Mục Đích Của Việc Phát Triển Kỹ Năng Dhht Cho Gv Thcs


b. Tác dụng của DHHT

Mỗi phương thức dạy học đều có những mặt mạnh và mặt hạn chế. Song, tùy thuộc vào những điều kiện cụ thể về mục tiêu cần đạt tới trong giảng dạy môn học và đặc điểm của nội dung học vấn, ngoài sự phối hợp cần có giữa các PPDH, kiểu PPDH nào có ưu điểm vượt trội, đáp ứng những đòi hỏi của phát triển xã hội, mang lại hiệu quả trong đào tạo nguồn nhân lực, thỏa mãn những đòi hỏi chính đáng cho sự phát triển cá nhân thì kiểu phương pháp đó được quan tâm, vận dụng rộng rãi trong thực tiễn hoạt động dạy học cũng như nghiên cứu lý luận. Với quan điểm đó, chúng tôi cho rằng kiểu DHHT nếu được tổ chức tốt sẽ thực hiện được những chức năng và công dụng vượt trội so với dạy học toàn lớp đó là:

- DHHT có ưu thế nổi trội tạo ra sự đồng thuận trong sự phát triển của con người giữa nhà trường và xã hội. Trong DHHT, HS được coi là người quyết định thực hiện mục tiêu học, quyết định sự phát triển nhân cách của bản thân.

- DHHT giúp GV có thể xử lý một lớp học có nhiều HS với những nhu cầu khác nhau. HS học tập trong môi trường tương tác với nhau, có thể giúp đỡ lẫn nhau, tạo lập, củng cố các mối quan hệ xã hội và sẽ không cảm thấy phải chịu nhiều áp lực từ phía GV. Thực hiện tốt qui trình DHHT sẽ mang lại hiệu quả học tập cao hơn không chỉ riêng cho mỗi cá nhân HS mà còn mang lại hiệu quả chung cho cả tập thể [28].

- DHHT đặt ra cho mỗi HS sự kiên định của lý trí, duy trì sự tham gia tích cực của bản thân, luôn có ý thức và mong muốn được tham gia, được thể hiện kinh nghiệm và vốn sống của mình trước tập thể, trước người dạy và điều đó cũng có nghĩa là trong DHHT, người học luôn ý thức được và nỗ lực tự giải quyết nhiệm vụ học tập. Trong môi trường HTHT người học phát huy năng lực, khả năng tự chủ, độc lập, sáng tạo, chống lại thói chây lười, dựa dẫm, tạo nên ý chí “dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm”. Một khi có hứng thú, có trách nhiệm, có sự cọ sát với tập thể, được khuyến khích, được sự tôn trọng của thầy, của bạn, hay nói một cách khác có sự phát triển của cá nhân trong môi trường tốt đẹp thì điều đó sẽ là cơ hội thuận lợi cho quá trình hình thành nhân cách của con người. Sự đồng thuận trong việc xây dựng mối quan hệ thân thiện giữa đào tạo con người của nhà trường với đời sống xã hội chính là sự thấu hiểu những gì vốn có của đời sống xã hội để vận dụng những nhân tố tốt đẹp giúp ích cho quá trình đào tạo của nhà trường nhằm tạo ra những sản phẩm, những nhân cách biết làm chủ xã hội, làm chủ bản thân, biết mình, biết người để hòa nhập.

- DHHT là một trong những phương hướng chiến lược quan trọng nhằm góp phần nâng cao chất lượng giáo dục. Năng lực hợp tác, kỹ năng giao tiếp xã hội sẽ được phát triển tốt qua HTHT. Đây là năng lực quan trọng cần thiết trong việc chuẩn bị những


công dân tương lai của xã hội có tính phụ thuộc lẫn nhau cao và xu thế toàn cầu hóa mạnh mẽ.

- DHHT bao gồm sự tham gia của mỗi HS, của tập thể người học vào việc chiếm lĩnh nội dung học vấn, sự khuyến khích động viên, tổ chức tạo dựng môi trường cho người học của GV là cần thiết và phải được phổ biến rộng rãi trong quá trình dạy học ở các trường phổ thông. Trong giai đoạn hiện nay, khi các cơ sở giáo dục đang tiến hành cuộc vận động xây dựng “Trường học thân thiện, HS tích cực” do Bộ Giáo dục và Đào tạo đề xuất thì việc vận dụng kiểu DHHT sẽ tạo ra cơ hội thuận tiện cho việc thực hiện chủ trương này bởi tính đồng thuận của nó về mặt lý luận và thực tiễn.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 176 trang tài liệu này.

1.1.5. Phát triển kỹ năng dạy học hợp tác cho GV THCS

Nghiên cứu về kỹ năng cho thấy bản chất của sự tập luyện kỹ năng là hướng đến việc hình thành kỹ năng, hoàn thiện, củng cố phát triển kỹ năng đạt đến mức độ mới hơn về “chất”. Hình thành, rèn luyện kỹ năng trong học tập là một hoạt động có định hướng được luyện tập nhiều lần với mục đích hoàn thiện các kỹ năng giúp con người lao động hiệu quả hơn. Tác giả Gônôbôlin, F.N. cho rằng sự luyện tập không trùng hợp với sự đào tạo về tổng thể mà chỉ là một mặt của nó, nhưng mặt này không tách rời khỏi quá trình đào tạo xét về tổng thể [30].

Muốn phát triển kỹ năng, con người phải luyện tập theo một qui trình nhất định và phải trải qua nhiều giai đoạn khác nhau. Về các giai đoạn phát triển kỹ năng theo cách phân chia của Platônôp, K.K. và Gôlubep, G.G. [83] có 5 giai đoạn: Giai đoạn đầu tiên: Có kỹ năng sơ đẳng; Giai đoạn thứ hai: Biết cách làm nhưng không đầy đủ; Giai đoạn thứ ba: Có những kỹ năng chung nhưng còn mang tính chất riêng lẻ; Giai đoạn thứ tư: Có kỹ năng phát triển cao; Giai đoạn thứ năm: Có tay nghề.

Từ những quan điểm lý luận và các khái niệm công cụ đã trình bày ở trên, chúng tôi cho rằng: Kỹ năng DHHT là sự thực hiện có kết quả các thao tác của hành động giảng dạy để đạt mục tiêu dạy học bằng cách lựa chọn, vận dụng những tri thức, những cách thức hoạt động của người dạy dựa trên lý thuyết HTHT và đặc điểm, yêu cầu DHHT. Mỗi khâu của quá trình DHHT có những nhóm kỹ năng tương ứng phù hợp với mô hình dạy học được tiến hành.

Phát triển kỹ năng DHHT cho GV THCS phải dựa trên cơ sở kỹ năng dạy học chung của cấp học, thông qua quá trình tác nghiệp, GV được học tập, bồi dưỡng, rèn luyện kỹ năng DHHT để hoàn thiện kỹ năng đã có nhưng chưa hoàn chỉnh, hoặc bổ sung nâng cao nhận thức lý luận và phát triển kỹ năng dạy học theo mô hình DHHT.


1.1.5.1. Mục đích của việc phát triển kỹ năng DHHT cho GV THCS

Nâng cao năng lực giảng dạy của GV THCS theo hướng tiếp cận mô hình dạy học hợp tác, nhằm cải thiện tình trạng dạy học hiện nay đáp ứng yêu cầu đổi mới PPDH.

1.1.5.2. Nội dung phát triển kỹ năng DHHT cho GV THCS

Luận án đề xuất xây dựng nội dung bồi dưỡng phát triển kỹ năng DHHT cho GV THCS được thiết kế thành hệ thống gồm ba nhóm kỹ năng:

- Nhóm kỹ năng thiết kế bài học gồm có các kỹ năng: Thiết kế mục tiêu, nội dung, phương pháp, phương tiện giảng dạy và thiết kế hoạt động.

- Nhóm kỹ năng tiến hành giảng dạy gồm các kỹ năng: Kỹ năng thành lập nhóm; kỹ năng tổ chức hoạt động nhóm; kỹ năng giải thích mục tiêu và nhiệm vụ của HS trong HTHT nhóm; kỹ năng nhận xét đánh giá tương tác nhóm.

- Nhóm kỹ năng hổ trợ tiến hành DHHT gồm các kỹ năng: Sử dụng phiếu học tập; sử dụng câu hỏi; sử dụng lời nói.

Ngoài 3 nhóm kỹ năng nêu trên, do tính chất đặc thù của kỹ năng vì vậy chúng tôi đưa vào biện pháp hướng dẫn thực hành rèn luyện gồm: Kỹ năng xây dựng sự phụ thuộc tích cực giữa các thành viên trong HTHT; Rèn luyện HS hình thành kỹ năng HTHT; Thiết kế qui trình DHHT nhóm. 3 kỹ năng này vẫn là nội dung thuộc hệ thống kỹ năng cần bồi dưỡng cho GV THCS.

Hệ thống kỹ năng DHHT nêu trên được cụ thể hóa thành các yêu cầu cần đạt để bồi dưỡng cho GV và đó cũng chính là tiêu chuẩn đánh giá về sự phát triển kỹ năng DHHT của GV THCS. Những vấn đề này được trình bày cụ thể ở phần chương 2 luận án.

1.1.5.3. Hình thức phát triển kỹ năng DHHT cho GV THCS

Luận án xác định việc phát triển kỹ năng DHHT cho GVTHCS bằng các hình thức sau:

- Phát triển kỹ năng DHHT cho GV THCS được tiến hành thông qua hoạt động bồi dưỡng.

Hoạt động bồi dưỡng phải được xác định rõ mục đích, nhiệm vụ, nội dung, phương pháp bồi dưỡng; lực lượng tham gia, thời gian, địa điểm tiến hành bồi dưỡng; các nguồn lực đảm bảo cho công tác bồi dưỡng; đánh giá kết quả bồi dưỡng theo yêu cầu phát triển.

Nội dung bồi dưỡng được xác định là hệ thống kỹ năng DHHT, kết hợp với các tài liệu về lý thuyết HTHT, các học thuyết, cơ sở khoa học liên quan đến mô hình DHHT do luận đề xuất được biên soạn theo trình tự thực hiện các kỹ năng một cách hợp lý.


Thời lượng dành cho bồi dưỡng nội dung phát triển kỹ năng DHHT cho GV THCS cần 120 tiết, trong đó có 60 tiết thực hành. Các cơ quan quản lý giáo dục cấp tỉnh (Sở GD-ĐT), huyện (Phòng GD-ĐT) có thể tiến hành bồi dưỡng cho GV theo hình thức tập trung ở tỉnh hay cụm huyện. Tùy theo đặc điểm của từng địa phương, từng trường hoặc do tính chất của nội dung cần bồi dưỡng, có thể chia nội dung ra từng nhóm, từng kỹ năng cụ thể để học tập rèn luyện cho GVTHCS theo những điều kiện và thời gian thich hợp. Bồi dưỡng phát triển kỹ năng DHHT cho GV THCS được đánh giá sự phát triển theo tiêu chuẩn được xác lập trong luận án này (xem phụ lục số 8).

- Phát triển kỹ năng DHHT thông qua quá trình tự học, tự rèn luyện

Tự học, tự rèn luyện là yếu tố quan trọng trong việc nâng cao kiến thức

và kỹ năng DHHT, là điều kiện củng cố, nâng cao năng lực, kỹ năng sẵn có. Vì vậy cần khuyến khích GV ý thức tự học, tự rèn luyện thường xuyên trong hoạt động chuyên môn; cần trang bị phương pháp và tạo điều kiện thuận lợi để GV tiến hành tự học, tự rèn luyện một cách có hiệu quả.

- Tiến hành sinh hoạt chuyên môn ở cơ sở trường học

Có thể phát triển các kỹ năng DHHT cho GV thông qua hoạt động chuyên môn ở cơ sở trường học bằng các biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động chuyên môn như tổ chức seminar đi sâu vào các chuyên đề đổi mới PPDH, nâng cao chất lượng giảng dạy, thực hành, ứng dụng kỹ năng DHHT; dự giờ quan sát, đánh giá trao đổi kinh nghiệm; tổ chức cho GV đi tham quan học tập những điển hình tiên tiến về thực hiện mô hình DHHT.

1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA VIỆC PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG DHHT CHO GV TRUNG HỌC CƠ SỞ

1.2.1. Thực trạng sử dụng các PPDH và đổi mới PPDH, sự hiểu biết về DHHT, HTHT và hoạt động bồi dưỡng phát triển kỹ năng DHHT cho GV THCS qua khảo sát

1.2.1.1. Tổ chức khảo sát

a. Mục đích khảo sát

- Tìm hiểu thực trạng về việc sử dụng, mức độ sử dụng các PPDH và việc đổi mới PPDH của GV THCS.

- Tìm hiểu sự nhận thức của GV về HTHT và DHHT.

- Tìm hiểu thực trạng bồi dưỡng CM-NV và thực trạng phát triển kỹ năng DHHT của GV THCS.


b. Đối tượng, địa bàn, phạm vi và thời gian khảo sát

Chúng tôi tiến hành khảo sát ở 3 tỉnh thuộc miền Đông Nam bộ: Tây Ninh, Bình Dương, Bình Phước. Đối tượng được chọn khảo sát là CBQL và GV trường THCS. Thời gian tiến hành: năm học 2007-2008.

c. Nội dung khảo sát

- Việc sử dụng các PPDH của GV.

- Mức độ sử dụng các PPDH .

- GV tự đánh giá việc sử dụng PPDH; đặc điểm phù hợp và không phù hợp trong

đổi mới PPDH ở trường THCS.

- Nhận thức về đổi mới PPDH, thực hiện đổi mới PPDH và kết quả đổi mới PPDH của GVTHCS.

- Sự nhận thức của GV, CBQL trường THCS về những đặc điểm, biểu hiện về DHHT, HTHT và thực trạng sử dụng kỹ năng DHHT.

- Nội dung, hình thức, điều kiện bồi dưỡng CM-NV cho GV THCS.

- Thực trạng phát triển kỹ năng DHHT cho GV THCS.

d. Phương pháp khảo sát

- Trao đổi, phỏng vấn lãnh đạo các sở GD-ĐT, lãnh đạo phòng GD-ĐT, Hiệu trưởng trường CĐSP.

- Nghiên cứu tài liệu, báo cáo tổng kết đánh giá về hoạt động bồi dưỡng GV.

- Điều tra bằng bảng hỏi đối với hiệu trưởng, GV trường THCS và cán bộ phụ trách chuyên môn Sở GDĐT và phòng GDĐT (xem phụ lục 1 và phụ lục 2).

1.2.1.2. Kết quả khảo sát

Số phiếu điều tra đã phát ra 449. Tổng số phiếu thu lại trong đợt khảo sát là 397, trong đó Bình Phước 100 phiếu, Tây Ninh 177 phiếu, Bình Dương 120 phiếu. Có 52 người không trả lời chiếm 11,58%; 345 người được khảo sát có ý kiến trả lời câu hỏi chiếm tỷ lệ 88,42% (đối tượng cán bộ quản lý 63 người, tỷ lệ 14,04%; GV trực tiếp giảng dạy 282, tỷ lệ 74,38%).

Số người không trả lời chiếm tỷ lệ gần 12% điều này cũng có thể suy luận rằng có thể số người này không hiểu biết nhiều về DHHT nên họ ngại trả lời.


Về thâm niên: số GV và CBQL từ 15 năm trở lên chiếm tỷ lệ cao nhất 42,8% và từ 5 đến 10 năm là 30,3%, còn lại là số người có thâm niên từ 1-5 năm và từ 10-15 năm. Điều này cho thấy số GV & CBQL lớn tuổi chiếm đa số do đó có ảnh hưởng nhất định đến việc đổi mới PPDH. Lý do là ở lứa tuổi này GV có tâm lý ngại thay đổi, do đó sẽ không hứng thú với việc áp dụng các PPDH mới.

Về chuyên môn nghiệp vụ: Trong số người trả lời có 58,8% có trình độ đại học và 41,2% có trình độ cao đẳng. Như vậy tất cả GV và CBQL có trình độ chuẩn và trên chuẩn.

Biểu đồ 1 1 Thâm niên của CBQL và GV tham gia khảo sát Phân tích số liệu chung 1

Biểu đồ 1.1. Thâm niên của CBQL và GV tham gia khảo sát


Phân tích số liệu chung của cả GV và CBQL và kết quả thu được ở các nơi khảo sát cho thấy không có sự khác biệt lớn về kết quả trả lời các câu hỏi giữa 3 tỉnh Bình Dương, Bình Phước và Tây Ninh. Vì thế chúng tôi chỉ trình bày kết quả tổng hợp của cả 3 tỉnh như sau:

a. Kết quả khảo sát thực trạng sử dụng các PPDH của GV THCS

* Mức độ sử dụng các PPDH

Kết quả khảo sát cho thấy các PPDH mà GV thường xuyên sử dụng là thuyết trình với 99,68% số GV thường xuyên sử dụng, trực quan là 76,14% và vấn đáp 71,56%. Các PPDH mà hầu như rất ít GV sử dụng là các PPDH: dạy học theo dự án (97,16% GV chưa từng thực hiện), sử dụng tình huống (96,37% GV chưa thực hiện), dạy học theo nhóm (87,36% GV chưa thực hiện), cùng tham gia (98,20% GV chưa thực hiện), trò chơi đóng vai (95,26% GV chưa thực hiện), thảo luận nhóm (74,88% GV chưa thực hiện). Phương pháp nêu vấn đề có 27,17% GV thường xuyên sử dụng nhưng có 43,76% GV chưa từng sử dụng, số còn lại sử dụng không thường xuyên.


* Về khả năng sử dụng các PPDH

Với các PPDH mà GV thường sử dụng thì phương pháp trực quan chỉ có 29,06% GV cho rằng sử dụng thành thạo, 59,72% GV cho rằng khả năng sử dụng còn hạn chế. Phương pháp vấn đáp chỉ có 15,64% sử dụng thành thạo, 69,04% sử dụng còn hạn chế vẫn còn 15,32% GV cho rằng chưa có kỹ năng. Phương pháp thuyết trình thì GV có khả năng sử dụng tốt hơn với 56,71% GV. Qua khảo sát còn cho thấy việc thực hiện các PPDH theo các mô hình dạy học tiên tiến thì hầu như GV tự đánh giá là không có kỹ năng,cụ thể như: dạy học theo dự án (99,84% cho là không có kỹ năng), dạy học theo nhóm (96,37%), sử dụng theo tình huống (97,63%), cùng tham gia (97,63), thảo luận nhóm (92,42%), trò chơi đóng vai (93,84%).

* Đánh giá về thực trạng sử dụng PPDH

Các kết quả khảo sát cho thấy: GV THCS chủ yếu vẫn sử dụng các PPDH truyền thống như thuyết trình, trực quan, vấn đáp; các PPDH mới như dạy học theo phương pháp dự án, sử dụng tình huống, trò chơi đóng vai, thảo luận nhóm… thì ít được GV sử dụng. Các PPDH mà GV cho rằng hay sử dụng thì số GV sử dụng thành thạo các phương pháp này vẫn còn ít, chỉ riêng phương pháp thuyết trình có trên 50% số GV cho rằng sử dụng thành thạo. Đặc biệt các PPDH mới qua khảo sát cho thấy hầu như GV chưa hề có kỹ năng. Thực tế này cho thấy việc đổi mới PPDH hiện nay vẫn còn nhiều khó khăn.

b. Kết quả khảo thực trạng về đổi mới PPDH

* Nhận thức của GV & CBQL trường THCS về đổi mới PPDH

Trong phần này chúng tôi đưa ra 14 đặc điểm trong đó có 9 đặc điểm mà chúng tôi cho là phù hợp và 5 đặc điểm không phù hợp với định hướng đổi mới PPDH để tìm hiểu nhận thức của GV và CBQL về đổi mới PPDH (xem phụ lục số 2). Nhìn chung đa số người tham gia khảo sát hiểu đúng những đặc điểm phù hợp với định hướng đổi mới PPDH hiện nay. Trong đó số phiếu nhận được sự nhất trí cao lần lượt là “Kết hợp nhiều phương pháp khác nhau: Thuyết trình, thảo luận nhóm nhỏ, sử dụng tình huống, giải quyết vấn đề, trực quan, thực hiện dự án, tham quan, thực tập, sử dụng phiếu học tập...” với 97,3% số người đồng ý; “GV tạo điều kiện và khuyến khích HS phát huy tính tích cực, chủ động trong học tập” với 96,4% ý kiến đồng ý; “GV là người tổ chức, hướng dẫn, khuyến khích, HS là người hoạt động để chiếm lĩnh kiến thức” với 95,1% ý kiến đồng ý. Những đặc điểm nhận được sự đồng ý thấp nhất là “Tuyệt đối không sử dụng phương pháp thuyết trình”, “Luôn luôn phải thiết kế và sử dụng bài giảng điện tử”, “Dạy học chỉ tuân theo nhu cầu cá biệt của từng HS”, với số đồng ý lần lượt là 16,7%; 8,2% và


4,9%. Những đặc điểm này đúng là những đặc điểm không phù hợp với định hướng đổi mới PPDH. Tuy nhiên có một đặc điểm cũng không phù hợp với định hướng đổi mới PPDH nhưng lại có khá nhiều ý kiến đồng tình đó là “Bắt buộc phải có tài liệu trực quan trong giảng dạy” có 62,9% ý kiến đồng ý.

Với những số liệu thu được đã giúp chúng tôi đi tới kết luận: GV và CBQL đã hiểu tương đối đúng về đổi mới PPDH nhưng sự hiểu biết này chưa hoàn toàn đầy đủ và chính xác.

* Kết quả khảo sát Thực trạng về thực hiện đổi mới PPDH ở trường THCS

Kết quả khảo sát cho thấy, GV bước đầu đã thực hiện một số công việc có liên quan tới vấn đề đổi mới PPDH. Những công việc mà nhiều GV đã thực hiện là “Dự giờ, trao đổi ý kiến và chia sẻ kinh nghiệm dạy học nhiều hơn với đồng nghiệp”, “Thường xuyên tự đánh giá PPDH của mình để thay đổi”, “Tích cực tham khảo nhiều nguồn tài liệu khi soạn giảng” với tỷ lệ thực hiện tương ứng là 94,8%, 90,6% và 90,3% GV. Một số công việc như “Chuyển sang đánh giá HS hoàn toàn bằng trắc nghiệm”, “Học thuộc và luyện tập thành thạo các bài mẫu để áp dụng đúng bài bản” có số ít GV thực hiện với tỷ lệ tương ứng là 23,4%, 18,8% điều này cho thấy GV hiểu đúng đó không phải là đổi mới PPDH nên không thực hiện. Các công việc cần thiết khác để đổi mới PPDH thì cũng có khá nhiều GV đã thực hiện, chiếm hơn một nửa số GV tham gia trả lời. Qua đó chứng tỏ rằng GV ở các trường được khảo sát đã quan tâm thực hiện đổi mới PPDH. Tuy nhiên với yêu cầu “Dựa vào những HS giỏi hay cốt cán để nâng cao hiệu quả dạy học” là một trong những công việc cần thiết phải thực hiện để đổi mới PPDH thì chỉ có rất ít GV thực hiện (21,3%). Và với ý kiến “Còn hạn chế về kỹ năng thực hiện các PPDH” thì chỉ có 24,0% GV đồng ý, có nghĩa là GV và CBQL cho rằng họ đã có kỹ năng đổi mới PPDH tuy nhiên qua việc trả lời các câu hỏi trên chúng tôi cho rằng các kỹ năng của họ là chưa được đầy đủ và vững chắc.

Kết luận về thực trạng đổi mới PPDH: Có thể nói GV và CBQL đã thực hiện đổi mới PPDH trong quá trình dạy học song vẫn chưa phải là đã hoàn thiện như yêu cầu, bởi vì vẫn còn một số nội dung cần thiết phải tiến hành để đổi mới PPDH nhưng GV vẫn chưa thực hiện. Đa số GV và CBQL cho rằng đã có nhận thức về kỹ năng thực hiện các PPDH, nhưng việc áp dụng vào thực tiễn dạy học trên lớp chưa được nhuần nhuyễn, chưa đạt yêu cầu cao.

* Khảo sát về kết quả đổi mới PPDH của GV trường THCS:

Có 90,3% ý kiến cho rằng kết quả của đổi mới PPDH giúp cho “HS có hứng thú học tập hơn”, 83,0% cho rằng “GV năng động hơn và dạy học hiệu quả hơn” và với ý kiến “Phân biệt rõ hơn trình độ học tập và phát triển của HS” có 79,6% số người đồng ý.

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 09/05/2022