Tuy nhiên có thể thấy doanh thu từ du lịch của Định Hóa chiếm tỉ lệ rất nhỏ trong tổng doanh thu toàn xã hội về du lịch của tỉnh Thái Nguyên dao động trong khoảng 0,08% đến 0,11%. Tuy nhiên, có một thực tế giải thích phần nào cho những con số khiêm tốn này chính là du lịch ATK huyện Định Hóa còn hạn hẹp về nguồn kinh phí. Chủ yếu do ngân sách Nhà nước cấp, phối hợp thêm nguồn thu từ công đức, hòm quỹ xã hội từ thiện do các cơ quan/ đơn vị/ tổ chức/ cá nhân hiến tặng/ cung tiến. Còn nguồn thu trực tiếp từ dịch vụ lưu trú/ăn uống của Định Hóa còn thấp. Hiện nay, con số này chỉ chiếm khoảng 28% trên tổng thu từ các nguồn khác nhau của toàn huyện. Nguyên nhân là bởi điều kiện cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du khách ở đây còn yếu kém cả về số lượng và chất lượng. Đồng thời, dịch vụ du lịch còn nghèo nàn, hầu như tập trung nhiều vào du lịch tham quan tìm hiểu di tích lịch sử cách mạng. Khách du lịch đến đây tham quan rất ít sử dụng dịch vụ lưu trú. Bởi vậy du lịch và dịch vụ Định Hóa chưa có sức hút thực sự đối với du khách.
Những kết quả đạt được trong thời gian qua mới chỉ là bước đầu, chưa phản ánh hết tiềm năng của Định Hóa, hầu như chỉ trú trọng khai thác các di tích lịch sử mà chưa có kế hoạch phát triển du lịch và dịch vụ dựa trên văn hóa các dân tộc sống trên địa bàn huyện. Trong thời gian tới, các tiềm năng du lịch và dịch vụ trên địa bàn cần phải được nghiên cứu một cách khoa học, đánh giá một cách đầy đủ để từ đó có định hướng, lộ trình phát triển thích hợp.
3.2.2. Thu nhập của lao động từ hoạt động du lịch và dịch vụ
Hoạt động du lịch và dịch vụ đã và đang có bước phát triển, huyện đã phối hợp với Ban quản lý di tích và danh thắng tỉnh tổ chức các sự kiện, các hoạt động, đón tiếp nhiều đoàn khách trong nước và quốc tế bình quân mỗi năm đón gần triệu lượt khách đến với huyện Định Hóa và nhiều nhất là khu di
tích lịch sử quốc gia đặc biệt ATK huyện Định Hóa, góp phần thay đổi bộ mặt của huyện Định Hóa một cách đáng kể.
Bảng 3.8. Thu nhập của người lao động từ hoạt động du lịch và dịch vụ tại ATK huyện Định Hóa giai đoạn 2016 - 2018
Năm | Thu nhập từ du lịch và dịch vụ (trđ/lđ/năm) | Tổng thu nhập bình quân của người lao động (trđ/lđ/năm) | Tỷ lệ thu nhập từ du lịch và dịch vụ / Tổng thu nhập (%) | |
1 | 2016 | 15,53 | 26,99 | 57,54 |
2 | 2017 | 18,84 | 31,22 | 60,34 |
3 | 2018 | 21,45 | 36,50 | 58,73 |
Có thể bạn quan tâm!
- Thực Trạng Phát Triển Kinh Tế Du Lịch Và Dịch Vụ Tại Atk Huyện Định Hóa
- Thực Trạng Số Lượng Khách Du Lịch Đến An Toàn Khu Huyện Định Hóa
- Cơ Sở Lưu Trú Du Lịch Trên Địa Bàn Huyện Năm 2018
- Phát triển kinh tế du lịch và dịch vụ tại An toàn khu huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên - 11
- Phát triển kinh tế du lịch và dịch vụ tại An toàn khu huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên - 12
Xem toàn bộ 96 trang tài liệu này.
Nguồn: Báo cáo BQL ATK và báo cáo của UBND huyện Định Hóa năm 2018
Tính đến nay, số lượng người dân tham gia vào làm du lịch và dịch vụ ở địa bàn huyện còn rất ít chủ yếu vẫn là làm nông nghiệp và lâm nghiệp. Nhưng có khách du lịch tới trên cơ sở tiềm năng và phát triển nông lâm nghiệp, huyện khuyến khích người dân làm nông nghiệp, lâm nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, làm các loại thủ công mỹ nghệ, các nghề truyền thống phục vụ du khách. Chính vì thế thu nhập bình quân của người dân đã tăng lên rất nhiều qua các năm, năm 2016 đạt 29,66 triệu đồng/người/năm, năm 2017 đạt 31,22 triệu đồng/người/năm, năm 2018 đạt 36,5 triệu đồng/người/năm. Tăng trưởng kinh tế ở mức cao và cơ cấu các ngành kinh tế có sự chuyển dịch theo hướng tích cực đã làm thay đổi bộ mặt nông thôn và cải thiện một bước đời sống của nhân dân. Qua bảng 3.7 ta thấy hiện nay tỷ lệ thu nhập từ du lịch và dịch vụ của người dân tại ATK huyện Định Hóa chiếm tỷ trọng lớn năm 2018 chiếm tỷ lệ 58,73% tổng thu nhập từ hộ dân. Điều này cho thấy người dân đã dần biết cách làm du lịch và dịch vụ một cách bền vững.
3.2.3. Kết quả và hiệu quả kinh tế từ du lịch và dịch vụ của ATK huyện Định Hóa
Kết quả và hiệu quả kinh tế là chỉ tiêu rất quan trọng để thấy được hướng phát triển mới cho người nông dân đó là hướng du lịch và dịch vụ của ATK Định Hóa, hiệu quả kinh tế cao nhất thể hiện ở tất cả các chỉ tiêu như GO, VA, Pr, GO/IC, VA/IC, VA/CLĐ, GO/CLĐ. Hiệu quả kinh tế từ du lịch và dịch vụ của người dân tại ATK huyện Định Hóa được thể hiện tại bảng 3.9.
Bảng 3.9: Kết quả và hiệu quả kinh tế từ du lịch và dịch vụ của ATK Định Hóa tính bình quân trên hộ
Năm | Đơn vị tính | Năm 2016 | Năm 2017 | Năm 2018 | |
1 | Tổng thu (GO) | Triệu đồng | 66,88 | 72,46 | 78,33 |
2 | Chi phí trung gian (IC) | Triệu đồng | 39,89 | 41,24 | 41,83 |
3 | Giá trị gia tăng (VA) | Triệu đồng | 26,99 | 36,5 | 58,73 |
4 | Công lao đông bình quân | Triệu đồng | 55 | 57 | 60 |
5 | GO/IC | Lần | 1,68 | 1,76 | 1,87 |
6 | VA/IC | Lần | 0,68 | 0,89 | 1,40 |
7 | VA/Công lao động | Lần | 0,49 | 0,64 | 0,98 |
8 | GO/Công lao động | Lần | 1,22 | 1,27 | 1,31 |
Nguồn: Tính toán của tác giả
Giá trị gia tăng trên công lao động VA/CLĐ thể hiện 1 đồng công lao động bỏ ra bằng bao nhiêu đồng giá trị gia tăng của thu nhập thu từ du lịch và dịch vụ. Năn 2016 giá trị gia tăng trên công lao động là 0,49 lần nhưng đến năm 2018 giá trị gia tăng trên công lao động là 0,98 lần điều này minh chứng rằng thu nhập từ du lịch và dịch vụ đã được tăng lên.
Thực tế để cộng đồng tham gia nhiệt tình đảm bảo tính công bằng và hợp tác lâu dài giữa các bên cần có định mức ngày công làm việc của các tổ
dịch vụ, định mức này có thể điều chỉnh cao hơn hoặc thấp hơn một chút tùy theo thu nhập từ mỗi đoàn khách và phải được sự thống nhất của tất cả các tổ dịch vụ và ban quản lý.
- Các thành viên tham gia biểu diễn văn nghệ được hưởng 40.000 đồng cho mỗi xuất diễn.
- Các thành viên phục vụ nấu ăn được hưởng 50.000 đồng một người nếu nấu cho 1 bữa ăn chính và 15.000 đồng nếu nấu cho bữa ăn sáng.
- Các thành viên tổ phục vụ đón tiếp và nghỉ qua đêm tại nhà sàn được hưởng 80.000 đồng/ngày làm việc
- Các hướng dẫn viên đưa khách đi tham quan suối, rừng thác được hưởng 100.000 đồng cho mỗi chuyến đi
- Các hướng dẫn viên đưa khách đi tham quan thôn bản được hưởng
50.000 đồng cho mỗi chuyến tham quan.
- Các hộ gia đình làm nghề dệt vải, đan lát và làm vườn có nhận khách tham quan tại nhà được hưởng 20.000 đồng cho mỗi đoàn tham quan.
- Thành viên các tổ thủ công mỹ nghệ không được trả công mà chỉ được hưởng lợi khi bán được sản phẩm cho khách.
3.3. Giải pháp phát triển du lịch và dịch vụ tại ATK huyện Định Hóa giai đoạn 2020 - 2025 tầm nhìn đến 2030
3.3.1. Những căn cứ đề xuất giải pháp
3.3.1.1. Căn cứ vào chủ trương, chính sách của Nhà nước
Ngày 30/12/2011, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 2473/QĐ- TTg phê duyệt Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Triển khai thực hiện Chiến lược, ngày 22/01/2013, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 201/QĐ-TTg Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.
Ngày 03/05/2013, Thủ tưởng chính phủ đã ra quyết định số 679/QĐ- TTg về việc phê duyệt nhiệm vụ “Quy hoạch xây dựng vùng chiến khu cách
mạng ATK liên tỉnh Thái Nguyên, Tuyên Quang và Bắc Kạn đến năm 2030” với một số mục tiêu và định hướng chủ yếu như:
Đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của Định Hóa, trong đó chú ý các lĩnh vực du lịch cội nguồn, nghỉ dưỡng và sinh thái.
Tạo mối liên kết về không gian, kết nối hạ tầng khung vùng chiến khu cách mạng ATK giữa 3 tỉnh Thái Nguyên - Tuyên Quang - Bắc Kạn để khai thác hiệu quả động lực của vùng ATK vào việc phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương trong vùng, đảm bảo theo nguyên tắc bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị khu di tích lịch sử cách mạng ATK.
Phát triển hệ thống đô thị, dân cư nông thôn trong toàn vùng nghiên cứu gắn với các hoạt động du lịch và dịch vụ lịch sử, nghỉ dưỡng sinh thái…
Tổ chức hệ thống các trung tâm chuyên ngành, công trình dịch vụ hạ tầng xã hội cấp vùng; các trung tâm dịch vụ du lịch, vui chơi giải trí, nghỉ dưỡng, tham quan, nghiên cứu khoa học... có tính chất vùng, quốc gia.
3.3.1.2. Định hướng, chiến lược phát triển của địa phương
Quy hoạch phát triển tổng thể du lịch Thái Nguyên giai đoạn 2006- 2010, định hướng đến năm 2015, tầm nhìn chiến lược đến năm 2020: Đặc biệt, ngày 06/8/2013, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 1318/QĐ- TTg phê duyệt Đề án phát triển kinh tế-xã hội vùng trung tâm ATK Định Hoá, Thái Nguyên, giai đoạn 2013-2020. Xét về mặt phát triển du lịch và dịch vụ, mục tiêu của Đề án đến 2020 là nâng cấp, phục hồi, tôn tạo một số điểm du lịch quan trọng; huy động các nguồn vốn đầu tư phát triển hạ tầng du lịch, phấn đấu đến năm 2020 có trên 800.000 lượt khách đến tham quan. Phấn đấu đến năm 2020 có ít nhất 30 % số lao động đã qua đào tạo, 100% số xã, nông thôn bản có nhà văn hóa, trên 90% số hộ đạt tiêu chuẩn gia đình văn hóa, 90% số thôn bản đạt tiêu chuẩn thôn, bản văn hóa. Xây dựng mạng lưới dịch vụ du lịch góp phần giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho
nhân dân trong vùng căn cứ cách mạng. Tập trung đầu tư tôn tạo 18 di tích
lịch sử quan trọng bằng nguồn vốn ATK; huy động xã hội hóa từ các bộ, ngành và các doanh nghiệp tôn tạo 28 di tích khác. Xây dựng hạ tầng các khu du lịch lịch sử ATK Phú Đình và phát triển, hình thành thêm các khu du lịch lịch sử tại các xã Điềm Mặc, Định Biên, thị trấn Chợ Chu. Đồng thời tôn tạo, phục dựng các điểm di tích lịch sử để dần hình thành khu du lịch lịch sử-văn hóa-sinh thái trọng điểm quốc gia.
3.3.2. Một số giải pháp nhằm phát triển du lịch và dịch vụ tại huyện Định Hóa
3.3.2.1. Xây dựng cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch và dịch vụ
Giao thông: mở rộng mạng lưới giao thông có quy hoạch hợp lý, nâng cấp các tuyến đường chính đi lên Định Hóa. Nhanh chóng hoàn thiện và xây dựng mới các con đường liên xóm, liên huyện để du khách có thể dễ dàng tiếp cận điểm du lịch và dịch vụ. Riêng đối với bản Quyên xã Điềm Mặc, bản Thẩm Rộc xã Bình Yên, bản Rịn xã Bộc Nhiêu... cần nghiên cứu và tiến hành cải thiện, nâng cấp đường vào bản nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho du khách tiếp cận điểm du lịch này. Đặc biệt các xã khó khăn trong diện 135 nhưng có tiềm năng để phát triển du lịch và dịch vụ nên có sự quan tâm đặc biệt để nâng cao đời sống cho nhân dân đồng thời phát triển du lịch và dịch vụ trong huyện Định Hóa.
Điện, nước: quan tâm phát triển lưới điện đặc biệt là chất lượng điện tới các khu du lịch, điểm di tích để đảm bảo phục vụ phát triển sản xuất và sinh hoạt của nhân dân địa phương và du khách. Hơn nữa cần thiết xây dựng trạm biến áp riêng cho khu vực Đèo De - Phú Đình, vì đây là nơi có nhiều khách tới thăm và nghỉ lại nhiều nhất. Cần xây dựng các phương án dự phòng khi xảy ra tình trạng cháy nổ, mất điện để đảm bảo phục vụ cho khách du lịch một cách tốt nhất, ví dụ như đầu tư máy phát điện, hoặc hệ thống pin năng lượng mặt trời để sử dụng trong những tình huống cần thiết. Chỉnh trang lại hệ
thống cột điện, đường dây truyền tải điện, trạm biến áp nhằm mang lại cảnh quan đẹp mắt và tránh thất thoát điện năng.
Y tế: y tế của huyện đã phát triển, đời sống của nhân dân đã được nâng cao rất nhiều, nhưng riêng về phục vụ cho du khách thì vẫn chưa thực sự tốt. Xã Phú Đình là xã trung tâm của ATK đây là nơi có nhiều du khách ghé qua nhất, chính vì thế cần có biện pháp củng cố trạm y tế ở đây, đảm bảo phục vụ kịp thời cho nhân dân địa phương và du khách tại khu trung tâm ATK - Phú Đình. Đặc biệt là đầu tư đồng bộ về y tế cho các xã, làng trong quy hoạch phát triển làng văn hóa. Mỗi điểm du lịch cần có tủ thuốc miễn phí cung cấp cho du khách những loại thuốc thông thường. Nên có chính sách tuyển dụng và thu hút y bác sĩ về công tác tại các điểm du lịch ở Định Hóa. Đặc biệt, cần tập huấn cho nhân viên ở đây thuần thục các thao tác sơ cứu cấp cứu phòng trường hợp khách du lịch gặp tai nạn bất ngờ.
Viễn thông, bưu chính, ngân hàng: cần có các chính sách thu hút các nhà cung cấp dịch vụ đầu tư xây dựng hệ thống viễn thông, để không những phục vụ cho nhu cầu của khách du lịch, đem lại sự tiện nghi, gián tiếp tuyên truyền quảng cáo cho du lịch Định Hóa mà còn nâng cao chất lượng phục vụ của các điểm bưu điện văn hóa xã. Ngoài hệ thống các ngân hàng Nhà nước và tư nhân, với xu hướng tài chính hiện đại ngày nay, Định Hóa cũng nên đầu tư phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật về dịch vụ tiền tệ nhằm mục đích đáp ứng nhu cầu chuyển tiền, đổi ngoại tệ, rút tiền từ máy ATM hay quyết toán khoản chi tiêu cho du lịch qua thẻ tín dụng.
Khách sạn, nhà hàng: Hiện nay Định Hóa chưa có khách sạn, chủ yếu chỉ có một số nhà nghỉ sức chứa nhỏ phục vụ khách. Các nhà hàng chưa phát huy được thế mạnh của mình về đặc sản của các dân tộc, còn quá phụ thuộc quảng cáo bằng các món ăn quý hiếm ở rừng làm tổn thương tới môi trường.
Vì vậy cần tập trung mời gọi các dự án đầu tư hệ thống nhà hàng, khách sạn để làm nền tảng phát triển các điểm du lịch. Đầu tư xây dựng hệ thống nhà hàng khách sạn khang trang sạch đẹp mang nét đặc trưng của đồng bào các dân tộc Định Hóa, không làm phá vỡ mỹ quan, khuyến khích các nhà hàng chế biến những món ăn truyền thống đáp ứng nhu cầu ẩm thực của du khách. Đặc biệt, cần yêu cầu những nhà nghỉ, nhà hàng, quán ăn phải có hệ thống xử lý nước và rác thải, sao cho hạn chế tốt đa tình trạng ô nhiễm môi trường do hoạt động du lịch và dịch vụ gây ra.
Khu vui chơi, giải trí và mua sắm: đầu tư xây dựng cơ bản các khu vui chơi, giải trí, mua sắm, ẩm thực phục vụ khách du lịch và chính người dân địa phương. Khôi phục và phát triển Chợ Chu cũ thành chợ truyền thống của huyện, khuyến khích thương nhân đầu tư kinh doanh các sản phẩm đặc trưng của địa phương nhằm thu hút khách du lịch. Đây cũng là một trong những điều kiện quan trọng để kéo dài thời gian thăm viếng, lưu trú của du khách khi đến Định Hóa. Phát triển hệ thống cung cấp nước sạch sinh hoạt, xử lý rác thải, nước sinh hoạt, đảm bảo công tác bảo vệ môi trường tại các khu du lịch. Xây dựng các chính sách ưu đãi, các cơ chế thông thoáng cho các nhà đầu tư và các thành phần kinh tế tham gia vào kinh doanh du lịch trên địa bàn. Tăng cường kiểm tra, giám sát tiến độ thực hiện các dự án đầu tư du lịch theo đúng quy hoạch được phê duyệt.
3.3.2.2. Phát triển nguồn nhân lực
* Nguồn nhân lực quản lý Nhà nước về du lịch và dịch vụ
Dành nguồn tài chính thỏa đáng để đào tạo nhân viên, mời các chuyên gia cao cấp để tư vấn cho các cấp lãnh đạo những ngành nghề có liên quan về vấn đề đầu tư, tuyên truyền quảng bá trong lĩnh vực du lịch và dịch vụ. Từng bước xây dựng đội ngũ các nhà quản lý, các doanh nghiệp năng động và sáng tạo có đủ năng lực để điều hành các hoạt động kinh doanh du lịch theo cơ chế
thị trường. Cử các cán bộ chủ chốt học tập và trao đổi kinh nghiệm, nghiên