). Ở mỗi biện pháp cụ thể, do bản chất đặc trưng của từng loại kỹ năng DHHT, vì vậy nội dung biện pháp được xây dựng đã bao gồm trong đó cách thức thực hiện khá rõ nét, điều này giúp cho GV dễ dàng học tập, ứng dụng kỹ năng DHHT vào thực tiễn dạy học một cách có hiệu quả.


Chương 3

ĐÁNH GIÁ CÁC BIN PHÁP PHÁT TRIN KNĂNG DY HC HP TÁC CHO GIÁO VIÊN TRUNG HC CƠ S


Do không có điều kiện để thử nghiệm các biện pháp phát triển Kỹ năng DHHT cho GV THCS theo đề xuất của luận án. Vì vậy chúng tôi sử dụng kết hợp nhiều phương pháp khác nhau để đánh giá tính khả thi và hiệu quả của các biện pháp. Các phương pháp đó là:

1. Thực nghiệm sư phạm.

2. Quan sát kỹ DHHT của GV THCS trên lớp.

3. GV tự đánh giá sự phát triển KN DHHT.

4. Hỏi ý kiến chuyên gia.

3.1. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM

Chúng tôi cho rằng một trong những cách để đánh giá sự phát triển kỹ năng dạy học của GV là thông qua kết quả học tập của HS. Giả thiết là 2 lớp có số HS tương đương nhau, trình độ HS của 2 lớp tương đương nhau, một lớp được GV bình thường dạy, một lớp được GV có kỹ năng DHHT dạy. Sau một thời gian dạy học nhất định, HS cả 2 lớp được kiểm tra cùng một đề bài nếu kết quả học tập của HS của lớp có GV được bồi dưỡng kỹ năng DHHT dạy có kết quả học tập cao hơn HS lớp kia, thì có thể rút ra nhận định: biện pháp phát triển kỹ năng DHHT của luận án đề xuất là khả thi và hiệu quả vì GV sau khi được tự rèn luyện và bồi dưỡng kỹ năng DHHT đã thực hiện dạy học tốt hơn và điều này đã tác động tích cực lên kết quả học tập của HS.

3.1.1. Mục đích

Nhằm kiểm chứng tính khả thi và tinh hiệu quả của các biện pháp phát triển kỹ năng DHHT cho GV THCS.

3.1.2. Tiến hành thực hiện

Trước khi tiến hành thực nghiệm sư phạm chúng tôi đã tổ chức một đợt bồi dưỡng chuyên đề về kỹ năng DHHT cho GV THCS. Nội dung của đợt bồi dưỡng này là:

- Cung cấp sự nhận thức về HTHT và DHHT.

- Cung cấp một hệ thống kỹ năng DHHT mà GV THCS cần thiết phải được bồi dưỡng, rèn luyện để nâng cao chất lượng dạy học.

- Thực hành dạy học theo tiếp cận DHHT.


Sau khi kết thúc đợt bồi dưỡng, chúng tôi tiến hành triển khai trong thực tế giảng dạy ở các trường THCS do GV đã tham dự lớp bồi dưỡng thực hiện bằng cách áp dụng hệ thống kỹ năng DHHT và thực hiện qui trình dạy học mà luận án đề xuất. Chúng tôi chọn lớp thực nghiệm và lớp đối chứng để tiến hành giảng dạy. Thông qua đánh giá kết quả học tập của HS ở các lớp thực nghiệm và đối chứng để kiểm chứng tính khả thi và tính hiệu quả của các biện pháp phát triển kỹ năng DHHT cho GV.

Quy mô và địa bàn thực hiện: Chúng tôi chọn 3 trường THCS để tổ chức thực nghiệm thuộc 3 khu vực khác nhau, gồm Thị xã Tây Ninh, một huyện thuộc vùng nông thôn, một huyện thuộc vùng biên giới. Ở mỗi huyện, thị nêu trên chọn 1 trường THCS để tiến hành thực nghiệm: Trường THCS Chu Văn An - Thị xã Tây Ninh; trường THCS Mạc Đĩnh Chi - huyện Hòa Thành và THCS thị trấn Tân Biên - huyện Tân Biên. Ở mỗi trường chúng tôi chọn 3 lớp để làm đối chứng và 3 lớp để tiến hành thực nghiệm:

+ Số GV tham gia giảng dạy là 18 GV, trong đó 9 GV dạy lớp TN và 9 GV dạy lớp ĐC.

+ Hoc sinh: 795 trong đó lớp TN 402, lớp ĐC 393 (9 lớp).

+ Môn học tiến hành thực nghiệm 3 (văn, địa lý, toán).

Biểu tổng hợp số liệu thực nghiệm sư phạm



Tên trường

Số liệu chung

Văn 7

Địa lý 9

Toán 9

Lớp

HS

GV

ĐC

TN

ĐC

TN

ĐC

TN


ĐC


TN


ĐC


TN


ĐC


TN

Tên lớp

Số HS

Tên lớp

Số HS

Tên lớp

Số HS

Tên lớp

Số HS

Tên lớp

Số HS

Tên lớp

Số HS

1. THCS Chu Văn An - Thị xã


3


3


135


135


3


3


7A1


45


7A2


45


7A4


45


6A6


45


9A1


45


9A2


45

2. THCS Mạc Đĩnh Chi - Hòa

Thành


3


3


135


136


3


3


7A1


45


7A2


46


7A3


45


6A5


45


9A1


45


9A3


45

3. THCS Thị Trấn - Tân Biên


3


3


123


131


3


3


7A1


40


7A2


43


7A4


43


6A5


45


9A1


40


9A2


43

Cộng

9

9

393

402

9

9


130


134


133


135


130


133

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 176 trang tài liệu này.

Phát triển kỹ năng dạy học hợp tác cho giáo viên trung học cơ sở - 11


3.1.3. Nội dung thực nghiệm

Các môn được lựa chọn để thực nghiệm gồm Môn Toán lớp 9, Môn Văn lớp 7 và Môn Địa lý lớp 9. Bài dạy ở lớp đối chứng và lớp thực nghiệm được thực hiện cùng tiết dạy theo phân phối chương trình sách giáo khoa của lớp đã chọn trong thời gian thực nghiệm.

GV dạy ở lớp TN sử dụng tổng hợp các kỹ năng DHHT đã được tập huấn để tiến hành các khâu trong quá trình dạy học và thực hiện qui trình DHHT mà luận án đã đề xuất. Ở lớp ĐC, GV tiến hành dạy học theo cách bình thường.

Ở mỗi môn học chúng tôi tiến hành lựa chọn các bài để dạy TN như môn Văn 7 chọn 4 bài, môn Toán 9 chọn 3 bài và môn Địa lý 9 chọn 4 bài. Giáo án được thiết kế theo qui trình mà luận án đề xuất.

3.1.4. Phương pháp thực nghiệm

3.1.4.1. Lựa chọn các lớp thực nghiệm và đối chứng

Việc lựa chọn được căn cứ vào một số yếu tố cụ thể như sau:

- Học lực của HS và khả năng nhận thức của các em ở lớp thực nghiệm và lớp

đối chứng tương đối đồng đều.

- Số lượng HS ở hai lớp bình quân 40 - 45 HS.

Trong các tiêu chuẩn nêu trên thì tiêu chuẩn về lực học và khả năng nhận thức của HS được quan tâm nhất. Yếu tố này có tính quyết định trong việc đảm bảo tính chính xác và khách quan của quá trình thực nghiệm, do đó trước khi tiến hành thực nghiệm, chúng tôi cho HS các lớp làm bài kiểm tra để xếp loại học lực. Sau đó tiến hành phân tích kết quả xếp loại học lực của HS và lựa chọn các lớp thực nghiệm và các lớp đối chứng.

3.1.4.2. Lựa chọn GV dạy các lớp thực nghiệm và đối chứng

GV tham gia giảng dạy lớp đối chứng và thực nghiệm có trình độ nghiệp vụ CĐSP, thâm niên công tác từ 5 đến dưới 10 năm và thành tích cá nhân của GV giảng dạy ở hai lớp gần tương đương nhau. GV dạy ở lớp thực nghiệm đã được tập huấn kỹ năng về DHHT. GV dạy ở lớp đối chứng chưa được tập huấn kỹ năng về DHHT.

3.1.4.3. Trao đổi với GV về phương pháp thực nghiệm

Yêu cầu GV tiến hành dạy bài đã lựa chọn theo các bước trong qui trình DHHT. Giáo án đã được thiết kế sẵn, được biên soạn theo đúng kỹ thuật thiết kế DHHT. Các bước khác trong quá trình giảng dạy GV tuân thủ theo đúng qui trình đã cho.

Xem tất cả 176 trang.

Ngày đăng: 09/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí