Phát triển kỹ năng dạy học hợp tác cho giáo viên trung học cơ sở - 8


Thiết kế phương pháp dạy học, GV cần thực hiện:

- Tuân thủ bản chất của khái niệm phương pháp dạy học:

Phương pháp dạy học là cách thức hoạt động của giáo viên, được thực hiện trong quá trình dạy học để tác động đến người học, hướng dẫn học sinh học tập đạt được mục tiêu đề ra. GV phải xác định phương pháp dạy học phù hợp với sự chỉ đạo khoa học của phương pháp và tình hình thực tế trong quá trình dạy học.

Mỗi phương pháp dạy học luôn cấu thành 3 phần:

+ Phương pháp luận dạy học tức là lý thuyết phương pháp dạy học, mô hình lý thuyết của phương pháp dạy học. Đây là mô hình lý luận của phương pháp dạy học, nó xác định bản chất của phương pháp dạy học, làm cho phương pháp dạy học này khác phương pháp dạy học kia.

+ Hệ thống kỹ năng để thực hiện phương pháp luận trong bài học phù hợp với nội dung đặc trưng của lĩnh vực học tâp.

+ Những kỹ thuật, công cụ, phương tiện được sử dụng để thực hiện các kỹ năng mà nếu thiếu chúng thì các kỹ năng không được thực thi theo phương pháp luận đã chọn. Phương pháp dạy học dự kiến có trở thành hiện thực hay không còn có sự tham gia của phần vật chất này quyết định, bởi nhờ nó mà phương pháp dạy học mới có được những tác động hữu hiệu đến người học và quá trình học tập. Đây là hình thức vật chất của phương pháp dạy học, chẳng hạn như: lời nói, chữ viết, tranh ảnh, dụng cụ thí nghiệm, tài liệu, hành vi giao tiếp…

Sự tổ chức thống nhất của 3 phần này trong tư duy và trong hoạt động vật chất tạo nên một phương pháp dạy học.Tuy nhiên, nếu gộp cả 3 yếu tố nêu trên lại một cách tùy tiện thì không thành phương pháp dạy học nào rõ ràng, mà phải tổ chức chúng theo logic nhất định, trước hết là logic trình bày nội dung bài học.

- Thiết kế phương pháp dạy học phải hài hòa với thiết kế tổng thể của bài học:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 176 trang tài liệu này.

Các thành phần thiết kế bài học gồm thiết kế mục tiêu, thiết kế nội dung, thiết kế hoạt động của người học, thiết kế nguồn lực và phương tiện, thiết kế môi trường học tập, đặc biệt quan trọng là thiết kế hoạt động. Từ thiết kế bài học, giáo viên mới thiết kế phương pháp dạy học một cách chi tiết và đây chính là thiết kế của người dạy.

Cần lưu ý đến hoạt động của người học để thiết kế phương pháp dạy học. Để hoàn thành mỗi bài học người học phải thực hiện 4 hoạt động cơ bản sau: (Được trình bày cụ thể ở phần thiết kế hoạt động).

Phát triển kỹ năng dạy học hợp tác cho giáo viên trung học cơ sở - 8


Hoạt động phát hiện - tìm tòi. Hoạt động xử lý - biến đổi dữ liệu, thông tin và giá trị đã thu được. Hoạt động ứng dụng thực hiện. Hoạt động đánh giá quá trình học tập và kết quả.

Lưu ý: Khi thiết kế PPDH, GV phải cân nhắc về chính mình và lớp học của mình để tạo ra bản thiết kế khả quan nhất trong giới hạn khả năng của mình. Thiết kế tốt là thiết kế mà không chỉ bản thân mình, mà các đồng nghiệp cũng thực hiện được nếu tuân thủ đúng nội dung thiết kế, song chính GV thiết kế là người thực hiện hiệu quả nhất.

* Kỹ năng thiết kế phương tiện giảng dạy - học tập theo mô hinh DHHT

Các phương tiện và học liệu được thiết kế theo 3 tiêu chí cơ bản như sau:

- Có những yếu tố mới, không được nghèo nàn hơn tình trạng thông thường. Các phương tiện thông thường phải có như bảng, sách giáo khoa, thước tính, các dụng cụ học tập nhưng khi thiết kế bài học thì trọng tâm là những phương tiện và học liệu đặc thù của bài đó.

- Mỗi phương tiện phải được xác định về chức năng một cách cụ thể.

Chức năng được chia thành 3 nhóm: Hỗ trợ giáo viên, hỗ trợ học sinh, hỗ trợ đồng thời cả giáo viên và học sinh. Trong mỗi nhóm như vậy cần phân biệt những chức năng cụ thể. Phương tiện hỗ trợ giáo viên gồm các loại: Tư liệu tham khảo; hướng dẫn giảng dạy; trợ giúp lao động thể chất; hỗ trợ giao tiếp và tương tác giữa thầy và trò; tạo lập môi trường và điều kiện sư phạm… Những phương tiện hỗ trợ học sinh như hỗ trợ tìm kiếm và khai thác thông tin, sự kiện, minh họa; công cụ tiến hành hoạt động; hỗ trợ tương tác giáo viên với HS.

- Phương tiện phải có hình thức vật chất cụ thể. Tiêu chí này đòi hỏi sự xác định rõ ràng về bản chất vật lý, tức là vật liệu gì, kích thước, cấu tạo, số lượng, khối lượng, màu sắc, hình dạng… và những đặc điểm kỹ thuật khác.

Khi thiết kế phương tiện dạy học GV cần thực hiện theo một số nguyên tắc:

- Tuân thủ nguyên tắc thiết kế và sử dụng vốn có của phương tiện nếu đó là

phương tiện kỹ thuật và thiết bị công nghiệp.

- Hỗ trợ triệt để cho các mục đích hoạt động của giáo viên trên nhiều mặt: khai thác và phân tích nội dung học tập, áp dụng phương pháp, biện pháp và kỹ thuật dạy học, đánh giá, tổ chức, quản lý lớp… phù hợp với mục tiêu bài học.

- Phương tiện dạy học có vai trò công cụ trong hoạt động của người học.

- Tính đa dạng và tiện sử dụng của phương tiện. Không nên lạm dụng một chủng loại hay kiểu phương tiện.


- Lựa chọn ưu tiên những phương tiện và học liệu phổ biến, thông thường, giản dị và có thể tự tạo tương đối nhanh chóng, chủ động. Đó là câu hỏi, trích đoạn sách báo hay tranh ảnh, trích đoạn băng hay đĩa ghi âm, băng hay đĩa hình, các mô hình tự xây dựng, các đồ họa tự thiết kế, các tài liệu tự sưu tập, các đồ vật sẵn có xung quanh. Hiện nay, câu hỏi và phiếu học tập là những phương tiện rất hiệu quả để tổ chức các biện pháp dạy học tích cực hóa trên cơ sở các kỹ thuật thông thường như lời nói, thông tin, sự kiện, thảo luận, nghiên cứu, điều tra, luyện tập…

* Kỹ năng thiết kế các hoạt động trong DHHT theo mô hình DHHT

Thiết kế hoạt động trong DHHT thì trọng tâm và điểm xuất phát là hoạt động của người học. Từ hoạt động của người học mới dự kiến cách thức hoạt động của người dạy.

Để thiết kế hot động DHHT có hiu qu, GV cn thc hin:

- Các hoạt động tìm tòi phát hiện: Tương ứng với thông tin từ giáo viên và từ nguồn tài liệu tham khảo, tư liệu, phần mềm, thí nghiệm, quan sát sự vật, thảo luận… người học cần thực hiện một hoặc một vài hoạt động có chức năng tìm tòi phát hiện để thu thập dữ liệu, bổ sung dữ kiện, kiểm tra giả thuyết, làm sáng tỏ phán đoán, nhận thức, phân tích, tích lũy sự kiện…

- Các hoạt động biến đổi và phát triển: Đó là hoạt động nhằm xử lý, biến đổi thông tin, dữ liệu và sự kiện đã tìm ra. Qua xử lý, học sinh sẽ có những sự kiện mới của mình, không phải do người khác cho. Từ sự kiện mới như là điểm xuất phát cảm tính mới, sẽ nảy sinh quá trình tư duy, cảm nhận, tưởng tượng, suy luận và khái quát hóa của học sinh. Như vậy các hoạt động này có tác dụng phát triển kỹ năng trí tuệ và kỹ năng học tập.

- Các hoạt động ứng dụng-thực hiện: Có hình thức thực hành hoặc nhiệm vụ thực tiễn. Học sinh phải làm ra cái gì cụ thể, hoàn tất một công việc cụ thể, qua đó luyện tập và củng cố những điều đã học bằng công việc, quan hệ và chia sẻ trong lớp, trong nhóm. Có thể đó là nghiên cứu cá nhân hoặc nhóm về một chủ đề, viết và trình bày một báo cáo, tiến hành một thực nghiệm thăm dò hoặc chứng minh.

- Các hoạt động đánh giá và tiếp nối: Các hoạt động đánh giá do học sinh thực hiện chủ yếu nhằm nhận thức rõ kết quả học tập và trải nghiệm thành công cũng như thiếu sót của mình. Đây là yếu tố động viên rất mạnh mẽ quá trình học tập, nhất là tính tích cực học tập. Việc đánh giá phải hướng vào hành vi và kết quả học tập, chứ không hướng vào thái độ và tính cách của mỗi người. Từ kết quả đánh giá và những kinh nghiệm sau đánh giá, người học cần thực hiện hoạt động bổ sung có tác dụng luyện tập, rèn kỹ năng và củng cố bài học, nhờ đó mà quá trình và kết quả học tập được người học nhìn nhận với cái nhìn mới mẻ, đầy đủ và hoàn thiện hơn.


Để thiết kế bài hc theo mô hình DHHT có hiu qucao, GV cn đạt được yêu cu ca knăng DHHT như trình bày trên.

* Bin pháp 2. Xây dựng kỹ năng tiến hành dạy học theo mô hình DHHT

Tổ chức dạy học theo mô hình DHHT, GV cần phải có các kỹ năng đặc thù sau:

* Knăng thành lp nhóm hc tp hp tác

Các kiểu giờ học trên lớp, ngoài lớp, giờ học thuyết trình, giờ học thảo luận, giờ học thực hành… đều có thể được tổ chức theo nhóm HTHT. Nhóm HTHT tạo ra các đơn vị hoạt động, các mối quan hệ liên tiếp giữa các cá nhân, các phong cách dạy học, các môi trường và tình huống xã hội trong học tập. Tổ chức dạy học theo nhóm HTHT tạo thuận lợi cho việc học tập phân hóa, đồng thời thúc đẩy HTHT; quản lý được những quá trình xã hội trong học tập như thi đua, cạnh tranh, chia sẻ, đoàn kết, đấu tranh, phê bình, đánh giá và tự đánh giá. Đây là giải pháp về tổ chức nhằm bảo đảm quá trình học tập diễn ra một cách tích cực và hiệu quả.

Trong DHHT, GV cần có được các kỹ năng để hình thành và tổ chức hoạt động của nhóm HTHT.

Nội dung kỹ năng thành lập nhóm HTHT, GV thực hiện như sau:

- Thành lập nhóm HTHT: Khi thành lập nhóm HTHT, GV cần xác định kiểu nhóm (đồng nhất hay hỗn hợp) và số lượng thành viên trong nhóm.

+ Nhóm đồng nhất: Tập hợp học sinh có cùng mức độ trình độ về nhận thức và

một số điều kiện, đặc điểm khác.

+ Nhóm hỗn hợp: Được tạo bởi một tập hợp các học sinh có sự khác biệt nhau về trình độ về nhận thức và một số điều kiện, đặc điểm khác.

Để thành lập và chuyển hóa giữa hai kiểu nhóm trên, giáo viên có thể dựa vào sơ đồ 2.1 (sơ đồ các kiểu nhóm, xem phụ lục số 10).

Như vậy, mỗi học sinh đồng thời là thành viên của hai nhóm, nhóm đồng nhất và nhóm hỗn hợp. Sau một vài lần luyện tập, khi thành lập kiểu nào, giáo viên chỉ cần ra hiệu lệnh là học sinh có thể tìm vào nhóm của mình.

Để tiến hành thành lập nhóm, giáo viên cần phân loại học sinh theo 5 mức: giỏi (G), khá (K), trung bình khá (TBK), trung bình (TB), yếu (Y). Bố trí học sinh có cùng trình độ vào cột dọc sẽ hình thành nhóm đồng nhất, bố trí học sinh đối chiếu theo hàng ngang để hình thành nhóm hỗn hợp. (xem phụ lục 10)

Tùy theo tính chất phân hóa về nhận thức ở cấp độ lớp hay nhóm mà giáo viên chọn lựa kiểu nhóm phù hợp. Khi quyết định bố trí số lượng HS trong nhóm hợp tác, GV cần chú ý:


+ Số lượng HS trong nhóm HTHT được bố trí nhiều thì nhóm hợp tác sẽ có nhiều cơ hội tham gia thực hiện nhiệm vụ, đồng thời năng lực, kỹ năng hoạt động trí tuệ để lĩnh hội kiến thức có nhiều khả năng phát triển. Tuy nhiên điều này có thể dẫn đến khó khăn hơn trong quản lý về tổ chức và thời gian để học tập và rèn luyện các kỹ năng hợp tác trong quá trình DHHT. Do vậy việc xác định số lượng thành viên trong nhóm HTHT phải được xem xét trên cơ sở mục tiêu bài học, kỹ năng hợp tác, nội dung bài học, phương tiện đồ dùng dạy học và thời gian duy trì nhóm HTHT. Theo chúng tôi nhóm HTHT hợp lý nhất nên tạo dựng từ 2 đến 5 thành viên.

+ Cần lưu ý, để phát huy tính tích cực của nhóm HTHT, khi mới thực hiện lần đầu, GV cần tổ chức nhóm nhỏ (2 thành viên) để HS tập làm quen với hình thức HTHT. Khi HS có kinh nghiệm, kỹ năng nhất định thì số lượng thành viên trong nhóm được tăng lên nhưng tối ưu nhất là không quá 5 thành viên.

- Lựa chọn kiểu nhóm và xác định thời gian duy trì nhóm HTHT

Qua nghiên cứu lý luận và thực tiễn dạy học, chúng tôi thiết kế nhóm HTHT theo kiểu hỗn hợp. Nhóm gồm các thành viên có năng lực đa dạng về khả năng nhận thức ở các mức độ giỏi, khá, trung bình khá, trung bình, yếu, đa dạng về thành phần xuất thân và điều kiện kinh tế, môi trường sinh hoạt.

Thời gian duy trì nhóm cần đủ ổn định để tiến hành hoạt động đạt yêu cầu GV đề ra. Khi nhóm hoạt động không còn hiệu quả do trì trệ, dựa dẫm, thiếu năng động, thiếu hợp tác thì cần giải thể nhóm, thành lập nhóm học tập mới. Đây chính là điểm quan trọng trong khâu tổ chức thành lập nhóm hợp tác, bởi điểm đặc trưng của DHHT là ở chỗ phát huy cao độ tính tích cực, tạo cơ hội cho HS hoạt động lần lượt cùng nhóm với các bạn trong lớp, tạo cơ hội để HS chia sẻ kinh nghiệm, thực hành các kỹ năng với nhiều vai trò khác nhau. Vì vậy GV cần đặc biệt quan tâm đến đặc điểm hoạt động của nhóm, tránh tình trạng để nhóm HTHT chây lười, nhàm chán, hợp tác không hiệu quả.

* Kỹ năng tổ chức hoạt động nhóm

Để cho DHHT đạt được hiệu quả, người GV cần có kỹ năng tổ chức hoạt động nhóm, đây là nét nổi bật của mô hình DHHT. Dưới đây là nội dung và cách thực hiện.

GV tiến hành trong thực tế dạy học như sau:

- Chọn cấu trúc nhóm và sắp xếp vị trí hoạt động

Phân công vị trí của nhóm trong không gian lớp học, bố trí các thành viên ngồi gần nhau theo vòng tròn hoặc đối diện trực tiếp để HS có thể duy trì sự liên hệ với nhau, chia sẻ tài liệu, trao đổi đủ nghe không làm ồn đến nhóm khác. Sắp xếp như vậy HS sẽ có cơ hội để khuyến khích, động viên, ủng hộ nhau trong quá trình HTHT. Cấu trúc theo vòng tròn thể hiện sự cơ động, linh hoạt và thuận lợi cho việc phát huy dân chủ, chứa


đựng nhiều cơ hội tham gia về hoạt động cá nhân, tạo điều kiện trao đổi, chia sẻ ý kiến, giải pháp giữa các thành viên và từng thành viên với “thủ lĩnh” nhóm một cách trực tiếp, người điều khiển nhóm được nghe nhiều thông tin.

- Hình thành nhóm

Để cho việc hình thành nhóm học diễn ra nhanh chóng, không gây ồn ào, GV cần hướng dẫn cho HS kỹ năng thực hành gia nhập vào nhóm theo những qui định được tập dượt và đi đến thành thạo.

Phân công vai trò, nhiệm vụ các thành viên trong nhóm: Các thành viên trong nhóm được xác định nhiệm vụ và vai trò một cách cụ thể. Vai trò trong nhóm HTHT được luân phiên thay thế sao cho trong suốt thời gian học tập, mỗi thành viên đều có cơ hội thực hiện nhiều vai trò khác nhau. Điều này sẽ giúp cho mỗi thành viên trong nhóm khẳng định năng lực cá nhân trong môi trường tập thể. Trong mỗi nhóm HTHT cần phân công thành viên đảm nhận các vai trò cụ thể sau:

+ Nhóm trưởng: Người điều khiển nhóm. Thời gian đầu giáo viên chọn một học sinh có học lực khá làm nhóm trưởng, sau khi quen dần thì vai trò này được luân phiên thực hiện. Nhóm trưởng có nhiệm vụ:

Chuẩn bị nội dung: Xác định mục tiêu, cung cấp tư liệu, phân công nhiệm vụ cho từng thành viên để họ chuẩn bị; bố trí chỗ ngồi hợp lý sao cho mọi người đều nghe và nhìn thấy nhau.

Khởi động hoạt động nhóm HTHT: Tạo bầu không khí bằng cách vào đề một cách sinh động, chính mình phải thật sự thoải mái, chân tình, cùng các thành viên xác định mục tiêu cần đạt và tiến hành hoạt động theo nhiệm vụ được phân công.

Trong quá trình học tập, trao đổi nhóm, trưởng nhóm cần phải:

+ Biết điều động sự tham gia tích cực của tất cả mọi người bằng cách: Có thái độ lắng nghe, khuyến khích và gợi ý, giúp đỡ học sinh rụt rè, khéo léo ngăn chặn những ý kiến không đi vào trọng tâm nội dung; theo dõi, quan sát phản ứng của từng người.

+ Biết khai thác nội dung bằng cách chính mình hay nhờ người khác đặt các câu hỏi đủ để kích thích tư duy của mọi người; quan tâm tới nội dung học tập, trao đổi; hỏi lại, làm sáng tỏ các phát biểu, đảm bảo tất cả đều hiểu một nội dung như nhau; thỉnh thoảng lặp lại, tóm lược lại để làm rõ nội dung, không bóp méo theo ý mình; phát hiện sự khác biệt và các mâu thuẫn trong các phát biểu và giúp cho các thành viên giải quyết nối kết các ý kiến rời rạc thành hệ thống để tìm ra chất lượng mới.

+ Biết điều phối nhóm đi tới mục tiêu bằng cách: Không kết luận khi chưa phân

tích, chưa nắm hết dữ kiện; sau mỗi giai đoạn, chính mình hoặc nhờ thư ký tóm tắt để


chuyển sang nội dung mới, khéo léo kéo về chủ đề khi nhóm đi lạc đề; điều hành nhóm hoạt động hợp lý với thời gian qui định học hợp tác.

+ Kết thúc giai đoạn HTHT nhóm: Tóm tắt ý chính, nếu có biểu quyết cần phải chính xác, ngắn ngọn, lấy ý kiến của các thành viên trong nhóm.

- Thư ký: Được nhóm trưởng cử ra để ghi chép, biên tập, tóm tắt các ý kiến, thay mặt nhóm báo cáo các kết quả hoạt động của nhóm.

- Nhiệm vụ của thành viên: Chuẩn bị ý kiến, câu hỏi, đáp án bằng cách suy nghĩ, thu thập các dữ kiện trước. Lắng nghe, tôn trọng ý kiến của người khác. Có kỷ luật, tự chủ trong phát biểu; không đi ngoài lề, phát biểu đúng lúc, đúng chỗ. Phản ứng các ý kiến không nhằm vào cá nhân. Tạo điều kiện cho mọi người cùng tham gia. Giúp đỡ, hợp tác cho bạn học cùng tiến bộ. Trình bày hết suy nghĩ của mình, tích cực hợp tác với bạn trong nhóm và hợp tác với giáo viên.

Vai trò nhóm trưởng và thư ký của nhóm HTHT là yêu cầu bắt buộc. Ngoài ra tùy theo tính chất, nội dung, yêu cầu của bài học, nhóm HTHT còn có thể phân công thành viên làm các vai trò động viên khuyến khích, dẫn chương trình, theo dõi thời gian hoạt động của nhóm.

* Kỹ năng giải thích mục tiêu và nhiệm vụ của nhóm HTHT

Thực hiện mô hình DHHT, GV cần giải thích để các nhóm và mỗi học sinh hiểu rõ về nhiệm vụ học tập cũng như cần có các kỹ năng hợp tác cần thiết trong quá trình học tập.

Để thc hin ni dung knăng này, GV cn tiến hành 4 yêu cu

- Giải thích mục tiêu và nhiệm vụ học tập phải dựa trên cơ sở những kiến thức, khái niệm, thông tin học sinh đã được học hoặc trải nghiệm trước đó. Việc giải thích các kết quả mong muốn đạt được sau bài học sẽ giúp cho học sinh hứng thú, tập trung chú ý hơn vào những khái niệm và thông tin có liên quan trong suốt tiến trình bài học.

- Làm rõ nội hàm các khái niệm có liên quan, giải thích tiến trình cần tuân thủ, đưa ra các ví dụ giúp học sinh hiểu kiến thức, kỹ năng phải học và thực hành nhằm hoàn thành nhiệm vụ được giao. Để thúc đẩy tính tích cực lĩnh hội bài học, giáo viên cần chỉ ra những yếu tố trọng tâm khác biệt của bài học này so với những bài học trước đó.

- Giao nhiệm vụ sao cho học sinh hiểu rõ việc mình phải làm. Khi giao nhiệm vụ học tập cho học sinh, ngôn từ của giáo viên phải rõ ràng, mạch lạc để đảm bảo cho học sinh nắm vững không để cho học sinh gặp khó khăn trong học tập vì không rõ nhiệm vụ. Trong các nhóm học tập, những học sinh không hiểu nhiệm vụ của mình sẽ có cơ hội hỏi lại bạn trong nhóm trước khi hỏi giáo viên.


- Giải thích tiêu chí thành công: Sự thành công trong học hợp tác nhóm cần được đánh giá theo các tiêu chí nhất định. Do vậy, khi bắt đầu giờ học, GV cần giải thích rõ các tiêu chí đánh giá hoạt động của HS. Các tiêu chí cần được xây dựng phù hợp để HS trong nhóm có thể đạt được. Xây dựng các tiêu chí chung cho cả lớp và tiêu chí riêng cho từng nhóm cần căn cứ vào đặc điểm của từng nhóm, của từng lớp. Các thành viên trong những nhóm khác nhau, có thể được đánh giá theo những tiêu chí khác nhau.

* Kỹ năng đánh giá, nhận xét tương tác trong nhóm HTHT

Nội dung và cách tiến hành

Kỹ năng hợp tác và kết quả học tập có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Chất lượng bài học tăng theo khả năng hợp tác của học sinh. Chính vì vậy, sau mỗi lần HS tiến hành HTHT, việc nhận xét nhóm phải được tiến hành như một nhiệm vụ bắt buộc và phải được coi trọng như đối với việc học kiến thức.

- Giáo viên phải tiến hành nhận xét nhóm ngay sau khi hoạt động hợp tác kết thúc hoặc vào cuối mỗi tiết học.

- Làm rõ mục đích của nhận xét nhóm là để thúc đẩy học sinh có ý thức thực hiện những yêu cầu về kỹ năng hợp tác.

- Xây dựng nội dung nhận xét cần tập trung vào việc thực hiện những yêu cầu về HTHT. Giáo viên hướng dẫn học sinh tự nhận xét nhóm mình, còn giáo viên đóng vai trò tập hợp, khái quát, bổ sung những nhận xét của từng nhóm.

- Giáo viên dành thời gian nhận xét toàn lớp, thu nhận những thông tin phản hồi, để các nhóm chia sẻ với nhau về những việc xảy ra trong nhóm mình, cho một số học sinh mô tả về những vấn đề nảy sinh và cách giải quyết đã thực hiện.

Lưu ý: Cần thực hiện việc nhận xét hoạt động nhóm một cách nghiêm túc giống như việc hoàn thành một nhiệm vụ học tập. Trong HTHT nhóm, nếu không thực hiện hoạt động nhận xét thì hoạt động của các nhóm, các kỹ năng hợp tác sẽ suy yếu dần. Quá trình nhận xét như một cơ chế để các thành viên nhắc nhau lưu ý đến trách nhiệm cá nhân và rèn luyện kỹ năng HTHT.

* Bin pháp 3. Xây dựng kỹ năng hỗ trợ tiến hành DHHT

* Kỹ năng sử dụng phiếu học tập

Phiếu học tập là những công cụ cho phép cá thể hóa hoạt động học tập của học sinh và là công cụ hữu hiệu trong việc thu thập và xử lý thông tin ngược rất phù hợp với kiểu DHHT. Mỗi phiếu học tập có thể giao cho học sinh một vài câu hỏi, bài tập cụ thể nhằm dẫn dắt tới một kiến thức, tập dượt một kỹ năng, rèn luyện một thao tác tư duy hoặc thăm dò thái độ trước một vấn đề. Điều quan trọng là việc thiết kế nội dung trên

Xem tất cả 176 trang.

Ngày đăng: 09/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí