cứu các mô hình hoạt động du lịch và dịch vụ thành công ở các địa phương trong nước. Tham gia các hội thảo chuyên đề về du lịch và dịch vụ để từ đó rút ra được những ứng dụng thiết thực cho địa phương mình.
Triển khai kế hoạch bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn, ngoại ngữ cho cán bộ công nhân viên. Từng bước đào tạo đội ngũ nhân viên tinh thông về nghiệp vụ để phục vụ ngày càng tốt hơn. Đặc biệt là trang bị những kiến thức ban đầu cho họ nhất là đối với các hướng dẫn viên du lịch, sẽ kém hấp dẫn khi hướng dẫn viên ít hiểu biết về phong tục tập quán, về nếp sống truyền thống và các giá trị văn hóa của dân tộc.
* Nguồn nhân lực trong các cơ sở kinh doanh du lịch
Xây dựng kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực trong các cơ sở kinh doanh du lịch. Có kế hoạch sử dụng lâu dài và hợp lý, đúng người đúng việc đối với lao động đã qua đào tạo chuyên môn. Tạo môi trường làm việc lành mạnh và chất lượng cho người lao động. Xây dựng kỷ luật, chế độ thưởng/phạt và nội quy lao động rõ ràng trong doanh nghiệp. Khuyến khích người lao động sáng tạo và ưu đãi những sáng kiến thiết thực của người lao động.
Tuyển các cộng tác viên bán tour trong mùa du lịch, nhận thực tập viên vào các điểm du lịch huyện để thúc đẩy thêm doanh thu từ những tour đặt hàng, quảng bá du lịch và dịch vụ huyện. Nếu có đoàn khách đặt tour cần phải chuẩn bị tiếp đón chu đáo, gây ấn tượng tốt cho du khách.
* Nguồn nhân lực trong cộng đồng địa phương
Tổ chức các lớp tuyên truyền về tầm quan trọng của du lịch và dịch vụ đối với địa phương, hướng dẫn quy trình làm du lịch cho cộng đồng. Khuyến cáo người dân địa phương giữ gìn nguồn tài nguyên và môi trường sinh thái cho địa phương. Xã hội hóa công tác giáo dục, nâng cao nhận thức về du lịch cho nhân dân địa phương và khách du lịch hỗ trợ giáo dục cho những người dân tộc trực tiếp tham gia các hoạt động du lịch. Mở các lớp dạy nghề cho người lao động ở các làng nghề thủ công mỹ nghệ truyền thống. Bồi dưỡng và
nâng cao tay nghề để khuyến khích người lao động tạo ra những sản phẩm có chất lượng phục vụ du lịch và phát triển đời sống kinh tế hộ gia đình.
Có thể bạn quan tâm!
- Thực Trạng Số Lượng Khách Du Lịch Đến An Toàn Khu Huyện Định Hóa
- Cơ Sở Lưu Trú Du Lịch Trên Địa Bàn Huyện Năm 2018
- Thu Nhập Của Lao Động Từ Hoạt Động Du Lịch Và Dịch Vụ
- Phát triển kinh tế du lịch và dịch vụ tại An toàn khu huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên - 12
Xem toàn bộ 96 trang tài liệu này.
Chú trọng đào tạo nâng cao trình độ ngoại ngữ cho hướng dẫn viên tại điểm, và hướng dẫn viên là người địa phương. Có thể bồi dưỡng tại chỗ bằng cách mở các lớp học thường xuyên tại địa phương, cơ quan hay gửi đi học để họ có cơ hội học hỏi lẫn nhau và có môi trường rèn luyện. Thực hiện một xóm, một bản có một người được tham gia để có thể truyền lại cho những người khác trong bản. Đây là biện pháp vừa thu hút và tạo điều kiện cho cộng đồng tham gia hoạt động du lịch ngày một nhiều hơn và hiệu quả hơn, nó còn là biện pháp phát triển bền vững cho du lịch và dịch vụ để thu hút khách du lịch.
3.3.2.3. Đa dạng hóa sản phẩm du lịch và phát triển sản phẩm du lịch và dịch vụ đặc thù
* Đa dạng hóa sản phẩm du lịch
Đa dạng hóa sản phẩm du lịch là một trong những giải pháp quan trọng nhất để thu hút khách du lịch. Nhìn chung sản phẩm du lịch của huyện còn đơn điệu chưa khai thác được hết các giá trị văn hóa, lễ hội, làng nghề truyền thống tạo thành những sản phẩm du lịch đặc sắc… Cả một khu di tích lịch sử rộng lớn như vậy nhưng rất ít dịch vụ bổ sung (vui chơi giải trí, tắm lá thuốc, câu cá, thể thao…) bởi vậy không giữ được khách lưu trú dài ngày.
Tính thời vụ trong du lịch và dịch vụ phụ thuộc vào đặc điểm của sản phẩm du lịch và dịch vụ. Chính vụ của du lịch và dịch vụ thường bắt đầu từ mùa xuân cho đến đầu mùa hạ, nó gắn liền với du lịch lễ hội là loại hình mang tính mùa vụ điển hình. Vấn đề không chỉ là ở chỗ mở mang xây dựng thêm các sản phẩm dịch vụ cho du khách trong những lúc chính vụ mà còn phải xây dựng các chương trình du lịch để các địa phương vẫn có thể thu hút được du khách trong thời gian không chính vụ.
* Đầu tư phát triển sản phẩm du lịch và dịch vụ đặc thù
Trước hết cần xác định sản phẩm du lịch đặc thù là sản phẩm có nét đặc trưng riêng biệt của Định Hóa, đó chính là du lịch hoài niệm dựa trên hệ thống di tích lịch sử cách mạng nằm trọn trong lòng núi rừng Định Hóa. Ngoài ra còn có các sản phẩm du lịch khác như:
- Du lịch tham quan tìm hiểu di tích lịch sử
- Du lịch và dịch vụ lễ hội, sự kiện
- Du lịch thưởng thức nghệ thuật truyền thống
- Du lịch bản làng dân tộc
- Du lịch làng nghề
- Du lịch ẩm thực
- Du lịch về nguồn cách mạng kết hợp sinh hoạt lửa trại
Nhưng hiện nay, thực tế ở Định Hóa hầu như chỉ chú trọng vào khai thác sản phẩm du lịch tham quan di tích lịch sử, tức là còn rất nhiều di sản khác chưa được quan tâm một cách đúng mức để phục vụ phát triển du lịch của địa phương. Hình thức du lịch hoài niệm thăm chiến khu xưa đã có nhưng chưa phong phú và kém chất lượng, có một thực tế của sản phẩm du lịch này là nghèo nàn, tẻ nhạt.
Xây dựng các tour du lịch kết hợp với các làng bản của người dân tộc, nhằm quảng cáo giới thiệu những nét văn hóa truyền thống trong những phong tục tập quán, kiến trúc nhà cửa, ăn mặc của người dân nơi đây cũng như làm phong phú và hấp dẫn thêm cho chuyến đi của du khách. Tăng cường xây dựng các tour du lịch và dịch vụ đưa khách đến với các làng nghề, bản làng vùng sâu vùng xa kinh tế còn khó khăn, cảnh vật hoang sơ cho khách du lịch tham gia vào các công việc sinh hoạt hàng ngày của cộng đồng địa phương đặc biệt tổ chức các cơ sở lưu trú tại nhà ở của người dân để giữ chân du khách ở lại để tăng thêm thu nhập cho người dân bằng việc bán dịch vụ du lịch, có cơ hội quảng cáo văn hóa, nét đẹp sinh hoạt, sản xuất… của cư dân tại đó.
3.3.2.4. Nâng cao chất lượng các sản phẩm du lịch và dịch vụ hiện có
* Chỉnh lý, nâng cao Nhà trưng bày ATK Định Hóa
Giá trị của các di tích ở ATK huyện Định Hóa hiện nay, ngoài gắn với hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Trung ương Đảng, Chính Phủ, thì còn chứa đựng nhiều giá trị về lịch sử quân sự, nhiều di tích gắn với những hoạt động của các cơ quan Bộ Quốc phòng của Tổng Quân ủy, Bộ Tổng Tư lệnh, Tổng cục Chính trị, Tổng cục cung cấp, Nha thông tin tuyên truyền, Cục cơ yếu, Cục quân huấn, Báo quân đội, Nhà máy in, Cục quân khí, Cục quân giới, Các xưởng quân giới, nơi hợp nhất Việt Nam Giải Phóng Quân, địa điểm phong quân hàm cấp tướng đầu tiên của quân đội nhân dân Việt Nam, Nhà tù Chợ Chu… chưa được quan tâm đúng mức cả về đầu tư kinh phí và phát huy giá trị của nó.
Hiện nay, chúng ta đã có Bảo tàng ATK, song số lượng tài liệu hiện vật còn hạn chế, diện tích trưng bày còn chật hẹp, nội dung trưng bày đơn điệu, chưa thật sự hấp dẫn, thuyết phục người xem, chưa phản ánh được đầy đủ những thông tin về ATK trong thời kỳ kháng chiến xưa và nay, nhất là những hoạt động của các cơ quan của quân đội.
* Đầu tư sâu hơn cho sản phẩm du lịch bản làng dân tộc
Tại các xã ở Định Hóa làng nghề vẫn được duy trì. Tạo điều kiện cho du khách đi du lịch thăm các làng nghề. Không những vậy, đến với xã Bình Yên và cụ thể đó là bản Thẩm Rộc có nghề làm rối que rất nổi tiếng được khôi phục và phát triển từ năm 1999, khách du lịch tới đây sẽ được tham quan kiến trúc nhà sàn của người Tày, phong tục tập quán người Tày đặc biệt hơn là được các nghệ nhân múa rối ở đây nói về nguồn gốc làng nghề, cách chọn nguyên vật liệu, dạy cho cách chế tác con rối.
Tăng cường phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Thái Nguyên tiếp tục đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, đầu tư khôi phục không gian văn hóa vật thể, phi vật thể, phấn đấu đưa bản Quyên trở thành mô hình điểm về xây dựng làng Văn hóa-Du lịch và là điểm đến cho khách tham quan, học tập và du lịch.
Tổ chức tập huấn, hướng dẫn các hộ dân trong làng về nghệ thuật giao tiếp, nghệ thuật tiếp thị du lịch, tâm lí và tập quán du khách, về sản xuất/chế biến các sản phẩm truyền thống, của dân tộc phục vụ khách du lịch.
* Khai thác và phát huy thế mạnh về văn hóa ẩm thực
Khai thác văn hóa ẩm thực của các dân tộc trong huyện để làm điểm nhấn trong tour du lịch, nhằm góp phần nâng cao các giá trị văn hóa trong du lịch Định Hóa. Đó chính là cách chế biến món ăn của người Tày, người Nùng, người Cao Lan… như món khâu nhục, cơm lam, xôi ngũ sắc, nem chua trong ống nứa, nộm hoa chuối, trâu khô, thịt lợn gác bếp, cọ ỏm, bánh coóc-mò, muồm muồm chiên giòn, gà nướng mật ong, sâu cọ… Đến Định Hóa, nếu chưa tìm hiểu và thưởng thức những món ẩm thực này thì xem như chuyến du ngoạn của du khách chưa trọn vẹn.
* Phát huy giá trị lễ hội, nghệ thuật dân gian trong du lịch
Việc tổ chức lễ hội Lồng tồng hàng năm tất nhiên sẽ là cơ hội thu hút khách du lịch đến với Định Hóa. Tuy nhiên, để tránh sự nhàm chán và đảm bảo sự vẹn toàn của không gian tâm linh tín ngưỡng truyền thống thì du lịch Định Hóa cần nghiên cứu những sản phẩm du lịch mới từ lễ hội Lồng tồng. Lễ hội là không gian cộng cảm, cộng mệnh của cộng đồng địa phương nhưng cũng là giá trị văn hóa thôi thúc khách du lịch đến tham quan, tìm hiểu. Vì vậy, cần tận dụng thời gian diễn ra lễ hội để tuyên truyền, quảng bá văn hóa các đồng bào dân tộc trong huyện cũng như những điểm đến, sản phẩm và dịch vụ du lịch của Định Hóa đến với du khách. Đồng thời tăng cường lực lượng an ninh nhằm đảm bảo an toàn cho khách du lịch tham dự lễ hội.
3.3.2.5. Liên kết với các điểm du lịch phụ cận
Ngày 03/05/2013, Thủ tưởng chính phủ đã ra quyết định số 679/QĐ- TTg về việc phê duyệt nhiệm vụ “Quy hoạch xây dựng vùng chiến khu cách
mạng ATK liên tỉnh Thái Nguyên, Tuyên Quang và Bắc Kạn đến năm 2030”. Vì vậy, Thái Nguyên nói chung và Định Hóa nói riêng phải đầu tư tôn tạo ưu tiên cho các di tích nằm trong cụm, tuyến di tích chung, hệ thống di tích theo lộ trình Thái Nguyên - Tuyên Quang - Bắc Kạn. Tuyến giao thông liên tỉnh ATK huyện Định Hóa đi Tân Trào (Sơn Dương - Tuyên Quang) và ATK Định Hoá đi Chợ Đồn (Bắc Kạn) cần hoàn thành đúng tiến độ với chất lượng tốt để mở ra nhiều triển vọng mới trong phát triển du lịch của 3 địa phương liền kề. Đồng thời, cùng với việc phát triển hệ thống giao thông, Định Hóa cũng tỉnh chủ trương xây dựng các tuyến du lịch về nguồn cách mạng kết hợp du lịch sinh thái liên kết 3 tỉnh với những điểm dừng chân nhu ATK Định Hóa, ATK Tân Trào, ATK Bắc Kạn, hồ Núi Cốc, hồ Na Hang, hồ Ba Bể, vườn quốc gia Ba Bể…
3.3.2.6. Tổ chức, quản lý hoạt động du lịch và dịch vụ
Đối với cơ quan quản lý cần rà soát, đánh giá một cách khoa học nguồn tài nguyên du lịch nhân văn, tiến hành điều chỉnh quy hoạch tổng thể cho phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội của huyện và toàn ngành, làm cơ sở cho việc lập các quy hoạch chi tiết và các dự án phát triển.
Tăng cường công tác kiểm tra các hoạt động kinh doanh du lịch trên địa bàn, hướng dẫn và tạo điều kiện thuận lợi cho các thành phần kinh tế vào đầu tư kinh doanh, tổ chức sản xuất kinh doanh du lịch.
Thiết lập đường dây nóng để tiếp nhận, giải quyết và phản hồi thông tin kịp thời đến cho khách du lịch, tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến sâu rộng trong nhân dân nhằm xây dựng phong cách ứng xử văn minh, lịch sự, việc giữ gìn, đảm bảo an ninh, an toàn, vệ sinh môi trường để phát triển du lịch du lịch.
Thành lập các đội dân quân tại các khu, các điểm du lịch tuần tra vào ban đêm, để đảm bảo an ninh trật tự tại khu điểm du lịch. Có biện pháp xử lý
kịp thời những trường hợp xấu xảy ra. Công tác tuần tra cần phải có sự tham gia hợp tác của cả cộng đông trong điểm, khu du lịch.
3.3.2.7. Xúc tiến và quảng bá nhằm mở rộng thị trường du lịch và dịch vụ
Du lịch Định Hóa phải tích cực, chủ động và sáng tạo trong công tác xúc tiến du lịch nhằm mở rộng thị trường.
Đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền quảng bá trên các phương tiện thông tin đại chúng; thường xuyên cập nhật thông tin cho khách tham quan, giới thiệu về ATK huyện Định Hóa, các dịch vụ du lịch trên Internet, xuất bản các ấn phẩm, tờ rơi; - tận dụng các trang web của Đài truyền hình Thái Nguyên, thường xuyên gửi bài viết và thông tin du lịch về du lịch huyện Định Hóa, các chương trình khuyến mại, các sản phẩm du lịch mới,…
Chủ động và sáng tạo trong việc tổ chức các sự kiện về tuần lễ du lịch, chuỗi sự kiện cần mở rộng đến di tích vùng ATK huyện Định Hoá để góp phần thúc đẩy về chất lượng quảng bá du lịch
Phối hợp với Sở Giáo dục Đào tạo, các nhà trường trên địa bàn nhằm đưa học sinh đến tham quan di tích góp phần phát huy hiệu quả phòng trào “Xây dựng trường học thân thiện - học sinh tích cực”, gắn kết chặt chẽ với các Công ty du lịch, ký kết các hợp đồng phục vụ khách tham quan nhằm khai thác tối đa thị trường khách nội địa.
Liên kết với các nhà xe, bến xe khách Thái Nguyên để thuê lại diện tích bề mặt xe để dán quảng cáo du lịch Định Hóa, có thể treo băng rôn những nơi gây được chú ý như bến xe, UBND huyện,…
KẾT LUẬN
ATK huyện Định Hóa có bề dày truyền thống lịch sử, cách mạng. Nơi đây có tới 128 di tích, trong đó có 25 di tích đã được xếp hạng cấp quốc gia và hàng trăm di tích cấp tỉnh, cấp huyện. Ngoài ra, với sự cộng cư của 13 dân tộc anh em, đồng bào các dân tộc ATK huyện Định Hóa đang bảo lưu một khối lượng di sản văn hóa tộc người quý giá. Nó được xem là chìa khóa của các quốc gia trong nền văn minh nhân loại. Những giá trị văn hóa vật thể, phi vật thể của đồng bào các dân tộc Định Hóa ấy đã trở thành nguồn lực quan trọng để phát triển du lịch và dịch vụ nói riêng và phát triển kinh tế xã hội nói chung. Hiện nay giá trị văn hóa các dân tộc ngày nay càng được phát huy và tuyên truyền rộng rãi với nhân dân trong nước và bạn bè quốc tế
Lượng khách du lịch đến với ATK Định Hóa có tốc độ phát triển bình quân là 103,28% chủ yếu là khách du lịch trong nước đến từ tháng 2 đến tháng 4 để tham dự các lễ hội đặc sắc của ATK huyện Định Hóa.
Mục đích khác đến với ATK huyện Định Hóa là đến thăm di tích lịch sử cách mạng khoảng hơn 32% và tham gia lễ hội hơn 18%. Khách du lịch nước ngoài đến với ATK huyện Định Hóa đến hơn 28% là để thăm quan tìm hiểu văn hóa tại ATK.
Với số lượng khách du lịch và với hiện trạng cơ sở lưu trú du lịch và dịch vụ là 35 cơ sở và 302 phòng với 685 giường thì những lúc đông khác vào mùa lễ hội ATK huyện Định Hóa vẫn không thể đáp ứng đủ nhu cầu của khác du lịch.
Trong phát triển du lịch và dịch vụ tại ATK huyện Định Hóa thì tận dụng được nguồn lực lao động địa phương, lao động tại cộng đồng là chủ yếu. Trong giai đoạn 2016 - 2018 thu nhập của người lao động từ các hoạt động