Phát triển kinh tế du lịch và dịch vụ tại An toàn khu huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên - 2


DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ


Bảng

Bảng 2.1. Giá trị sản xuất các ngành kinh tế huyện Định Hóagiai

đoạn 2016 -2018 (theo giá so sánh) 33

Bảng 2.2. Dân số huyện Định Hóa phân theo giới tính, thành thị,nông

thôn giai đoạn 2016 - 2018 34

Bảng 3.1. Mục đích của khách du lịch đến ATK đến Định Hóa 51

Bảng 3.2. Nhu cầu lưu trú và sử dụng dịch vụ lưu trú của khách du

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 96 trang tài liệu này.

lịch đến ATK Định Hóa 53

Bảng 3.3. Cơ sở lưu trú du lịch trên địa bàn huyện năm 2018 54

Phát triển kinh tế du lịch và dịch vụ tại An toàn khu huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên - 2

Bảng 3.4. Hiện trạng cơ sở kinh doanh du lịch và dịch vụ ăn uống

trên địa bàn ATK huyện Định Hóa năm 2018 57

Bảng 3.5. Trình độ nguồn nhân lực du lịch tại Khu di tíchlịch sử -

sinh thái ATK huyện Định Hóa 58

Bảng 3.6. Vốn đầu tư cho du lịch tại ATK huyện Định Hóagiai đoạn

2016 - 2018 ................................................................................. 60

Bảng 3.7. Doanh thu hoạt động du lịch của ATK huyện Định Hóa 61

Bảng 3.8. Thu nhập của người lao động từ hoạt động du lịch và dịch

vụ tại ATK huyện Định Hóa giai đoạn 2016 - 2018 63

Bảng 3.9. Kết quả và hiệu quả kinh tế từ du lịch và dịch vụcủa ATK

Định Hóa tính bình quân trên hộ 64

Biểu đồ

Biểu đồ 3.1. Lượng khách du lịch đến ATK huyện Định Hóagiai đoạn

2016 - 2018 ................................................................................ 48

Biểu đồ 3.2. Phân kỳ khách du lịch đến ATK Định Hóa 49

Biểu đồ 3.3. Mức chi tiêu của khách du lịch đến ATK huyện Định Hóa 56


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN


Tên tác giả: Hoàng Thị Thanh

Tên luận văn: Phát triển kinh tế du lịch và dịch vụ tại An toàn khu huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên

Ngành: Kinh tế nông nghiệp Mã số 8.62.01.15

1. Mục tiêu nghiên cứu

Luận văn “Phát triển kinh tế du lịch và dịch vụ tại An toàn khu huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên” nghiên cứu với mục tiêu:

- Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển kinh tế du lịch và dịch vụ.

- Phân tích thực trạng phát triển kinh tế du lịch và dịch vụ tại An toàn khu huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2016 - 2018

- Đề xuất giải pháp nhằm đẩy mạnh phát triển kinh tế du lịch và dịch vụ trên địa bàn huyện Định Hóa giai đoạn 2020 - 2025 tầm nhìn đến năm 2030.

2. Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp thu thập thông tin: Thu thập tài liệu thứ cấp và sơ cấp.

Điều tra các khách du lịch, các cơ sở lưu trú tại ATK huyện Định Hóa Phương pháp phân tích số liệu: Phương pháp so sánh, phương pháp

thống kê mô tả và phương pháp chuyên gia chuyên khảo.

3. Kết quả nghiên cứu

Trong nghiên cứu này tôi tập trung phân tích, đánh giá thực trạng phát triển kinh tế du lịch và dịch vụ tại ATK huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên và đưa ra một số đề xuất nhằm phát triển kinh tế du lịch và dịch vụ tại ATK huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên

Trong giai đoạn 2016 - 2018 lượng khách du lịch đến với ATK Định Hóa có tốc độ phát triển bình quân là 103,28% chủ yếu là khách du lịch trong


nước đến từ tháng 2 đến tháng 4 để tham dự các lễ hội đặc sắc của ATK huyện Định Hóa. Mục đích khác đến với ATK huyện Định Hóa là đến thăm di tích lịch sử cách mạng khoảng hơn 32% và tham gia lễ hội hơn 18%. Khách du lịch nước ngoài đến với ATK huyện Định Hóa đến hơn 28% là để thăm quan tìm hiểu văn hóa tại ATK. Với số lượng khách du lịch và với hiện trạng cơ sở lưu trú du lịch và dịch vụ là 35 cơ sở và 302 phòng với 685 giường thì những đông khách vào mùa lễ hội ATK huyện Định Hóa vẫn không thể đáp ứng đủ nhu cầu của khác du lịch. Trong phát triển du lịch và dịch vụ tại ATK huyện Định Hóa thì tận dụng được nguồn lực lao động địa phương, lao động tại công đồng là chủ yếu. Trong giai đoạn 2016 - 2018 thu nhập của người lao động từ các hoạt động dịch vụ tăng từ 15,53 triệu đồng/năm năm 2016 đến 21,46 triệu đồng/năm năm 2018 chiếm tỷ lệ từ 57,54% tổng thu nhập đến 58,73% tổng thu nhập của hộ đây là một trong những nguồn thu nhập khá ổn định của hộ dân khi làm du lịch và dịch vụ tại ATK huyện Định Hóa.

Trên cơ sở thực trạng đó luận văn đã đưa ra đề xuất các giải pháp phát triển kinh tế du lịch như: (1) Xây dựng cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch và dịch vụ, (2) Phát triển nguồn nhân lực, (3) Đa dạng hóa sản phẩm du lịch và phát triển sản phẩm du lịch và dịch vụ đặc thù, (4) Nâng cao chất lượng các sản phẩm du lịch và dịch vụ hiện có. (5) Liên kết với các điểm du lịch phụ cận (6) Tổ chức, quản lý hoạt động du lịch và dịch vụ, (7) Xúc tiến và quảng bá nhằm mở rộng thị trường du lịch và dịch vụ. Các giải pháp này nhằm phát triển kinh tế du lịch và dịch vụ tại ATK huyện Định Hóa một cách bền vững.


MỞ ĐẦU


1. Tính cấp thiết của đề tài

Ngày nay, trên thế giới, du lịch đã và đang trở thành một ngành kinh tế quan trọng của nhiều quốc gia. Du lịch nội địa cũng tăng trưởng ở hầu hết các nước và hoạt động du lịch đã trải rộng về địa lý, vươn tới hầu hết tất cả các quốc gia trên toàn cầu. Du lịch phát triển kéo theo hệ thống dịch vụ phục vụ du lịch cũng phát triển theo như các dịch vụ về vận tải hành khách, dịch vụ nhà nghỉ, khách sạn, dịch vụ ăn uống, dịch vụ vui chơi giải trí...

Ở Việt Nam, du lịch đã và đang được trú trọng và phát triển và được xem là một ngành công nghiệp non trẻ và đầy tiềm năng, hứa hẹn nhiều cơ hội phát triển hơn nữa trong tương lai. Mười lăm năm qua, ngành Du lịch đã có bước phát triển rõ rệt và đạt được những kết quả quan trọng, rất đáng khích lệ. Tốc độ tăng trưởng khách du lịch quốc tế đạt 10,2%/năm, khách du lịch nội địa đạt 11,8%/năm. Năm 2016, số lượng khách du lịch quốc tế đạt 10 triệu lượt người, tăng hơn 4,3 lần so với năm 2001; khách du lịch nội địa đạt 62 triệu lượt người, tăng 5,3 lần so với năm 2001; đóng góp trực tiếp ước đạt 6,8% GDP, cả gián tiếp và lan tỏa đạt 14% GDP (Báo nhân dân điện tử ngày 17/01/2017). Hạ tầng du lịch và cơ sở vật chất kỹ thuật ngành du lịch ngày càng phát triển. Loại hình sản phẩm, dịch vụ du lịch ngày càng phong phú và đa dạng. Chất lượng và tính chuyên nghiệp từng bước được nâng cao. Lực lượng doanh nghiệp du lịch lớn mạnh cả về số lượng và chất lượng, tạo được một số thương hiệu có uy tín ở trong nước và quốc tế. Bước đầu hình thành một số địa bàn và khu du lịch trọng điểm.

Xác định kinh tế du lịch và dịch vụ là ngành kinh tế chủ lực trong giai đoạn tiếp theo, kinh tế du lịch tạo động lực thúc đẩy sự phát triển của các ngành kinh tế khác. Định Hóa là huyện miền núi của tỉnh Thái Nguyên có sự

cộng cư của 13 dân tộc, trong đó chủ yếu là 6 dân tộc (Tày, Nùng, Dao, Kinh,


Sán Chí, Hoa, …). Nhắc đến Định Hóa là nhắc đến ATK - an toàn khu thời kỳ kháng chiến chống Pháp. Nói đến Định Hóa là nói đến một huyện có tới 128 di tích lịch sử văn hóa và danh lam thắng cảnh. Nhân dân các dân tộc trong huyện vốn có truyền thống cách mạng còn bảo lưu, gìn giữ được nhiều giá trị văn hóa bản địa như văn hóa nhà sàn; các điệu hát Ví, Then, Lượn, Sli, Páo dung; nghề thủ công truyền thống; lễ hội Lồng Tồng, lễ hội chùa Hang; nghệ thuật múa rối cạn của đồng bào Tày… Trong 24/24 đơn vị hành chính của huyện đều có di tích lịch sử văn hóa, xã nhiều nhất có 25 di tích, xã ít nhất là 1 di tích Chính vì có tiềm năng và lợi thế đó mà loại hình Du lịch và dịch vụ trở thành một thế mạnh của huyện Định Hóa nói riêng và tỉnh Thái Nguyên nói chung. Bản sắc văn hóa đặc sắc của cộng đồng dân cư nơi đây luôn là những bí ẩn mà khách du lịch muốn tìm hiểu như phong tục tập quán, lễ hội, làng nghề... Tất cả những điều đó là cơ sở tạo nên nhiều sản phẩm du lịch độc đáo hấp dẫn du khách. Chính vì vậy trong Chiến lược phát triển du lịch của vùng trung du miền núi phía Bắc giai đoạn 2010 - 2020 tầm nhìn 2030đã xác định du lịch và dịch vụ là sản phẩm đặc thù của vùng. Cùng với đó, mục tiêu tổng quát trong Đề án phát triển du lịch Thái Nguyên giai đoạn 2009 - 2015, tầm nhìn đến 2020 đã chỉ rõ: “Khai thác có hiệu quả các tiềm năng du lịch sinh thái, du lịch và dịch vụ - lịch sử, phấn đấu đến 2020 đưa du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng của tỉnh và tỉnh Thái Nguyên trở thành trung tâm du lịch vùng Việt Bắc” (Sở văn hóa thể thao, du lịch Thái Nguyên, 2009)

So với thế mạnh trên thì việc phát triển du lịch và dịch vụ hiện hay là chưa tương xứng, còn nhiều vấn đề làm cho du lịch và dịch vụ của huyện Định Hóa nói riêng và của tỉnh Thái Nguyên nói chung chưa “cất cánh”. Sản phẩm du lịch còn nghèo nàn, đơn điệu, chưa mang tính đặc trưng của địa phương, chưa tạo được tính cạnh tranh trên thị trường, vì vậy chưa thỏa mãn nhu cầu tìm hiểu của du khách, nhiều vấn đề còn bỏ ngỏ, chưa được nghiên cứu thấu đáo, chưa được đầu tư phát triển nên chưa thu hút khách du lịch


trong và ngoài nước.

Căn cứ vào thực trạng và tính cấp bách của vấn đề, tôi đã lựa chọn đề tài “Phát triển kinh tế Du lịch và dịch vụ tại An toàn khu huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên” làm đề tài luận văn thạc sỹ của mình.

2. Mục tiêu nghiên cứu

- Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển kinh tế du lịch và dịch vụ.

- Phân tích thực trạng phát triển kinh tế du lịch và dịch vụ tại An toàn khu huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2016 - 2018

- Đề xuất giải pháp nhằm đẩy mạnh phát triển kinh tế du lịch và dịch vụ trên địa bàn huyện Định Hóa giai đoạn 2020 - 2025 tầm nhìn đến năm 2030.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1. Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những vấn đề lý luận, thực tiễn về các hoạt động phát triển kinh tế du lịch và dịch vụ tại ATK huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên.

3.2. Phạm vi nghiên cứu

- Về nội dung: Luận văn tập trung nghiên cứu thực trạng và giải pháp phát triển kinh tế du lịch và dịch vụ thuộc các lĩnh vực như sử dụng sản phẩm văn hóa du lịch, lượng khách, nguồn nhân lực,...tại An toàn khu huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên

- Về thời gian:

Số liệu thứ cấp: Được thu thập trong 3 năm, từ 2016-2018;

- Số liệu sơ cấp: Được thu thập trong năm 2019

Các phân tích, đánh giá để đưa ra thực trạng phát triển kinh tế du lịch và dịch vụ của huyện Đinh Hóa giai đoạn 2016 - 2018. Từ đó, đưa ra các giải pháp phát triển kinh tế du lịch và dịch vụ tại ATK huyện Đinh Hóa giai đoạn 2020 - 2025 tầm nhìn đến 2030.


- Về không gian: Trên địa bàn khu ATK huyện Định Hóa nhằm nghiên cứu thực trạng và giải pháp phát triển kinh tế du lịch và dịch vụ.

4. Ý nghĩa của đề tài

4.1. Ý nghĩa khoa học

Góp phần hệ thống hoá và làm sáng tỏ những vấn đề lý luận, thực tiễn về phát triển kinh tế du lịch và dịch vụ tại ATK huyện Định Hóa thông qua các sản phẩm du lịch và dịch vụ.

4.2. Ý nghĩa thực tiễn

Luận văn đã góp phần

- Đánh giá hiệu quả ngành kinh tế du lịch và dịch vụ tại ATK huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2016 - 2018.

- Chỉ ra những nguyên nhân khách quan và chủ quan của những khó khăn, hạn chế, bất cập và những thách thức đặt ra cần giải quyết đối với phát triển kinh tế du lịch và dịch vụ tại ATK huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên.

- Đề xuất và kiến nghị một số giải pháp nhằm phát triển kinh tế du lịch và dịch vụ một cách khoa học và có tính chất quy hoạch hơn, bền vững hơn, giúp cho huyện có những cái nhìn tổng thể hơn và có những định hướng, những quyết sách để kinh tế du lịch và dịch vụ ngày càng chiếm tỷ trong cao trong nền kinh tế của huyện, về lâu dài trở thành ngành kinh tế chủ yếu của huyện Định Hóa.


Chương 1

CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI


1.1. Cơ sở lý luận

1.1.1. Khái niệm về du lịch và kinh tế du lịch

1.1.1.1. Khái niệm du lịch

Trong khoản 1, Điều 4, Chương I của Luật du lịch Việt Nam 2009: “Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định”(Luật du lịch)

Như vậy, du lịch là sự di chuyển và lưu trú tạm thời trong thời gian rảnh rỗi của cá nhân hay tập thể ngoài nơi cư trú thường xuyên nhằm mục đích phục hồi sức khỏe, nâng cao tại chỗ nhận thức về thế giới xung quanh, có hoặc không kèm theo việc tiêu thụ một số giá trị tự nhiên, kinh tế, văn hóa và dịch vụ do các cơ sở chuyên nghiệp cung ứng. Đồng thời, du lịch cũng là một lĩnh vực kinh doanh các dịch vụ nhằm thỏa mãn nhu cầu nảy sinh trong quá trình di chuyển và lưu trú tạm thời trong thời gian rảnh rỗi của cá nhân hay tập thể ngoài nơi cư trú thường xuyên với mục đích phục hồi sức khỏe và nâng cao nhận thức tại chỗ về thế giới xung quanh. Hay nói cách khác, du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định.

1.1.1.2. Khái niệm về kinh tế du lịch

Nhìn từ góc độ kinh tế: Du lịch là một ngành kinh tế, dịch vụ có nhiệm vụ phục vụ cho nhu cầu tham quan giải trí nghỉ ngơi, có hoặc không kết hợp với các hoạt động chữa bệnh, thể thao, nghiên cứu khoa học và các nhu cầu khác, và nó được định nghĩa như sau: Kinh tế du lịch là một loại hình kinh tế có tính đặc thù, mang tính dịch vụ và thường được xem như ngành công

Xem tất cả 96 trang.

Ngày đăng: 02/11/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí