nghiệp không khói, gồm có du lịch quốc tế và du lịch trong nước; có chức năng, nhiệm vụ tổ chức, khai thác các tài nguyên và cảnh quan của đất nước nhằm thu hút khách du lịch trong nước và ngoài nước; tổ chức buôn bán, xuất nhập khẩu tại chỗ hàng hóa và dịch vụ cho khách du lịch.
Như vậy, chúng ta thấy được kinh tế du lịch là một loại hình kinh tế đặc biệt vì du lịch là một hoạt động có nhiều đặc thù, bao gồm nhiều thành phần tham gia, tạo thành một tổng thể hết sức phức tạp. Nó vừa mang đặc điểm của ngành kinh tế vừa có đặc điểm của ngành văn hóa - xã hội. Cũng như các ngành kinh tế khác, kinh tế dịch vụ cũng bị tác động và chi phối bởi các quy luật của thị trường và sự quản lý thống nhất của nhà nước để phát triển một cách bền vững (Nguyễn Văn Bình, 2005),
1.1.1.3. Khái niệm dịch vụ và kinh tế dịch vụ
C. Mác cho rằng: "Dịch vụ là con đẻ của nền kinh tế sản xuất hàng hóa, khi mà kinh tế hàng hóa phát triển mạnh, đòi hỏi một sự lưu thông thông suốt, trôi chảy, liên tục để thoả mãn nhu cần ngày càng cao đó của con người thì dịch vụ ngày càng phát triển". Với định nghĩa như vậy, C. Mác đã chỉ ra nguồn gốc ra đời và sự phát triển của dịch vụ, kinh tế hàng hóa càng phát triển thì dịch vụ càng phát triển mạnh. Khi kinh tế càng phát triển thì vai trò của dịch vụ ngày càng quan trọng và dịch vụ đã trở thành đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành khác nhau: từ kinh tế học đến văn hóa học, luật học, từ hành chính học đến khoa học quản lý. Do vậy mà có nhiều khái niệm về dịch vụ theo nghĩa rộng hẹp khác nhau, đồng thời cách hiểu về nghĩa rộng và nghĩa hẹp cũng khác nhau.(Nguyễn Thị Bích Ngọc, 2015)
Theo Luật giá năm 2013: Dịch vụ là hàng hóa có tính vô hình, quá trình sản xuất và tiêu dùng không tách rời nhau, bao gồm các loại dịch vụ trong hệ thống ngành sản phẩm Việt Nam theo quy định của pháp luật. (Luật giá, 2013)
Theo Từ điển Tiếng Việt: Dịch vụ là công việc phục vụ trực tiếp cho những nhu cầu nhất định của số đông, có tổ chức và được trả công.
Trong kinh tế học: Dịch vụ là một loại hình kinh tế và được hiểu là những thứ tương tự như hàng hóa nhưng là phi vật chất. Có những sản phẩm thiên về sản phẩm hữu hình và những sản phẩm thiên hẳn về sản phẩm dịch vụ, tuy nhiên đa số là những sản phẩm nằm trong khoảng giữa sản phẩm hàng hóa, dịch vụ.
Trong phạm vi đề tài này, dịch vụ được xem là một lĩnh vực hoạt động của nền kinh tế quốc dân bao hàm tất cả những hoạt động phục vụ sản xuất và đời sống dân cư. Theo nghĩa này, hoạt động dịch vụ bao hàm cả hoạt động thương mại và được xem xét với tư cách một ngành kinh tế thực hiện quá trình lưu thông trao đổi hàng hóa và thực hiện các công việc phục vụ tiêu dùng của sản xuất và dân cư trên thị trường.
Có thể bạn quan tâm!
- Phát triển kinh tế du lịch và dịch vụ tại An toàn khu huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên - 1
- Phát triển kinh tế du lịch và dịch vụ tại An toàn khu huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên - 2
- Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Phát Triển Kinh Tế Du Lịch Và Dịch Vụ
- Kinh Nghiệm Phát Triển Kinh Tế Du Lịch Và Dịch Vụ Của Huyện Gio Linh, Tỉnh Quảng Trị
- Giá Trị Sản Xuất Các Ngành Kinh Tế Huyện Định Hóa Giai Đoạn 2016 -2018 (Theo Giá So Sánh)
Xem toàn bộ 96 trang tài liệu này.
* Những đặc điểm cơ bản của dịch vụ
- Tính không mất đi sau khi đã cung ứng.
- Tính vô hình hay phi vật chất.
- Tính không thể phân chia.
- Tính không ổn định và khó xác định được chất lượng.
- Tính không lưu giữ được.
- Hàm lượng trí thức trong dịch vụ chiếm tỷ lệ lớn.
- Dịch vụ rất nhạy cảm đối với tốc độ thay đổi nhanh chóng của công nghệ. (Trần Thùy Anh, 2011).
1.1.1.4. Khái niệm Du lịch văn hóa
Hiện nay, trên thế giới và trong nước có rất nhiều khái niệm khác nhau về du lịch và dịch vụ, cụ thể như sau:
“Du lịch và dịch vụ là loại hình du lịch mà mục tiêu là khám phá những di tích và di chỉ. Nó mang lại những ảnh hưởng tích cực bằng việc
đóng góp vào việc duy tu, bảo tồn. Loại hình này trên thực tế đã minh chứng cho những nỗ lực bảo tồn và tôn tạo, đáp ứng nhu cầu của cộng đồng vì những lợi ích văn hóa -kinh tế - xã hội” (Trần Thùy Anh, 2011).
Tổ chức Du lịch thế giới cũng đưa ra khái niệm khác về du lịch và dịch vụ “Du lịch và dịch vụ bao gồm hoạt động của những người với động cơ chủ yếu là nghiên cứu, khám phá về văn hóa như các chương trình nghiên cứu, tìm hiểu về nghệ thuật biểu diễn, về các lễ hội và các sự kiện về văn hóa khác nhau, thăm các đền đài, du lịch nghiên cứu thiên nhiên, văn hóa hoặc nghệ thuật dân gian và hành hương”.
Khoản 20, Điều 4, Chương I, Luật du lịch Việt Nam, 2009, quy định: “Du lịch và dịch vụ là hình thức du lịch dựa vào bản sắc văn hóa dân tộc với sự tham gia của cộng đồng nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống”(Luật du lịch, 2009)
1.1.1.5. Khái niệm về phát triển kinh tế du lịch và dịch vụ
- Phát triển là một quá trình làm thay đổi liên tục làm tăng trưởng mức sống của con người và phân phối công bằng những thành quả tăng trưởng trong xã hội.
- Tăng trưởng kinh tế là sự tăng thêm hay gia tăng về quy mô sản lượng của nền kinh tế trong một giai đoạn hay một thời kỳ nhất định.
- Phát triển kinh tế là một khái niệm chung nhất về một chuyển biến của nền kinh tế, từ trạng thái thấp lên trạng thái cao. Theo đó phát triển kinh tế du lịch là thỏa mãn đầy đủ các nhu cầu của khách tại điểm đến, nâng cao hiệu quả kinh doanh của du lịch, tạo nhiều việc làm cho cộng đồng dân cư tại địa phương và phát triển một các bền vững, sản phẩm du lịch không phải là một hoạt động riêng rẽ mà là một quá trình gắn kết với nhau của nhiều sản phẩm hàng hóa do nhiều chủ thể tại điểm đến cung cấp cho khách du lịch.
Phát triển kinh tế du lịch là một nội dung trong phát triển kinh tế xã hội: Là quá trình nâng cao điều kiện về vật chất và tinh thần của con người qua việc tạo ra các sản phẩm du lịch chất lượng cao đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách du lịch.
- Du lịch là ngành kinh tế dịch vụ tổng hợp, theo Adam Smith “Dịch vụ là nghề hoang phí nhất trong tất cả các nghề, công iệc của họ tàn lụi đúng lúc nó được sản xuất ra” tức là sản phẩm của dịch vụ là được sản xuất và tiêu thu đồng thời. Còn theo C. Mác “ Dịch vụ là con đẻ của nền kinh tế sản xuất hàng hóa, khi hành hóa phát triển mạnh đòi hỏi một sự lưu thông thông suốt, trôi chay liên tục để thỏa nhu cầu ngày càng cao của con người”, như vậy với sự phát triển ngày càng cao nền kinh tế hoàng hóa thì kinh tế dịch vụ phát triển theo để đáp ứng sự phát triển chung của nền kinh tế và nhu cầu của con người (Nguyễn Phạm Hùng 2012)
- Phát triển kinh tế - xã hội theo hướng CNH - HĐH: Là xây dựng nước ta thành một nước công nghiệp có sơ sở vật chất - kỹ thuật hiện đại, cơ cấu kinh tế hợp lý, quan hệ sản xuất tiến bộ, phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, đời sống vật chất và tinh thần cao, quốc phòng, an ninh vững chắc, dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ và văn minh. Quá trình này đặc biệt quan tâm đến vùng nông thôn, quá trình CNH- HĐH nông thôn là một quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, phân công lao động và ngành nghề, đa dạng hóa kinh tế nông thôn theo hướng ngày càng nâng cao tỷ trọng của các hoạt động kinh tế để không ngừng phát triển kinh tế và nâng cao mọi mặt đời sống của cộng đồng dân cư nông thôn, góp phần bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.
- Phát triển bền vững: Hội nghị thượng đỉnh về trái đất năm 1992 định nghĩa “Phát triển bền vững là phát triển nhằm thỏa mãn nhu cầu của thế hệ ngày nay mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu tương lai...”.
- Phát triển kinh tế nông thôn là thay đổi tăng mức sống của người dân, phát triển nông thôn phù hợp với nhu cầu của con người, đảm bảo sự tồn tại bền vững và sự tiến bộ lâu dài, đề ra những mục tiêu cho sự tiến bộ của nông thôn. (Nguyễn Văn Bình, 2005)
1.1.2. Nội dung của phát triển kinh tế du lịch và dịch vụ
Du lịch, kể từ khi nó hình thành đã có sự gắn kết chặt chẽ với văn hóa, bởi văn hóa giữa các vùng miền, các khu vực là không giống nhau và luôn chứa đựng những điều bất ngờ, luôn khơi gợi sự tò mò, hấp dẫn du khách. Họ đi du lịch để thỏa mãn nhu cầu khám phá những giá trị dịch vụ văn hóa mới, khác lạ với cái họ đang có, là cách mà mỗi người mở rộng không gian văn hóa cho bản thân mình. Cái mới, khác lạ đó chính là bản sắc văn hóa của mỗi tộc người (ẩm thực, lễ hội, trang phục, kiến trúc…), là cảnh quan thiên nhiên thơ mộng cùng những điều kiện tự nhiên hấp dẫn (rừng núi, sông hồ, nắng mưa), là những di tích, thắng cảnh gắn liền với lịch sử của từng dân tộc…Nội dung của phát triển kinh tế du lịch và dịch vụ bao gồm: (Nguyễn Phạm Hùng, 2012).
Đổi mới nhận thức, tư duy về phát triển du lịch và dịch vụ: Nhận thức rõ du lịch là ngành kinh tế dịch vụ tổng hợp, có tính liên ngành, liên vùng, xã hội hóa cao và nội dung văn hóa sâu sắc; có khả năng đóng góp lớn vào phát triển kinh tế, tạo nhiều việc làm, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và tạo động lực cho các ngành, lĩnh vực khác phát triển, đem lại hiệu quả nhiều mặt về kinh tế, văn hóa, xã hội, chính trị, đối ngoại và an ninh, quốc phòng
Cơ cấu lại ngành du lịch và dịch vụ bảo đảm tính chuyên nghiệp, hiện đại và phát triển bền vững theo quy luật của kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế. Hoàn thiện cơ cấu ngành du lịch, bảo đảm phát triển đồng bộ trong tổng thể phát triển của nền kinh tế quốc dân. Rà soát, điều chỉnh chiến lược và
quy hoạch phát triển du lịch theo hướng tập trung nguồn lực xây dựng các khu vực động lực phát triển du lịch.
Đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật ngành du lịch và dịch vụ. Dành nguồn lực thích hợp từ ngân sách nhà nước đầu tư phát triển hạ tầng giao thông, nhất là tại các địa bàn trọng điểm, động lực; nâng cao khả năng kết nối giao thông tới các khu, điểm du lịch, kiểm soát chất lượng dịch vụ và đảm bảo an toàn giao thông cho khách du lịch. Đầu tư các điểm dừng, nghỉ trên các tuyến du lịch đường bộ.
Phát triển nguồn nhân lực du lịch và dịch vụ. Nhà nước có chính sách thu hút đầu tư cho đào tạo nguồn nhân lực du lịch; tăng cường năng lực cho các cơ sở đào tạo du lịch cả về cơ sở vật chất kỹ thuật, nội dung, chương trình và đội ngũ giáo viên. Đẩy mạnh xã hội hóa và hợp tác quốc tế, thu hút nguồn lực phát triển nguồn nhân lực du lịch và dịch vụ. (Nguyễn Văn Bình, 2005)
Qua những chuyến du lịch, trình độ hiểu biết về các giá trị văn hóa của con người được nâng cao. Đi du lịch là cơ hội để du khách có thể sở hữu những sản phẩm mang thương hiệu riêng của từng vùng miền, tộc người, đó có thể là sản phẩm thủ công hay món ăn truyền thống… Như vậy, một địa phương muốn phát triển du lịch thì điều kiện tiên quyết là phải có những sản phẩm văn hóa khác lạ, độc đáo và hấp dẫn. Văn hóa càng có sự khác biệt, có bản sắc riêng bao nhiêu thì càng có khả năng thu hút khách du lịch bấy nhiêu.
1.1.3. Vai trò của kinh tế du lịch và dịch vụ
Trong lịch sử nhân loại, du lịch đã được ghi nhận như là một sở thích, một hoạt động nghỉ ngơi tích cực của con người. Ngày nay, du lịch đã trở thành một nhu cầu không thể thiếu được trong đời sống văn hóa, xã hội ở các nước. Về mặt kinh tế, du lịch đã trở thành một trong những ngành kinh tế quan trọng của nhiều nước công nghiệp phát triển. Mạng lưới du lịch đã được thiết lập ở hầu hết các quốc gia trên thế giới. Các lợi ích kinh tế mang lại từ du lịch là điều không thể phủ nhận, thông qua việc tiêu dùng
của du khách đối với các sản phẩm của du lịch. Nhu cầu của du khách bên cạnh việc tiêu dùng các hàng hoá thông thường còn có những nhu cầu tiêu dùng đặc biệt: nhu cầu nâng cao kiến thức, học hỏi, vãn cảnh, chữa bệnh, nghỉ ngơi, thư giãn… (Dương Văn Sáu,2010),
Sự khác biệt giữa tiêu dùng dịch vụ du lịch và tiêu dùng các hàng hoá khác là tiêu dùng các sản phẩm du lịch xảy ra cùng lúc, cùng nơi với việc sản xuất ra chúng. Đây cũng là lý do làm cho sản phẩm du lịch mang tính đặc thù mà không thể so sánh giá cả của sản phẩm du lịch này với giá cả của sản phẩm du lịch kia một cách tuỳ tiện được. Sự tác động qua lại của quá trình tiêu dùng và cung ứng sản phẩm du lịch tác động lên lĩnh vực phân phối lưu thông và do vậy ảnh hưởng đến các khâu của quá trình tái sản xuất xã hội. Bên cạnh đó, việc phát triển du lịch sẽ kéo theo sự phát triển của các ngành kinh tế khác, vì sản phẩm du lịch mang tính liên ngành có quan hệ đến nhiều lĩnh vực khác trong nền kinh tế. Khi một khu vực nào đó trở thành điểm du lịch, du khách ở mọi nơi đổ về sẽ làm cho nhu cầu về mọi hàng hoá dịch vụ tăng lên đáng kể. Xuất phát từ nhu cầu này của du khách mà ngành kinh tế du lịch không ngừng mở rộng hoạt động của mình thông qua mối quan hệ liên ngành trong nền kinh tế, đồng thời làm biến đổi cơ cấu ngành trong nền kinh tế quốc dân. Hơn nữa, các hàng hoá, vật tư cho du lịch đòi hỏi phải có chất lượng cao, phong phú về chủng loại, hình thức đẹp, hấp dẫn. Do đó nó đòi hỏi các doanh nghiệp phải không ngừng sáng tạo cải tiến, phát triển các loại hàng hoá. Để làm được điều này, các doanh nghiệp bắt buộc phải đầu tư trang thiết bị hiện đại, tuyển chọn và sử dụng công nhân có tay nghề cao đáp ứng được nhu cầu của du khách. (Nguyễn Văn Bình, 2005)
Trên bình diện chung, hoạt động du lịch có tác dụng làm biến đổi cán cân thu chi của đất nước. Du khách quốc tế mang ngoại tệ vào đất nước có địa điểm du lịch, làm tăng thêm nguồn thu ngoại tệ của đất nước đó. Ngược lại,
phần chi ngoại tệ sẽ tăng lên đối với những quốc gia có nhiều người đi du lịch
ở nước ngoài. Trong phạm vi một quốc gia, hoạt động du lịch làm xáo trộn hoạt động luân chuyển tiền tệ, hàng hoá, điều hoà nguồn vốn từ vùng kinh tế phát triển sang vùng kinh tế kém phát triển hơn, kích thích sự tăng trưởng kinh tế ở các vùng sâu, vùng xa…
Một lợi ích khác mà ngành du lịch đem lại là góp phần giải quyết vấn đề việc làm. Bởi các ngành dịch vụ liên quan đến du lịch đều cần một lượng lớn lao động. Du lịch đã tạo ra nguồn thu nhập cho người lao động, giải quyết các vấn đề xã hội.
Du lịch Việt Nam trong thời gian qua cũng đã đóng góp rất nhiều cho sự tăng trưởng và phát triển kinh tế của đất nước. Tốc độ tăng trưởng hơn 14%/năm gần gấp hai lần tốc độ tăng trưởng của toàn bộ nền kinh tế. (Dương Văn Sáu, 2009)
1.1.4. Tác động của phát triển kinh tế du lịch và dịch vụ đối với nền kinh tế
1.1.4.1. Về mặt kinh tế
Du lịch tham gia tích cực vào quá trình tạo nên thu nhập quốc dân (sản xuất ra đồ lưu niệm, chế biến thực phẩm, xây dựng các cơ sở vật chất kĩ thuật…) làm tăng tổng sản phẩm quốc nội.
Tham gia tích cực vào quá trình phân phối lại thu nhập quốc dân giữa các vùng. Bên cạnh đó, du lịch nội địa phát triển tốt sẽ củng cố sức khỏe cho nhân dân lao động và do vậy góp phần làm tăng năng suất lao động xã hội. Ngoài ra du lịch nội địa giúp cho việc sử dụng cơ sở vật chất kĩ thuật của du lịch quốc tế được hiệu quả hơn.
Khu vực du lịch đã mang lại cơ hội to lớn cho các quốc gia trong quá trình chuyển đổi từ một nền kinh tế chủ yếu dựa vào nông nghiệp chuyển sang một nền kinh tế dựa vào dịch vụ. Du lịch làm tăng nguồn thu ngân sách cho các địa phương phát triển du lịch, tham gia tích cực vào quá trình tạo nên thu nhập quốc dân và phân phối lại thu nhập quốc dân giữa các vùng: