Thực Trạng Số Lượng Khách Du Lịch Đến An Toàn Khu Huyện Định Hóa


thường được chép bằng Hán Nôm, chia thành nhiều phần: hỏi thăm, làm quen, giới thiệu bản thân, trao đổi tâm tư tình cảm, lời chúc..., những phần này được gộp chung một bài. Mùa xuân lễ hội đem hát đối đáp giao duyên, bài hát gần gũi với đời thường của bà con, hương đồng gió nội khắp bản làng vùng sâu vùng xa.

- Páo dung: là hát dân ca của dân tộc Dao, là phương tiện chuyển tải những tâm tư, tình cảm và ước muốn của người Dao trong cuộc sống thường ngày. Hát Páo dung ra đời và phát triển từ trong lao động sản xuất, từ nhu cầu đời sống tinh thần và tín ngưỡng của cộng đồng dân tộc Dao. Páo dung được lưu truyền qua nhiều thế hệ, tồn tại cho đến ngày nay và trở thành một nét sinh hoạt văn hoá đặc sắc của người Dao.

3.1.1.6. Dịch vụ trải nghiệm các làng nghề

Các nghề thủ công truyền thống ở Định Hóa đã góp phần tạo dựng nên bản sắc văn hóa của đồng bào các dân tộc, đóng góp vai trò quan trọng trong đời sống kinh tế-xã hội và văn hóa, đặc biệt đây cũng là tiềm năng phát triển du lịch và dịch vụ của huyện Định Hóa. Đa số các sản phẩm nghề thủ công truyền thống trên địa bàn huyện Định Hóa đều mang tính đặc trưng riêng của từng dân tộc như đồ mộc, mành cọ, cá ruộng, chè, mỳ gạo, rượu nếp… Hiện nay, Định Hóa có 23 làng nghề, chủ yếu là các làng nghề chè như: làng nghề chè thôn Phú Hội 1, Phú Hội 2, xã Sơn Phú và thôn Quỳnh Hội xã Trung Hội với nghề chế biến chè thủ công, làng nghề dệt mành cọ Làng Bầng, Co Quân, Ru Nghệ 1, Ru Nghệ 2 xã Đồng Thịnh...

3.1.1.7. Dịch vụ thưởng thức ẩm thực

Nhắc đến ATK Định Hóa, người ta thường nhớ tới mảnh đất nổi tiếng với “4G” gà, gạo, gỗ, gừng. Đó là những sản vật đặc biệt của địa phương. Hơn thế nữa, khi đến đây, khách du lịch còn được thưởng thức những món ăn độc đáo, mang đậm dấu ấn của văn hóa tộc người.


- Khẩu thuy: là một loại bỏng nở phồng, giòn thơm của người Tày.

Khẩu thuy được chế biết rất kỳ công từ gạo nếp, lạc, đường.

- Món Khâu nhục: Đồng bào các dân tộc Tày, Nùng, Sán Dìu dùng món này để đãi khách trong dịp cưới, hỏi, thôi nôi hay những ngày Tết cổ truyền. Nguyên liệu chính để làm khâu nhục là thịt heo ba chỉ.

- Bánh ngải: Giống như các dân tộc thiểu số khác ở Thái Nguyên, dân tộc Tày có một loại đặc sản riêng thường làm vào tết Thanh minh, đó là bánh ngải. Bánh ngải có màu xanh đặc trưng của thiên nhiên, hình thù và cách làm gần giống với bánh dày của người miền xuôi.

- Bánh Coóc mò: trong các món bánh của người Tày, Nùng ở Định Hóa, bánh coóc mò là món ăn bình dị nhưng quyến rũ lạ lùng bởi mùi vị rất đặc trưng, riêng biệt. Tiếng Tày, coóc mò có nghĩa là sừng bò (coóc: sừng, mò: bò).

- Bánh trứng kiến: được làm từ trứng kiến, lá vả và bột gạo nếp là món ăn độc đáo của người Tày. Loại bánh này chỉ có thể làm được vào tháng 3 đến tháng 5 âm lịch vì nguyên liệu độc đáo là trứng kiến chỉ có vào mùa này.

Bên cạnh các món ăn độc đáo, nổi tiếng ở trên, Định Hóa còn mời gọi thực khách với rượu men lá; các món từ gà đồi, dê núi, lợn lửng… Ngoài nét văn hóa ẩm thực truyền thống của địa phương với những sản vật của núi rừng, dịch vụ ẩm thực ở đây cũng khá đang dạng và thể hiện rõ sự giao lưu mạnh mẽ với văn hóa của người Kinh/Việt.

3.1.2. Thực trạng số lượng khách du lịch đến An toàn khu huyện Định Hóa

Định Hóa là vùng đất đồi núi của tỉnh Thái Nguyên, điều kiện sản xuất, giao thông còn khó khăn nhưng nhờ có chính sách phát triển của Đảng và Nhà nước, Định Hóa ngày nay đã có sự phát triển. Tuy nhiên, sự phát triển không phá vỡ cảnh quan chung của hệ thống hàng trăm di tích lịch sử nằm rải khắp núi rừng. Chính vì vậy, mỗi năm ATK đón tới hàng trăm nghìn lượt khách đến thăm quan và đang là điểm du lịch và dịch vụ, cội nguồn cách mạng thu


hút đông du khách khi đến Việt Bắc. Tính từ ngày Thủ tướng Chính phủ Võ Văn Kiệt cắt băng khai trương Nhà trưng bày ATK Định Hoá (19/5/1997) đến nay có gần 10 triệu lượt khách về với ATK Định Hoá. Trên cơ sở đó, Định Hóa đến năm 2018 đã thu hút được 720.000 lượt khách và dự báo đến năm 2020 sẽ vào khoảng 800.000 lượt khách. Lượng khách du lịch đến ATK huyện Định Hóa giai đoạn 2016 - 2018 được thể hiện qua biểu 3.1.

Biểu đồ 3 1 Lượng khách du lịch đến ATK huyện Định Hóa giai đoạn 2016 1

Biểu đồ 3.1. Lượng khách du lịch đến ATK huyện Định Hóa giai đoạn 2016 - 2018‌

Nguồn: Báo cáo năm 2018 của Ban quản lý khu di tích ATK huyện Định Hóa


Qua biểu 3.1 ta thấy lượng khách du lịch đến Định Hóa có tốc độ phát triển bình quân là 103,28% trong giai đoạn 2016 - 2018. Lượng khách du lịch trong nước đến ATK Định Hóa thường tập trung nhiều vào mùa xuân (từ tháng 2 đến tháng 4 hàng năm). Bởi đây là khoảng thời gian diễn ra các lễ hội đặc sắc như lễ hội Lồng tồng (được tổ chức vào ngày 10/01 ÂL), hội chùa Hang và có ngày kỷ niệm thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03/02), ngày truyền thống Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh 26/03 và ngày Thống nhất đất nước 30/04. Khách đến Định Hóa cũng tập trung nhiều vào mùa hè và mùa thu (khoảng thời gian từ tháng 5 đến tháng 8), bởi một trong số lượng


khách chủ đạo của điểm đến này là học sinh-sinh viên, do đặc thù về thời gian rỗi nên họ chọn những chuyến đi thăm quan Định Hóa vào dịp hè. Ngoài ra, các đoàn khách là cựu chiến binh hoặc công nhân-viên chức của các đơn vị/doanh nghiệp/cơ quan/tổ chức cũng thường đến “thủ đô kháng chiến” vào dịp này và một số ngày lễ kỷ niệm lớn trong năm như sinh nhật Bác 19/05, ngày Cách mạng tháng Tám 19/08, Quốc khánh 02/09, kỷ niệm chiến thắng Điện Biên Phủ 07/05, ngày Giải phóng Thủ đô 10/10…

3.1.3. Thực trạng phân kỳ khách du lịch đến với An toàn khu huyện Định Hóa

Hiện nay không chỉ có khách nội địa đến thăm quan, du lịch tại ATK huyện Định Hóa mà còn có nhiều khách nước ngoài đến du lịch. Khách du lịch nội địa và khách du lịch nước ngoài đến với ATK Định Hóa tại các tháng khác nhau trong năm. Phân kỳ khách du lịch đến với ATK huyện Định Hóa được thể hiện qua biểu đồ 3.2:

ĐVT: %


Biểu đồ 3 2 Phân kỳ khách du lịch đến ATK Định Hóa Nguồn Báo cáo năm 2018 2

Biểu đồ 3.2: Phân kỳ khách du lịch đến ATK Định Hóa

Nguồn: Báo cáo năm 2018 của Ban quản lý khu di tích ATK huyện Định Hóa


Khách du lịch quốc tế có nhu cầu tham quan ATK huyện Định Hóa vào các dịp cuối tuần, nhất là từ tháng 5 đến hết tháng 7 dương dịch (chiếm tỉ lệ


28,4%). Từ tháng 11 đến tháng 1 dương lịch, Định Hóa cũng là điểm dừng chân của một số khách du lịch đến từ Anh, Pháp, Mỹ. Khoảng thời gian từ tháng 2 đến tháng 4 dương lịch thông thường là dịp lễ hội Lồng tồng và một số các hội truyền thống khác của đồng bào các dân tộc huyện Định Hóa, vì vậy đây là thời điểm 35,8% du khách nước ngoài đến tham quan. Tiết trời mùa thu mát mẻ, cùng với dịp kỷ niệm Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và dịp kỷ niệm ngày Giải phóng Thủ đô 10/10, vì vậy khoảng thời gian từ tháng 8 đến tháng 10 dương lịch Định Hóa cũng thu hút khoảng 20,9% du khách nước ngoài.Đối với khách nội địa đến Định Hóa tập trung rất nhiều vào dịp lễ Tết - chiếm tỉ lệ 67%, điển hình là thời gian địa phương tổ chức lễ hội Lồng Tồng, hội Chùa Hang… Ngoài ra, có khoảng 17% lượng khách thích chọn Định Hóa làm điểm du lịch cuối tuần, đối tượng khách này hầu hết đều là học sinh - sinh viên, họ đến Định Hóa với các tour về nguồn cách mạng kết hợp sinh hoạt lửa trại, đồng thời cuối tuần cũng là dịp để các “phượt thủ” từ nhiều nơi chinh phục những cung đường đến Định Hóa. Bên cạnh đó, vào ngày thường cũng có khoảng 14% du khách đến Định Hóa, họ chủ yếu là khách lẻ, đi thành nhóm số lượng ít theo hình thức tour tự tổ chức.

Có thể khẳng định rằng tất cả các địa danh kháng chiến ở Định Hóa đã trở thành một bộ phận tạo thành quần thể các di tích Chiến khu Việt Bắc quan trọng bậc nhất của dân tộc Việt Nam: “Định Hóa là nơi gửi gắm tình cảm của Đảng, Chính phủ trong những năm kháng chiến, là điểm đến của nhân dân cả nước và bạn bè quốc tế đối với ATK Thái Nguyên”. Đây cũng là một trong những căn cứ để Định Hóa phát triển kinh tế du lịch và dịch vụ.

3.1.4. Mục đích của khách du lịch đến với An toàn khu Định Hóa

Hầu hết chuyến đi của du khách đến Định Hóa chủ yếu tập trung vào một số mục đích như: tham quan tìm hiểu các di tích lịch sử, thăm lại chiến khu xưa, tìm hiểu phong tục của đồng bào Định Hóa; tham gia lễ hội như


Lồng Tồng… Theo khảo sát của phòng Văn hóa mục đích đến ATK huyện Định Hóa của khách du lịch được thể hiện qua bảng 3.1.

Với vị thế là “thủ đô gió ngàn” giữa lòng Việt Bắc, Định Hóa trở thành “địa chỉ đỏ” phục vụ nhu cầu tham quan di tích lịch sử cách mạng của 32,45% du khách nội địa. Bên cạnh đó, hàng năm cứ vào dịp lễ hội của các đồng bào dân tộc thiểu số (hội Lồng Tồng, hội Chùa Hang, …), điểm đến này cũng thu hút khoảng 18,43 % số lượng khách nội địa và 20,74% số lượng khách du lịch quốc tế để thăm di tích lịch sử cách mạng. Đặc biệt là từ năm 2002, chính quyền và nhân dân huyện Định Hóa đã khôi phục lễ hội Lồng tồng và tổ chức hàng năm với quy mô càng ngày càng rộng khắp thì lượng khách tới điểm đến này ngày càng cao. Ngoài ra, không thể không kể tới 17,12% khách du lịch là cựu chiến binh đã từng sống, công tác ở Định Hóa, họ trở về với mảnh đất này để thăm lại chiến khu xưa - nơi từng là an toàn khu Việt Bắc, là thủ đô kháng chiến của dân tộc. Vì thế, đối với họ, mỗi di tích lịch sử đều mang dáng dấp của một thời oai hùng.

Bảng 3.1: Mục đích của khách du lịch đến ATK đến Định Hóa

ĐVT: %


STT

Mục đích của du khách

Khách

nội địa

Khách

nước ngoài

1

Thăm quan di tích lịch sử cách mạng

32,45

17,67

2

Tham gia lễ hội

18,43

20,74

3

Thăm lại chiến khu xưa

17,12

0

4

Thưởng thức nghệ thuật truyền thống

8,64

18,94

5

Thưởng thức ẩm thực và đặc sản

5,67

13,84

6

Thăm quan làng nghề

3,22

1,45

7

Thăm quan tìm hiểu văn hóa

12,29

23,60

8

Khác

2,63

3,76

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 96 trang tài liệu này.

Nguồn: Báo cáo khảo sát của Phòng văn hóa huyện Định Hóa năm 2018


Định Hóa là mảnh đất cộng cư của 13 dân tộc anh em, trong đó người Tày có số lượng đông nhất và giữ vai trò chủ thể văn hóa vùng. Đây cũng là địa phương còn lưu giữ được những nét độc đáo trong phong tục tập quán truyền thống mang đậm bản sắc dân tộc. Chính điều này đã thu hút tới 18% số lượng du khách nội địa và 20% khách quốc tế đến với Định Hóa. Ngoài ra, cũng có khoảng 8,64% du khách trong nước và 18,94% khách nước ngoài muốn được thưởng thức nghệ thuật truyền thống của đồng bào các nhân dân huyện Định Hóa như Then, Sli, Lượn, rối cạn.... Lượng khách còn lại đến Định Hóa còn vì mục đích tham quan làng nghề, ẩm thực...

Tuy mục đích du lịch khi đến Định Hóa là khác nhau, nhưng điều quan tâm chung của du khách chính là du lịch và dịch vụ. Nắm bắt được cán cân cung - cầu của thị trường du lịch ở địa phương này sẽ giúp các nhà kinh doanh xác định được thị trường mục tiêu, sản phẩm chủ đạo, sản phẩm kế thừa, đối tượng du khách, đối tượng cạnh tranh… Đồng thời, việc nghiên cứu thị trường sẽ giúp chính quyền, cơ quan quản lý Nhà nước có chính sách quy hoạch và phát triển du lịch và dịch vụ với mục tiêu vừa phát triển kinh tế, vừa phát huy và bảo tồn các giá trị văn hóa bản địa.

3.1.5. Nhu cầu lưu trú và sử dụng dịch vụ lưu trú của khách du lịch đến ATK Định Hóa

Ngày lưu trú của khách có vai trò rất lớn trong việc gia tăng doanh thu cho ngành du lịch và dịch vụ. Tuy nhiên, hiện nay ở Định Hóa đang đối mặt với hiện tượng khách du lịch có thời gian lưu lại ít. Như đã phân tích ở trên, thế mạnh của du lịch ở Định Hóa là loại hình du lịch và dịch vụ. Tuy nhiên, so với các điểm đến và vùng phụ cận, thị trường du lịch và dịch vụ Định Hóa không mấy nhộn nhịp. Mặc dù lượng khách du lịch đến đây tương đối ổn định và có tăng trưởng qua các năm nhưng chủ yếu họ có nhu cầu tham quan di


tích lịch sử cách mạng. Nhu cầu lưu trú và sử dụng dịch vụ lưu trú của khách du lịch đến ATK Đinh Hóa được thể hiện qua bảng 3.2.

Bảng 3.2. Nhu cầu lưu trú và sử dụng dịch vụ lưu trú của khách du lịch đến ATK Định Hóa

ĐVT: %


STT

Nhu cầu lưu trú

Khách nội địa

Khách quốc tế

1

Không lưu trú

86,00

72,40

2

Lưu trú 1 đêm

14,00

27,60

Nguồn: Khảo sát của Phòng văn hóa huyện Định Hóa năm 2018

Thời gian lưu trú của khách du lịch ở Định Hóa thường ngắn, phổ biến nhất là hành trình đi về trong ngày 86,00% đối với khách nội địa. Tuy nhiên, cũng có khoảng 14,00% lượng du khách nội địa có như cầu lưu trú qua đêm. Đối tượng khách này thường chọn những nhà nghỉ hoặc khách sạn tiêu chuẩn trung bình làm nơi lưu trú. Có một số ít khách du lịch có nhu cầu lưu trú ở những khách sạn cao cấp hơn nhưng do cơ sở vật chất kỹ thuật ở Định Hóa còn hạn chế nên tập khách này lại không nghỉ ở Định Hóa mà lại quay về thành phố Thái Nguyên để nghỉ đêm. Điều này làm thất thoát một số lượng khá lớn doanh thu từ lưu trú của Định Hóa. Đặc biệt, không thể không kể đến một số lượng hiếm hoi khách du lịch quốc tế tham gia các tour du lịch trọn gói hay các tour du lịch từng phần thông qua các công ty du lịch ở Hà Nội là chủ yếu. Tập khách này lại thích thú với việc lưu trú homestay cùng cộng đồng bản địa, bản Quyên xã Điềm Mặc là một địa chỉ homestay được nhiều du khách nước ngoài yêu thích.

Qua bảng trên đã thể hiện rõ sự “thất bại” của Định Hóa trong việc thu hút du khách du lịch dài ngày. Có tới 86,00% khách nội địa đến đây với những tour đi về trong ngày, chỉ có 14,00% lượng du khách nghỉ lại Định Hóa

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 02/11/2023